Hiển thị các bài đăng có nhãn flash card. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn flash card. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Các phương pháp giúp trẻ trên 3 tuổi học chữ cái nhớ nhanh và không quên

Trẻ trên 3 tuổi ngoài phương pháp Glenn Doman dạy trẻ biết đọc sớm bằng Flash Card chúng ta có rất nhiều trò chơi gúp trẻ luyện trí nhớ và học chữ cái thật tốt. Hãy cùng các chuyên gia của Viện Glenn Doman tham khảo 6 trò chơi cho trẻ trên 3 tuổi học chữ cái nhé.

day tre hoc chu cai nhanh

1. “Trốn tìm với chữ cái”

Mẹ dạy bé một chữ cái rồi mẹ giấu chữ cái đó đi và gợi ý cho bé tìm ra chữ cái đó. Khi bé tìm được, mẹ yêu cầu bé đọc to chữ cái đó lên. Đừng quên khen bé nếu bé đọc đúng. Nếu bé đọc chưa đúng, mẹ hãy hướng dẫn bé đọc lại và động viên bé ở lần chơi sau.

Khi mẹ đã dạy bé được nhiều chữ cái, mẹ hãy giấu tất cả các chữ cái đó. Mẹ cứ đọc to một chữ cái và “nhờ” bé đi tìm.

Có thể đổi lại, bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm nhé.

2. Học chữ qua sự biểu lộ tình cảm

Mẹ hãy dạy bé nhớ chữ cái qua cách biểu lộ tình cảm.

Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C, mẹ cho bé biết: “Chữ C là chữ đứng đầu của từ cười, cay, con cá…”. Sau đó, mẹ làm điệu bộ xuýt xoa vì ăn phải miếng ớt cay hoặc mẹ cười to và hỏi bé, những từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì.

Chắc chắn, bé sẽ nhớ chữ cái rất nhanh và lâu, học thêm cả cách ghép từ nữa.

3. Học chữ qua đồ chơi

Chắc chắn, bé nào cũng được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Mẹ có thể tận dụng những đồ chơi đó để dạy bé học chữ.

Ví dụ, bé gái có rất nhiều thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn… Mẹ có thể thông qua các đồ chơi đó để dạy bé những chữ tương ứng như chữ B, chữ N…

Những chữ cái mẹ đã dạy có thể treo lên trên tường. Nếu mẹ đọc chữ nào, bé hãy giơ chữ đồ chơi tương ứng với chữ cái đó cho mẹ xem và ngược lại.

Mẹ có thể mua các hình con vật, hoa quả… và đố bé dán đúng chữ cái vào dưới các hình đó

4. Học chữ qua động tác

Trò chơi này cũng giống như cách học chữ qua sự biểu lộ tình cảm.

Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C trong từ “chạy”, mẹ vừa đọc to chữ C và vừa làm động tác chạy. Sau đó mẹ có thể làm động tác chạy và hỏi bé đó hành động bắt đầu bằng chữ gì.

Nếu mẹ đã dạy bé được nhiều từ, mẹ có thể làm nhiều động tác và yêu cầu bé đoán chữ cái.

Có thể đổi lại, bé làm động tác và mẹ đoán chữ cái.

5. Học chữ qua đồ ăn

Khi bé ăn cơm, các loại hoa quả, bánh kẹo, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng với các vị như: ngọt, đắng, cay, chua, nóng, lạnh…

Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy bé các chữ cái thông qua các món ăn mà bé thích như xúc xích, sữa chua, hoa quả. Bé vừa ăn vừa chơi đố chữ cái với mẹ. Có khi, vừa học chữ cái vừa chơi như thế, bé sẽ ăn ngon và ăn được nhiều hơn bình thường.

6. Học chữ qua các biển quảng cáo

Hầu như bé nào cũng có sở thích là xem quảng cáo. Mẹ có thể dạy bé các chữ cái thông qua các nhãn hàng, thương hiệu được quảng cáo.

Ví dụ, quảng cáo các hãng Samsung, Sony, dầu gội đầu Sunsilk mẹ dạy bé chữ S.

Mẹ cũng có thể dạy bé các chữ cái của các thương hiệu trên đồ dùng gia đình. Ví dụ, tủ lạnh Panasonic, tivi Sony, máy giặt LG…

Khi bé ra đi chơi, gặp các biển quảng cáo trên các cửa hàng, xe buýt,… mẹ cũng nên chỉ cho bé xem, dạy bé chữ cái hoặc đố bé đọc được các chữ cái trên đó.

