Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-6 tháng

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Em bé hay bi ba bi bô rất nhiều. Bé cũng cần được nhu cầu giao tiếp. Mẹ nên cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé.
Cách nói chuyện với bé theo phương pháp Glenn Doman:
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
phat trien ngon ngu cho tre 4-6 thang
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh  cho bé 4-6 tháng tuổi.
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách nói chuyện với thai nhi dưới đây:
Từ tuần thứ 8, thính giác và tai của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là lúc bạn có thể giao tiếp với bé.
Âm thanh là cách kết nối đầu tiên của thai nhi với thế giới bên ngoài. Từ những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể tạo môi trường giao tiếp sôi động, kích thích thính giác của con phát triển.
Thai nhi nghe được từ lúc nào?
Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.
Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.
Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.
Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.
Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…
Những cách thức giao tiếp
Một số bố mẹ có con đầu lòng thường thắc mắc: “Bắt đầu nói chuyện với thai nhi như thế nào?” hay: “nói chuyện gì”.
Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…
Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe.
Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.
Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.
Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
Bố, ông bà, anh chị có thể trò chuyện, giúp bé kết nối với những người thân. Qua đó, tình thân sẽ càng thắt chặt hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)