Hiển thị các bài đăng có nhãn giao duc som. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao duc som. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Giáo dục sớm có bao giờ là muộn?

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”, và các phụ huynh bỏ mặc con mình tự do phát triển. Nếu ai đó dạy trẻ dưới 6 tuổi bất kỳ điều gì đều được coi là giáo dục sớm. Khái niệm giáo dục sớm bắt nguồn từ đây. Một vài hoạt động giáo dục sớm đang bị một bộ phận không nhỏ lên án: dạy con học đọc, dạy con học toán, dạy con kỷ luật, dạy con làm việc, dạy con kiếm tiền, dạy con ngoại ngữ, vv... Đó chỉ là 1 vài hoạt động giáo dục sớm, vẫn còn rất nhiều hoạt động khác.

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”

Chúng ta dành một chút thời gian để tìm hiểu về não bộ. Mọi sinh vật trên thế giới này đều có một bản năng, đó là bản năng sinh tồn. Tôi xin nhấn mạnh lại, tất cả các loài vật, trong đó có con người, đều đấu tranh vì sự sinh tồn của loài mình. Từ ăn, săn mồi, trú ẩn, sinh sản, vv... đều vì mục đích này. Con người cũng vậy, chúng ta rất tham sống sợ chết, và nếu phải chết, chúng ta sẽ chết để gia đình, để dân tộc, để loài người tồn tại, đó được gọi là cái chết vinh quang. Một điều tự hào là loài người chúng ta đang thống trị thế giới, và ai cũng biết, vũ khí lợi hại nhất của chúng ta là não bộ. Chúng ta là con người, biết suy nghĩ, biết sáng tạo và sử dụng các công cụ để làm những việc vượt ngoài khả năng tự nhiên của ta. Khoa học đã chứng minh: não là bộ phận phát triển đầu tiên, nhanh nhất, đến 6 tuổi não người đã đạt 90% trọng lượng của người trưởng thành, trong khi các bộ phận khác cần một thời gian dài hơn để đạt đến sự phát triển tương đương. Vì sao vậy? Nhiệm vụ của não là phải nhanh chóng phát triển để học và thích nghi nhằm mục tiêu sinh tồn. Từ khi sinh ra, trẻ là một tờ giấy trắng, chúng phải học và khao khát học để sinh tồn.

Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp
Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp. Ví dụ như ăn: bú mút là bản năng của trẻ, nhưng sau khi ra đời, trẻ cần được cho bú để duy trì bản năng này, rồi chúng ta tập cho trẻ bú mạnh, tập cho trẻ tự tìm ti mẹ để rèn thói quen lao động, chấm đầu đũa cho trẻ nếm các mùi vị khác nhau, đến 5 tháng tuổi bắt đầu tiếp xúc với cháo loãng, thức ăn xay, rồi đặc dần, cứng dần, lớn dần; đến 1 tuổi trẻ bắt đầu ăn được như người lớn. Hoặc ví dụ như tập vận động: bắt đầu từ việc cử động tứ chi, rồi đến lật người, rồi đến bò, rồi đến đứng, rồi đến đi, rồi đến chạy, nhảy, trèo, vv... Mọi thứ đó đều là học, bắt đầu từ những hoạt động cơ bản, dần dần đến những hoạt động phức tạp.

Vậy, tất cả các tác động đến trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi đều ảnh hưởng đến khả năng của trẻ sau này và đều được coi là giáo dục sớm. Nếu vậy thì không cần dạy, trẻ vẫn đang nhận được các tác động từ bên ngoài và vẫn đang được giáo dục sớm? Đúng vậy, các tác động ở đây bao gồm cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Trẻ bị bố mẹ bỏ mặc sẽ được giáo dục sớm một cách tự phát và trẻ sẽ phát triển một cách tự do không định hướng. Đến đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: đó là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Đó mới là phát triển một cách tự nhiên (phát triển để sinh tồn).

Có một người bạn của tôi đặt vấn đề rằng có khái niệm giáo dục sớm thì tại sao không có khái niệm giáo dục muộn? Tôi xin trả lời như sau: giáo dục không bao giờ là muộn. Như người bạn này của tôi, 30 tuổi mới tìm được hướng đi của cuộc đời, mới tìm được người thầy mà mình nguyện theo suốt đời, mới bắt đầu học những tri thức cần thiết và lập nghiệp, thì xin hỏi như vậy có được coi là muộn? Chúng ta biết có nhiều người, 60 tuổi mới nhận ra đam mê kinh doanh của mình, mới đi học kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp toàn cầu, thử hỏi họ có được coi là giáo dục muộn? Rất nhiều người, đến năm 40 tuổi mới nhận ra cuộc đời mình mãi không thể thành công chỉ vì không biết quan tâm tới người khác, không biết giao tiếp, không biết tạo dựng quan hệ, và họ đi học, họ thay đổi bản thân, họ thành công. Rất nhiều người kết thúc cuộc đời trong đói nghèo và bệnh tật vì không được học kỹ năng giữ gìn sức khỏe khi còn khỏe và kỹ năng quản lý tài chính khi còn làm ra tiền. “Học, học nữa, học mãi”, câu nói quá quen thuộc của Lê nin, và tôi xin nói rằng học không bao giờ là muộn.

Vì thế, nếu bạn biết đến các tri thức giáo dục sớm khi con mình đã 6 tuổi, 10 tuổi, thậm chí 20 tuổi thì vẫn không có gì là quá muộn!

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Giáo dục sớm tại bài viết "Glenn Doman và Phương pháp giáo dục sớm"


Theo glenndomanvietnam

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Dạy trẻ học bơi từ sớm theo phương pháp Glenn Doman

“Trẻ có thể bắt đầu bơi từ 6 tuần tuổi”, các chuyên gia tại viện Glenn Doman khẳng định. Họ khuyên phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với nước và học bơi càng sớm càng tốt, hạn chế tai nạn đuối nước.
Học bơi, biết bơi, không chỉ giúp các bé tự bảo vệ mình trước nguy cơ tai nạn sông nước mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.

Khi xuống nước, các phản xạ tự nhiên của trẻ sẽ được kích hoạt. Bé sơ sinh có “phản xạ lưỡng cư”, tức khả năng cơ thể tự điều chỉnh đóng thành miệng và nắp thanh quản lại để ngăn nước xâm nhập vào phổi khi ở trong môi trường nước. Do đó, khi tập bơi ở giai đoạn sơ sinh, các bé có thể bơi mà vẫn mở miệng.

Lợi dụng các phản xạ bẩm sinh này, các chuyên gia về bơi cho trẻ nhỏ khuyên các mẹ nên cho bé được vui đùa với nước một chút sau khi tắm xong để biến việc tắm rửa của bé thành một dịp vui chơi trong nước. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý là chỉ làm việc này sau khi cuống rốn của bé đã liền nhé!
“9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ (vốn là môi trường nước) trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng để có thể bơi ngay từ khi lọt lòng”, Phil Shaw, Giám đốc điều hành hồ bơi dành cho trẻ nhỏ ở Luân Đôn cho biết. Vì vậy các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội này để dạy con tập bơi.

Tuy nhiên, trước khi dạy trẻ tập bơi, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé làm quen với môi trường nước và tập một số kỹ năng dưới nước (mặc dù bé đã khá quen với môi trường này).

