Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman: Bước 2 từ ghép

Dạy trẻ biết đọc sớm theo phương pháp glenn doman có 5 bước. Ở phần trước chúng ta đã học cách tráo thẻ các từ đơn. Phần này sẽ giới thiệu đến các mẹ nhóm từ ghép.

Dạy trẻ biết đọc sớm theo phương pháp Glenn Doman: Bước 2 từ ghép
Khi trẻ học được các từ cơ bản đơn lẻ thì nên tiếp tục cho trẻ học từ ghép. Đây là bước chuyển biến giữa từ và câu. Các từ ghép tạo ra chiếc cầu nối giữa những bước cơ bản của quá trình đọc – những từ đơn lẻ và đơn vị tổ chức tiếp theo – một câu. Tất nhiên khả năng đọc một nhóm từ có liên quan, còn gọi là một câu, là mục tiêu lớn tiếp theo. Tuy nhiên, bước chuyển học từ ghép này sẽ giúp phát triển trẻ tiến bộ với những bước đơn giản sang giai đoạn tiếp theo. Bây giờ mẹ sẽ cho trẻ ôn lại từ vựng và quyết định xem có thể tạo những từ ghép nào từ những trẻ đã học. Mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cần phải biến đổi một số từ trong vốn từ vựng của con có thể tạo thành những từ ghép có nghĩa. Một nhóm từ đơn giản và rất dễ dạy là nhóm từ màu sắc.

Màu sắc : đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, tím, đen, trắng, nâu, xanh da trời, hồng, xám, tím nhạt.

Có thể tạo những từ này cùng bảng màu ở mặt sau của mỗi tấm thẻ. Sau đó mẹ có thể đọc từ và lật mặt sau ra để trẻ xem màu. Trẻ nhỏ có thể học màu rất nhanh và có thể chỉ được bất cứ màu gì khi chúng nhìn thấy. Sau khi học những màu cơ bản thì nên đưa tiếp các màu phức tạp hơn để trẻ khám phá. Khi đã giới thiệu xong hết các màu cơ bản, mẹ có thể làm tiếp bảng từ ghép. Trong mỗi từ ghép trẻ đã biết hai từ đơn lẻ. Từ ghép có hai yếu tố làm cho trẻ biết thỏa mãn. Một là trẻ thich nhìn thấy những từ đã biết. Hai là dù đã biết cả hai từ nhưng giờ thấy chúng kết hợp lại với nhau tạo thành một từ mới điều này khiến trẻ rất phấn khích. Nó mửa ra cánh cửa tìm hiểu điều kì diệu của những chữ cái.

Hãy chia các từ ghép ra làm hai cột, mỗi cột 5 từ. Cho trẻ nhìn mỗi cột 3 lần trong một ngày và liên tục trong 5 ngày. Sau 5 ngày, hãy bỏ một từ ghép ở mỗi cột và thêm vào từ mới và bỏ đi một từ cũ ở mỗi cột.

Khi thực hiện bước này, người mẹ sẽ thấy phải biến đổi bổ sung thêm nhiều từ. Tốt nhất là nên dạy trẻ các cặp từ trái nghĩa.

Từ trái nghĩa : to, béo, sạch, bằng phẳng, đẹp, nhỏ, gầy, bẩn, gồ ghề,xấu, dài, phải, vui vẻ, rỗng, tốt, ngắn, trái, buồn, đầy, sáng.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà bạn cần hoặc không giới thiệu các tấm thẻ này với tranh minh họa ở mặt sau. “To” và “nhỏ” là những khái niệm rất đơn giản với một đứa trẻ. Người lớn chúng ta thường hay coi đây là những khái niệm trừu tượng nhưng thực ra chúng ở ngay xung quanh trẻ và trẻ có thể nắm bắt rất nhanh khi chúng được thể hiện logic và trực tiếp. Những ý tưởng này rất gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, vì thế theo ngôn ngữ nói thì nó gần với trái tim của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Chia sẻ kinh nghiệm dạy theo phương pháp glenn doman

Là một người đã và đang áp dụng phương pháp Glenn Doman cho bé yêu và cảm thấy nó thực sự hiệu quả và đạt được bước thành công ban đầu cho Cu Tèo 8 tháng nhà mình (các mẹ có thể áp dụng cho bé lớn hơn nếu bé chưa học bao giờ). Mình xin mạnh dạn chia sẻ cho các cha mẹ một số kinh nghiệm khi dạy bé theo Glenn Doman để các cha mẹ chưa, đã và đang dạy bé tham khảo.

1. Bạn thắc mắc rằng: ở độ tuổi này học nói còn chưa sõi huống chi đến việc học bài? Bé biết cái gì mà học được chứ?

Phần lớn người lớn đều đặt ra câu hỏi như vậy, một thắc mắc hoàn toàn có “lý” với những đánh giá “ sai lầm”. Tôi cũng giống như phần lớn cha mẹ, cũng đã từng suy nghĩ như vậy, thậm chí trong suốt một thời gian dài, thế nhưng cách đây vài tháng thôi tôi đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó khi tham gia vào buổi học chia sẻ phương pháp Glenn Doman bên Công ty Glenn Doman Việt Nam G.Ks. Tôi bắt đầu nghiên cứu về dạy con theo phương pháp này.

Theo Glenn Doman bé ở độ tuổi từ 0- 3 tuổi, giai đoạn này là giai đoạn bé sự phát triển của bé là vô cùng lớn, tu duy, sự học hỏi của bé nhanh nhạy hơn gấp trăm, gấp nghìn lần người lớn. Và sự phát triển này sẽ là nền tảng quan trọng, quyết định đến sự phát triển tốt của bé sau này.

Chúng ta quan sát bé sẽ nhận thấy rõ rệt, bé phát triển rất nhanh, thay đổi từng ngày từng ngày một. Hôm nay bé chỉ biết nhìn theo người lớn, nhưng ngày mai đã lại biết cười với người người nói chuyện với mình, hôm nay còn chưa biết ai, ngay mai đã biết người quen, người lạ rồi. Hôm nay mẹ đi làm về bé mặc kê, nhưng ngày mai mẹ vỗ tay bé đã biết theo mẹ khi đi đâu về, mẹ không bế là khóc um lên…

Khi mình dạy con về các tấm thẻ Glenn Doman với các hình ảnh như cái gối, bóng đèn…các chữ số, hôm nay bé chưa biết đâu là bóng đèn, là cái gối, chưa biết chữ số nào nhưng ngày mai khi hỏi bé có thể chỉ hoặc nhìn vào cái đó, chỉ là bé chưa nói ra được thôi, nhưng bé hoàn toàn có thể hiểu được ta đang hỏi gì, và cái chúng ta hỏi là cái gì. Bé hoàn toàn có thể nhận thức được, thậm chí còn nhiều và nhanh nhạy hơn chúng ta tưởng gấp nhiều lần.

Kinh nghiệm dạy bé theo phương pháp glenn doman (ảnh minh họa)
2. Nhưng dạy bé học ở độ tuổi này có quá không? Làm mất đi tuổi thơ và sự phát triển tự nhiên của bé không?

Xin thưa với các cha mẹ là hoàn toàn không, phương pháp này không phải là cách nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ, mà là cách để bé có thể khai thác, phát huy tối đa những gì mình về khả năng tư duy, sự tổng hợp cao. Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh thông qua não phải của trẻ. Glenn Doman giúp bé phát triển tự nhiên nhất, theo đúng khả năng mình có để bé có thể trở thành “ chính mình” trong tương lai, có một sự phát triển toàn diện nhất.

Bé trong độ tuổi này rất ham học hỏi, tò mò, muốn khám phá mọi thứ xung quanh ngoài bụng mẹ, giai đoạn này, việc dạy bé học có ý nghĩa quan trọng là đáp ứng nhu cầu học hỏi, tìm tòi của bé về thế giới bao la bên ngoài.

Theo phương pháp này, chúng ta hoàn toàn không ép bé học, mà chỉ dạy khi nào thấy bé có hứng thú và ngừng ngay khi bé cảm thấy không thích thú nữa. Chính bởi vậy, việc dạy học cho bé có tốt hay không là do cách cha mẹ dạy cho bé mà thôi.

3. Vậy dạy như thế nào mới là đúng cách? Mới khoa học theo phương pháp Glenn Doman?

Áp dụng đúng theo sách Glenn Doman, tôi đã dạy cho con mình thành công, dưới đây,là một số chia sẻ của bản thân tôi qua những kinh nghiệm thực tế mình có được:

Mình dạy cho bé nhà mình thông qua các học liệu glenn doman, thẻ này do công ty giáo dục sớm Glenn Doman G.Ks cung cấp (Thẻ bên đó chất lượng rất tốt và được kèm theo hướng dẫn cách dạy chuẩn cho bé)

Flast card nó giống như những quân bài tú lơ khơ, nhưng trên mỗi tấm thẻ như thế, họ in chữ cái, con vật, hình ảnh, đồ vật, cây cối….với màu sắc sắc nét, nổi bật để bé ghi nhận hình ảnh dễ dàng hơn.

Bạn chọn cho bé chủ đề dạy cho bé trước, ví dụ như dạy cho bé về con vật trước chẳng hạn.

Mỗi lần dạy bé chỉ nên khảng 9-10s (giây chứ không phải phút bạn nhé), mỗi ngày 3 lần lặp đi lặp lại với 5 tấm thẻ. Trung bình mỗi ngày bạn dạy bé 30s. Cách dạy như sau: với 5 tấm thẻ, bạn dơ lần lượt ra trước mặt bé mỗi tấm thẻ 5s và nhất thiết là phải để bé nhìn vào tấm thẻ, như thể bé mới có thể ghi nhận được. Cứ như thế, hết tấm thẻ này tới tấm thẻ khác, chủ đề này tới chủ đề khác cho tới khi hết các chủ đề bạn lại quay trở lại dạy bé với các quân bài đầu tiên.

4. Một số nguyên tắc lưu ý khi dạy theo phương pháp Glenn Doman:

- Bắt đầu khi bé có hứng thú và kết thức trước khi bé cảm thấy chán. Đó là lý do tại sao mỗi tấm thẻ chỉ có 5s. Nếu bạn làm quá lâu, bé nhìn mãi một tấm thẻ sẽ thấy chán và quay đi chỗ khác, lần sau bé sẽ không thấy hứng thú với việc bạn dơ thẻ ra cho bé nữa. Khi dạy bé, bạn nên kèm theo những hành động ngộ nghĩnh thú hút sự chú ý của bé hoặc những lời khen ngợi khi bé chăm chú học bài. Như vậy, việc học sẽ giống như bạn đang chơi đùa với bé, giúp bé phát hiện những cái kỳ kỳ, lạ lạ trong mỗi hình thù, bé cảm thấy thật là hay, thật là thích quá, chơi cũng thật vui quá… rồi cứ dần da, bạn sẽ thấy con mình cái gì cũng biết.

- Nên nhớ rằng bạn tuyệt đối không nên hỏi lại bé- đối với các bé đã biết nói, đã lớn rồi theo kiểu: cái này là cái gì, đây là màu gì, hình gì….bởi như thế sẽ gây cho bé tâm lý sợ nếu như bé không nhớ được chính xác cái đó là cái gì, từ đó, khiến bé chán học. Thay vào đó bạn nên hỏi theo kiểu trắc nghiệm với bé: chỉ vào chữ A và hỏi: Đây là chữ A hay chữ B con nhỉ? Đây là con Mèo hay con Cún, màu xanh hay màu đỏ?…

- Luôn khen ngợi và cổ vũ bé khi bé trả lời đúng. Nếu bé trả lời sai thì nên khích lệ bé nhiều hơn.

- Khi dạy bé chữ số, bạn không nên dạy bé 1, 2, 3…. Để tránh việc bé học thuộc lòng, thay vào đó, hãy dùng hình Domio dạy bé, giúp bé hiểu 1 có nghĩa là 1 thứ, 2 có nghĩa là có 2 thứ….nghĩa là giúp bé hiểu con số là để chỉ số lượng.

Và còn nhiều nữa với cách dạy bé ở các lứa tuổi lớn hơn nhưng để khi tôi nghiên cứu và áp dụng thực tế cho bé nhà, tôi sẽ chia sẻ sau cho cha mẹ.

Hãy coi cách dạy này như một trò chơi để dạy cho bé, giúp bé có 1 trò chơi mới bổ ích chỉ với 30s mỗi ngày, 5s cho một lần đổi thẻ, bạn đững nghĩ 5s là quá nhanh, bé làm sao nhìn thấy được, nhưng trái lại bé học rất nhanh, hoàn toàn có thể tiếp thu được.Vơi thời gian đó ai cũng có thể dạy cho con được, nếu không bạn có thể nhờ người nhà giúp nhưng phái tuân thủ đúng nghiên tắc : NHANH.