8 trò chơi giúp trẻ học tốt chữ cái

1. Học qua trò chơi câu cá

Các bé đều rất hứng thú với trò chơi câu cá đúng không nào? Mẹ Sóc có một cách cực kỳ hay giúp Sóc thích học chữ cái như thích chơi câu cá.

Bước chuẩn bị, các mẹ in hình cá trên những nền giấy màu khác nhau hoặc cắt ảnh của các chú cá. Lần lượt viết lên mình mỗi chú cá một chữ cái (hoặc chữ hoa, hoặc chữ thường hoặc cả hai đều được). Đục một lỗ trên lưng cá và gắn vào đó một chiếc kẹp giấy bằng kim loại. Tạo cần câu với đầu dây câu là một thanh nam châm. Bây giờ thì bắt đầu trò chơi câu chữ cái và đọc to lên chữ cái bé vừa câu được. Các mẹ sẽ phải bất ngờ vì sự hứng thú chơi mà học và ghi nhớ chữ cái của bé.

2. Phải hay trái

Mẹ sắm cho Sóc có một bộ thẻ chữ cái rất đẹp, nhưng chỉ sau vài lần chơi là có vẻ Sóc đã thấy chán. Một phần do con chưa hiểu được công dụng của các tấm thẻ này, nên mẹ Sóc quyết tâm không để lãng phí một dụng cụ học tập hữu ích. Mẹ Sóc áp dụng ngay trò chơi “Phải hay trái” để ôn chữ cái cho Sóc. Chỉ với hai thẻ chữ cái, một bên tay phải, một bên tay trái, mẹ Sóc sẽ đọc một trong hai chữ cái đó lên và Sóc sẽ nói cho mẹ chữ cái đó đang ở bên phải hay bên trái.

3. Nghe và tìm chữ cái đúng

Một cách khá đơn giản mà vẫn tạo được hứng thú cho Sóc đó là đặt bảng chữ cái trước mặt, mẹ Sóc đọc to một chữ cái, nhắc lại chữ cái đó vài lần và nhiệm vụ của Sóc là nghe và tìm đúng chữ mà mẹ vừa đọc. Cũng với trò chơi này, mỗi khi hai mẹ con đi siêu thị, đi chơi… và bắt gặp một dòng chữ nào mẹ sẽ yêu cầu Sóc tìm các chữ cái đã được học.

4. Kết hợp với một trò chơi vận động

Mẹ Sóc đã nghĩ ra ‘biến thể’ của trò chơi nhảy lò cò: mỗi lần chơi mẹ Sóc sẽ vẽ xuống nền sân vài ô vuông liền kề. Mỗi ô được đặt tên một chữ cái. Sóc sẽ đứng ở ô trung tâm và nhảy lò cò vào ô chữ cái mà mẹ vừa đọc. Trò chơi này sẽ hấp dẫn hơn nếu các mẹ tìm cho bé yêu một bạn cùng chơi để hai bé thi đua có thưởng.

5. Lấy ví dụ trực tiếp

Không chỉ đơn thuần là dạy Sóc đọc được từng chữ cái riêng lẻ, mẹ Sóc còn gắn các chữ cái đó với những từ ghép đơn giản có kèm theo hình ảnh mô tả. Ví dụ khi học đến chữ B, Sóc có một loạt các tranh (có từ đi kèm) như: bà, bố, bò,…

Mẹ Sóc mách chiêu dạy con học chữ – 2

6. Học chữ qua trò chơi tô màu

Đến chơi nhà Sóc, thăm góc học và chơi của Sóc các mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy các bức tranh dán tường do chính tay Sóc tô màu. Trong đó có cả những chữ cái mà mẹ Sóc đã in khổ lớn trên nền giấy trắng để Sóc tự tìm một màu để đặt tên cho chữ cái đó.

7. Học chữ qua trò chơi cắt dán

Đây là một phương pháp vừa giúp bé củng cố các chữ cái mới học vừa tăng cường các hoạt động mang tính nghệ thuật cho trẻ. Đầu tiên, mẹ sẽ viết vào giữa một tờ giấy khổ rộng chữ cái bé học, sau đó cùng bé tìm kiếm trong các cuốn tạp chí, sách, báo cũ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó. Ví dụ, với chữ C, bé sẽ chọn hình con “cá”, quả “cà”, lá “cờ”, con “cò”… cắt và dán các hình này xung quan chữ “cờ”.