Các mẹ có thể xem video dưới đây để học cách cho bé làm quen với nước trước khi tập bơi nhé! Các mẹ không nên quá xót con khi cho bé bắt đầu làm quen với nước nhé, hãy mạnh dạn lên vì việc dạy bơi cho bé đòi hỏi sự kiên nhẫn và chậm rãi, từng chút một.


Những bé được học bơi sớm – khi chỉ vài tháng tuổi – sẽ có khả năng thăng bằng và kỹ năng cầm nắm, phối hợp tay chân tốt hơn là các bé chưa được dạy bơi.

Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy kết hợp với Đại học Lancaster.

“Dạy trẻ bơi sớm có rất nhiều lợi ích, hơn chỉ là khiến chúng vui thích. Đây là một môn tập mang lại sự hoàn hảo”, Hermundur Sigmundsson, chuyên gia tâm lý của Đại học khoa học và công nghệ Na Uy khẳng định.

Theo Emaxhealth, hiện tại, Sigmundsson và Brian Hopkins, một chuyên gia tâm lý từ Đại học Lancaster đã chứng minh được rằng dạy trẻ bơi sớm không chỉ giúp ích cho sự phát triển khả năng thăng bằng và di chuyển khi trẻ bước vào tuổi chập chững mà cả sau này.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và so sánh 2 nhóm trẻ (mỗi nhóm 19 bé) giống nhau về sự giáo dục của bố mẹ, nhà ở, tình trạng kinh tế. Yếu tố khác biệt duy nhất là chỉ có một nhóm được học bơi từ lúc 2-3 tháng tuổi, với thời gian học khoảng 2 giờ trong 1 tuần cho đến khi trẻ được 7 tháng.một.

Và kết quả cho thấy, nhóm trẻ được tập luyện trong hồ bơi có khả năng thăng bằng và cầm nắm tốt hơn nhóm không được tập bơi. Và cũng với hai nhóm trẻ này, lúc 5 tuổi, khi các nhà nghiên cứu yêu cầu trẻ thực hiện các bài vận động như đi nhón chân, giữ thăng bằng trên một chân, lăn bánh đến đích… thì nhóm từng được tập bơi cũng thực hiện mọi việc xuất sắc hơn. 


Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Trẻ sơ sinh cần được kích thích thị giác theo phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Trẻ sơ sinh mới đẻ ra chỉ nhìn được màu đen và trắng. Đến 3 tháng tuổi chúng mới nhìn được màu đỏ và các màu sắc khác. Màu đỏ là màu kích thích thị giác từ sau 3 tháng tuổi. Trước đó chúng ta chỉ nên kích thích bằng màu đen và màu trắng. Có lẽ không cần nói nhiều thì các bậc cha mẹ quan tâm đến giáo dục sớm cũng đã biết đến tầm quan trọng của việc kích thích các giác quan cho bé ngay từ lúc sinh ra. Lúc mới sinh, bé đã có các phản ứng đối với môi trường. Có thể nhận diện và quan sát các phản ứng ngay sau khi sinh. Trong số 5 giác quan, thị giác, thính giác và xúc giác là những đường dẫn quan trọng dần chuyển hóa thành khả năng đọc, hiểu và nhận thức bằng sờ mó. “Do các giác quan là không thể thay thế, nên ta cần nuôi dưỡng chúng bằng những hình thức kích thích hợp lý”. Ngoài việc nói chuyện với bé, cho bé nghe những âm thanh đẹp dịu dàng đ hay âu yếm vuốt ve bé thì việc

Ngoài ra, như Glenn Doman nói, những bài tập kích thích sẽ “hình thành ổn định các phản ứng thị giác, thính giác và xúc giác. Đây là những phản ứng bảo vệ mạng sống của bé trong suốt cuộc đời về sau.” Các mẹ hãy mang đến cho bé những tương tác như vậy nhé.

Hướng dẫn cách kích thích thị giác bằng thẻ bit theo Glenn Doman

 

phat trien thi giac cho tre so sinh
* Các tấm thẻ đều được làm trên chất liệu giấy tốt, hình ảnh rõ nét, cán mờ 2 mặt, không bóng, tạo điều kiện ổn nhất để các mẹ kích thích cho bé.

Các mẹ hãy chọn những tấm thẻ có chất lượng thực sự tốt cho bé, đó là lời khuyên thành thực của mình. Mình luôn nhớ câu ông Glenn Doman đã nói trong cuốn dạy trẻ học đọc, đó là những tấm thẻ đầu tư kĩ càng thật sự rất đáng giá. Nhưng nó phục vụ cho một thứ đáng giá hơn, ấy là con cái chúng ta. Một thứ đáng giá cần được nâng niu bởi một thứ có giá trị. Chưa kể sau này những tấm thẻ còn được dùng cho anh em, con cái chúng nữa. (Nói đến đây chợt nhớ đến việc những truyện ehon ở Nhật để nuôi dưỡng tâm hồn thơ bé luôn được truyền từ đời này sang đời khác. Lúc chiều nghe chị Tú Quỳnh kể, mẹ chị ấy cũng đã từng dạy bé theo phương pháp này, những tấm flash-card là học liệu của Đức tài trợ đến bây giờ vẫn còn lại).v.v.. Kể cả nếu tự làm thẻ, các mẹ hãy làm những tấm thẻ có chất lượng thật – sự – tốt rồi hẵng dạy con nhé, đó là sự trân trọng đối với con yêu của mình.
Lúc mới sinh ra, trẻ thật sự khó khăn để sử dụng những giác quan này. Bé chỉ có thể nhìn ra hoặc đánh mắt theo một vật thể tối trong phông nền màu sáng (vật thể đen, nền trắng, chẳng hạn như bóng mẹ nơi cửa sổ) hoặc ngược lại. Năng lực này không tự động xuất hiện mà cần được kích thích. Kích thích thị giác cũng là một trong các chương trình kích thích tế bào não hoạt động, một điều chắc chắn, nếu bé được kích thích từ sớm thì khả năng nhìn, tập trung và nhận biết sẽ nổi bật hơn. Được cảm nhận niềm hạnh phúc nhận biết từ sớm, bé cũng sẽ ham học hỏi, ham tìm tòi hơn.

Sử dụng bộ kích thích thị giác treo tường

- Mục đích: Kích thích khả năng nhận biết những chi tiết đơn giản cho bé sơ sinh.

- Nguyên tắc dạy:

+ Dạy đều đặn mỗi ngày, mỗi ngày xem từ 3 lần trở lên, mỗi lần xem xáo trộn thứ tự các thẻ, thời gian mỗi lần cách nhau khoảng 30 phút trở lên.

+ Các thẻ đều có kích thước chuẩn 28*28cm, tương đối lớn, có thể dán vào tường và những chỗ bé tập vận động để kích thích sự chú ý của bé, kích thích bé vận động.

- Môi trường:

+ Môi trường đủ ánh sáng và yên tĩnh.

+Mẹ và bé đều cùng thoải mái và hưng phấn.

+ Đặt bé ở tư thế thoải mái để bé nhìn, nếu bé không thích, bạn đừng ép bé.

+ Sau khi xem xong hãy ôm hôn và khen ngợi bé.