Glenn Doman sẽ còn tiếp tục chia sẻ nhiều kinh nghiệm nữa cho các cha mẹ trong việc dạy con, để việc dạy học cho bé được hiệu quả nhất.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Tôi không đủ thời gian hay tiền bạc để dạy con học sớm

Không thời gian hay không có điều kiện là những lý do mà các bố mẹ đưa ra khi tiếp cận giáo dục sớm. Giáo dục sớm không phải là điều gì to tát, chỉ là cách cha mẹ tạo ra môi trường học tối ưu cho trẻ!

Nếu dạy con qua các tấm thẻ flash card, đó là giúp kích thích tối đa tiềm năng não bộ cho con. Nhưng quan trọng nhất, việc dạy trẻ bằng sự khích lệ và tạo ra một môi trường vui vẻ, thoải mái là điều mà cha mẹ luôn cần ghi nhớ. Và thông tin trên những tấm thẻ flash card từ đó cũng dễ dàng và trở nên hứng thú hơn với trẻ, phát huy tối đa hiệu quả khi dạy trẻ.

Bên cạnh việc dạy con qua các tấm thẻ, cha mẹ hãy luôn đồng hành với bé trong suốt chặng đường:

Cho con phát triển bằng tình yêu thương

Đối với trẻ, tình yêu của cha mẹ là điều quan trọng nhất. Tình yêu đó thể hiện như thế nào: trò chuyện, âu yếm, ôm ấp, khích lệ, động viên và khen ngợi trẻ hàng ngày chính là tình yêu thương vô bờ bến cha mẹ dành cho con. Sự gần gũi, thời gian người mẹ ở bên cạnh con, nói chuyên với con trong tất cả mọi hoạt động dù đơn giản nhất chính là điều tốt nhất cho trẻ lúc đầu đời. Lúc con thức, con chơi, khi con ngủ - mọi lời thì thầm, nụ cười, vòng tay của cha mẹ đều là điều kỳ diệu đối với trẻ. Trẻ nhận được tình yêu thương đong đầy thì sẽ có đủ sự tự tin để khẳng định bản thân. Trẻ được chơi cùng cha mẹ thì sẽ có hứng thú để chơi, chính là con đang có hứng thú để học.

Flash card là một phần trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cho trẻ. Để giúp trẻ duy trì sự hứng thú học hành thì đó là sự khích lệ từ cha mẹ và thời gian cùng chơi với con của cha mẹ. Đó mới là yếu tố cốt lõi để giúp trẻ học tập sau này.

Ảnh minh họa
Dạy con ngôn ngữ qua trò chuyện

Không phải đợi khi con lớn lên mới dạy con ngôn ngữ (hay tất cả mọi điều khác). Đợi con lớn lên là ta đã lãng phí giai đoạn đặt nền móng quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ, mà trẻ thì đang lớn lên từng ngày.

Từ khi trẻ mới sinh ra mẹ là người cho trẻ bú, ru trẻ ngủ, tắm cho trẻ, dẫn trẻ đi chơi… Tất cả những lúc đó, hãy nói chuyện với trẻ thật nhiều. Ví dụ như nói chuyện với trẻ bằng cách chỉ vào các bộ phận mắt, mũi, miệng…của mình, của trẻ rồi nói tên. Khi con hướng ánh mắt về một phía, mẹ hãy nhìn theo và giới thiệu các sự vật cho con. Khi bế con ra ngoài cửa sổ, cho con di dạo hãy chỉ cho trẻ con mèo, cái cây, bông hoa, ngôi nhà và nói chính xác tên sự vật cho trẻ… Điều đó thật quá đơn giản nhưng cũng là đang đem đến cho trẻ sự phong phú về ngôn ngữ.

Từ 0 tháng tuổi trẻ đều tiếp thu những thông tin đó dù chưa lí giải được, nhưng những gì ta dạy trẻ lúc này chính là nền tảng cơ bản để sau này trẻ có được lượng ngôn ngữ thật phong phú. Điều đó giúp trẻ nhanh biết nói, hỗ trợ khả năng đọc và kích thích sự phát triển của trí não. Đó cũng chính là cách khơi gợi trí tò mò và ham học hỏi ở trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ hãy đọc truyện cổ tích, chuyện về các nhân vật nổi tiếng, đọc thơ, hát cho con nghe. Cha mẹ có thể bật nhạc cho con nghe, nhưng cùng với đó cha mẹ hãy hát. Tất cả những điều đơn giản này chính là giáo dục sớm, là cha mẹ đang dạy cho con từ nhỏ, đang kích thích não bộ cho con.

Luôn để ý đến cảm xúc và tâm trạng của trẻ để hiểu con

Giúp con học bằng sự khích lệ, con học vì con yêu thích, không bao giờ ép buộc con. Điều cha mẹ cần làm là truyền cho con tinh thần ham học hỏi để rồi con sẽ chủ động tìm tòi những gì con thích, giúp con giữ vững thói quen đấy theo thời gian.

Không phải trẻ nào cũng thích âm nhạc, không phải trẻ nào cũng thích vẽ…hãy theo dõi con cái mình để nhận biết sở thích, sự hứng thú và từ đó khích lệ trẻ. Hãy luôn nhớ rằng càng khi còn nhỏ mà trẻ được dạy dỗ nhiều về cái gì, được tiếp xúc nhiều với cái gì thì lớn lên trẻ có khuynh hướng có năng khiếu hay yêu thích cái đó.

Chỉ dạy con khi nào con khỏe, con vui và thầy giáo của con – những người cha, người mẹ cũng như vậy. Đó là tinh thần của giáo dục sớm, như giáo sư Glenn Doman - người sáng lập ra phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman đã nói: “Hãy luôn dừng lại trước khi trẻ muốn dừng”.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi dạy bé học theo pp glenn doman

Bạn đã và đang áp dụng dạy cho bé theo phương pháp Glenn Doman? Bạn chắc chắn rằng mình đã tuân thủ đúng các nguyên tắc của phương pháp?...Để việc dạy bé được thuận lợi, đúng cách và hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên tắc chuẩn Glenn Doman mà cha mẹ cần tuân thủ trong quá trình dạy

Những điều cha mẹ cần khi dạy bé phương pháp glenn doman (ảnh minh họa)


Nguyên tắc 1: Tạo một môi trường tốt nhất và phù hợp với việc dạy học cho bé

Nguyên tắc 2: Học liệu phải được chuẩn bị cận thận, chính xác và đầy đủ

Nguyên tắc 3: Ngay khi có thể bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc 4: Khi cả bạn và bé đều có hứng thú mới bắt đầu dạy bé học.

Nguyên tắc 5: Trong quá trình dạy bé, phải duy trì được sự thích thú của bé với bài học, nên nhớ rằng: duy trì trong tất cả quỹ thời gian bạn dạy bé.

Nguyên tắc 6: Lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng bé.

Nguyên tắc 7: Khen ngợi bé khi bé hoàn thành tốt bài học, động viên bé khi bé chưa làm tốt.

Nguyên tắc 8: Khi trẻ muốn dừng, không nên tiếp tục dạy nữa, phải dừng lại.

Nguyên tắc 9: Quá trình dạy học phải nhất quán, không lẫn lộn. Mọi thứ cần phải ngăn nắp, gọn gàng.

Nguyên tắc 10: Không được kiểm tra bé, tạo tâm lý thoải mái cho bé khi học.

Nguyên tắc 11: Ghi nhớ luật thất bại- an toàn: nếu cả bạn và bé không có đủ một thời gian lý tưởng cho việc dạy và học thì bạn nên dừng việc dạy học lại, vì nếu bạn tiếp tục, bạn sẽ làm sai và thất bại. Khi có đủ thời gian lý tưởng, hãy tiếp tục dạy- đó là một sự lựa chọn an toàn và đúng đắn.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

7 thói quen hữu ích nên dạy con

Đây là những bài học hữu ích giúp con bạn hình thành nhân cách. Nhưng đừng quên, trước tiên cha mẹ phải là tấm gương tốt.

Thái độ:

Điều đầu tiên bạn cần dạy con là thái độ tốt. Muốn thế bố mẹ phải là tấm gương về thái độ tốt và cách cư xử với các con. Không bao giờ quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” trong mọi tình huống. Cách xử sự tốt của bạn sẽ dần dần thấm vào con và dần dần hình thành tính cách tốt cho bé nhà bạn.

Ảnh minh họa

Lòng tốt:

Luôn cho trẻ thấy ai cũng nên được đối xử tốt. Đừng nói xấu ai đó trước mặt con bởi làm như thế bạn sẽ không bao giờ dạy trẻ được về lòng tốt.

Ảnh minh họa

Vệ sinh:

Đa số các bậc phụ huynh thấy khó dạy trẻ cách giữ vệ sinh. Quá trình này sẽ mất thời gian và bố mẹ cần kiên trì để cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đánh răng hay tắm hàng ngày, việc cần thiết phải chải tóc, rửa mặt. Dần dần bọn trẻ sẽ coi những hoạt động đó là một phần trong thời khóa biểu hàng ngày của chúng.

Ảnh minh họa
Ăn uống lành mạnh:

Ngày nay, vấn đề sức khỏe khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm là trẻ bị béo phì. Nếu muốn con khỏe mạnh bạn cần phải tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con. Không chiều theo sở thích những món ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburgers của chúng mà hãy hướng con ăn uống những thực phẩm thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa

Thể thao:

Nếu bạn không thích tập luyện, đừng mong con bạn yêu thích thể thao. Hãy dành thêm thời gian với con để bố mẹ và con cùng nhau tập luyện nhằm khuyến khích và tạo những thói quen lành mạnh cho con.

Ảnh minh họa

Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn:

Trẻ con phải được dạy về lòng trắc ẩn bởi đó là cách hữu hiệu giúp chúng trong cuộc sống sau này. Hiểu về lòng trắc ẩn trẻ nhỏ sẽ học được cách hiểu được người khác, và sẽ được mọi người yêu thương vì biết cách cư xử.

Trách nhiệm:

Muốn dạy con phải trách nhiệm với những hành động của mình bạn cần bắt đầu từ những việc đơn giản như rửa bát hay giặt quần áo và kết quả phải từ từ mới có. Nhưng để đạt được kết quả như mong muốn thì trước tiên, bố mẹ phải là người làm gương cho con về những hành động trách nhiệm của mình.

Ảnh minh họa
Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

3 tuổi học chữ khác gì với học chữ 6 tuổi

Học chữ 3 tuổi hoàn toàn khác về tính chất mục tiêu so với 6 tuổi. Bố mẹ không nên bỏ qua vai trò của việc học chữ sớm cũng như không được tuyệt đối hóa việc học chữ, coi đó là tất cả để có một đứa con thông minh.

Học chữ sớm trước 3 tuổi không chú trọng đến mục tiêu, tính chất (ảnh minh họa)

1. Khác nhau về tính chất mục tiêu

Việc dạy chữ 6 – 7 tuổi (tiểu học) là phần bắt buộc của giáo dục, cũng là một bộ phận trong hệ thống giáo dục văn hóa. Do đó nó yêu cầu về chỉ tiêu và tiến độ nhận biết mặt chữ dựa trên kế hoạch giáo dục nghiêm ngặt. Nhiệm vụ dạy và học của phần trước không hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến phần sau, vì nó đòi hỏi phải hoàn thành những yêu cầu chung với tất cả học sinh, không có ngoại lệ. Chính vì vậy nó mang tính cưỡng chế nhất định, ít nhiều gây áp lực cho học sinh, buộc phải có các hoạt động như giao bài về nhà, kiểm tra…

Trong khi đó việc dạy nhận biết mặt chữ trước 3 tuổi lại là một phần của giáo dục tố chất cơ bản cho các em, là một phần của trò chơi trong cuộc sống. Nó không có chỉ tiêu và tiến độ, cũng không có yêu cầu chung thống nhất với tất cả mọi trẻ em. Bởi lẽ, mục đích của nó là thông qua việc nhận biết mặt chữ để bồi dưỡng niềm đam mê học sách. Không lấy số lượng để đánh giá trình độ thông minh của trẻ. Chính vì vậy việc dạy chữ giai trước 3 tuổi bố mẹ và trẻ không có áp lực. Nhận biết chữ trở thành điều tất yếu đơn giản như việc học đi, học nói mà thôi.

2. Khác nhau về giáo trình và yêu cầu

Phải có giáo trình thống nhất khi dạy chữ lúc 7 tuổi, và yêu cầu nắm vững 4 khả năng cơ bản: nhận biết đúng, phát âm chuẩn, hiểu nghĩa và viết được. Nhưng việc dạy trẻ dưới 3 tuổi học chữ không cần thiết phải như vậy. Bởi vì trẻ học chữ thông qua trò chơi và các tình huống cụ thể trong cuộc sống. Chúng tập trung chú ý cái gì thì bố mẹ dạy chữ về cái ấy. Nó hình thành nên các ấn tượng tự nhiên, “nước chảy thành dòng” về cơ bản không cần nắm được 4 khả năng trên. Vì vậy chỉ cần có phương pháp thích hợp thì trẻ sẽ không thể cảm thấy học chữ là một gánh nặng.