8. Trò chơi đập búa

Sóc và bạn Na hàng xóm rất thích cùng chơi trò này. Vì lần nào chơi mẹ Sóc cũng treo giải thưởng hấp dẫn cho người thắng cuộc. Mẹ Sóc đặt 4 đến 6 chữ cái trước mặt hai bé. Mỗi bé sẽ có một chiếc búa đồ chơi trong tay. Khi mẹ Sóc vừa đọc chữ cái cần tìm lên thì bé sẽ dùng búa đập vào chữ cái đúng. Mặc dù Sóc thường xuyên được mẹ cho tiếp xúc với chữ cái hơn nhưng đôi lúc cuống lên Sóc vẫn chọn nhầm, và phần thắng thuộc về Na. Vì thế mà cả hai bé đều rất vui và hứng khởi.

Dạy bé đi từ làm quen đến thuộc lòng bảng chữ cái nếu không có phương pháp thì sẽ khó vô cùng. Nhưng chỉ cần hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ: không thích gò bó, học phải là chơi và chơi cũng là học thì trẻ mới hứng thú và nhớ lâu. Các trò chơi mà mẹ Sóc đã áp dụng thực sự mang lại những hiệu quả trông thấy, các mẹ cũng mau mau thử vận dụng đa dạng các phương pháp này trong việc giúp bé mầm non học tập nhé.


Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Bắt đầu dạy trẻ bằng flash card với những chủ đề cơ bản nhất

Dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman bạn phải bắt đầu bằng những thẻ chữ với những chủ đề cơ bản thật gần gũi với bé. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những chủ đề thật cần thiết và đơn giản nhất. Có tất cả 8 chủ đề cơ bản như sau

Bộ flash card với chủ đề trái cây: 30 – 50 thẻ

Táo, nho, lê , cam, đào, chuối, dâu, chôm chôm, dưa hấu, dứa, xoài, dừa, bưởi, bơ, quýt, nhãn, ổi, đu đủ, anh đào, na, măng cụt, vải, me, khế, thanh long, sầu riêng, mít, hồng, mận(roi), hồng xiêm.

Bộ flash card rau củ: 30 thẻ

flash card chu de co ban

Đậu Hà Lan, súp lơ, súp lơ xanh, rau muống, su hào, bắp cải, mướp đắng, cà rốt, cà chua, chanh, ớt, tỏi, tiêu, gừng, nghệ, hành lá. hành tây, cà tím, cải tím, khoai tây, khoai lang, củ cải, khoai mỡ, mồng tơi, củ cải đỏ, rau dền, củ dền, ngô, bí, bí đỏ

Những chủ đề này bao gồm cả từ đơn và từ ghép. Bạn nên lọc ra cho bé học những từ đơn trước rồi sau đó hãy cho học từ ghép sau.

Bộ flash card màu sắc: 10 thẻ

đỏ, vàng, cam, xanh lá , nâu, tím, xanh dương, trắng, đen, hồng.

Bộ flash card động vật nuôi: 16 thẻ

gà mái, gà trống, gà con, vịt con, ngỗng,vịt, chó, mèo, thỏ, dê, cừu, bò, ngựa, cá, heo, bồ câu

Bộ Flash card bộ phận cơ thể: 26 thẻ

cơ thể, mặt, trán, tóc, mắt, gò má, mũi, miệng, môi, răng, lưỡi, cằm, cổ, tai, tay, ngón tay, móng tay, cùi chỏ, nách, vai, bụng, đùi, chân, ngón chân, mắt cá, móng chân.

Bộ flash card đồ vật xung quanh bé: 22 thẻ

Võng, xe đẩy, bình sữa, tivi, điều khiển, máy giặt, bàn, ghế, lọ hoa, cầu thang, quả bóng/trái banh, điện thoại, máy tính, vali, máy ảnh, cái ô, gấu bông, cái chổi, quạt, đồng hồ, chìa khóa, bàn là/ủi.

Bộ flash card nhân xưng : 16 thẻ in 2 mặt = 8 thẻ: ông, bà, bố/ba, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, con, cháu, cụ, nội, ngoại

Bộ Flash card hoa: 18 thẻ

Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa mai, hoa hướng dương, hoa cúc, hoa thủy tiên, hoa dâm bụt, hoa lan, hoa thược dược, hoa mào gà, hoa tulip, hoa lyly, hoa sen, hoa súng, hoa mẫu đơn, hoa cẩm chướng, hoa loa kèn, hoa hồng môn, hoa đào.

