Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển giác quan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển giác quan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Hiểu con từ trong bụng mẹ: Truyền cảm xúc cho con

Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra

Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.

Mẹ nên ăn thức ăn có hương vị đậm đà, nóng sốt để kích thích vị giác cho bé (ảnh internet).

Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.

Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.

Thai nhi luôn tò mò về những âm thanh sống động của thế giới bên ngoài (ảnh internet).

Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé.

Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ

Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.
Nguồn internet

"Đánh thức" giác quan của bé ngay từ trong bụng mẹ

Không cần phải đợi đến khi bé chào đời, ngay từ trong thai kỳ, mẹ đã có thể bắt đầu kích thích sự phát triển các giác quan tinh nhạy của bé

Không phải những hành động cầu kỳ phức tạp, bạn hoàn toàn có thể dạy con từ trong bụng mẹ với những hành động rất đỗi quen thuộc hàng ngày. Nhưng làm thế nào? Xem thử mới biết được mẹ ơi!

1/ Nhẹ nhàng âu yếm bé cưng

Theo nghiên cứu, thai nhi 8 tuần tuổi đã có thể cảm nhận được sự “cưng nựng” của cha mẹ. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, khi được mẹ vuốt ve, thai nhi thường có xu hướng trở nên bình tĩnh hơn. Do đó, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên thường xuyên âu yếm để kích thích sự phát triển trí não của thai nhi, cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài. Lưu ý, vuốt ve và xoa bụng nhẹ nhàng thôi bầu nhé! Xoa bụng quá nhiều hoặc dùng quá nhiều lực có thể kích thích tử cung, dẫn đến những cơn co, gây động thai, sảy thai. Tốt nhất, bầu chỉ nên xoa bụng bằng đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay. Không nên xoa quá 5 phút/ ngày và không xoa đi xoa lại nhiều lần.

2/ Dạy con từ trong bụng mẹ bằng âm thanh 


Bạn hoàn toàn có thể dạy con từ trong bụng với những hành động quen thuộc hàng ngày (ảnh internet).


Theo nhiều nghiên cứu, để kích thích sự phát triển thính giác của thai nhi, mẹ bầu có thể bắt đầu cho bé nghe nhạc ngay từ tuần thai thứ 16. Tuy nhiên, phải đến khi thai nhi 25 tuần tuổi, bé mới có thể nhận biết chính xác giọng nói của mẹ và những người “lạ” khác. Trong thời gian này, ngoài việc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, mẹ cũng có thể duy trì thói quen trò chuyện hoặc ca hát cho bé nghe, vừa giúp bé cưng phát triển, vừa tăng sự kết nối tình cảm giữa mẹ và con.

Một lưu ý đặc biệt dành cho mẹ: Thai nhi rất dễ bị giật mình hoảng sợ bởi các âm thanh lớn bên ngoài “ngôi nhà” ấm áp của mình. Vì vậy, đừng nên cho con nghe nhạc quá lớn mà làm ảnh hưởng đến thính giác của con, mẹ nhé!

3/ Kích thích khứu giác bé cưng nhờ hương thơm


Từ tuần thứ 11- 15 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển khả năng khứu giác của mình. Và đến tuần thứ 36 của thai kỳ, khứu giác của bé đã gần như hoàn chỉnh cả về chức năng lẫn cấu trúc. Tuy không thể “đánh hơi” chính xác 100% những gì mẹ ngửi được, nhưng bé cưng cũng có thể nhận biết được mùi hương ở mức độ thấp hơn.

Để phát triển khứu giác của con, mẹ có thể dùng tinh dầu thơm có mùi khuynh diệp hoặc oải hương, vừa giúp thư giãn tinh thần mẹ, vừa thai giáo cho con. Lợi đôi đường mẹ nhỉ!
Nguồn internet

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Phát triển thính giác cho bé 0-3 tháng theo Glenn Doman

Theo phương pháp Glenn Doman, thính giác là một trong những giác quan quan trọng nhất để tồn tại. Thị giác và thính giác giúp con người hình thành và duy trì ngôn ngữ nói và viết. Hãy cùng con phát huy tối đa tiềm năng còn bỏ ngỏ của não bộ qua bài tập phát triển thị giác hằng ngày nhé

Bài tập phát triển thính giác 0 – 3 tháng

Phát triển thị giác để làm gì?