3. Khác nhau về địa điểm và phương pháp:

Học chữ giai đoạn trên 5 tuổi buộc phải diễn ra ở lớp, trước tiên là học phiên âm, sau đó dùng phiên âm làm đòn bẩy để nhận biết mặt chữ, tiếp theo làm các dạng bài tập cũng cố các chữ đã học thông qua đọc hiểu. Như vậy, việc học chữ phải diễn ra đúng theo trình tự theo nhưng gì mà bộ yêu cầu cho các giáo viên tiểu học.

Nhưng với việc dạy chữ giai đoạn ấu nhi, trẻ học nhận biết mặt chữ không cần tời lớp, không sử dụng phiên âm để làm đòn bẩy, đồng thời không cần câu nệ bất kỳ hình thức nào, cho dù có cùng học chung trong một tập thể đi nữa cũng không cần tới một yêu cầu thống nhất. Việc cho con học chữ sớm được xuất phát từ việc hình thành sự mẫn cảm với chữ, hiểu nghĩa thông qua các tình huống cụ thể, học trong các trò chơi, có thể đọc trước rồi mới học chữ sau, kích thích niềm đam mê và tích cự cổ vũ… Nếu như cho trẻ làm quen với chữ từ giai đoạn sơ sinh, mỗi ngày vài phút, thì đến khi bốn tuổi, trẻ tự động biết chữ giống như việc biết nói vậy.

Việc dạy chữ sớm cần kết hợp với việc rèn luyện các tính cách khác như linh hoạt, vui vẻ, độc lập, cầu thị, chí tiến thủ, tự tin, thích giao tiếp xã hội, giúp đỡ người khác. Nếu không chắc chắn sẽ thất bại hoặc thiên lệch một chiều, sau này khó chỉnh sửa lại được.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman – Bước 1 từ đơn

Con đường mà giờ đây bạn sẽ đi theo để dạy trẻ đơn giản và dễ dàng đến kỳ lạ. Cho dù bạn đang chuẩn bị bắt đầu với một đứa trẻ sơ sinh hay 4 tuổi, bạn vẫn có một con đường như nhau.

Lịch dạy trẻ biết đọc sớm cho người mới bắt đầu

Các bước học đọc sớm:

- Học từ đơn.

- Học từ ghép.

- Cụm từ.

- Câu.

- Đọc sách.

Bước 1: Từ Đơn

Bắt đầu với 15 từ đơn vào một thời điểm cố định trong ngày khi mẹ và bé có tâm trạng tốt nhất. 15 thẻ này là những gì thân thuộc nhất với bé như: “mẹ” “bố” “bà” “ông” “cửa” “sách” “bàn” “ghế” “tường” “mèo” “chó” “bát” “đũa” “nồi” “cơm” “bé” “xe” “hoa” “mũ” “quần” “áo” hoặc các bộ phận trên cơ thể “tay” “chân” “tóc” “miệng” “tai”… Ở bước đầu tiên này, mục tiêu là: phân biệt được hình ảnh.

Không gian học yên tĩnh, đảm bảo sự tập trung, ko có tiếng tivi hay người nói, hay hình ảnh tranh vẽ…

Tại sao lại bắt đầu bằng từ mà không bằng bảng chữ cái? Vì việc nhớ các chữ tạo nên từ Bố bao gồm “B” “ô” “dấu sắc” sẽ khó hơn so với học cả từ bố? Tại sao lại khó hơn? vì chữ cái là đơn vị trừu tượng nhất được con người tạo ra để định hình cho những thứ cụ thể. Bố mẹ sẽ trả lời thế nào nếu con hỏi “Tại sao chữ b lại là chữ b mà không phải chữ khác”… Bên cạnh đó, đơn vị cơ bản để học và hiểu 1 câu là từ chứ không phải chữ cái. Trẻ có thể học chữ cái sau này khi đã có thể đọc và viết.

Giơ chữ lên trước mặt trẻ, nói “Đây là chữ …”. Thẻ chữ được thiết kế để mẹ có thể nhìn trước chữ định giơ lên, vì thế khi giơ mẹ sẽ có thời quan quan sát biểu hiện của bé. Mỗi thẻ chỉ giơ lên trong vòng 1 giây. Đừng yêu cầu trẻ phải nhớ ngay. Sau khi giơ hết thẻ hãy ôm trẻ, khen trẻ, thơm trẻ, thể hiện tình yêu thương động viên của mẹ cho trẻ.

Lặp lại như vậy 3 lần trong ngày, mỗi lần chỉ 5 phút, cách nhau ít nhất 15 phút. Hãy chắc chắn rằng vị trí của các tấm thẻ chữ có sự thay đổi giữa các lần.

Ngày thứ 2, bạn sẽ thực hiện 6 lần học. 3 lần nhắc lại bộ thứ nhất và dạy thêm bộ 5 từ mới trong 3 lần tiếp theo. Hãy cho bé động lực là sự khen ngợi, cổ vũ, khích lệ, yêu thương của mẹ sau mỗi lần học. Nhớ đừng thưởng kẹo hay bimbim.

Việc thay đổi các nhóm thẻ (ở đây là 2 nhóm) sẽ giúp trẻ không nhàm chán vì sự tập trung chú ý của trẻ lúc này còn kém. Dạy quá 3 lần với cùng 1 bộ sẽ dẫn đến việc lơ đãng, đòi chơi những cái khác.

Ngày thứ 3 bạn dạy tiếp 5 từ. 1 ngày sẽ có 9 lần học. Mỗi lần vài phút. Cách nhau ít nhất 15 phút. Lúc này bạn chỏ chữ “Đây là chữ” và đọc trực tiếp thẻ chữ bạn vừa giơ trước mặt bé.

Giờ đây bạn đã có thể thêm hai nhóm từ vào năm nhím từ có số từ bằng nhau, hoặc 25 từ chia thành 5 nhóm. Trẻ đã nhìn thấy 3 nhóm từ đầu tiên trong vòng một tuần. Do đó bạn có thể bỏ từ cũ ở mỗi nhóm và thay thế bằng 1 từ mới. 5 ngày kể từ bây giờ, bỏ đi 1 từ cũ trong mỗi nhóm. Làm vậy hằng ngày. Tóm lại mỗi ngày bạn sẽ dạy trẻ 25 từ trong đó có 5 từ mới, mỗi ngày loại 5 từ cũ và cho 5 từ mới vào. Và như nếu cứ thực hiện lịch học như vậy bé sẽ học được 5 từ mới mỗi ngày, con số này có thể tăng lên 10 từ nếu mẹ đủ thông minh và kiên nhẫn.

Để dễ dàng, mẹ hãy lấy bút chì ghi vào sau tấm thẻ ngày học để biết được rằng tấm này đã được học mấy lần.

Không để các từ có cùng một phụ âm đầu như “tay” tai” vì trẻ có thể nhầm lẫn.

Tráo thẻ nhanh, dứt khoát, tráo chậm trẻ sẽ cảm thấy tẻ nhạt.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con ngoại ngữ khi bố mẹ không giỏi ngoại ngữ

Phần trước chúng ta đã tìm hiểu thêm về cách tạo hứng thú học Tiếng Anh cho bé theo phương pháp Glenn Doman. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách dạy con học ngoại ngữ trong nửa tình huống khi phụ huynh và thầy cô có trình độ ngoại ngữ có thể nói với ngữ âm và ngữ điệu chính xác nhưng không thể vận dụng ngoại ngữ một cách thành thạo. Họ tuy có thể tạo nên môi trường học ngoại ngữ cho bé nhưng không thể thoát ly hoàn toàn khỏi tiếng mẹ đẻ mà phải cần tới nó như một công cụ phụ trợ trong quá trình dạy ngoại ngữ.

Dạy con tiếng anh khi bố mẹ không giỏi tiếng anh (ảnh minh họa)

Cha mẹ phần nhiều sử dụng tiếng mẹ đẻ để trò chuyện với con, nhưng có thể sử dụng tiếng nước ngoài để thay thế trong từng tình huống. Chỉ cần có phương pháp giáo dục phù hợp thì trẻ có thể nói lưu loát cả hai thứ tiếng, đồng thời còn cảm thấy hào hứng vì mình nói được ngoại ngữ. Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như sau:

- Đặt tên nước ngoài cho mỗi đứa trẻ, yêu cầu chúng gọi tiêng bố mẹ và thầy cô giáo bằng tiếng đó trong lúc xưng hô.

- Từng bước giúp con biểu đạt những ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày bằng ngôn ngữ nước ngoài. Ví dụ như: “dậy đi nào”,”mặc quần áo”, “ăn cơm”, “đánh răng”, “chơi trò chơi”, “đi học”… bố mẹ phải làm từ vựng phong phú hơn, biến chúng thành cuộc sống hằng ngày của con.

- Tập cho con thành thục những từ ngữ chào hỏi cũng như ngôn từ lịch sự.

- Cần thường xuyên chuyển những câu bằng tiếng mẹ đẻ thành câu tiếng nước ngoài
- Khi trẻ nhận biết một đồ vật mới cùng với tên gọi của nó bằng tiếng mẹ đẻ, hãy dạy kèm luôn tiếng nước ngoài.

- Động viên trẻ tích cực đặt câu hỏi để học ngoại ngữ. Ví dụ khi trời bắt đầu mưa, con bắt đầu hỏi mẹ: “mẹ ơi mưa trong tiếng anh nói thế nào ạ?”. Lúc này chúng ta hãy động viên khen ngợi con và trả lời chúng. Nếu bố mẹ không nhớ, hoàn toàn có thể dùng từ điển, hai mẹ con cùng tra từ điển để tìm từ mưa trong tiếng anh. Rồi mẹ đọc cho con nghe.

- Những gì trẻ thích nhất từ thức ăn đến đồ chơi, đến các trò chơi, hãy đưa ngôn ngữ nước ngoài vào đó.

- Dạy con cách gọi các cơ quan trên cơ thể bằng tiếng nước ngoài.

- Đặc biệt chú ý khi trẻ muốn chơi một loại đồ chơi hoặc muốn đi đâu đó chơi, bố mẹ hãy khuyến khích con nói bằng tiếng nước ngoài. Khi dùng ngoại ngữ để thỏa mãn nhu cầu, nó sẽ được khắc sâu vào tâm lý của trẻ.

- Học ngoại ngữ thông qua tranh vẽ: bạn hãy mô phỏng những chi tiết đơn giản trên bức tranh bằng tiếng nước ngoài cho trẻ nghe.

- Học ngoại ngữ bằng các bài hát, biểu diễn các động tắc trong các bài hát. Hãy chọn những bài hát dễ nghe, dễ thực hiện theo, vừa hát vừa làm cho con xem. Để đạt hiệu quả cao nên kết hợp với các hình vẽ.

- Dạy con học ngoại ngữ thông qua các tình huống vấn đáp với bố mẹ. Ví dụ: “con tên là gì, con mấy tuổi, bố tên gì, mẹ tên gì”… hoặc những câu: “đây là cái gì? Nó có màu gì, có hình gì? Dùng để làm gì? Con có thích nó không?…” Bố mẹ hãy cố gắng để con cảm thấy thú vị với những câu hỏi đó, trẻ sẽ tích lũy được nhiều từ vựng, làm quen với các câu đơn, tăng thêm vốn tri thức cho mình.

- Bố mẹ nên làm gương cho con, nên thường xuyên nói chuyện với nhau bằng tiếng nước ngoài. Bố mẹ và thầy cô nên thường xuyên hỏi và trả lời, nói chuyện, cùng dạy lẫn nhau vừa nói một cách trôi chảy vừa biểu diễn. Đây là sự khích lệ lớn nhất đối với trẻ nhỏ để chúng có thể nâng cao hứng thú và sự tích cực học ngoại ngữ.

- Hãy cùng con xem các bộ phim hoạt hình nước ngoài. Lựa chọn các cuốn sách phù hợp với độ tuổi để làm tài liệu tham khảo.

Vậy làm thế nào để bố mẹ, thầy cô giáo không biết ngoại ngữ dạy con học ngoại ngữ tốt? Cùng tìm hiểu bài viết về phương pháp học ngoại ngữ thứ 3, cùng học.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Trò chơi vận động tăng IQ cho bé dưới 1 tuổi

Giáo dục qua trò chơi là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ đặc biệt là các trẻ dưới 1 tuổi. Cùng tìm hiểu các trò chơi giúp bé phát triển khả năng vận động cũng như trí não trong những giai đoạn nhất định nhé. Các trò chơi này cần được thực hiện song song với các bài tập giáo dục sớm như dạy nhận biết mặt chữ sớm, dạy toán sớm, dạy kiến thức xung quanh.