Các dạy flash card

Mỗi ngày bạn cho bé xem 5 thẻ, một ngày xem 3 lần, mỗi lần tốc độc tráo thẻ là 1 hình/giây. Như vậy là một lần dạy bạn mất khoảng 5 giây thôi. Ngày hôm sau bạn bỏ 1 thẻ cũ đi và thêm 1 thẻ mới vào. Cứ như vậy đều đặn đến khi nào bé bắt đầu thích học thì bạn có thể tăng số từ vựng một ngày lên từ 5 lên 7 rồi 10, 15 , thậm chí đến lúc nào đó bé có thể xem liên tục 100- 200 thẻ một lần tùy vào khả năng tập trung của. Chúng ta không nhất thiết tuân theo bất cứ một chương trình dạy bởi vì bạn mới chính là người đưa ra chương trình dạy phù hợp nhất với bé.

Dạy chữ theo phương pháp Glenn Doman nếu bạn kiên trì thì tầm một năm là bé sẽ bắt đầu nhận biết tất cả mặt chữ. Đến 2 tuổi bé có thể đọc được sách. Chúc các bạn thành công.

Theo glenn-doman.biz

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm dạy flash card phương pháp Glenn Doman hiệu quả

Dạy chữ sớm bằng phương pháp Glenn Doman giúp bé phát triễn não phải , giúp bé phát triễn ngôn ngữ nói, bổ sung vốn từ phong phú cho bé. Ngoài ra dạy chữ bằng flash cards còn giúp bé luyện trí nhớ, biết đọc sớm nhằm tạo niềm đam mê đọc sách từ bé, tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ của loài người. Khoa học đã chứng minh rằng não của trẻ từ 0 đến 3 tuổi có khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn kể cả thông tin không có logic điển hình là ngôn ngữ nói.
flash card glenn doman
Vậy làm thế nào để dạy chữ sớm bằng flash card? Bạn phải chuẩn bị tối thiểu 1000 thẻ tiếng việt bao gồm 200 từ đơn , 800 từ ghép và câu đơn giản. Phương pháp dạy: mỗi ngày bạn cho bé xem 5 từ, mỗi từ 1 giây , ngày cho xem từ 2 đến 3 lần. Thẻ chữ đơn làm trên bìa cứng khổ 13x31cm , từ ghép và câu đơn giản khổ 13x40cm . Chiều cao chữ 7.4cm , nét chữ 1.25cm.
Ngày thứ nhất cho xem 5 từ đơn.
Ngày thứ 2 bỏ 1 từ cũ và thêm 1 từ mới.
Cứ như vậy lần lượt cho xem 200 từ đơn thì chuyển qua xem từ ghép. Khi bạn cảm thấy bé bắt đầu hứng thú với việc học này thì bạn tăng dần số chữ lên 1 lần xem lên . con mình 20 tháng 1 lần xem đến 40 thẻ và mỗi ngày bỏ 5 từ cũ ra và thêm 5 từ mới vào.
Nguyên tắc làm từ đơn: những từ thật gần gũi với bé, bé thường xuyên được nghe. Ngoài ra khi kết thúc việc dạy bạn nên bế con đi xung quanh và chỉ cho con xem mọi thứ xung quanh bé, đọc to những đồ vật đó lên.
Nguyên tắc làm từ ghép: ban đầu là ghép từ những từ đơn đã dạy. Có thể là 1 từ đơn đã dạy ghép với 1 từ mới hoặc cả 2 từ đều đã dạy. Càng về sau làm từ ghép càng phức tạp và quan trọng là phải đủ hết các vần của tiếng Việt. ví dụ như vần ân thì có từ cân, vần an thì có từ bàn. Đủ hết các vần để làm gì? Khi bạn dạy được 1000 thẻ từ ghép và đủ hết các vần thì não của bé đã tích hợp đủ thông tin để có thể tự tổ hợp ra từ mới chưa học mà bé vẫn đọc được? Nghe có vô lý lắm không? Thực sự là bé có khả năng đó. Để tìm hiểu thêm bạn hãy tìm đọc quyển ” Tăng cường trí thông minh cho trẻ” chương “hàng triệu kết nối trong 30 giây” để hiểu thêm về khả năng này.
Những nguyên nhân dẫn đến việc dạy chữ không hiệu quả:
Thứ 1: không đúng phương pháp. Bạn rất thích thẻ 1 mặt hình và một mặt chữ . Thực tế học thẻ này thì con bạn vẫn có thể đọc được một số chữ như “con bò”, “cái ghế”. Nhưng mà có rất nhiều từ không thể diễn tả bằng hình ảnh được. Bạn muốn bé học từ nào là hiểu từ đó có nghĩa là gì. Nhưng thực tế việc dạy chữ diễn ra trong thời gian rất nhanh và thời gian con lại đó là bạn chơi cùng bé, chỉ cho bé xem mọi thứ. Đến một lúc nào đó bé nhận ra được những từ mình học chính là những cái mình đã nghe, đã nhìn thì bé sẽ cảm thất vui sướng hơn rất nhiều nếu được biết nó ngay lập tức. Một nguyên nhân nữa là: bạn không đủ kinh phí để đầu tư 1 bộ 1000 thẻ hình mà bạn chỉ mua 100-300 thẻ và sau đó dạy xong rồi thôi. Bạn còn thích cả dán chữ lên tường. Bạn hi vọng là bé mỗi ngày đi qua đi lại sẽ được ôn lại nhiều lần. Thực tế là việc làm đó làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú với chữ nữa.
Thứ 2: Bạn có một khởi đầu không tốt. Ngày đầu tiên bạn đưa cho bé xem 5 thẻ và bé chẳng để ý gì đến bạn. Ngày thứ 2, thứ 3 kết quả cũng như vậy và bạn kết luận con mình không thích học cái này. Thực tế con bạn còn quá bé để hiểu được việc bạn đang làm gì . Và lời khuyên cho các bạn giai đoạn này là hãy cố gắng từ 2-3 tuần . Hằng ngày và đúng giờ. Việc làm này dần dần sẽ thu hút bé.
Thứ 3: Bạn tráo thẻ quá chậm. Bạn nên biết rằng não phải chỉ tiếp nhận thông tin 1 thông tin/1 giây. Nếu chậm hơn thì nó sẽ lưu vào não trái. Mà giai đoạn từ 0-3 tuổi não trái chưa phát triễn được nhiều dẫn đến việc trẻ rất khó nhớ hơn là flash nhanh.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Flashcard cho bé chủ đề động vật