Dạy con thông minh bên cạnh phát triển thị giác, bố mẹ cần kết hợp phát triển thính giác. Chương trình kích thích thính giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào kích thích phản ứng đối với tiếng động mạnh. Glenn Doman cho rằng nếu khả năng phản ứng đối với tiếng động mạnh ở trẻ không được thuần nhất thì chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng trở nên thuần nhất hơn. Đồng thời chương trình này còn giúp biến các phản ứng của trẻ đối với tiếng động mạnh từ các phản ứng giật thót toàn thân sang các phản ứng nhẹ nhàng hơn

Mục tiêu: thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối với tiếng động mạnh.

Mục đích: Kích thích phản ứng đối với tiếng động mạnh.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Gõ mạnh hai khúc gỗ vào nhau.

Trường độ: Khoảng 10 giây.

Quy trình: 3 lần kích thích.

Môi trường: Một căn phòng yên tĩnh.

Cách thực hiện bài tập phát triển thính giác

Đặt bé nằm ngửa thật thoải mái sao cho bạn có thể dễ dàng quan sát bé và bé cũng dễ dàng nhìn thấy bạn. Mỉm cười và nói với bé “Giờ con sẽ nghe tiếng gỗ va vào nhau nhé!”. Giữ hai khúc gỗ cách bé khoảng hơn nửa mét và gõ mạnh chúng vào với nhau. Quan sát phản ứng của bé, đợi ba giây rồi tiếp tục gõ mạnh hai khúc gỗ lần nữa, quan sát phản ứng của bé. Một lần nữa đợi 3 giây rồi gõ mạnh hai khúc gỗ lần cuối. Mỗi lần gõ hai khúc gỗ vào nhau bạn hãy nói thật to và rõ ràng từ “khúc gỗ”. Khi thực hiện xong bạn hãy hỏi bé “Con có thích tiếng động của các khúc gỗ không?” hoặc “Mẹ lại gõ các khúc gỗ lần nữa nhé?”. Hãy cùng bé tận hưởng những khoảnh khắc thư thái nhất.

Lưu ý: Bạn nhận thấy rằng phản ứng đầu tiên của trẻ mạnh hơn so với các phản ứng thứ hai và thứ ba. Đây là trường hợp điển hình ở các trẻ sơ sinh. Bé cần trải nghiệm qua một hay hai kích thích trước khi tín hiệu đến được não bộ. Khi bạn tiếp tục kích thích trẻ qua nhiều lần khác nhau, phản ứng của trẻ dần thuần nhất ngay từ lượt đầu. Phản ứng thuần nhất chính là biểu hiện đáng tin cậy nhất cho thấy dây thần kinh cảm giác của trẻ đã phát triển đáng kể. Khi bạn quan sát thấy các phản ứng thuần nhất, điều này có nghĩa các dây thần kinh cảm giác của trẻ đang được nuôi dưỡng tốt nhờ bạn cung cấp cho trẻ cơ hội sử dụng chúng.

Theo glenndoman

Phát triển thị giác cho bé 0-3 tháng theo Glenn Doman

Theo giáo sư Glenn Doman, thị giác là giác quan quan trọng nhất để tồn tại, và về cơ bản thì trẻ sơ sinh mù câm điếc lúc vừa sinh ra. Để nghe, nhìn, và cảm, chúng phải thực sự nỗ lực. Người lớn chúng ta chẳng mất nhiều công sức vẫn có thể làm được, bởi thế chúng ta khó lòng hình dung được nỗ lực lớn lao của bé để có thể nhìn, nghe và cảm nhận.

Trẻ 3 tháng dạy gì? (ảnh minh họa)


Vì sao phải kích thích thị giác

Theo giáo sư Glenn Doman: chúng ta cần tạo ra một môi trường giúp trẻ dễ dàng nhìn, dễ dàng nghe và dễ dàng cảm nhận. Các điều kiện môi trường sẽ khuyến khích trẻ tận dụng cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác thường xuyên hơn. Chúng ta không buộc trẻ thực hiện các công việc này. Chúng ta chỉ đơn giản tạo ra các kích thích đối với các dây thần kinh cảm giác trao cho bé cơ hội bộc lộ phản ứng.