Trò chơi giúp phát triển trí não trẻ 0 – 12 tháng tuổi

Trò chơi tốt cho bé dưới 3 tháng tuổi

1. Bắt chước mèo

Bé sẽ thích thú khi nhìn thấy sự thay đổi trên khuôn mặt cha/mẹ và trò chơi này sẽ giúp bé phát triển thị giác rất tốt. Do đó, hãy đặt bé ở khoảng cách 20-35cm (tính từ mặt mẹ đến mặt bé) và nhăn mặt, chu miệng hoặc thè lưỡi … để ‘biểu diễn’ cho bé xem. Mỗi động tác nên làm trong 20 giây.

Chỉ trong nháy mắt mẹ sẽ nhận thấy mặt bé đang nhăn lại, miệng bé đang chu ra hay lưỡi bé cũng đung đưa theo mẹ.

Trò chơi đơn giản nhưng giúp bé vận động và tăng nhận thức hiệu quả.

2. Vừa hát vừa chơi

Khi bé lớn hơn một chút, trò ‘chú lợn con’ hay ‘đi quanh vườn’ sẽ khiến bé khoái chí lắm mẹ ạ!

Hãy ôm bé vào lòng, bật một bản nhạc hoặc bài hát du dương rồi nhẹ nhàng nắn ngón tay/ chân của bé duỗi ra co vào. Mẹ nhớ nhắc lại giai điệu bản nhạc/ bài hát (với bản nhạc mẹ có thể ê a theo) cho đến khi bé bắt đầu mỉm cười và hưởng ứng cùng mẹ nhé!

Những âm thanh lặp đi lặp lại sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của bé rất tốt.

3. Cuộn và kéo

Khi nằm sấp có thể nâng đầu lên một vài giây đánh dấu sự phát triển mới của bé. Vì vậy, nếu bé cảm thấy thoải mái ở tư thế này, mẹ hãy lấy 1 quả bóng màu sắc lăn qua lăn lại trong phạm vi bán kính là 60cm.

Mới bắt đầu trò chơi, có thể bé sẽ không có phản ứng gì mà chỉ nhìn chằm chằm theo quả bóng. Nhưng mẹ yên tâm vì chẳng bao lâu sau bé sẽ cố nhoài người ra với bằng được quả bóng. Động tác này giúp cổ, cơ chân và tay của bé được kéo giãn ra…

Chơi trò này với bé, mẹ cần cổ vũ tinh thần bé thật nhiều và đừng cố gắng kéo dài trò chơi khi bé bắt đầu khó chịu nhé!

Trò chơi tốt cho bé 3-6 tháng tuổi

1. Bắt đồ vật

Buộc một món đồ chơi mềm nhỏ vào một dải ruy băng sáng màu. Nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước mắt bé để bé cảm thấy thích thú, tò mò. Đến khi bé cố gắng bắt lấy món đồ, hãy âu yếm cưng nựng và cổ vũ bé thật nhiều.

Ngoài ra, những đồ chơi có tiếng kêu vui tai kích thích tốt thính giác của bé, giúp bé luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt linh hoạt hơn.

2. ‘Tám’ với bé

Bé đặc biệt thích nghe giọng mẹ và trò chuyện với mẹ. Những tiếng thì thầm ‘bé ơi’, ‘bé à’… hoặc kể cho bé nghe những gì đang diễn ra xung quanh thực sự khiến bé vui. Bởi vậy, bất kể khi nào gần bé, đừng quên ê, a cùng bé.

Hãy để bé nhìn vào mặt mẹ và nhắc liên tục “aaa”, rồi mẹ sẽ thấy bé trả lời: “aaa” thích thú thế nào. Không ngừng khuyến khích bé bắt chước bằng cách kéo dài âm hay kết hợp từ, ví như thay vì nói “bà” thì hãy nói “bàaaaaaa” hay “oh – bàaaaa”, giúp bé sớm phát triển ngôn ngữ hơn.

3. Bong bóng kỳ diệu

90% các bé bị những quả bóng mê hoặc. Do vậy, các mẹ đừng quên cất trữ một vài quả bóng diệu kỳ trong nhà để ‘làm bùa’ dụ bé những lúc khóc hờn hay khó chịu. Hãy lấy một quả bóng và thổi to trước mắt bé. Quang sát bé, mẹ sẽ thấy, mắt bé long lanh, tròn to dần theo độ lớn của quả bóng và cố rướn người, đưa tay với bằng được món đồ chơi lạ lẫm này. Nếu bé bắt được quả bóng, bé sẽ học được nguyên nhân và kết quả – sờ vào và bóng xịt dần.

Lưu ý là rửa tay bằng xà phòng cho bé sau khi trò chơi kết thúc.

Trò chơi tốt cho bé 6-9 tháng tuổi

1. Múa rối

Trò chơi này rất tiết kiệm nhưng mang lại không ít lợi ích. Mẹ chỉ cần cắt sửa lại đôi găng tay cũ cho thật ngộ nghĩnh, sau đó, đi găng tay vào và ‘biểu diễn’ trước mắt bé.

Quan sát đôi tay mẹ múa may… bé sẽ học được cách quan sát nhanh hơn, mắt cử động linh hoạt hơn. Ngoài ra, trò chơi này còn có tác dụng thần kỳ là giúp bé phát triển kỹ năng tưởng tượng.

2. Ra và vào

Các bé rất mê thích túi giấy, hộp, ví… vậy thì bạn đừng bỏ qua cơ hội biến chúng thành món đồ chơi thú vị cho bé giải khuây nhé!

Đơn giản thôi, mẹ chỉ cần cho vào trong hộp nhựa hay túi giấy một số đồ vật như các khối màu, thú bông, trống lắc rồi đổ ra, nhặt lên thả lại vào hộp/túi…

Dưới sự hướng dẫn về kích thước to-nhỏ, trọng lượng rỗng-đầy… của mẹ, việc cầm nắm các đồ vật sớm giúp bé phát triển khả năng nhận thức.

3. Vượt chướng ngại vật

Nếu bé nhà bạn bắt đầu biết di chuyển thì hãy tạo ra những chướng ngại vật nho nhỏ trên giường và khuyến khích bé trèo qua.

Trò chơi vui nhộn này sẽ giúp tăng thể lực và khả năng phối hợp tay- chân cho bé.

Trò chơi tốt cho bé 9-12 tháng tuổi

1. Đá bóng

Mẹ không cần phải chờ đến khi bé biết đi mới cho bé ‘quậy tưng’ với trò đá bóng. Ngay khi bé được 9-12 tháng tuổi, mẹ hãy đặt một quả bóng nhỏ nhẹ trước mặt bé rồi ‘hỗ trợ’ bằng việc bế bé lên, đá chân vào quả bóng và đừng quên cho bé nhún nhảy nhịp nhàng để tăng cường sức khỏe của đôi chân – đây là ‘viên gạch nền’ cho quá trình trở thành một cầu thủ thực sự của bé đấy.

Mẹ yên tâm! Dù quả bóng chỉ lăn vài centimet cũng khiến bé hứng khởi lắm!

2. Xây tháp

Những hộp giấy, bát nhựa, sách vải, hộp sữa chua và các khối xếp hình… đều có thể trở thành vật liệu để bé xây một toà tháp.

Không cần cầu kỳ, mẹ cứ chồng các món đồ lên nhau cho đến khi chúng đổ nhào. Bé sẽ rất thích thú đấy và hơn thế, bé còn đang học về kích cỡ và hình dáng.

3. Nhìn mẹ này

9-12 tháng tuổi, bé rất thích bắt chước. Nếu thấy mẹ chải tóc, lau mặt hay đơn giản là mỉm cười… bé sẽ cố gắng ‘copy’ ngay. Do đó, mẹ hãy ‘dụ’ bé nghe lời và làm theo các trò của mình như vuốt má, lau mặt… Để tăng tính hiệu quả, mỗi hành động nên có kèm theo một câu hát ví như ‘meo meo meo rửa mặt như mèo’.

Trò chơi này không chỉ giúp bé học thêm từ mới mà còn là tiền đề phát triển khả năng tưởng tượng của bé.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Cùng đọc và rút ra kinh nghiệm dạy con qua chia sẻ của mẹ Chích Bông

Những câu chuyện hằng ngày của mẹ Chích Bông – một trong những bà mẹ đã áp dụng phương pháp giáo dục sớm với Glenn Doman. Cùng đọc và rút ra kinh nghiệm dạy con cho chính mình nhé.

Cùng con chơi các trò chơi có tính quy trình để phát triển trí tuệ nhé (ảnh minh họa)

Đêm hôm trước, con bị sưng tai, khóc ri rỉ suốt từ 2h sáng. Mẹ thương quá, buồn ngủ díp mắt nhưng đành cố bảo, “Con đau quá phải không? Nếu khóc mà làm con dễ chịu hơn thì con cứ khóc nhé. Nhưng con khóc nhỏ thôi, đừng làm cả nhà mất giấc ngủ.” Đến 5h sáng thì bạn cũng ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau, mẹ đi làm CMT xong rồi về đưa con đi khám. Vì dáy tai con nhiều, mẹ nghĩ con chỉ thấy khó chịu vì dáy tai nhiều thôi nên đưa con đi khám ở gần nhà. Lúc lấy dáy tai, con ngồi ngoan. Sau đó bác sỹ soi tai thì phát hiện con bị viêm tai. Và mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Bác sỹ bắt đầu vệ sinh tai cho con bằng bông tẩm oxy già và sau đó là bông tẩm i ốt, con bắt đầu khóc, kêu đau.

Bà bác sỹ già cạu cọ: “Im ngay. Không được khóc. Khóc là bác tiêm ngay vào tai.”

Hãy tưởng tượng một đứa trẻ đang bị đau tai mà lại bị dọa tiêm vào tai sẽ cảm thấy thế nào? Trấn áp cơn đau bằng nỗi sợ hãi ư! Chích Bông hãi quá, càng khóc to hơn. Sao người ta cứ thích nhảy vào mồm một đứa trẻ theo cách thô lỗ và có phần tàn nhẫn thế nhỉ?

Thay vì việc nhảy lại vào mồm bà ý ngồi, mình lẳng lặng đưa con ra viện Đại học Y khám lại. Ít ra ở đây con cũng được mấy cô y tá chăm sóc, hỏi han, “Con đau tai nào?” Con đau nhưng vẫn mếu máo, “tai trái.” Rồi bác sỹ còn bảo, “Bác không làm đau tai con đâu. Bác chỉ chụp ảnh tai con thôi.”…

Sau một hồi vật lộn (vì con giãy giụa kinh khủng), bác sỹ cũng kết luận là con bị viêm tai, nhưng chớm thôi, chỉ cần uống thuốc, chứ không phải đến làm thuốc tai hàng ngày như bà bác sỹ già cạu cọ trên kia bảo.

Một đêm chập chờn và một buổi sáng chạy tới chạy lui đi khám, đến trưa về hai mẹ con ngủ say sưa. Trong giấc ngủ tự nhiên mình nghe thấy giọng ai quen quen, nghe leng keng như tiếng thìa bạc chạm vào cốc thủy tinh :”>. Mình đang đi chương trình gì của chị ấy sao? Cái gì mà phát triển não bộ của trẻ, cái gì mà tăng cường trải nghiệm cho con nhỉ? Mở choàng mắt, hóa ra chị Giang Bee đang thao thao bất tuyệt trên 02 TV :)). Ra là trong lúc mình ngủ, bà ngoại gọi dậy ăn cơm mãi không được nên mở tivi ngồi xem.

Trên màn hình là hình ảnh bọn trẻ được học làm bánh, đập trứng, đánh trứng (tự tay cầm máy đánh trứng nhé), tự nhào bột, tự cho vào khuôn, tự cho vào lò nướng… Chỗ khác là một em bé đang ngồi đánh trống, một em khác thì đang chơi đàn. Rồi bé thì tắm cho búp bê, bé thì ngồi nghịch bột, bên cạnh là các bố mẹ đang chăm chú dõi nhìn…

Chị Giang đang nói về phát triển não bộ của trẻ thông qua trải nghiệm, và dạy cho trẻ cách tư duy tổng hợp thông qua những trải nghiệm mang tính quy trình. Nhớ nhất là ví dụ của chị về cốc sữa ngô. Mình bèn gọi Chích Bông dậy để áp dụng trải nghiệm mang tính quy trình :)).

- Mẹ con mình rang cơm trứng nhé. Muốn rang cơm trứng thì đầu tiên cần có gì hả con?

- Cơm và trứng ạ.

- Ừ, con đi lấy cho mẹ 2 quả trứng nhé.

Rồi mình bật bếp, con kê ghế đứng bên cạnh. Mình vừa làm vừa nói với con.

- Đầu tiên là tráng lại chảo bằng nước sạch này. Sau đó đổ dầu vào chảo. Mình chỉ lấy chừng này, đừng lấy nhiều hơn con nhé, ăn dầu mỡ nhiều không tốt cho sức khỏe.

- Ơ, sao lại khống tốt hả mẹ?

- Ăn nhiều dầu dễ bị mỡ máu con ạ?