Nhiều mẹ muốn tự làm flashcard cho bé nhưng lại bí đề tài. Hôm nay trang Glenn Doman xin giới thiệu với các bạn những gợi ý về chủ đề động vật để bạn không phải mất thời gian suy nghĩ xem nên làm thẻ chữ như thế nào.
Chủ đề động vật lại chia ra 5 chủ đề con: động vật nuôi, động vật trong rừng, động vật dưới nước, côn trùng và bộ chim.

Flash card Động vật nuôi: 16 thẻ: gà mái, gà trống, gà con, vịt con, ngỗng, vịt, chó, mèo, thỏ, dê, cừu, bò, ngựa, cá, heo, bồ câu
Flash card Động vật trong rừng 25 thẻ: chuột, khỉ, nai, gấu, gấu trúc, sóc, hà mã, hổ, tê giác, rắn, trăn, sư tử, báo, ngựa vắn, hươu cao cổ, voi, chó sói, lạc đà, nhím, chuột túi, khỉ đột, ếch, cáo, chồn, linh dương.
Flash card Động vật dưới nước 20 thẻ: rùa, cua, mực, sao biển, sò, tôm hùm, bạch tuộc, hải cẩu, cá heo, cá đuối, cá mập, cá voi, cá ngựa, tôm, ốc, cá kiếm, lươn, cá hồi, sư tử biển, cá sấu.
Flash card Côn trùng 20 thẻ: Ong, nhện, bướm, gián, châu chấu, kiến, cánh cam, chuồn chuồn, dế, ruồi, muỗi, cào cào, bọ ngựa, tò vò, sâu, rết, bọ cạp, thằn lằn, bọ xít, bọ chét
Flash card Bộ chim 20 thẻ: Gõ kiến, cú mèo, hồng hạc, quạ, cò, vẹt, ưng, hải âu, thiên nga, chích bông, sơn ca, én, cánh cụt, bồ nông, đà điểu, công, đại bàng, oanh, chào mào, sếu, dơi.
Như vậy là hôm nay Glenn Doman đã giới thiệu cho các bạn xong bộ flash card cho bé chủ đề động vật.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068


Theo glenn-doman.biz

Flashcard cho bé chủ đề côn trùng

Dạy trẻ nhận biết về thế giới côn trùng rất thú vị các bạn ạ. Những kiến thức về côn trùng dưới đây chưa hẳn bố mẹ nào cũng biết. Hôm nay trang Glenn Doman chia sẻ với các bạn một vài thông tin bổ ích về những con vật nhỏ bé nhưng thật kỳ diệu này. Mỗi con vật có 10 thông tin, chúng ta có thể in mặt sau của thẻ flashcard để dạy cho bé.