Bộ não lớn lên nhờ hoạt động. Các dây thần kinh thị giác, thính giác và xúc giác là một phần của bộ não. Dây thần kinh thị giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ mắt đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần kinh thính giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ tai đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần khinh xúc giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ da đến não phát triển nhờ được hoạt động.

Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào bé nhìn, dây thần kinh thị giác của bé cũng thực sự phát triển. Nhờ đó khả năng nhìn của bé trở nên tốt hơn và dễ dang hơn. Chu trình cải thiện này chỉ thành công hơn khi dây thần kinh thị giác của bé đã phát triển hoàn toàn.

Một chương trình kích thích giác quan giúp xác định được quá trình phát triển thị giác diễn ra như thế nào khi bé vừa lên ba, biểu hiện như thế nào là hoàn hảo, hoặc khi bé lên sáu tuổi, biểu hiện như thế nào là bình thường hoặc khi bé được chín tuổi biểu hiện như thế nào là nghiêm trọng, thế nào là một trường hợp đáng lo ngại và thế nào được gọi là mù lòa. Những kết quả khác nhau tùy thuộc vào việc trẻ có cơ hội phát triển thị giác sớm, thường xuyên và hoàn toàn hay không, tất nhiên nó còn phụ thuộc vào cấu trúc não bộ của trẻ nữa.

Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với các dây thần kinh thính giác và xúc giác, cũng như với khứu giác và vị giác. Tuy nhiên,ở người thì khứu giác và vị giác không đóng vai trò quan trọng yếu sống còn với sự phát triển của não bộ như ở động vật.

Chương trình kích thích thị giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích phản ứng đối với ánh sáng. Chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng đối với ánh sáng diễn ra nhanh nhạy hơn và chính xác hơn, nhờ đó trẻ sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn.

Mục tiêu: thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối với ánh sáng.

Mục đích: Kích thích phản ứng đối với ánh sáng.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Ánh sáng đèn pin.

Trường độ: Khoảng một phút.

Quy trình: mỗi mắt được kích thích 5 lần.

Môi trường: Một căn phòng tối hoàn toàn.

Kỹ thuật: Bế trẻ trên tay bạn hoặc đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái. Dịu dàng hôn và ôm trẻ rồi nhẹ nhàng che mắt trái của trẻ. Giữ đèn pin cách trẻ từ 15 đến 20 cm và rọi ánh sáng vào mắt phải của trẻ, quan sát đồng tử mắt trẻ co hẹp lại. Phản ứng này thường diễn ra ngay một, hai giây đầu tiên, nhẹ nhàng dùng tay che mắt phải của trẻ và chiếu đèn vào mắt trái. Tiếp tục quan sát sự co lại của đồng tử mắt trẻ. Đợi trong bóng tối khoảng năm giây rồi lặp lại quy trình như trên. Luân phiên giữa hai mắt. Bạn có thể tạo được năm kích thích cho mỗi bên mắt trẻ trong vòng một phút.

Lưu ý: Đôi khi phản ứng đối với ánh sáng của mắt trẻ tỏ ra vượt trội so với các lần khác. Điều này có thể khiến bạn lúng túng, nhất là khi lần đầu bạn đánh giá cơ quan thị giác của trẻ hoàn hảo. Tuy nhiên bạn đừng làm nhặng xị lên, các phản ứng của trẻ sơ sinh thường không đồng nhất. Khi bé hoàn toàn tỉnh táo, bạn sẽ thấy phản ứng của trẻ tốt hơn hẳn so với khi bé buồn ngủ hay bứt rứt vì thời tiết.

Nếu bạn tiếp tục các kích thích thị giác cùng với các kích thích thính giác và xúc giác, ban sẽ thấy các phản ứng của bé càng lúc càng thuần nhất hơn. Mỗi lần chiếu ánh sáng vào mắt bé, bạn nên nói to và nói rõ với bé từ “ánh sáng”. Như vậy, cơ quan thính giác của bé cũng đồng thời được kích thích, bạn còn dạy được cho bé từ “ánh sáng”. Khi đã xong công đoạn kích thích trẻ, bạn hãy vỗ về bé lần nữa và thì thầm với bé những lời yêu thương.

Theo glenndoman

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)