- Là bị vỡ mạch máu hả mẹ? (Chắc bạn nhớ cái lần mình bảo ăn nhiều muối dễ bị huyết áp cao, vỡ mạch máu).

- Là mỡ máu con ạ, là trong máu có nhiễm mỡ ý, blab la bla, tí nữa mẹ con mình tìm hiểu thêm nhé. Tiếp theo là đập trứng, mình chỉ đảo qua chừng này thôi là được, giờ mình cho cơm vào. Con lấy cơm cho vào giúp mẹ. chỉ lấy đủ phần con ăn thôi nhé, đừng lấy thừa mà lãng phí đó. Mình đảo cho hạt cơm săn lại, rồi cho nước mắm, cho chừng này thôi là được. Xong rồi, giờ mình cho ra đĩa nhé.

- Oa, cơm rang ngon tuyệt vời. *nước lọc của mẹ bạn cũng khen ngon tuyệt vời cơ mà ;))*.

Và trong lúc ăn, thỉnh thoảng bạn lại phải ngẩng đầu lên để trả lời câu hỏi về quy trình rang cơm :)).

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

Để Bé chịu chơi một mình

Khi bạn đang trông trẻ thì công việc nhà thường bận rộn trở nên nhiều hơn, nhưng bạn lại có ít thời gian để làm. Để hoàn thành mọi việc có thể rất căng thẳng, đặc biệt khi em bé sẽ chỉ thích có bạn bên cạnh. Tuy vậy một số ý kiến sau đây sẽ giúp bạn.

Bé tự chơi một mình giúp mẹ có thời gian để làm nhiều việc hơn (ảnh minh họa)

Nếu bạn có những công việc cần phải làm ở ngoài thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn nếu bạn đưa em bé đi ra ngoài bằng xe đẩy, hay ghế ngồi ô tô. Đặt xe trẻ ở nơi mà trẻ có thể nhìn và nghe thấy bạn. Bạn phải bảo đảm rằng bé được buộc vào ghế an toàn và hãy luôn nhìn vào bé, trò chuyện với bé khi bạn làm việc của mình. Bạn đừng quên mặc cho bé đủ ấm, che nắng cho bé hay dùng màn bảo vệ bé khỏi những con côn trùng và vật nuôi. Nếu không thích ghế rung, ghế ngồi ô tô hay xe đẩy thì bạn hãy thử cho bé vào túi địu trẻ con. Nếu bạn dùng túi địu thì bé có thể ở gần bên bạn, nghe thấy bạn và ngửi thấy bạn, mà bạn không phải ở chỗ nhất định. Bạn phải kiểm tra xem, bé có quá nặng với chiếc túi địu không. Khi trẻ được 3 tháng, có nhiều bé rất nặng, điều đó có nghĩa là bế bé như vậy có thể khiến bạn bị đau lưng.

Bên cạnh đó, việc thay tã, bỉm cho trẻ là công việc mà bạn sẽ phải làm hàng trăm lần trong những tháng tiếp theo. Nếu bạn khiến điều đó trở nên thú vị hơn đối với cả bạn và bé thì bé sẽ học được nhiều điều từ việc này hơn là chỉ được cảm thấy khô ráo và sạch sẽ. Đây là một vài lời khuyên để làm công việc này trở nên thú vị hơn :

- Luôn trò chuyện với bé khi thay bỉm. Bé có thể không hiểu bạn đang nói gì nhưng sẽ cố gắng nghe và cố học.

- Phần lớn các bé thích thỉnh thoảng được cởi bỉm ra , trong một căn phòng ấm áp. Bạn hãy để bé nằm trên một chiếc khăn ở trên sàn.

- Vài bé rất ghét khi phải thay bỉm. Bạn hãy thử cù vào ngón chân của bé một cách nhẹ nhàng để làm bé quên mất mình đang khóc.

- Bạn hãy hôn vào bụng bé hay thổi vào bụng bé một cách nhẹ nhàng. Phần đó của bé thường bị bịt kín và ít được chạm vào hơn.

Các bé ở lứa tuổi này thường được cài đặt chương trình say mê với những khuôn mặt, đặc biệt khuôn mặt của mẹ. Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng có lẽ có một phần đặc biệt trong não bộ của bé giúp nhận ra những khuôn mặt. Đầu tiên, các bé tập trung vào phần giữa xuống của một khuôn mặt, đặc biệt là cái miệng. Sau một vài tuần, các bé bắt đầu nhìn vào các nét riêng biệt, nhưng điều này có thể mất tới một năm để một em bé có thể tự nhận ra bản thân mình. Việc học “đọc” các biểu hiện của một khuôn mặt là một kỹ năng quan trọng bé cần phải biết. Và một chiếc gương thì thật là lý tưởng cho việc này, vì nó cho phép các bé nghiên cứu chính khuôn mặt của mình, không phải của mỗi mẹ.

Nhiều người nghĩ nếu cho trẻ sơ sinh nhìn vào gương bé sẽ chậm nói hay giật mình về đêm… Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: trẻ sơ sinh rất thích nhìn gương và cho trẻ nhìn gương sẽ góp phần phát triển trí não trẻ.

Soi gương giúp bé phát triển thông minh (ảnh minh họa)


Dưới đây là một vài gợi ý về cách sử dụng gương cho bé :

- Ôm bé đứng trước gương và nói: “Nhìn kìa! Đó là Nam” ( tên của bé). Rồi bế bé tránh ra khỏi chiếc gương và nói : “Ồ, bé đi đâu rồi nhỉ?”.

- Bây giờ bạn hãy bế bé vác trên vai, để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của mình gần hơn. Phần lớn các bé sẽ bị thôi miên bởi khuôn mặt nhỏ đang nhìn lại mình.

- Bạn hãy đặt một chếc gương đồ chơi an toàn, không vỡ bên cạnh thành cũi của bé. Bé sẽ có thể nhìn vào nó và quay đi khi không muốn nhìn nó nữa.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chơi với nước giúp trẻ thư giãn và ngoan ngoãn hơn

Đối với một em bé thì giờ đi tắm không chỉ để rửa ráy mà đó là lúc bé được chơi với nước và cũng là một cơ hội để bé được gần gũi hơn với người tắm cho mình. Điều này cũng sớm trở thành một cách thức giúp bé nhận biết về sinh hoạt hàng ngày. Tiếng nước chảy cũng có thể khiến bé đá chân đầy phấn khởi vì bé biết được rằng đã đến giờ đi tắm. Hãy bảo đảm rằng bạn đã chuẩn bị mọi thứ trước khi bắt đầu để bạn và bé cố thể cùng thư giãn và hưởng thụ thời gian đó.

Đồ chơi khi tắm giúp bé quên đi cơn buồn ngủ hoặc cáu kỉnh (ảnh minh họa)
Mặc dù việc tắm cho bé trở thành một phần trong việc làm hàng ngày của bạn, thỉnh thoảng bạn cũng nên để cho bé được thích thú nghịch ngợm trong khi tắm. Những bé hay quấy cũng trấn tĩnh lại khi được tắm nước ấm. Hãy để cho bé thoải mái nghịch và đạp nước. Bé sẽ càng thích hơn khi bạn nhiệt tình tham gia cùng bé. Bé sẽ học được là chơi với nước thật vui.

Tắm cùng bé có thể sẽ rất thích thú đối với cả bạn lẫn bé, nhưng bạn cần phải sắp xếp và có một người khác bên cạnh để hỗ trợ bạn. Bạn hãy bảo đảm rằng nhiệt độ nước phù hợp với bé khoảng 32 đến 35 độ C, mà có nghĩa là sẽ hơi lạnh đối với bạn. Có thể cần phải mua một dụng cụ đo nhiệt độ nước tắm. Bạn hãy nhờ một người khác bế bé đến cho bạn khi bạn đã ở trong bồn tắm và đỡ bé cho bạn khi cả hai tắm xong.

Sử dụng những đồ chơi mà bé chỉ có thể nhìn thấy khi đi tắm sẽ làm cho sự kiện càng trở nên đặc biệt. Đó là những đồ vật rất có ích để giúp bé phân tâm nếu bé buồn ngủ quá và đang cáu kỉnh. Có rất nhiều sách tắm và đồ chơi tắm bán ở bên ngoài thị trường, những chiếc thuyền và những con vịt bơi nhấp nhô thường rất được ưa chuộng. Bạn có thể giấu đồ chơi trong nước và rồi chơi trò “trốn tìm” với bé.Bạn sẽ được thưởng bằng những tiếng cười khúc khích của bé mỗi một lần một đồ chơi nổi lên.

Kể cả các bé sơ sinh cũng rất thích mát xa nhẹ nhàng, nhưng một số bé không thích khi được xoa bụng. Nếu bé tỏ vẻ không thích bất cứ động tác nào của bạn khi đang thực hiện những bước sau đây thì bạn hãy ngừng lại và để lần sau hãy làm.

- Bạn hãy đặt bé nằm ngửa lên một chiếc khăn khô trên một thảm thay bỉm hay trên sàn nhà.

- Nhỏ vài giọt dầu trẻ em trên lòng bạn tay. (Bạn không nên dùng dầu lạc hay bất cứ dầu gì có mùi hương). Xoa tay lại với nhau.

- Vuốt xuôi xuống chân tay của bé. Cuốn bé sấp và matxa phần lưng bé bằng cách vuốt trơn tru.

- Nói chuyện nhẹ nhàng giúp bé thư giãn. Đặt bé nằm trong khăn tắm để bé ấm lại trước khi mặc quần áo cho bé.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Theo glenndomanvietnam.com

6 cách dạy con nghe lời cực đơn giản

Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.

Đánh mắng không phải là cách dạy con nghe lời

Trẻ con khó tránh khỏi việc phạm lỗi, đặc biệt là những bé ở khoảng 2 tuổi, đây là thời kỳ chống đối đầu tiên trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ cần biết cách thưởng phạt hợp lý thì trẻ mới nghe lời và phát triển tốt.

Trẻ con nghịch ngợm không nghe lời thường khiến cho bạn rất tức giận, tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyến cáo rằng cách trừng phạt bằng việc đánh mắng chỉ làm tổn thương tâm lý của trẻ. Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.

1. Dạy con nghe lời – nhắc nhở con trước khi con phạm lỗi

Khi giáo dục trẻ, nếu bạn có những nguyên tắc riêng và luôn kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Như thế, trẻ sẽ tuân theo những nguyên tắc của bố mẹ mà thể hiện sự ngoan ngoãn, việc giáo dục của bạn sẽ thành công được một nửa.

Ví dụ: Bạn không muốn cho trẻ ăn đồ ngọt trước bữa ăn nhưng bé kiên quyết đòi ăn bằng được, hãy biểu hiện rõ thái độ của bạn: “Mẹ không cho con ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì chắc chắn sẽ không muốn ăn cơm nữa”. Nếu trẻ không chịu đánh răng, bạn không cần dọa nạt hay thúc ép, chỉ cần đưa ra lời nhắc nhở: “Nếu con không đánh răng, ngày mai sẽ không được ăn sáng đó, bởi vì sau khi ăn mà không đánh răng thì răng con sẽ bị con sâu ăn mất đấy!”.

Như vậy, trước khi trẻ phạm lỗi hay không nghe lời, bạn đã đưa ra lời nhắc nhở khẳng định sự trừng phạt mà trẻ sẽ bị nếu không ngoan, tự nhiên trẻ sẽ biết nghe lời bạn hơn.

2. Dạy con nghe lời – Phạt trong phòng một mình

Theo những nghiên cứu hiện nay, để bảo vệ lòng tự tôn ở trẻ, bạn không thể dùng cách đánh mắng để trừng phạt, hãy thử vài động tác nhỏ để trẻ nhận ra lỗi của mình.

Nếu trẻ làm sai nhưng nhất quyết không thừa nhận, thậm chí còn la hét giận dỗi bạn và cho rằng mình không làm sai, bạn cũng đừng đỏ mặt tía tai với con, hãy dùng cách xử lý “lạnh” để tránh mâu thuẫn gay gắt.

Để trẻ ở một mình trong phòng hoăc 1 mình trong 1 góc tĩnh lặng (Phương pháp phạt Time-out) sẽ giúp bé tự điều chỉnh tâm trạng và tự nhận thức lỗi của mình. Khi trẻ đã bình tĩnh rồi, bạn có thể phân tích vấn đề với trẻ, tìm hiểu xem tại sao con làm vậy, chỉ ra hành vi không đúng cho trẻ thấy và dạy bảo con lần sau nếu gặp trường hợp như vậy nữa thì nên làm thế nào.

Thái độ rộng lượng cởi mở của bố mẹ có thể khiến trẻ bày tỏ những cảm nhận trong lòng, cảm thấy bố mẹ chịu lắng nghe, tôn trọng mình thì mới có thể nghe theo sự giáo dục của bạn.

3. Dạy con nghe lời – Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi

Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm “nói một là một” của bố mẹ.

Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi đó. Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.

Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không tuân thủ.

Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.