Kiến (ant)
1. Kiến là loài côn trùng có tính xã hội cao có khả năng sống thành tập đoàn lớn tới hàng triệu con.
2. Có khoảng 8.000 loại khác nhau của kiến trên thế giới.
3. Chúng được tìm thấy hầu như ở khắp mọi nơi, nhưng họ là phổ biến nhất ở những khu vực nóng.
4. Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa).
5. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ.
6. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ
7. Vòng đời của kiến có bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
8. Hầu hết các loài kiến sống được từ 6 đến 10 tuần.
9. Kiến thường có 4 màu đỏ, vàng, nâu, đen.
10. Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng
Ong (bee)
1. Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối, mọt.
2. Có khoảng 20.000 loại khác nhau của ong trên thế giới.
3. Ong thường sống trong các tổ ở trên cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ do người nuôi làm cho nó ở.
4. Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là ong chúa).
5. Những con ong mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là ong thợ.
6. Thông thường, hầu hết các con ong bay khoảng 20 km mỗi giờ, nhưng chúng có thể bay nhanh hơn nhiều.
7. Thức ăn của ong chủ yếu từ hoa bao gồm mật hoa và phấn hoa.
8. Ong chúa là con ong cái duy nhất có quyền đẻ trứng trong đàn o*ng, dài và to hơn các o*ng đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân
9. Ong chúa sống 3 – 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con o*ng chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân.
10. Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ, thường sống 2 – 6 tháng.
Bướm (butterfly)
1. Bướm là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy.
2. Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau.
3. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa.
4. Bòng đời của bướm bao gồm bốn phần: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
5. Bướm trong giai đoạn trưởng thành có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy loài.
6. Bướm đẻ trứng trên cây thực phẩm và chết sau đó ít lâu trước khi trứng nở.
7. Trứng nở ra sâu bướm ăn cây lá nơi nó ở và lớn lên, sau đó nó hóa thành nhộng trong kén.
8. Nhộng phát triển thành bướm rồi cọ lưng vào kén đến thủng để thành bướm rồi bay ra ngoài.
9. Mỗi con bướm đều có 4 cánh nhưng lại hoạt động như 1 cặp. Bướm đập cánh tương đối chậm (khoảng 20 lần/s)
10. Bướm Comma có thể bay từ giữa sa mạc Sahara đến Anh, với khoảng cách 2000 dặm trong vòng 14 ngày.
Bọ rùa (ladybug)
1. Bọ rùa là loài côn trùng nhỏ cùng gia đình với bọ cánh cứng.
2. Bọ rùa có kích thướt từ 1 đến 10 mm.
3. Bọ rùa thường có màu vàng, cam, hoặc đỏ tươi với những đốm nhỏ màu đen trên bìa cánh.
4. Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả.
5. Vòng đời của bọ rùa từ 15-23 ngày.
6. Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen.
7. Bọ rùa cái đẻ 10-20 trứng một lần ở mặt sau lá cây.
8. Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng
9. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều.
10. Bọ rùa là loài có ích dùng làm phòng trị côn trùng có hại như rệp lúa rất có hiệu quả.
Châu chấu (grasshopper)
1. Là côn trùng ăn lá thuộc bộ cánh thẳng.
2. Có hơn 10.000 loài đang sống trên thế giới.
3. Châu chấu đẻ trứng vào cuối mùa hè và mùa thu
4. Châu chấu thường bay chỉ có khoảng cách ngắn.
Nhưng khi bị buộc phải di chuyển tìm kiếm thức ăn, chúng có thể bay cho một loạt các “bước nhảy ngắn” mà tổng số hàng trăm dặm.
5. Châu chấu có 3 đôi chân, 2 đôi chân trước ngắn để đứng và giữ thăng bằng, 1 đôi chân sau dài, to khỏe để nhảy.
6. Bụng châu chấu có nhiều đốt và các lỗ thở.