Cách xem:

+ Tạo cho bé những tấm bìa hình bàn cờ (những ô đen – trắng chéo nhau). Trước tiên chỉ đặt hai đến ba tấm hình, mỗi tấm trên một ô vuông riêng biệt với bìa bàn cờ, chọn những ô tương phản rõ nét để đặt tấm hình. Không đặt cố định các tấm hình trên các ô, bạn cần di chuyển và thay đổi các tấm hình trong ô vài ngày một. Không dùng một hình ảnh duy nhất trog nhiều ô, cần phải thu hút màu sắc và hình ảnh bằng những tấm bìa mới, hoặc tráo thứ tự các tấm bìa. Các hình ảnh mới thay đổi mỗi ngày sẽ kích thích bé nhìn. (Nếu giống nhau hoặc quá lâu ko thay đổi, bé sẽ sớm nhận ra, thấy đẹp nhưng ko kích thích được bé).

+ Bạn bế bé hoặc cho bé ngồi ở tư thế thoải mái. Khoảng cách từ mắt bé đến tấm bìa khoảng 30cm. Vừa xem hình, bạn vừa đọc to tên vật thể trong tấm hình (vừa kích thích thị giác vừa kích thích thính giác), cho bé xem trong 20s, sau đó đổi sang hình khác.

+Rất hữu ích nếu bạn gắn các thẻ này lên xung quanh khu vực vận động của bé và quanh rãnh tập trườn, khi thị giác được cải thiện, bé sẽ nhận biết được điểm cuối của rãnh tập trườn và tiến về phía đó – mối quan hệ giữa thị giác và năng lực di chuyển cũng hết sức quan trọng (Chi tiết xem thêm cuốn Dạy trẻ thông minh sớm, Glenn Doman).

* Đối với bộ công cụ kích thích thị giác 66 thẻ 2 mặt bộ này dành cho kích thích và luyện tập thị giác cho trẻ từ 0-1 tuổi cùng với 04 giai đoạn cụ thể.

- Giai đoạn 1:Luyện tập kích thích thị giác (21 thẻ chấm đen nền trắng, 15 thẻ đường nét).

* Thẻ chấm đen nền trắng dùng từ 0-3 tháng. Mỗi thẻ xem 10 lần trong 1 ngày.

Quy trình cho trẻ sơ sinh xem thẻ

Tuần 1: Ngày thứ 1- ngày thứ 7: Thẻ 1 chấm đến thẻ 7 chấm (giơ ít nhất 30s -1 phút cho bé) – vừa xem vừa đọc to cho bé. VD: Con xem này, đây là thẻ có một chấm tròn. Và đọc to: “Một”.
Tuần 2: Ngày thứ 8 lặp lại thẻ số 1, cứ tiếp tục như vậy, lặp lại tuần 1.
Tuần 3: Ngày 16 từ thẻ 8- thẻ 14.
Tuần 4: Lặp lại tuần 3
Tuần 5: từ 14 đến 20
Tuần 6: Lặp lại tuần 5.

* Thẻ đường nét khái quát dùng từ tháng thứ 2-5 tháng.
Mỗi ngày 1 thẻ, xem 10 lần, mỗi lần kéo dài 30s. Khoảng cách từ thẻ đến mắt bé là 20-50cm, điều kiện ánh sáng tốt. Trước 03 tháng có thể dùng ánh sáng đèn pin để lợi dụng sự tương phản của ánh sáng – bóng tối luyện tập thị giác cho bé.

- Giai đoạn 2: Luyện tập kích thích thị giác nâng cao (15 thẻ hình trắng nền đen; 15 thẻ hình đen nền trắng).

* Xem 15 thẻ hình trắng nền đen trước, 15 thẻ hình đen nền trắng sau.

* Xem mỗi ngày 5- 10 lần, quy trình như giai đoạn 1, mỗi lần xem có thể cho bé xem ở những góc nhìn khác nhau nhưng trong phạm vi 45 độ.

* Di chuyển thẻ để bé luyện mắt nhìn theo, mỗi ngày 5-10 lần.


kich thich thi giac cho tre tren 3 thang
- Giai đoạn 3: Mở rộng phát triển thị giác (15 thẻ đen- đỏ; 7 thẻ màu sắc; 8 thẻ hình khối)

* Bé từ khoảng 4 tháng trở lên đặc biệt rất thích màu đỏ. Khi hai màu đen trắng đột nhiên xuất hiện màu đỏ, bé sẽ thấy hứng thú bất ngờ.

Xem và di chuyển mỗi ngày 5-10 lần, quy trình như giai đoạn 2, mỗi lần xem có thể cho bé xem các góc nhìn khác nhau nhưng không quá 50 độ.

* Sau khi học xong thẻ đen đỏ, tiếp tục cho bé học thẻ màu sắc và hình khối (đây chính là các màu sắc và hình khối cơ bản trong đời sống), thực sự rất thú vị.

Xem và di chuyển mỗi ngày 5-10 lần, quy trình như giai đoạn 2. Mỗi lần xem 30 giây trở lên, mỗi lần xem có thể xem ở các góc nhìn khác nhau nhưng không quá 60 độ.

- Giai đoạn 4: Phát triển thị giác hoàn toàn (15 thẻ thị giác đa nguyên – phát triển cả về màu sắc, kết cấu, hình khối)

Phát triển khả năng quan sát và tập trung chú ý của các bé. Xem mỗi ngày 5-10 lần, quy trình như giai đoạn 3. Mỗi lần xem có thể xem ở các góc độ khác nhau nhưng không quá 90 độ.

* Xem thẻ : Ngày đầu tiên xem trong khoảng cách 20cm, mỗi ngày tăng lên 2cm, cứ thế. Nếu con bạn bắt đầu từ sau 1 tháng hoặc sau 2 tháng, số lượng có thể xem 2- 3 thẻ 1 ngày. Đối với bé dưới 2 tháng khoảng cách tối đa là 20-40cm, sau 2 tháng khoảng cách tối đa là 30-50cm.

*Treo lên tường: Với những thẻ đã xem đủ 20 lần, có thể treo lên tường cho bé thỉnh thoảng nhìn, giúp bé cảm nhận sự vật ở trạng thái tĩnh. Lúc bé xem đọc to tên sự vật có trong thẻ. Ba ngày thay đổi thẻ một lần.

*Di chuyển thẻ: Giúp trẻ cảm nhận sự vật trong trạng thái chuyển động. Khoảng cách đối với mắt bé 30-50cm, mẹ giơ chậm chậm lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải. Mỗi thẻ di chuyển 10 lần.