4. Dạy con nghe lời – Phạt trẻ giảm bớt thời gian chơi

Trẻ con bẩm sinh rất thích chơi đùa, cho nên đối với trẻ mà nói, việc giảm bớt thời gian chơi là một sự trừng phạt rất nghiêm khắc.

Ví dụ: Nếu trẻ chỉ mãi chơi mà không chịu lên giường ngủ, bạn có thể nói với trẻ rằng: “Con đã thỏa thuận với mẹ rồi mà, nếu 9 giờ mà chưa không đi ngủ thì ngày mai chỉ được chơi một tiếng thôi nhé”.

Ngoài cách giảm bớt giờ chơi để phạt ra, bạn còn có thể bắt trẻ làm một số việc vận động tay chân nhưng phải được giám sát an toàn bởi người lớn. Ví dụ bạn có thể bắt trẻ cùng làm việc nhà chẳng hạn: thu dọn phòng, rửa bát… Đối với một số đứa trẻ không thích làm việc nhà thì cách này chắc chắn có tác dụng răn đe để trẻ không dám tái phạm nữa.

5. Dạy con nghe lời – Gánh vác hậu quả của lỗi đã phạm

Nếu trẻ ngoan cố không nghe lời và tái phạm, thì hãy thử cho con chịu hậu quả của những lỗi lầm đó.

Ví dụ: Nếu trẻ luôn làm hỏng đồ chơi, bạn có thể tịch thu đồ chơi lại và phạt con trong vòng 3 ngày không được chơi. Hoặc nếu trẻ thường đánh nhau với các bạn nhỏ trong công viên, bạn có thể không cho trẻ đi công viên trong thời gian bao lâu sau đó.

Điều cần chú ý là khi bạn phạt theo cách này, nhất định phải nói rõ nguyên nhân phạt trẻ để con biết được lỗi của mình ở đâu, tại sao lại phạm sai. Khi trẻ nhận thức được sai lầm của mình thì việc trừng phạt mới có hiệu quả được, nếu không trong lòng trẻ chắc chắn sẽ không phục!.

6. Dạy con nghe lời – lý lẽ chứ không giận dữ

Trong gia đình, không những trẻ sẽ không nghe lời bạn mà còn làm đủ điều để bắt bạn phải làm theo yêu cầu của con. Nếu đối với những yêu cầu không hợp lý của trẻ mà thái độ của người lớn quá mạnh, quá cứng rắn có thể khiến trẻ có cảm giác thua thiệt, sinh ra tâm lý kháng cự mạnh hơn. Vì vậy, trước hết bạn hãy giữ một thái độ điềm tĩnh, khống chế tâm trạng của mình rồi dùng cách mà trẻ dễ tiếp nhận nhất để giảng dạy điều hay lẽ phải.

Trong lúc đối thoại, hãy nhớ dùng một thái độ cởi mở khoan dung, đừng tỏ ra uy nghiêm của người lớn khiến cuộc đối thoại trở nên nặng nề, điều này chỉ khiến trẻ giảm đi mong muốn giao tiếp với bố mẹ mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng nên đứng ở góc độ của trẻ mà nhìn vấn đề, cho dù trẻ làm sai nhưng khi con có thể đưa ra lý do rất tốt thì hãy tha thứ, thậm chí bạn có thể chủ động “nới lỏng” nguyên tắc một chút, cho trẻ thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Tạo hứng thú Học Tiếng Anh cho bé theo phương pháp Glenn Doman

Dạy tiếng anh cho con như thế nào đang là câu hỏi làm đau đầu không ít bậc cha mẹ. Với mong muốn cho con tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ càng sớm càng tốt. Mình sẽ chia sẻ với các mẹ vài kinh nghiệm tạo hứng thú học tiếng anh trong phương pháp tráo thẻ Flash Card Glenn Doman

Học tiếng anh theo phương pháp Glenn Doman

Mấy bữa vừa rồi ngập lụt công việc, bữa nay tranh thủ ngồi post lên đây mấy dòng chia sẻ dạy con học tiếng anh như đã hứa với các bố mẹ.

Học tiếng anh với flash card không cần quá nhiều thời gian.

Thứ nhất, nhiều mẹ cứ nghĩ rằng, dạy con phải có thời gian, mình không có thời gian, chắc không làm được đâu

Thực ra dạy con theo phương pháp Glenn Doman rất đơn giản, ngày mất khoảng 100s thôi, 2 phút, ai mà cả có cho con. Mình cực kỳ bận rộn. Dạy ở trường, ở nhà, chấm bài, soạn bài, rảnh một tý lại có học sinh nhờ cô xem bài. Các mẹ tưởng tượng đến mức từ khi sinh con, xem một bộ phim trên Hbo hay Starmovie là một điều xa xỉ với mình. Thi thoảng, trong lúc ăn cơm xong, trước giờ dạy, mình có ngó được một hồi thời sự. Còn lại là làm việc và chơi với con.

Nói vậy, mình cũng muốn nói đến quan điểm rằng dạy con là nhồi nhét, là đánh mất tuổi thơ của con là hoàn toàn sai lầm. Hai mẹ con mấy cái thẻ, làm gì mà con đánh mất tuổi thơ hả các mẹ. Chúng ta từ đi bộ, đi ngựa đến đi máy bay, dạy con cũng phải thay đổi chứ.

Học tiếng anh qua flash card với những chủ đề gần gũi với con

Thứ hai, mình thấy các mẹ bàn nhiều về cách làm thẻ, xôn xao cả các mạng. Nhưng ít người bàn làm sao để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Tiếng việt thì đơn giản hơn, nhưng mình thấy dạy ngoại ngữ khó hơn nhiều.

Phương pháp này đưa từ Mỹ về, dạy tiếng Anh với họ cũng như dạy tiếng Việt mình. Khi bắt đầu dạy cháu, mình rút ra nhiều kinh nghiệm. Hôm đầu tiên mình lấy bộ tiếng Anh về, mình hí hửng cho con học bộ the part of the computer. Hic, học 5 ngày liên tục 5 thẻ mà thấy con chẳng phản ứng gì, chỉ thích mỗi chữ computer.

Mình ngậm ngùi nhận ra các chữ printer, scanner, moniter… xa lạ với cháu nên học cũng hơi khó.Thế là mình thay đổi. Đầu tiên, mình cho cháu học từ, giúp cháu đọc được từ, hiểu từ đó là gì đã rồi cho học chữ.

Một cách hiệu quả nhất là cho cháu xem clip bộ từ mình sắp dạy chữ. Chẳng hạn, dạy bộ , mình cho cháu xem các clip học tiếng anh trên youtube như the buttterfly song, The color of the rainbow, what color of the sky… Thế là con nhà mình học rất nhanh các từ red, yellow, blue… Khi đưa các thẻ này ra, cháu rất hứng thú và thuộc nhanh lắm, không đến 5 ngày mà 2-3 ngày đã thuộc hết mặt chữ.

Học tiếng anh qua clip tự làm

Mình đã tự biên tập lấy bộ clip hỗ trợ học tiếng Anh cho con mình, gồm nhiều phần. Ai ở Vinh có thể liên hệ mình để copy, mấy chục người đến copy rồi, rất vui. Còn ở xa các mẹ tự down về nhé. Mình ví dụ một số phần thôi vì không có thời gian.

- Flash Card tiếng anh chủ đề màu sắc: The color of the rain bow, the butterfly song, the paint is pink, what color is this, what color of the sky, color song, color song for kid…( nhiều lắm mình chỉ ghi ra một vài cái thôi)

- Flash Card tiếng anh chủ đề hoa quả: Let’ practice english- fruit, fruits for kid,do you like fruit, the fruit train…

- Flash Card tiếng anh chủ đề cơ thể: Body part chant, body part- flash card for children, part of the body, learn body…

- Flash Card tiếng anh chủ đề gia đình: the finger family, chipmuck family, family song…

Nếu các mẹ không có thời gian, có thể sử dụng Baby enteins, hoặc Brainy Baby bán sẵn hay cũng có trên youtube.

Lưu ý khi các mẹ cho các con xem là: hãy chọn clip có kiểu chữ giống kiểu chữ mình dạy: font Arial

- Sau khi dạy xong, lúc đầu mình theo hướng dẫn của chuyên gia, dán thẻ lên tường, nhưng mình thấy làm thế băng dính dính vào thẻ, xót lắm. Bộ thẻ này gấn 10 triệu cơ mà! Híc! Nên mình tìm cách treo thẻ bằng cách:mua bìa bóng kỉnh, ghim lại, đút thẻ vào và treo lên tường.Cứ hôm nào học xong là treo, rồi lại rút ra treo thẻ mới. Hay lắm các mẹ ạ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Hướng dẫn chi tiết cách dùng Flash Card cho mẹ mới bắt đầu

Flash card là gì?


Thẻ Flash card là các thẻ với hình ảnh, chữ viết, con số, khái niệm hoặc hình minh họa được sử dụng cho việc học tập. Việc dùng Flash Card được các mẹ truyền tai nhau như một cách giáo dục con trẻ tại nhà. Nó xuất hiện trong cuốn “Dạy Trẻ Biết Đọc Sớm” của Glenn Doman.


- Đặc trưng của cách dạy này là bắt đầu khi từ rất nhỏ. Theo mình biết là từ 3 tháng các mẹ đã bắt đầu flash card cho con bằng những tấm hình có kích thước chữ rất to. Rồi dần dần mỗi ngày 10 phút với các loại thẻ và chữ số, hình ảnh tùy điều kiện của các mẹ.


- Các mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều tấm thẻ chữ với nền trắng, phía trong là chữ màu đỏ được các mẹ tự viết hoặc in từ máy tính. Tuy nhiên cũng có các thẻ nền trắng chữ đen để trẻ làm quen dần với màu chữ đen của sách (Sách Phương Án 0 Tuổi).
Hướng dẫn cách dùng Flash Card cho mẹ mới bắt đầu
Bạn cần lấy thẻ chữ làm chuẩn vì thẻ chữ là cái bạn có thể làm được ngay và rất dễ dàng

Cách tráo thẻ flash card chi tiết cho mẹ mới bắt đầu theo phương pháp Glenn Doman

Tuần 1: Để bắt đầu bạn cần chuẩn bị 25 thẻ chữ mỗi tuần, thẻ hình và đồ vật tương ứng với thẻ chữ đó. Những hình hay vật nào không có, bạn sẽ bổ sung sau. Bạn chia thẻ chữ làm 5 xấp, mỗi xấp 5 thẻ, tương ứng với 5 tour dạy. Bạn cũng làm y như thế với thẻ hình và đồ vật, nhưng nhớ xáo trộn để không có cái gì trùng nhau. Ví dụ :

Tour 1 : thẻ chữ : bố … ; thẻ hình : mẹ … ; đồ vật : trái cam …

Tour 2 : thẻ chữ : mẹ … ; thẻ hình : trái cam … ; đồ vật : cây viết …

Tour 3 : thẻ chữ : cam … ; thẻ hình : cây viết … ; đồ vật : muỗng …

Tour 4 : thẻ chữ : viết … ; thẻ hình : muỗng … ; đồ vật : con cọp …

Tour 5 : thẻ chữ : muỗng … ; thẻ hình : cọp … ; đồ vật : voi …

Thời gian đầu, sự tập trung của bé rất ngắn, nên một tour dạy cũng nên thật ngắn. Ví dụ bạn có thể soạn 1 tour dạy 5 phút.

Tour 1 : nhìn cô làm động tác thô : vỗ tay, gật đầu, gõ bàn và đọc thẻ chữ sau đó đọc 2 câu thơ. Tiếp theo đó cô lấy dụng cụ cho bé hành động với đồ vật: bỏ muỗng vào ly. Tiếp theo là động tác thô : vỗ đầu, xoa tay rồi đọc thẻ hình và đọc 2 câu thơ rồi lấy đồ vật con cọp, cái muỗng, trái cam … cầm tay bé cho bé sờ hay chỉ vào một con và nói với bé 1 hay 2 đặc điểm nào đó của 1 vật bất kỳ.

Cho bé giải lao, massage, nóng lạnh, chéo, thở … động tác thô với tay, chân …

Tour 2. Nhớ là khi đọc thẻ, nếu bé không nhìn là ngưng, chuyển qua việc kế tiếp ngay.
Tuần đầu bạn không phải thay rút thẻ gì cả, giữ nguyên như thế đến hết tuần. Nhớ ghi ngày giới thiệu vào bảng GHI CHÚ 1.

Những việc này rất cần thiết, nếu bạn làm ngay từ đầu sẽ rất dễ kiểm soát việc bạn đã giới thiệu cho bé được những gì.