7. Màng thính giác của châu chấu nằm ở đoạn bụng thứ nhất
8. Ở một số nước ở châu Phi, châu chấu là một nguồn thực phẩm quan trọng, cũng như các loài côn trùng khác, bổ sung thêm protein và chất béo chế độ ăn uống hàng ngày.
9. Ở một số nước ở Trung Đông, châu chấu được đun sôi trong nước nóng với muối,phơi khô sau đó ăn như đồ ăn nhẹ.
10. Châu chấu là một trong những côn trùng gây nguy hại nhất cho con người
Bọ ngựa (mantis)
1. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài từ 40 – 80 mm.
2. Trên thế giới có khoảng 2400 loài bọ ngựa khác nhau.
3. Bọ ngựa có đầu hình tam giác, có thể quay nhiều hướng nên tầm quan sát rất rộng.
4. Bọ ngựa dùng đôi chân trước rất khỏe đã tấn công con mồi với tốc độ rất nhanh.
5. Đôi chân trước của chúng có tư thế giống như đang chắp tay nguyện cầu nên trong tiếng Anh còn gọi là Praying Mantis.
6. Bọ ngựa cái thường đẻ hàng trăm trứng vào ổ và ngay từ khi còn trong trứng, bọ ngựa nhỏ đã có hình dáng giống như bố mẹ chúng.
7. Sâu non và sâu trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như bướm, ấu trùng, bọ cánh, ngay cả ong hay gián.
8. Bọ ngựa ăn rất nhiều côn trùng nhỏ và thậm chí ăn cả đồng loại của chúng.
9. Bọ ngựa hầu hết là các loài có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng.
10. Tại Trung Quốc, người ta đã quan sát bọ ngựa săn mồi và từ đó nghĩ ra môn Đường Lang Quyền nổi tiếng
Gián (cockroach)
1. Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long.
2. Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới.
3. Gián nhịn thở được tới 40 phút.
4. Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h.
5. Gián có thể sống đến cả tháng sau khi đã mất đầu.
6. Gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy – thứ chứa nhiều nitơ.
7. Gián là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột.
8. Gián chủ yếu sống về đêm.
9. Gián cái có thể đẻ trứng đến 8 lần, mỗi lần khoảng 40 trứng.
10. Gián có thể sống đến 1 năm.
Muỗi (mosquito)
1. Muỗi là côn trùng thuộc bộ hai cánh.
2. Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài.
3. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống.
4. Muỗi cái hút thêm máu người và động vật.
5. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
6. Trên thế giới có khoảng 3500 loài muỗi được mô tả.
7. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng.
8. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng.
9. Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người.
10. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
Ong vàng phương Bắc Bumble ( Golden Northern Bumblebee)
1. Golden Northern Bumblebee làm tổ dưới long đất.
2. Golden Northern Bumblebee trưởng thành ăn phấn hoa và mật ong.
3. Loài ong này tiết mật để nuôi bản thân chúng và ấu trùng ong, hoặc ong non.
4. Loài ong này thường chọn các khu rừng thưa, vệ đường, hoặc các khoảng không gian trống để làm tổ.
5. Golden Northern Bumblebee tìm thấy ở Mỹ và miền Nam Canada.
6. Giống như những loại ong khác Golden Northern Bumblebee phát tát phấn hoa khi chúng hút mật.
7. Ong Golden Northern Bumblebee chúa đẻ trứng, là thành viên duy nhất trong đàn sống qua mùa đông.
8. Tên chi khoa học của loài ong này là Bombus, có nguồn gốc từ bomby, một từ Hy Lạp có nghĩa là “ vo ve”, “ vù vù”.
9. Tên loài khoa học của loài ong này là Fervidus, có nghĩa là “ tha thiết” hoặc “ hăng hái” trong tiếng Latin.
10. Lớp: Insecta
Bộ: hymenoptera
Họ: Apidae
Chi: Bombus
Loài: Bombus fervidus
Bướm chúa
1. Hàng triệu con bướm chúa di trú mỗi năm, thỉnh thoảng cùng trên một tuyến đường.
2. Sâu bướm chúa được nuôi bằng lá cây bông tai.