* Tráo thẻ: Củng cố khả năng chụp ảnh của trẻ. Dùng thẻ đã xem 20 lần, treo tường 3 ngày, di chuyển 10 lần để tráo cho bé xem. Hôm nay tráo thẻ 1 lần, 7 ngày sau tráo thẻ 1 lần nữa, củng cố khả năng nhớ chụp ảnh của trẻ.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068
Theo glenn-doman.biz

Phát triển giác quan cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tuổi theo phương pháp Glenn Doman

Nuôi dạy trẻ sơ sinh nhiều bà mẹ thường chú trọng vào cái ăn cái mặc của bé mà quên đi việc dạy trẻ. Trẻ sơ sinh biết gì mà dạy? Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo Glenn Doman trẻ sơ sinh giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Trẻ sơ sinh học qua 5 giác quan chính: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.
Phát triển lực nắm thông qua phản xạ đầu đời của trẻ
Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.
Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.
Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.
Những đứa trẻ tại viện Glenn Doman các bà mẹ đã cho con mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này những đứa con đó đều trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 2 tháng rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.
Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người, thành tai nạn.
Video bé Bin đã được tập luyện khả năng cầm nắm đến tháng thứ 8 có thể tự nắm lấy ngón cái của bố đu lên:
Các bạn hãy mua quyển “dạy trẻ thông minh sớm” của Glenn Doman để tìm hiểu thêm nhé. Đây là quyển sách đáng đọc nhất trong giai đoạn từ 0-1 tuổi.
Phát triển năng lực thị giác trẻ sơ sinh
Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumiki) màu sắc, chẳng hạn thế.
Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.
Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quay) màu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu.
Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.
Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.
Phát triên thính giác:
Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Phải chú ý rằng, nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.
Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.
Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.
Bà Thompson người Anh (gốc Nhật, lấy chồng người Anh, đang làm việc cho tổ chức UNESCO) là người khai sáng ra phương pháp dạy ngôn ngữ cho em bé từ khi lọt lòng- phương pháp giáo dục Kal-bitte). Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” bằng tiếng Anh, và sau đó nói trơn tru như suối chảy.
Em bé này, đã có thành tích vượt trội các bạn khi học mẫu giáo và tiểu học. Khi 10 tuổi em được đặc cách xếp vào lớp học có trình độ phù hợp với học sinh cấp 2, sau 1 tháng đi học, làm bài kiểm tra em đạt điểm cao nhất lớp.
Khi 15 tuổi, em thi đậu vào trường đại học Cambridge, song vì tuổi còn quá nhỏ nên không được nhập trường. Cùng lúc đó, em lại được 6 trường đại học khác trong thủ đô London đón nhận, em đã chọn khoa y trường đại học London. Và em luôn có thành tích xuất sắc hơn cả các anh chị cùng lớp. Hiện nay em mới 18 tuổi đang theo học ở trường đại học này.
Chúng ta hãy noi gương bà Thompson cách dạy con như vậy, hàng ngày đưa bé ra công viên, cho bé cầm hoa và dạy “đây là bông hoa, hoa, hoa”.
Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.
Trẻ sơ sinh được phát triển xúc giác nhiều tăng chỉ số EQ
Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.
Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên- dưới, phải-trái. Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
Chúng ta cũng đừng quên phát triển vị giác cho trẻ
Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.
Khứu giác
Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Chương trình phát triển trí tuệ trẻ sơ sinh 0 đến 3 tháng tuổi theo phương pháp Glenn Doman

Phát triển giác quan theo phương pháp Glenn Doman trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi.

Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Chúng ta hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu này bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính- thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

Thị giác:  

Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumiki) màu sắc, chẳng hạn thế.

Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.

Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quay) màu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu.

Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.

Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.

Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.

Thính giác:

Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Phải chú ý rằng, nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.

Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.

Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.

Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.

Bà Thompson người Anh (gốc Nhật, lấy chồng người Anh, đang làm việc cho tổ chức UNESCO) là người khai sáng ra phương pháp dạy ngôn ngữ cho em bé từ khi lọt lòng- phương pháp giáo dục Kal-bitte). Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” bằng tiếng Anh, và sau đó nói trơn tru như suối chảy.

Em bé này, đã có thành tích vượt trội các bạn khi học mẫu giáo và tiểu học. Khi 10 tuổi em được đặc cách xếp vào lớp học có trình độ phù hợp với học sinh cấp 2, sau 1 tháng đi học, làm bài kiểm tra em đạt điểm cao nhất lớp.

Khi 15 tuổi, em thi đậu vào trường đại học Cambridge, song vì tuổi còn quá nhỏ nên không được nhập trường. Cùng lúc đó, em lại được 6 trường đại học khác trong thủ đô London đón nhận, em đã chọn khoa y trường đại học London. Và em luôn có thành tích xuất sắc hơn cả các anh chị cùng lớp. Hiện nay em mới 18 tuổi đang theo học ở trường đại học này.

Chúng ta hãy noi gương bà Thompson cách dạy con như vậy, hàng ngày đưa bé ra công viên, cho bé cầm hoa và dạy “đây là bông hoa, hoa, hoa”.

Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.

Xúc giác:

Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.

Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.

Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên- dưới, phải-trái. Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.

Vị giác

Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

Lực nắm

Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.

Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.

Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.

Như ở chương I đã trình bày, phu nhân Stonar người Mỹ đã cho con mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này đứa con đó của bà trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 1 tháng rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.

Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người, thành tai nạn.

Khứu giác

Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Dạy trẻ ngồi bô đúng cách theo chuyên gia giáo dục sớm Glenn Doman

Làm cha mẹ, ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Kể từ khi gia đình có thêm thành viên mới, cha mẹ phải bận tâm nhiều hơn đến việc dạy dỗ và chăm sóc bé. Bé từ 1 đến 3 tuổi là thời gian tốt nhất để cha mẹ tập cho bé thói quen sinh hoạt hàng ngày và kỹ năng sống cơ bản. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã không khai thác hết hoặc bỏ lỡ thời gian quan trọng này. Trong bài này, mình có đôi lời về chuyện tập cho bé ngồi bô đúng thời điểm

day be ngoi bo

Sáu bước dạy trẻ ngồi bô thật nhàng mà hiệu quả

tap-cho-be-ngoi-bo-2
Các mẹ cần chuẩn bị những thứ sau:

- Một con búp bê (nếu là bé gái có búp bê hay chơi thì rất tốt)

- Một cái bô ngộ nghĩnh (mẹ có thể dẫn con đi chọn bô cùng để con có thứ “ưng ý” nhất)

- Đồ lót cho con

- Thật nhiều loại nước mà con thích

Trước khi thực hành, mẹ cần chắc chắn một số điều sau:

- Chắc chắn cả mẹ và con đều đã sẵn sàng và có đủ các đồ cần thiết.

- Con thực sự đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ khuyến cáo khi bé khoảng 2 tuổi thì nên dạy ngồi bô.

- Tìm hiểu người anh hùng/thần tượng/người yêu thích nhất trong mắt con là ai. Điều này sẽ là động lực trong quá trình học của con.

Bước 1: Dạy búp bê cách ngồi bô

Bé con sẽ học cách ngồi bô qua việc mẹ dạy búp bê ngồi bô như thế nào. Dùng búp bê của con hay chơi, gọi tên con búp bê đó như bạn bè rồi cho nó uống nước. Mẹ hãy chơi cùng bé thật tự nhiên và khiến con thích thú.

Sau đó, dẫn búp bê đến chỗ bô cùng với bé con. Kéo đồ lót của búp bê xuống và cùng con quan sát búp bê ngồi bô. Sau khi mẹ hoàn thành việc cho búp bê đi bô thì khuyến khích con tự cho búp bê đi bô đúng cách.

Bước 2: Tổ chức tiệc cho búp bê

Khi búp bê đã ngồi bô thành công, hãy mở tiệc. Làm y như thật nhé. Các mẹ cũng dùng mũ chóp nhọn, các loại cài có tai hay sừng trên đầu, nhạc… Trong tiệc, đặt nhiều sự chú ý vào búp bê, tỏ vẻ ngưỡng mộ búp bê giờ đã lớn hơn rồi, để con hiểu rằng ngồi bô là một việc tốt, khiến con giống người lớn.

