Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe mẹ bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe mẹ bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bầu 3 tháng cuối có được đi spa?

Có biết bao điều thú vị ở spa mà phụ nữ nào cũng mê mẩn: Từ massage, dưỡng da hay xông hơi đều mang đến một cảm giác thư giãn như ở thiên đường. Nhưng bây giờ mẹ bầu đang ở vào tam cá nguyệt cuối cùng và liệu việc đi spa có an toàn hay không?

Trước tiên, hãy yên tâm vì việc đi spa không nằm trong danh sách cấm đối với các mẹ bầu 3 tháng cuối. Còn gì tuyệt hơn được massage bàn chân mỏi mệt vỉ “gánh” cả cơ thể và chiếc bụng nặng nề? Ngay cả việc sơn móng chân, móng tay trong giai đoạn này với mỹ phẩm an toàn cũng có thể thực hiện được. Nhưng trước khi lên một lịch hẹn với các kỹ thuật viên massage hay chăm sóc sắc đẹp, mẹ đừng quên một số lưu ý dưới đây nhé.

Bầu 3 tháng cuối có được đi spa? (ảnh internet).


Massage bầu như thế nào?

Phần bụng với một số vết rạn và ngứa có lẽ là vùng đầu tiên mẹ cần chăm sóc. Hãy chọn một loại hỗn hợp tẩy tế bào chết có chất dưỡng ẩm để giúp bề mặt da trở nên dễ chịu hơn. Tư thế massage cho mẹ bầu ở những tháng cuối cũng hoàn toàn khác với cách massage thông thường, bởi mẹ bầu hoàn toàn không thể tiếp tục nằm sấp kể từ tháng thứ 5 trở đi và nằm ngửa cũng không phải là tư thế tốt cho cột sống. Thông thường, mẹ có thể nằm nghiêng để massage cho thoải mái hoặc các kỹ thuật viên sẽ thiết kế một chiếc gối hay ghế đặc biệt để hỗ trợ mẹ nằm ngửa mà không bị chèn ép lên cột sống.

Một lưu ý khác là các mẹ bầu cần một lực massage nhẹ nhàng hơn. Thật may mắn là các kỹ thuật massage không cần phải có một lực quá mạnh để có thể tạo ra hiệu quả.

Cẩn thận với tinh dầu 

Một số loại tinh dầu được biết đến với tác dụng thư giãn tuyệt vời, nhưng có thể nó không tốt cho phụ nữ mang thai. Một số loại tinh dầu như hạt hồi hương, húng quế, bạch dương, ngải cứu, hạt hoặc lá cây mùi tây, ngải đắng… sẽ không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong khi đó, bà bầu 3 tháng cuối có thể thư giãn thoải mái với tinh dầu gỗ tử đàn hay tinh dầu chanh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra bất kỳ lựa chọn nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc.

Nói không với xông hơi và nước nóng

Có vẻ như tắm hơi hay ngâm mình trong bồn nước nóng là một giải pháp tuyệt vời để giải tỏa nhức mỏi. Thế nhưng, đây lại không phải là lựa chọn thích hợp cho các mẹ bầu. Nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tương tự với việc tắm nước nóng trong bồn jacuzzi hay quấn nóng để làm săn chắc chân, bụng…

Ngoài ra, trước khi thực hiện những liệu pháp như massage, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Một số trường hợp như giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt hơn so với những phương pháp chăm sóc mẹ bầu thông thường.
Nguồn internet

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai?

Bên cạnh những mệt mỏi vì ốm nghén thì sự thay đổi của nhũ hoa cũng khiến không ít mẹ bầu căng thẳng, khó chịu. Tình trạng này có thể đi từ cảm giác hơi đau tức và dễ bị kích ứng khi đụng chạm cho đến đau rát và rạn nứt. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai hay chưa?

Làm thế nào để giảm đau, tức ngực?

Loại hormone mang tên oestrogen được xem là một trong những thủ phạm chính gây nên tình trạng căng tức, thậm chí đau đớn cho vòng 1 ở phụ nữ mang thai. Oestrogen được sản xuất và dự trữ từ các tuyến mỡ, do đó, muốn giảm oestrogen, chị em cần hạn chế ăn chất béo mà tăng cường rau củ quả và tinh bột. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá nhanh vì đây là lúc lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ tăng cao, thúc đẩy việc sản xuất oestrogen.

Chị em nên hạn chế dùng chất kích thích khi mang thai (ảnh internet).