Tuần 2: bạn cũng chuẩn bị y như tuần 1, nhưng mỗi ngày cô phải rút 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình, 5 đồ vật cũ ở 5 tour ra và thay bằng 5 thẻ chữ, thẻ hình và đồ vật mới. Công việc này tốn khá nhiều thời gian và rất vất vả cho cô, nếu bạn có thời gian thì bạn nên tự làm giúp cô. Nhưng phải bắt buộc như thế, nếu không con bạn sẽ rất chán và đi rất chậm. Bạn thường có suy nghĩ, bé đã thuộc đâu mà thay liên tục vậy? Nhưng nếu bạn không thay, bé sẽ không nhìn đâu.

Tuần 5: sau 1 tháng học bé đã có thể ngồi lâu hơn và tập trung cao hơn. Song song với việc bạn tiếp tục giới thiệu như cũ, trong 1 tour bạn thêm mục nhận biết đồ vật, thẻ chữ, thẻ hình của tuần đầu. Nghĩa là bé được nhắc lại lần 2 sau 1 tháng, đây là phần cũng cố kiến thức cho bé. Đánh dấu vào bảng GHI CHÚ 2.

Tuần 9: sau 2 tháng học, bạn thêm mục ghép ảnh – ảnh, ảnh – vật, vật – ảnh, ảnh – chữ, vật – chữ à Bé được cũng cố lần 3, bạn cũng biết bé của chúng ta rất mau quên, nếu bạn không có chương trình cũng cố cho bé, sau một thời gian nào đó, bé có thể sẽ quên hết và xem như phải học lại từ đầu. Đánh đấu vào bảng GHI CHÚ 2.

Tuần 13: sau 3 tháng học, bé có thể bắt đầu học chức năng và phân loại, cũng cố lần 4. Nghĩa là tour học sẽ cứ dài và nặng dần lên. Đánh dấu vào bảng GHI CHÚ 2. Khi bé phân loại được, xem như là xong phần của 1 thẻ chữ, thẻ hình.

Tuần 17: sau 4 tháng học, bé bắt đầu học lớn nhỏ và sắp xếp thứ tự. Bé cũng có thể không cần đến chữ to nữa, mà chỉ cần làm chữ nhỏ hơn là được. Bạn bắt đầu giới thiệu chữ cái cho bé. Ngay khi bé học xong chữ cái và dấu, bạn cho bé ráp từ. Bắt đầu là từ 2 chữ, không dấu như bi, ca, xa … Và 2 chữ có dấu như cá, cỏ, mẹ, má … Và 3 chữ không dấu như cam, đan, bia, ong … Và 3 chữ có dấu như cấm, gối, mền … cứ thế, càng nhiều càng tốt. Cho bé làm quen với bảng chữ.

Tuần 21: sau 5 tháng học, bé bắt đầu học tính từ và giới từ với hình ảnh và đồ vật tương ứng. Nếu có thể bạn dùng bộ ghép hình 2 mảnh tính từ, giới từ và các đồ vật có liên quan.

Tuần 25: sau 6 tháng học, bạn có thể cho bé ghép một câu thơ ngắn gồm 4 – 5 chữ. Bên cạnh đó, bạn cắt các bài thơ, đồng dao thành từng câu cho bé ghép lại thành bài gồm 4 -5 câu

Tuần 29: sau 7 tháng học, bé có thể ráp các chữ thành một câu tục ngữ hoàn chỉnh. Cho bé làm quen với các khái niệm về thời gian như hôm qua, hôm nay, ngày mai … các thứ trong tuần, các tháng trong năm, các món ăn, phim ảnh bé ưa thích.

Tuần 33: đến thời điểm này bé của bạn đã có thể đọc được 1 câu ngắn gồm 5, 6 từ một cách dễ dàng. Bạn bắt đầu làm sách cho bé đọc. Nếu bạn in từ máy vi tính, cỡ chữ không dưới 50, còn nếu bạn viết tay, chiều cao chữ không dưới 2 cm, khổ giấy đừng nhỏ hơn 10cm x 15cm. Để bắt đầu, một câu chừng 7 đến 8 chữ thôi và nhất thiết không đặt hình và chữ lên cùng 1 mặt, bé bắt buộc đọc chữ trước và phải giở sang trang sau mới có thể thấy được hình ảnh minh họa. Nội dung của sách như thế nào là tuỳ ý bạn và tuỳ thuộc vào sở thích của bé. Những cuốn sách đầu tiên cho bé chỉ chừng 5 trang chữ và 5 trang hình là đủ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Cách dạy con tốt nhất - Chia sẻ ghi chép từ một người mẹ

Mẹ chưa bao giờ là người nhanh nhẹn trong việc cập nhật thông tin và tìm hiểu cái mới. Gần đây Giáo dục sớm như là một cơn sốt lan tỏa lan tỏa, và sôi động trên các diễn đàn, trên internet, và mẹ là người biết đến nó sau nhất, khi con gái mẹ đã 33 tháng tuổi. Mẹ thấy tiếc vì mẹ đã thờ ơ, đã để cuộc sống với những lo toan khác cuốn đi, mà mẹ lại không hề biết “nếu thiếu tiền, bạn có thể kiếm sau, còn con bạn đang khôn lớn từng ngày, và thời kỳ vàng 0-3 tuổi vụt trôi qua rất nhanh”.

Tôn trọng con là cách tốt nhất để dạy con (ảnh minh họa)

Mẹ sợ hãi quá, vội vã quá và nhanh chóng mua sách, vội vàng mua học liệu và đọc chụp giựt mọi điều liên quan đến giáo dục sớm. Mẹ vừa đọc vừa băn khoăn, giờ có muộn không? Dạ thưa, chưa bao giờ là muộn. Mẹ cố gắng và mong rằng sẽ đền bù cho con phần nào thời gian lãng phí đã trôi qua. Con gái, mẹ đang học và đang đi theo hành trình vất vả, làm nghề khó khăn nhất ” nghề làm cha mẹ”. Song song với GIÁO DỤC SỚM, mẹ học được KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT, học được cách LÀM BẠN VỚI CON, và tất cả những luồng thông tin ấy đều đi đến một nội dung: LUÔN TÔN TRỌNG CON TRONG MỌI TÌNH HUỐNG.

Thế là một tháng nay, mẹ đã luôn tâm niệm TỪ CHỐI BẠO LỰC, luôn kìm chế và nghĩ ra mọi cách để thương lượng, chuyện trò, và hòa giải với con. Phải luôn nhìn thấy phía sau mọi việc con làm đều có nguyên nhân của nó, và nếu chưa biết, hãy hỏi con. Bằng cách này hay cách khác, con sẽ bày tỏ, sẽ thể hiện và sẽ tỏ ra hiểu biết chứ không giấu diếm với mẹ, không sợ sệt lảng tránh mẹ và không im lặng giận dỗi mẹ như lúc trước. Chỉ khoảng 1 tháng trải nghiệm với con qua lăng kính mới ( lăng kính BÌNH ĐẲNG), mẹ đã học được rất nhiều từ con, từ con gái gần 3 tuổi của mẹ. Và ngay chính con, mẹ cũng nhìn thấy có sự đổi thay. Con gái mẹ đã cởi mở hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt, bớt đành hanh hơn,… Thật là kỳ diệu, cảm ơn con, nhờ con mà mẹ đã TIẾN HÓA.

Mẹ gần như hoàn toàn thay đổi cách nhìn cuộc sống, thay đổi trong cách dạy con làm mẹ thay đổi cả nhân sinh quan của mẹ, của bố và làm cho suy nghĩ về cuộc sống của bố mẹ tích cực hơn, bình an hơn. Bố không còn quát “Măng, bố nói có nghe không” nữa, mà bố sẽ hỏi con, nghe con nói và giải thích cho con. Mất thời gian hơn, nhưng nhẹ nhàng và thấm thía hơn. Mẹ không còn nghe Măng nói với em : ” Lấy của Măng là Măng đánh cho bây giờ”. Thay vào đó mẹ nghe Măng nói: ” Bách, Măng phạt đấy”. Măng đã thay đổi do bố mẹ thay đổi…

Mẹ và bố đã đặt chân vào cuộc cách mạng mềm này, và bây giờ, đang bắt đầu đi trên con đường dài ấy, vừa đi vừa học hỏi. Con gái và con trai, động viên bố mẹ nhé, hợp tác tốt các con nhé.

Cảm ơn các con vì đã cho bố mẹ được làm bố mẹ.

Bố mẹ yêu các con nhiều.

Mẹ Ky Trang

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Tổng hợp cách dạy con của Bố Gum Gum

Bài này bao gồm các Hướng dẫn chung như luyện ngủ, đồ chơi, cách sinh hoạt của trẻ dưới 3 tháng. Các mẹ cùng tham khảo và thực hiện nhé.

Luyện Ngủ – một trong những bài tập quan trọng giúp trẻ phát triển

Luyện ngủ:

Khi bé và mẹ ngủ, cần đảm bảo cho phòng ngủ được yên tĩnh, giấc ngủ của bé cần phải có quy luật. Trước khi ngủ cần phải làm cho bé trấn tĩnh trở lại. Mẹ phải quan sát xem thời gian và nhu cầu ngủ của con là bao nhiêu, không ép bé ngủ nhiều như trong sách hướng dẫn. Cần dạy cho bé cách ngủ trên giường từ khi bé còn bé. Giấc ngủ của bé có tiết tấu và quy luật tự nhiên của bé, vì vậy bé mà thức giấc vào ban đêm, nhưng sau đó bé lại ngủ ban ngày, mẹ không được luôn đánh thức và làm phiền giấc ngủ của bé. Cần tạo cho bé một cảm giác thoải mái khi ở trên giường ngủ. Có những bà mẹ yêu con “thái quá”, khi bé đã ăn no rồi họ còn ôm con trước bụng và lắc lư con, vỗ vào con, hoặc là để cho bé ngậm vú mình, ngậm đầu vú giả, đây thực sự là một thói quen không tốt. Các bà mẹ nên nhớ rằng trước khi bé ngủ không được dỗ, không được vỗ bé, không được lắc và ôm bé, lại càng không nên cho bé ăn, cho bé ngậm vú. Khi bé đã tới lúc ngủ, đặt bé nằm trên giường và để cho bé tự ngủ. Khi bé vẫn chưa hình thành được thói quen ngủ đúng giờ giấc, chúng ta có thể mở thêm một bản nhạc dịu êm để bé dễ ngủ, giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện khỉ ngủ. Đến khi bé có thể hình thành được thói quen ngủ đúng giờ giấc, chúng ta không cần mở nhạc nữa.

Theo dõi giờ ăn, ngủ, ưu tiên ngủ đúng giờ, sau đó cố gắng để con tự ngủ, không cần ru, không bế, không ngậm ti ngủ. Hết 2 tháng sẽ cho ngủ riêng giường và hạn chế dần bú đêm (cho bú nước).

Đồ chơi: Chúng ta có thể đặt một, hai thứ đồ chơi hoặc quyển sách trên giường của bé. Có thể lắp các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và những đồ chơi phát ra các âm thanh êm tai bên giường của bé. Treo bóng bay có màu sắc đẹp trong phòng của bé. Chúng ta nên treo đồ chơi phía trên giường của bé, để bé chơi đùa và ngắm nhìn, nhưng chúng ta cần chú ý thay đổi vị trí của đồ chơi, tránh cho bé tật lác (lé) mắt. Nếu chúng ta thường xuyên treo đồ chơi ở vị trí trung tâm của giường thì bé có xu hướng nhìn vào giữa, dễ bị lệch mắt. Nếu treo đồ chơi vào một góc giường, bé sẽ bị lác mắt. Treo đồ chơi vào vị trí quá gần bé sẽ gây cho bé cảm giác mệt mỏi. Tốt nhất chúng ta nên ôm bé ra gần trước cửa sổ hoặc bên ngoài cánh cửa cho bé ngắm nhìn các vật thể ở xa. Khi bé nằm trong tử cung của mẹ, thế giới của bé nghe được là âm thanh của ‘tiếng nước”. Khi chúng ta đi ra ngoài mua sắm, chúng ta nên mua cho bé những đồ chơi có âm thanh giống với âm thanh trong tử cung của mẹ. Tiếng nước chảy sẽ làm cho bé yên tĩnh, dễ dàng dỗ bé ngủ ngon. Chúng ta có thể lấy băng ghi âm ghi lại tiếng nước chảy vào bồn tắm, âm thanh nước chảy vào chậu rửa mặt, âm thanh của máy rửa bát đang hoạt động, hoặc có thể mua một cuốn băng có tiếng nước chảy, khi bé khó ngủ, chúng ta mở cuốn băng đó lên ru bé ngủ.

Gọi tên con: thường xuyên gọi tên bé và luôn nở nụ cười trên môi, tựa sát vào bé, sẽ có ảnh hưởng tích cực cho bé. Bé rất vui và yên tâm.