Cho bé con biết rằng khi nào bé ngồi bô được như búp bê, mẹ cũng sẽ tổ chức tiệc như vậy. Không chỉ thế, bé còn có thể gọi điện thoại cho người anh hùng của mình để báo tin tốt nữa.

Bước 3: Bỏ tã giấy

Ở bước 1, mẹ đã mặc đồ lót cho búp bê. Sau khi làm “công tác tư tưởng”, mẹ hãy thay tã giấy ra và mặc đồ lót cho con.

Bước 4: Cho con uống thật nhiều

Cho con uống thật nhiều loại nước con thích. Con cần đi bô sớm bao nhiêu thì mẹ sẽ bắt đầu việc dạy con ngồi bô sớm bấy nhiêu.

Trong khi chờ đợi, giả bộ búp bê buồn tè, buồn đi cầu, cần đi bô rồi mẹ và bé cùng lặp lại hành động cho búp bê ngồi bô khoảng 3 lần.

Bước 5: 10 lần đi bô cho một thói quen

Khi con có “nhu cầu”, hãy dẫn con đến bô, kéo quần lót của con xuống và cho bé ngồi. Nếu con tè ra quần hay ị đùn thì đừng la mắng. Thay vào đó, các mẹ vẫn hành động đúng các bước cho bé ngồi bô rồi lau rửa và thay đồ cho bé.

Làm điều này lặp đi lặp lại khoảng 10 lần, con sẽ nhớ khi nào cần phải đi bô. Mẹ cũng nên khuyến khích con mình luyện tập cách tự kéo quần lót xuống.

Bước 6: Tiệc chúc mừng

Khi con đã biết đi bô, theo lời hứa, mẹ hãy mở tiệc. Điều quan trọng là tìm một người đóng giả anh hùng của bé. Sau đó, gọi điện và cho bé nói chuyện với anh hùng ấy, kể về chiến tích của mình.
Để củng cố, mỗi lần con đi bô thành công, mẹ nhớ phản hồi tích cực, khen và nựng con để con thấy thích.

Mình thấy nhiều mẹ khi con ngồi bô quen rồi thì cứ hay dọa kiểu tương tự như: “Rặn đi nhanh lên, ra không có con sâu nó cắn mông đấy.” Điều này hoàn toàn không nên, bởi như vậy sẽ khiến con sợ hãi, khiến suy nghĩ về cái bô của con cũng không tốt đẹp gì và “ngại” đi bô hơn.

Chúng ta nên nhớ rằng giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman chính là giáo dục đúng thời điểm nhằm phát huy tối đa tiềm năng của bé. Vì vậy các mẹ hãy ráng lên nhé. Con của chúng ta giỏi hơn các mẹ tưởng nhiều đấy.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

7 lợi ích của việc dạy trẻ hội họa sớm theo Glenn Doman

Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh. Theo giáo sư Glenn Doman thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn.

day-tre-hoc-ve-som

1.Hội họa giúp trẻ rèn luyện trí nhớ

Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày.

Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi.

2. Nâng cao khả năng tưởng tưởng thông qua những bức tự vẽ

Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ.

Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.

3. Nâng cao khả năng quan sát cho trẻ
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con.

Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.

4. Giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn

Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.

Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.

Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.

5. Hội họa giúp não trẻ hoạt động không ngừng

Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn.

Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.

6. Thể hiện cảm xúc thông qua những bức tranh

Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.

7. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều

Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.

Đôi khi những tác phẩm trong giai đoạn bé còn nhỏ chỉ như vầy:

day-ve-som

Nhưng biết đâu nó là tiền đề cho những kiệt tác sau này.

Vì vậy dạy trẻ hội họa chính là thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. 

Theo glenn-doman.biz

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chương trình dạy flash card theo phương pháp Glenn Doman tham khảo

Nếu các bạn nào không có điều kiện đọc sách thì hãy tham khảo một chương trình dạy flash card theo phương pháp Glenn Doman sau đây. Lưu ý rằng đây chỉ là chương trình tham khảo. Các mẹ hãy tùy thái độ của bé mà tự ra một chương trình riêng cho bé nhé. Vì không phải bé nào cũng giống bé nào. Nếu bé không thích thú với chương trình học thì ta hãy đổi một chương trình khác ít hơn hoặc nhiều hơn chứ đừng cứng nhắc rập khuôn nhé.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI DẠY:
1. Những việc nên làm:
  • Luôn cổ vũ trẻ!
  • Luôn tự nhiên, tự phát, không gò bó!
  • Luôn vui vẻ!
  • Hãy Thoải mái!
  • Hãy là chính mình!
2. Những việc không nên làm:
  • Không chờ đợi trẻ học
  • Không ép trẻ học
  • Không đe dọa trẻ
  • Không cao giọng với trẻ
  • Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.
3. Thái độ đúng khi dạy trẻ học sớm:
  • Luôn tin con mình
  • Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
  • Chuẩn bị trước mỗi lần dạy
  • Quan sát trẻ
  • Tự tin
4. Không thực hiện chương trình khi:
  • Trẻ không muốn học.
  • Khi trẻ bị ốm
  • Khi bạn có tâm trạng không tốt.
  • Khi bạn đi du lịch.
  • Khi bạn đang đi công tác và không ở nhà để thực hiện chương trình?
5. Không gian dạy trẻ
  • Phòng học màu nền trắng hoặc một màu
  • Không treo gì trên tường.
  • Không có đồ chơi dưới sàn
  • Nếu có thể hai bố mẹ cùng ở trong phòng.
  • Tắt đài, tivi.
  • Không để người nhà làm trẻ phân tán

CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM

1. Chương trình học cho trẻ mới bắt đầu:
  • 25 từ/ngày = 5 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Lặp lại trong 5 ngày liền nhau.
  • Luôn xáo trộn thẻ trước khi tráo
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ một thẻ cũ và cho vào một thẻ mới. Mỗi thẻ được tráo 15 lần trước khi bị bỏ ra.
  • Sau mỗi thẻ viết ngày bắt đầu tráo thẻ để theo dõi.

2. Chương trình trung bình:
  • 50 từ/ngày = 5 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ 2 thẻ cũ và cho vào 2 thẻ mới (cho mỗi nhóm).

3. Chương trình nâng cao:
  • 100 từ/ngày = 10 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ 4 thẻ cũ và cho vào 4 thẻ mới (cho mỗi nhóm).

CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRẺ HỌC TOÁN
2. Chương trình học toán: 
  • Mỗi buổi học: 10 thẻ = 2 bộ
  • Tần suất 3 buổi/ngày
  • Thời gian 10 giây/buổi
  • Nội dung hàng ngày: 10 thẻ
  • Thẻ mới thêm vào : mỗi ngày 2 thẻ.
  • Ngày 1-3 bắt đầu với những thẻ chấm từ 1-10
  • Ngày thứ 4 bắt đầu xáo trộn tất cả các thẻ và trộn 10 thẻ với nhau, rồi chia 2
  • Ngày thứ 5 thực hiện giống ngày thứ 4
  • Ngày thứ 6, bỏ chấm 1 và chấm 2 và thêm vào chấm 11 và chấm 12
  • Từ ngày thứ 7 trở đi, bỏ đi 2 thẻ và thêm 2 thẻ mới mỗi ngày
  • Khi thẻ thứ 20 được cất đi, hãy cho trẻ thực hiện phép cộng trong 2 tuần
  • Sau phép cộng sẽ là phép trừ, phép nhân và phép chia
  • Trong mỗi phần, hãy thực hiện 3 phép toán khác nhau
CHƯƠNG TRÌNH DẠY THẾ GIỚI XUNG QUANH
1. Cung cấp thông tin về các thẻ:
  • Một buổi học : 1 bộ (10 thẻ)
  • Tần suất: 3 buổi học/ngày
  • Thời gian:  ≥ 10 giây
  • Một nhóm sẽ tráo trong 10 ngày, sau đó đổi bộ mới
  • Có thể lên đến 10 bộ/ngày
2. Chương trình thông minh:
  • Một ngày chỉ dùng một nhóm thẻ, 10 thẻ trong một nhóm
    • Một buổi học không nên có nhiều hơn 5 dữ kiện
    • Đọc dữ kiện sau khi giới thiệu tên thẻ
    • Dạy theo từng nhóm
    • Dạy trẻ những dữ kiện tương tự nhau
KẾT HỢP CÁC BỘ TRONG NGÀY
Bộ A: 5 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ B: 5 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ C: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ D: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ
Bộ E: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ
Tần suất 3 buổi/ngày
  • Thời gian: giữa 2 loại thẻ là không đáng kể; giữa 2 bộ là ≥ 5 phút
  • Mẹ đi làm thì 1 bộ/ngày; mẹ ở nhà có thể lên đến 5 hoặc 7 bộ/ngày
Tuy nhiên khi kết hợp các mẹ hãy theo dõi kỹ thái độ học của bé. Nếu có gì bất thường hãy liên hệ hot line: 0988 23 8068 để được tư vấn thêm.

Hội thảo: Giáo Dục Sớm - Khơi Dậy Tiềm Năng Cho Con

Thư mời tham gia Hội thảo
GIÁO DỤC SỚM – KHƠI DẬY TIỀM NĂNG CHO CON

Các cha mẹ thân mến !
Làm cha mẹ, ai cũng muốn có những đứa con khỏe mạnh và thông minh. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng : Sự thông minh của mỗi chúng ta được quyết định bởi số lượng các tế bào thần kinh và số lượng các kết nối thần kinh giữa các nơ-ron thần kinh. Trong khi các tế bào thần kinh liên tục giảm thì các kết nối giữa chúng tăng lên từng ngày nếu có các kích thích đúng từ môi trường sống.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bổ dưỡng để kích thích sự phát triển của não bộ: như các loại sữa bột, thực phẩm chức năng, thuốc bổ…  Tuy nhiên có một loại thực phầm thần dược có công dụng tuyệt vời thì ít được chú ý. Đó chính là các bài tập phát triển thể lực.

dậy bé vận động theo phương pháp glenn doman
Phát triển thể lực cho bé theo phương pháp Giáo dục sớm


Ai cũng biết vận động giúp cơ bắp chắc khỏe, cơ thể mạnh mẽ. Có bố mẹ nào biết vận động nhiều giúp chúng ta và đặc biệt là con trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn? Vận động nhiều giúp chúng ta nhìn rõ hơn, nghe tinh hơn, cảm nhận tốt hơn, khéo léo cơ thể hơn?  Vận động nhiều giúp chúng ta tập trung hơn, phát hiện và xử lí vấn đề thông minh hơn? Vận động nhiều giúp chúng ta định hướng không gian tốt hơn, định vị thương hiệu và thị trường tốt hơn? Vận động nhiều hình thành năng lực cố gắng, vượt qua nghịch cảnh?..
Vậy khi nào thì dạy  con và nên dạy những gì là điều làm cha mẹ băn khoăn nhất hiện nay. Hiểu và chia sẻ với các gia đình nên Trung tâm FFC - KIDS’GYM đã tổ chức buổi hội thảo với nội dung “ Hiểu về giáo dục sớm” để cùng các cha mẹ chia sẻ và có cái nhìn toàn diện về Giáo dục sớm.

phát triển trí não cho bé
Phát triển trí não cho bé theo phương pháp Giáo dục sớm

Hội thảo sẽ đề cập đến:
-          Khái niệm về Giáo dục sớm
-          Cơ sở khoa học của giáo dục sớm
-          Phát triển thể lực và phát triển trí tuệ cho bé
-          Trải nghiệm chương trình vận động tại FFC – KIDS’GYM
Thời gian hội thảo : 15h00 – 16h40, Chủ nhật ngày 25/5/2014.
Địa điểm: Trung tâm Đào tạo và  Nghệ thuật Những Ngón Tay Bay.
Khu tổ hợp Hapulico, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chi tiết xin liên hệ: Phòng tuyển sinh, Trung tâm Đào tạo và  Nghệ thuật Những Ngón Tay Bay
Điện thoại: 04 6657 2929/ 04 6290 6767

Facebook: https://www.facebook.com/KidsGymVN

Các bố mẹ hãy nhanh tay đăng ký !!!
hội thảo giáo dục sớm - khơi dạy tiềm năng cho cho

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-6 tháng

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Em bé hay bi ba bi bô rất nhiều. Bé cũng cần được nhu cầu giao tiếp. Mẹ nên cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé.
Cách nói chuyện với bé theo phương pháp Glenn Doman:
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
phat trien ngon ngu cho tre 4-6 thang
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh  cho bé 4-6 tháng tuổi.
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách nói chuyện với thai nhi dưới đây:
Từ tuần thứ 8, thính giác và tai của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là lúc bạn có thể giao tiếp với bé.
Âm thanh là cách kết nối đầu tiên của thai nhi với thế giới bên ngoài. Từ những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể tạo môi trường giao tiếp sôi động, kích thích thính giác của con phát triển.
Thai nhi nghe được từ lúc nào?
Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.
Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.
Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.
Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.
Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…
Những cách thức giao tiếp
Một số bố mẹ có con đầu lòng thường thắc mắc: “Bắt đầu nói chuyện với thai nhi như thế nào?” hay: “nói chuyện gì”.
Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…
Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe.
Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.
Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.
Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
Bố, ông bà, anh chị có thể trò chuyện, giúp bé kết nối với những người thân. Qua đó, tình thân sẽ càng thắt chặt hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Tài năng của trẻ phát triển tốt nhất trước 6 tuổi

Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vàng phát triển của trẻ là từ 0 đến 6 tuổi nên cần thực hiện những kích thích nhằm giúp bé bộc lộ tài năng sớm. Giáo dục mầm non vì thế phải chú trọng phát triển trí thông minh cho trẻ.

Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tư ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có những tiêu chí như: 100% trẻ phải được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; được khám sức khoẻ định kỳ; có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi....
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, trong số điều kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn thiếu tiêu chí về kết quả đào tạo trẻ dưới 5 tuổi. Theo những kết quả đã được công bố của Viện nghiên cứu phát triển trẻ thông minh sớm thì tiềm năng của một đứa trẻ được xác định trong những năm đầu, từ giây phút đầu tiên của cuộc sống đến những năm tháng chăm sóc ở gia đình và cơ sở nuôi dạy trẻ.