Khi mang thai, chị em nên hạn chế dùng chất kích thích mà điển hình là caffeine. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà đặc biệt có ích để giảm bớt cảm giác căng tức khó chịu cho gò bồng đào đấy mẹ nhé. Đừng nghĩ rằng chỉ cần tránh uống cà phê là xong vì caffeine còn có trong nước ngọt, ca cao, kem,… và một số loại thuốc giảm đau nữa đấy.

Bổ sung vitamin B, C và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân gây đau cho nhũ hoa.

Chăm sóc nhũ hoa sao cho tốt?

Không chỉ lúc mang thai mà bất cứ giai đoạn nào, việc chọn áo ngực phù hợp chính là bước cơ bản nhất để chăm sóc gò bồng đào. Hầu hết chị em đều nhận thấy vòng 1 phát triển hơn hẳn khi bầu bí, đây là lúc nhũ hoa đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng tiết sữa nuôi em bé. Do đó, kích thước áo ngực mẹ vẫn thường dùng sẽ không còn phù hợp nữa, chậm nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Mẹ cần những chiếc áo ngực mới vừa vặn hơn và có khả năng nâng đỡ tốt hơn. Lời khuyên cho mẹ là chọn loại áo ngực có chất liệu mềm mại, dễ thông hơi, mặt trong êm ái để không gây kích ứng núm vú và bầu ngực.

Mỗi ngày, sau khi tắm, mẹ cần vệ sinh nhũ hoa với nước ấm và khăn mềm để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên núm vú. Nếu dùng xà phòng hoặc sữa tắm, mẹ nhớ rửa thật sạch để tránh làm núm vú bị khô rát, nứt nẻ nhé. Tốt nhất là bôi thêm một ít kem dưỡng ẩm cho khu vực nhạy cảm này mẹ nhé.

Với những mẹ lo lắng khi thấy núm vú có vẻ ngắn và thụt vào trong sẽ gây khó khăn khi cho con bú sau này, mẹ có thể dùng bông gòn massage nhẹ nhàng núm vú và da ở vùng quầng vú để kích thích khu vực này đầy lên một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa phát triển cũng như tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của vòng 1.

Chị em cần lưu ý không tác động mạnh vào vòng 1 ở những tuần gần ngày dự sinh vì việc này có thể vô tình kích thích tử cung co thắt, dẫn đến sinh non. Đồng thời, trong lúc massage vùng ngực, nếu thấy bụng dưới căng tức từng cơn thì cần dừng lại ngay để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Nguồn internet

Mẹo massage thư giãn cho bà bầu

Có thể bạn chưa từng thử massage phần bụng của mình trong quá trình mang thai, nhưng đây lại là một trong những phương pháp giải tỏa căng thẳng và mang đến cảm giác dễ chịu hữu hiệu nhất. Dù tự thực hiện hay nhờ ai đó làm giúp, những động tác massage thư giãn đơn giản và theo đúng hướng dẫn đều có tác dụng tốt cho tâm trí và cơ thể của mẹ bầu

Massage bụng bầu giúp giảm đau và tốt cho thai nhi (ảnh internet)

Tại sao lại là massage phần bụng?

Câu trả lời thật đơn giản, nó mang lại cảm giác dễ chịu. Không chỉ có vậy, massage bụng bầu giúp bạn cải thiện tuần hoàn, giúp bạn thư giãn, giảm đau và giúp kết nối với em bé tốt hơn.

Mẹ bầu nào có thể massage bụng? 

Chỉ cần bạn đã vượt qua tam cá nguyệt thứ nhất, việc massage nhẹ nhàng không hề gây nguy hiểm.

Bạn luôn có thể tự massage cho mình, hoặc nhờ chồng làm giúp. Điều này giúp chàng “giao tiếp” thân mật hơn với em bé.

Chuẩn bị

Bạn nên dùng dầu massage thay vì lotion vì lotion rất nhanh khô. Các loại dầu jojoba, dầu em bé, dầu olive hay dầu dừa rất tốt cho làn da. Vài chiếc gối để kê lưng giúp bạn ngồi thẳng và giúp máu lưu thông tốt, tránh đau lưng.

Bắt đầu

Hai bên rìa bụng là vị trí thích hợp để bắt đầu. Chậm rãi di chuyển bàn tay theo vòng tròn từ hai bên vào đến trung tâm bụng, rồi từ từ di chuyển đến xương mu, phần bẹn, sau đó lại di chuyển ngược lại đến trung tâm của bụng. Nhớ đừng dùng lực mạnh ở phần bụng hay phần bẹn.

Để tăng hiệu quả thư giãn, bạn nên kết hợp hít thở chậm rãi, tưởng tượng như bạn đang vuốt ve em bé và bé đang thở cùng nhịp với bạn.
Nguồn internet

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)