Rèn luyện sạch sẽ: Ngay từ nhỏ, cha mẹ có thể dạy cho các bé thói quen sạch sẽ. Khi bé đái dầm, mẹ hãy nhanh chóng đến bên con, vừa trò chuyện nhẹ nhàng với bé vừa thay tã lót, rửa ráy cho bé. Trước khi cho bé uống sữa, bú sữa, trước tiên mẹ nên thay tã lót cho bé, có thể nói với bé những câu nói như: “Để mẹ thay tã cho con nào! Có phải ỉà bé yêu của mẹ lại đái dầm không nhỉ? Ô! Đái dầm thật rồi! Để mẹ thay cho bé yêu sạch sẽ, thơm tho nhé!” Qua những lời nói dịu dàng, những cử chỉ chăm sóc ân cần, các bé học được cách biểu đạt niềm vui, nỗi buồn, yêu thích và phẫn nộ từ những điều đã trải qua vói bé. Bé đóng bỉm thì có cần ko chắc là ko?

Chú ý đường hô hấp:

- Mẹ phải hết sức chú ý vấn đề hô hấp của bé.

- Không cho bé chơi các túi làm bằng nhựa, để tránhf việc bé có thể chụp túi nhựa lên đầu sẽ bịt chặt mũi, khiến bé bị ngạt thở.

- Không cho bé chơi gối đệm làm bằng chất liệu lông.

- Khi bé không thể tự lật người được thì không nên cho bé nằm ngửa.

- Gối của bé không được quá mềm, tránh việc cản trở đường hô hấp của bé.

- Không được cho bé chơi các đồ chơi như tiền xu, các loại hạt đậu, khuy áo, tránh việc bé nhét dị vật vào làm cản trở đường hô hấp của bé.

- Không được cho bé ngậm kẹo mút đề phòng tai nạn.

Đảo chiều bú bình: Khi cho con bú bình, bố mẹ nên thay đổi tay cầm bình sữa, lúc thì bình sữa ở bên phải bé, lúc lại ở bên trái bé, điều này không phải hết sức quan trọng trong việc phát triển của bé, nhưng từ đó bé sẽ học được cách nhìn sang trái và sang phải.

Nếu sốt: Ngừng ngay việc cho bé bú sữa mẹ nếu mẹ bị sốt 38 độ trở lên.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Con chỉ thích học môn phụ

Hôm nọ họp lớp phổ thông, tôi gặp anh bạn cũ ngày xưa cùng “cạ” nghịch với nhau ở lớp. Nay anh đã thành đạt, nghe bảo có cả xe hơi lẫn mấy nhà lầu, chỉ có mặt vẫn hơi buồn buồn. Hỏi ra thì anh bảo: “Hai thằng cu nhà tớ nhìn cũng không đến nỗi nào, mà học hành thì chán quá. Học lệch. Chả được học sinh giỏi toàn diện gì cả. Toán, Văn, Hóa, Sinh điểm chả cao, cũng chả thấp, cứ nhàng nhàng, mà cứ nhè Nhạc, Họa, Thể dục mà vác về điểm cao thì cậu bảo có tức không?”

Nói rồi thở dài. Tôi thầm nghĩ, hình như ngày xưa, anh cũng từng dẫn đầu cả lớp tôi về môn … Thể Dục! Thế nhưng anh đã quên rồi!

Hãy tìm hiểu vì sao con thích môn này mà không thích môn kia trước khi ép con phải học giỏi toàn diện (ảnh minh họa)

Bắt đầu vào đời từ… môn phụ!

Môn phụ không có lỗi

Một đứa trẻ chỉ thích những môn chính mà học kém các môn phụ thì được phụ huynh thông cảm mỉm cười, bỏ qua. Nhưng em nào học giỏi môn phụ mà thường thường các môn chính lại bị chấn chỉnh, đay nghiến, hoặc chí ít mẹ cha cũng băn khoăn lo lắng. Chao ôi, thật bất công cho những môn được/bị gọi là phụ! Nếu bạn nào giỏi vẽ mà trở thành họa sĩ, giỏi đàn mà thành nhạc sĩ, nhạc công, dẫn đầu trong môn chạy hay bật xa mà sau trở thành vận động viên chuyên nghiệp… thì khi ấy, các môn phụ đó mới được đường hoàng nhắc đến, vinh danh! Khi ấy thì chính chính phụ phụ, phụ phụ chính chính… chẳng còn biết đường nào mà lần nữa!

Theo thiển ý của tôi, vấn đề không phải chuyện chính hay phụ ở đây. Vấn đề là thái độ của các em đối với việc học nói chung, vậy thôi. Còn việc em này thích và dành cho môn này nhiều thời gian hơn cũng là chuyện quá bình thường. Chúng ta có lẽ không nên đòi hỏi các em phải “toàn diện”, phải “học đều các môn” như thời nào xưa cũ nữa. Trên một cái nền cơ bản mà kiến thức các em cần phải có được, các em chỉ cần nắm được những điều sơ đẳng cần thiết của chương trình phổ thông, còn lại, để nâng cao, đào sâu, hãy tôn trọng sự lựa chọn của trẻ!

Tuy nhiên, các bố mẹ trước khi đi đến bất kỳ một kết luận gì, cũng nên để tâm tìm hiểu đôi chút bản chất của sự việc:

Nguyên nhân trẻ không mặn mà với môn chính mà yêu môn phụ. Hướng giải quyết.

Điều này cũng không khó khăn gì có thể biết được. Chỉ cần kín đáo quan sát cách con ngồi làm bài, bố mẹ có thể hiểu được, thật ra, con không mặn mà với Toán, Văn, Sử, Địa… vì con cảm thấy khó, thấy sợ chúng hay vì con vẫn hoàn thành bài dễ dàng, chỉ có không để tâm đến chúng bằng những môn kia mà thôi. Con làm bài rất nhanh, loáng cái là xong, không nhăn mày nhíu trán, không tra cứu, cũng không tỏ ra hài lòng..- đó là dấu hiệu con không sợ môn này, không kém, nhưng thờ ơ, chẳng thích. Còn nếu ngồi làm bài mà thở dài thườn thượt, ra ra vào vào ngó cái nọ, nhấc cái kia lên xem, lúc ngồi xuống lại bặm môi căng thẳng, dập dập xóa xóa, làm nửa chừng gập vở lại lôi vở khác ra xem – đích thị là con bạn đang có khó khăn với cái môn chính “đáng ghét” này.

Trẻ không thích học môn chính vì chúng quá khó đối với sức học của trẻ? Có thể, đó là hậu quả của cả một quá trình. Một vài lần nghỉ học không chép bài, đôi lần mải xem phim không làm bài, con bỗng không theo dõi được mạch bài học trên lớp nữa. Chỉ một thời gian rất ngắn thôi, lượng kiến thức ùn lại khiến con không còn biết bắt đầu gỡ rối từ đâu nữa. Giải quyết việc này là khó, nhưng không quá khó nếu bố mẹ có ý thức trợ lực với con:

- Thể hiện sự nghiêm khắc một cách đúng mực, mà tuyệt đối không tỏ ra bực mình, mất kiểm soát về cảm xúc, mắng hay nhiếc móc con thậm tệ. Một vài điểm kém con mang về, bố mẹ hãy đón nhận bình tĩnh và đặt vấn đề một cách thẳng thắn, tôn trọng: “Con có cần mẹ giúp con không? Con thấy có khó khăn gì không?”. Nếu bố mẹ chân thành, trẻ hẳn sẽ sẵn lòng chia sẻ những vướng mắc của mình để tìm sự hậu thuẫn của người thân mà con tin tưởng nhất.

- Cùng con vạch ra kế hoạch lấp đầy những khoảng trống kiến thức bằng nhiều cách. Mẹ hoặc nhờ một ai đó, như sinh viên đi dạy kèm chẳng hạn, rà lại những chỗ con không hiểu, cùng con làm bài tập, từ từ tìm ra cách tháo gỡ khó khăn.

- Cùng con lập một cuốn sổ be bé bằng lòng bàn tay, gọi là cẩm nang, ghi lại vắn tắt những kiến thức cơ bản của bộ môn ấy trong các bài học của năm học trước và năm học này, để con nhìn thấy kiến thức theo một hệ thống. Mẹ và con có thể dùng bút màu tô, vẽ, kẻ… sao cho cuốn sổ bé nhìn thật đẹp mắt. Ấn tượng thị giác khiến trẻ học vào đầu nhanh hơn. Việc tự mình hệ thống lại kiến thức khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng, người lớn hơn, cũng làm trẻ dễ thuộc hơn nhiều so với việc ngồi nhai sách giáo khoa.

- Bố mẹ có thể trao đổi trực tiếp với cô giáo bộ môn, nhưng tốt nhất là một cách kín đáo để con không cảm thấy khó chịu. Hỏi ý kiến cô cách giúp đỡ con như thế nào cho hiệu quả nhất.

- Không hỏi han quá nhiều về chuyện này, nhất là không trao đổi với bạn bè của con nếu không có sự đồng ý của trẻ. Giữ cho trẻ những sự “sĩ diện” cần thiết mà trẻ trung học cơ sở lẫn trung học phổ thông đều coi trọng.

- Chú ý cách kiểm tra bài – thể hiện được mình là “đồng minh” với con trong việc học lại kiến thức cũ chứ không phải là người kiểm tra sàn sạt, tệ hơn là tra hỏi, lục vấn xem bài này làm chưa, bài kia đã hiểu chưa. Hãy tỏ ra vững tin ở khả năng của con.

Trẻ không thích học môn chính chỉ vì mải chơi, chủ quan, nghĩ rằng khả năng của mình thừa sức vượt qua các kỳ kiểm tra mà không cần phải luyện tập hay đào sâu suy nghĩ…? Với trường hợp này, bố mẹ hãy thử khơi gợi sự “tự ái” của trẻ bằng cách tìm vài bài tập thật khó, đố mẹo, độc đáo ở một số tài liệu tham khảo. Trẻ có thể sẽ tiếp nhận thách thức và nếu thất bại, trẻ sẽ hiểu ra thực chất khả năng của mình đang ở đâu, kỹ năng của mình chưa chuẩn như thế nào. Có thể thách trẻ làm một bài toán quen thuộc nhưng trong một khoảng thời gian rất gấp rút. Những em không thường xuyên làm bài luyện tập, cho dù là thông minh thì kỹ năng làm việc cũng không thể nhanh nhẹn được. Qua một vài lần như thế, có thể con của bạn sẽ nhìn vấn đề đúng đắn hơn.

Trẻ không thích học môn chính vì… không có cảm tình với thày cô bộ môn hoặc thày cô giảng không lôi cuốn. Trong trường hợp này, bố mẹ sẽ phải tìm cách kích thích trí tò mò, gợi hứng thú và động lực học của con, bằng cách:

- Nếu bạn cũng là người có khả năng về môn học ấy, hãy kể cho con những mẩu chuyện thú vị xung quanh môn học, những huyền thoại, những danh nhân tiêu biểu, những câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của họ. Hiện nay trên thị trường, những cuốn sách viết về điều này cũng không phải là hiếm.

- Cuối tuần, bố mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi liên quan đến việc học môn học đó. Chẳng hạn, trò chơi nhớ các con số đối với môn Toán, trò nói nhanh tên Thủ đô đối với môn Địa lý, trò viết ra giấy ghép câu để tạo ra những câu văn buồn cười, hài hước, nói về các nhân vật trong các tác phẩm văn học mà con đã học với môn Văn..v…v…

- Hãy tìm cách đặt vè, làm thơ tổng kết các kiến thức của môn học một cách hài hước, khiến con vừa nhớ lâu, vừa cảm thấy thú vị, kiểu như “Con gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu…” (cạnh góc canh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh…).

- Nếu bố mẹ “hiện đại” một chút, có thể… lên facebook lập Hội những người … sợ Toán, hoặc: Hội những người… sợ Văn… để chia sẻ cùng con và bạn bè cùng lứa, cùng lớp của con. Những thành viên tha hồ kêu ca, phản đối… môn học này. Bạn không có bất kỳ một “động thái” nào phê phán quan điểm của trẻ. Hãy chia sẻ những mẩu chuyện thời thơ ấu, những lần bạn từng “khốn khổ” vì môn học, từng cảm thấy chán ghét môn học, rồi lại kể những tình huống khiến bạn thấy môn học này hóa ra cũng rất cần thiết. Rất có thể sau một thời gian hoạt động, hội của các bạn sẽ được đổi tên!

Và cuối cùng, với những đứa trẻ thực sự chỉ muốn quan tâm đến Nhạc, Họa hay Thể dục – những môn quá phụ đối với bố mẹ và thày cô, lại quá quan trọng đối với chúng, bạn hãy vui mừng theo dõi những bước tiến của trẻ trong những môn này. Có thể, một lớp học năng khiếu nghiêm túc sẽ là giải pháp?

Bạn thấy đấy, chính hay phụ hóa ra không còn quan trọng nữa. Sau một thời gian “đấu tranh” với vấn đề này, bạn và con bạn sẽ có được một mối thân tình thắm thiết, đồng cảm và tin cậy lẫn nhau. Nếu được thế, thì dù con vẫn chỉ yêu môn phụ mà chưa yêu môn chính, bạn đã vẫn chiến thắng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)