Trong một hội thảo về trẻ thông minh sớm, tiến sĩ Phạm Mai Chi cho biết, các nghiên cứu và tìm hiểu về não bộ trẻ cho kết quả: một nửa sự phát triển quan trọng của não bộ ở đứa trẻ được hoàn thành vào thời điểm nó bắt đầu học mẫu giáo. Đặc biệt, trẻ em có các mạch thần kinh nếu không được kích thích trước khi học mẫu giáo thì sẽ không bao giờ có được sự thông minh đáng có. Bà cho rằng, 0-6 tuổi là thời kỳ vàng, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ.
Thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt xã hội và tiếng nói của trẻ là trước 2 tuổi, nhận biết chữ là trước 3 tuổi và học đếm là trước 4 tuổi. Tiến sĩ Mai Chi cho hay bộ não trẻ ngay từ sơ sinh đã có những tiềm năng đáng kinh ngạc: lúc mới sinh trọng lượng não bằng 25% não người trưởng thành, 9 tháng tuổi gấp đôi so với não sơ sinh, 3 tuổi gấp 4 lần lúc mới sinh và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc.
Bà dẫn lời A.Makarenko từng dự đoán nền móng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất, đó là giáo dục khai phá và phát triển tiềm năng của con người.



Giáo sư Shichida (Nhật Bản) từ những năm 1950 đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phương pháp giáo dục mầm non. Những phát hiện và kết luận của ông đã làm xôn xao dư luận với phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được nhiều trường mầm non áp dụng. Theo đó, khoa học đã chứng minh rằng, não người phát triển với tốc độ cao nhất là trong giai đoạn sơ sinh, và quá trình phát triển gần như được hoàn thành khi ta 12 tuổi. Chính vì vậy, thực hiện những kích thích nhằm giúp bé có thể bộc lộ tài năng nên bắt đầu càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Mặt khác, ở não phải có một đường dẫn (vừa là đường đi của năng lượng cơ thể, vừa là nơi xử lý thông tin), khi bé được 6 tuổi thì đường dẫn này sẽ được hình thành một cách toàn vẹn. Chính vì thế mà khả năng để phát triển những tài năng của trẻ sẽ giảm đi một cách nhanh chóng cùng với độ tuổi của bé.
Giáo sư Shichida cũng đã công bố nghiên cứu về sự quan trọng của “Chế độ dinh dưỡng” từ năm 1980. Với kinh nghiệm của bản thân, ông khẳng định thực phẩm dinh dưỡng và sự phát triển của não bộ là những thứ không thể tách rời. Khái niệm “Chế độ dinh dưỡng” đã được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục. Ông cũng cân nhắc những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải.
"Các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục mầm non, mẫu giáo cần đặt mục tiêu quan trọng là giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng", một chuyên gia nghiên cứu về phát triển thông minh sớm cho trẻ nói.

(Nguồn: vnexpress.net)

Muốn con thành công, hãy để bé chơi vận động

Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.
Dưới đây là phân tích của tiến sĩ David Whitebread, giảng viên cao cấp về tâm lý giáo dục ở ĐH Cambridge (Anh) về cơ sở khoa học của việc nên để trẻ tự do chơi đùa và tại sao phụ huynh cần cho trẻ cơ hội lựa chọn các trò bé thích:
Ngày nay, nhiều bố mẹ cố gắng mua thật nhiều đồ chơi, đồng thời cho con lạm dụng các trò chơi trên ipad và máy tính. Thực tế, nhiều người đã quan niệm sai lầm về những gì là tốt nhất cho trẻ. Làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi, giữa chơi thô và chơi với đồ công nghệ là một bài toán không dễ giải, nhất là khi khoa học đã chứng minh mối quan hệ vững chắc giữa việc đùa nghịch của trẻ và sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh cảm xúc của chúng.

Chơi tự do
Chơi đùa không tốn tiền, cũng không cần phải tổ chức. Giáo dục sớm ở trường mầm non và tiểu học ngày càng trở nên quy củ và mô phạm, trong khi 30 năm trước, ở đó hầu như chỉ là chơi đùa. Các ông bố bà mẹ sống trong giai đoạn đó thường cảm thấy chịu áp lực khi liên tục phải giữ chân con mình nhưng cả tuần trẻ được chơi và chọn trò chơi chúng thích. Bạn không thể nhốt con trong nhà kính và buộc chúng phải chú ý đến cái gì đó. Cố gắng để làm như vậy có thể phản tác dụng. 
Thế hệ bố mẹ ngày nay quá lo lắng về việc để con cái mình ra ngoài mà không được bảo vệ đến mức hạn chế trẻ thái quá, ngăn chúng tự học hỏi. Trẻ học qua rủi ro nhưng chúng đang bị tước mất các cơ hội được "chơi nguy hiểm" như trèo cây, đào hang, chơi ở sông. Khi đó, trẻ cũng mất luôn cơ hội để học cách đánh giá những thứ mạo hiểm và nếu cần thiết, cách đương đầu để giải quyết hậu quả.
Người lớn hiện nay luôn sợ rủi ro, và vì vậy trẻ em càng bị giám sát chặt. Các em phải chơi trong nhà, trong vườn và trong những không gian vui chơi được thiết kế đặc biệt an toàn. 


Chơi đùa vui vẻ
Không cần phải khéo léo, không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần chơi với con và tận hưởng mọi thứ. Niềm vui dễ lan tỏa và tạo ra ngay ở môi trường thân thiện, ấm áp khi vui chơi. Hãy đảm bảo thời gian bạn dành cho con là thời gian chất lượng cho cả hai. Các nhà khoa học thấy rằng cũng như tìm được cách để trẻ có nhiều trải nghiệm vui chơi, thái độ và mục tiêu của bạn khi chơi đùa cũng rất quan trọng.
Vì vậy, hãy đưa ra một chủ đề bạn thích, và nghĩ cách để kéo con tham gia. Cả bố mẹ và con đều có thể nhận được những giờ vui vẻ từ việc tham gia vào các trò chơi vận động, nhào lộn. Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng mang đến một phương tiện quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Vận động thô cùng bạn bè và gia đình còn tạo sự gắn kết tình cảm và tăng nhận thức biểu cảm. Thông qua loại tương tác này, trẻ học cách nhạy cảm với người khác và bắt đầu xây dựng giới hạn cho mình.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những bé trai thường xuyên được chơi các trò vận động mạnh với bố, sẽ có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn. 
Tự chơi
Chúng ta thường cảm thấy là bố mẹ thì cần giám sát con cái khi chúng chơi nhưng giá trị của việc tự chơi được chứng minh là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng quan trọng như việc để trẻ học cách chơi với các nhóm tuổi khác nhau.
Các nhà khoa học đã xem xét và thấy cách trẻ chơi trong các xã hội săn bắn hái lượm vẫn duy trì trong thế giới hiện đại và chúng chơi mọi lúc, bắt chước người lớn, và không cần tới sự hỗ trợ của người lớn. Họ đã thấy có rất nhiều điều tích cực từ những điều này và nó giúp trẻ có thể sẵn sàng bước vào thế giới người lớn. Nếu bạn không cho phép con cái có đủ tự chủ để phát triển những kỹ năng độc lập và khả năng phục hồi, bạn cũng không trang bị cho chúng những công cụ trẻ cần cho tương lai.
Giao tiếp trong nhóm nhiều độ tuổi là một phần quan trọng với sự phát triển của trẻ. Một số người cảm thấy một phần của cộng đồng ngày nay, với gia đình hạt nhân nhỏ và những người thân sống xa nhau, con trẻ có ít cơ hội tiếp cận với những trẻ ở độ tuổi khác. Và nếu con bạn đi nhà trẻ, chúng có thể bị hạn chế trong một nhóm trẻ ở độ tuổi nhất định.
Trong một nhóm chơi với nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau, trẻ bé hơn tự nhiên học các kỹ năng từ trẻ lớn hơn như một hình thức bắt chước, cũng như có cơ hội để đối mặt với những thách thức của sự tương tác với một khán giả lớn hơn. Những trẻ lớn hơn cũng được lợi bằng cách học hỏi kỹ năng tầm quan trọng quanh việc gánh trách nhiệm với bé nhỏ hơn mình.
Đừng hoãn bữa trưa gặp gỡ bạn bè với những người có con tuổi teen - cho trẻ cơ hội để tiếp cận với nhau và tìm ra cách riêng của chúng để giao tiếp.
Cho trẻ chơi: Các quy tắc chung
- Điều quan trọng - như với tất cả mọi thứ - là sự cân bằng và điều độ. Chẳng hạn quá nhiều thời gian chơi với đồ công nghệ cao rõ ràng là ngăn con chơi với các hoạt động khác vốn có lợi cho chúng.
- Cố gắng cho con có nhiều trải nghiệm trong phạm vi rộng nhất. Đừng đặt quá nhiều giới hạn. Cố gắng tạo những trò vui từ nguồn thiên nhiên.
- Cho phép con được nhiều quyền tự chủ nhất có thể. Cho phép chúng được khám phá và chấp nhận rủi ro. Để con được bẩn. Chúng cần chơi để học các quy tắc của thế giới và những giới hạn, không cần bạn giám sát.

(Theo Telegraph.co.uk)

Những quy luật vàng của Glenn Doman

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc quan trọng dưới đây:

1.    Bắt đầu càng sớm càng tốt
2.    Duy trì sự thích thú trong tất cả các thời gian học
3.    Tôn trọng và tin tưởng trẻ
4.    Chỉ dạy khi bạn và trẻ cảm thấy thích thú
5.    Tạo ra một môi trường học tập tốt
6.    Dừng trước khi trẻ muốn dừng
7.    Giới thiệu học liệu mới thường xuyên
8.    Gọn gàng và nhất quán
9.    Không được kiểm tra thẻ
10.  Chuẩn bị học liệu cẩn thận và để trước
11.   Nhớ luật thất bại – an toàn: nếu bạn không có một thời gian tuyệt vời và con bạn không có một thời gian tuyệt vời thì “hãy dừng lại”. Nếu tiếp tục thì bạn sẽ làm sai.

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc sau:

Và những lời khuyên chúng tôi dành cho bạn (Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman)

-    Việc nên làm:
+ Luôn cổ vũ trẻ.
+ Luôn tự  nhiên, tự phát, không gò bó.
+ Luôn vui vẻ.
+ Hãy thoải mái.
+ Hãy là chính mình.

-    Việc không nên làm:
+ Không chờ đợi trẻ học.
+ Không ép trẻ học.
+ Không đe dọa trẻ.
+ Không cao giọng với trẻ.
+ Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.

-    Thái độ đúng khi dạy trẻ học sớm:
+ Luôn tin cậy con mình.
+ Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
+ Chuẩn bị trước mỗi lần dạy.
+ Quan sát trẻ, tự tin khi dạy trẻ.

Đừng quan tâm đến kết quả nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dạy của bé cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ và bạn biết không, trong giai đoạn này chúng ta đang tập trung kích thích sự phát triển não phải cho bé, việc bạn kiểm tra bé là hành động bắt trẻ phải tư duy. Cha mẹ hãy nên nhớ rằng phương pháp Glenn Doman là vừa chơi vừa học bé sẽ nhận được rất nhiều trong quá trình học như  kích thích trí thông mình trong bộ não của trẻ bé với môi trường xung quanh, về toán học, về chữ, kích thích thị giác.
Để áp dụng tốt phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman cho trẻ, các bố mẹ có thể sử dụng các bộ sản phẩm Glenn Doman được thiết kế theo chuẩn sau:

- Bộ Sơ sinh: áp dụng cho trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi nhằm kích thích thị giác cho trẻ

- Bộ Dạy trẻ học toán: áp dụng cho trẻ từ trên 3 tháng tuổi gồm bộ Dot-card và bộ Thẻ số

- Bộ Dạy trẻ biết đọc sớm: gồm thẻ từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu

- Bộ Dạy trẻ học Tiếng Anh: giúp bố mẹ dạy trẻ học song ngữ theo phương pháp Glenn Doman

- Bộ Dạy trẻ Thế giới xung quanh: áp dụng cho trẻ từ trên 8 tháng tuổi

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tại sao cần phải Giáo dục sớm cho trẻ?

Giáo dục sớm – quyền của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Tại sao lại nói như vậy?
Bạn có biết, khi mới sinh ra, trọng lượng não chỉ nặng 350g, đến 1 tuổi nặng 900g, 2 tuổi bằng 80% não người trưởng thành và 6 tuổi não đạt 100% kích thước não người trưởng thành (1.300g). Chính vì vậy, giai đoan từ 0 – 6 tuổi được coi là thời kì vàng để bạn giúp con khám phá mọi thứ về thế giới.
Trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, giai đoạn phát triển bùng nổ của não bộ, những đứa trẻ được ví như những chiếc máy tính chưa được lập trình, như những cây non, bố mẹ – người lớn chúng ta có thể dễ dàng cung cấp cho chúng bất kỳ thông tin gì mà chúng ta muốn, những đứa trẻ đều có khả năng tiếp thu một các nhanh chóng, tốc độ mà dường như không cần bất kỳ sự nỗ lực, hay cố gằng gì nhiều. Tốc độ ghi nhớ và xử lý thông tin của đứa trẻ trong giai đoạn này có thể nhanh đến mức người lớn chúng ta khó có thể tin được. Nhưng đó là một sự thực đã được kiểm chứng trên hàng triệu, hàng triệu đứa trẻ và trên hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới.
“Muốn đứa con của bạn như thế nào thì hãy khơi dậy tối đa khả năng tiềm ẩn của con bạn trong những năm này”. Đó chính xác là những gì Glenn Doman muốn truyền đến bạn”.
Lợi ích của việc giáo dục sớm có thể được kể đến như sau:
-    Trẻ tự tin, linh hoạt hơn.
-    Trẻ trở lên thông minh với tài năng vượt trội hơn tiềm năng vốn có.
-    Trẻ thể hiện sự đam mê nhất định trong một số lĩnh vực.
-    Trẻ biết yêu thương và gắn bó với gia đình, bạn bè và thế giới xung quanh.
…Còn vô vàn những lợi ích và giá trị khác mà việc giáo dục sớm mang lại cho trẻ mà chúng tôi chưa kể đến ở đây nhưng chính việc nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục sớm, giúp bố mẹ có thể chủ động tìm tòi những phương pháp khoa học để áp dụng khơi dậy tiềm năng của con mình ngay từ những giai đoạn đầu đời, giúp kích thích và phát triển não bộ và là nền tảng cho việc phát triển nhận thức trong tương lai và cả cuộc đời sau này của trẻ.

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)