3. Dịch của lá cây bông tai khiến cho bướm chúa trở thành món ăn cho các loài thú ăn thịt.
4. Bướm chúa thường tìm thấy ở nơi cây bông tai mọc như thảo nguyên, ven đường, và cánh đồng cát.
5. Loài bướm này thường tìm thấy ở khắp Bắc Mĩ, và thỉnh thoảng chúng di cư đến Hawaii và nước Úc.
6. Sâu bướm chúa có những sọc đen, trắng, vàng, và có thêm những râu đen ngắn ở phía trước và ở cuối lưng.
7. Sâu bướm phát triển thành nhộng có cánh và được bao bọc trong một cái kén màu xanh với những chấm vàng.
8. Ở trong kén, sâu bướm chúa treo mình trên một cành cây cho đến khi chúng tự thoát ra cái kén và trở thành bướm trưởng thành.
9. Ở Canada, loài bướm này con được gọi la “ King Billy” bởi vì nó có màu giống với màu cam ở tay áo khoác của Vua William.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Lepidoptera
Họ: Danaidae
Chi: Danaus
Loài: Danaus plexippus
Ve sầu định kì (Periodical Cicada)
1. Khi ve sầu định kì vỗ cánh, chúng phát ra tiếng kêu giống như tiếng dàn nhạc Castanet.
2. Ve sầu định kì trưởng thành không ăn, nhưng trong giai đoạn con nhộng chúng hút nhựa từ rễ cây.
3. Trong giai đoạn nhộng, ve sầu định kì sống dưới mặt đất từ 13 đến 17 năm trước khi chúng chúng thoát ra thành côn trùng có cánh.
4. Khi ve sầu định kì thoát lên mặt đất, nó lột bỏ lớp da cũ khi nó là con nhộng.
5. Lớp da mà ve lột bỏ thường thấy ở trên thân cây hoặc ở các bề mặt gồ ghề khác.
6. Ve sầu định kì sống ở nửa phía Đông của nước Mỹ.
7. Ve sầu định kì có chiều dài khoảng 3cm.
8. Ve sầu định kì chỉ sống trong một vài ngày sau khi chúng thoát khỏi mặt đất để đẻ trứng.
9. Tên chi khoa học của loài ve sầu này trong tiếng Latin có nghĩa là “ chú dế ma thuật” và tên loài khoa học có nghĩa là “ mười bảy”
10. Lớp: Insecta
Bộ: Homoptera
Họ: cicadidae
Chi: Magicicada
Loài: Magicicada septendecim
Mối đất (Subterranean Termite)
1. Mối đất giúp rừng phát triển bằng cách biến đổi những cây khô mục thành chất màu.
2. Nhộng mối đất ăn gỗ và các loại sợi thực vật.
3. Mối đất sống ở thân gỗ ẩm ướt mục ruỗng ở trong rừng hay các khu công trình.
4. Loài côn trùng này sống ở gần khu vực gần rừng, nơi chúng làm đường hầm và ăn gỗ.
5. Mối đất sống ở phía tây Bắc Mỹ, từ California đến Nevada và Bristish Columbia.
6. Khu vực sống của mối đất có mối chúa, mối thợ, và mối canh bảo vệ. và trứng và nhộng mối.
7. Mối chúa đẻ toàn bộ trứng cho tổ của mình.
8. Mối thợ đào hầm và thu lượm gỗ để nuôi nhộng
9. Mối đất có cánh khi chúng chuyển chỗ ở.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Isoptera Chi: Reticulitermes
Loài: Reticulitermes Hesperus. Họ: Rhinotermitidae
Kiến đen nhỏ (Little Black Ant)
1. Kiến đen nhỏ sống dưới mặt đất trong nhà hoặc ở bìa rừng.
2. Kiến đen nhỏ ăn những loại thức ăn going con người.
3. Kiến đen nhỏ rất nhanh nhẹn khi đi quanh đường viền khi chúng tìm kiếm thức ăn và tha về tổ.
4. Kiến đen nhỏ làm tổ trên những thân cây mục ruỗng.
5. Kiến đen nhỏ tìm thấy ở khắp khu vực Bắc Mĩ, ngoại trừ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
6. Kiến thợ mang thức ăn về nuôi kiến chúa và ấu trùng.
7. Hầu hết mọi kiến đen dài không quá 2mm.
8. Loài kiến này có thể trở thành một vật có hại khi chúng sống trong nhà, đặc biệt là trong thời tiết ấm.
9. Tên loài khoa học của kiến đen là “ minimum”, theo tiếng Latin có nghĩa là bé nhất.
10. Lớp: insect
Bộ: Hymenoptera
Họ: Formicidae
Chi: Monomorium
Loài: Monomorium minimum
Bọ rùa hai chấm ( Two- spotted Ladybird Beetle)
1. Bọ rùa hai chấm ăn rất nhiều loại côn trùng, bao gồm cả những sinh vật có hại đối với con người.
2. Một trong những loại thức ăn ưa thích của loài này là một loại côn trùng có hại cho hoa màu.
3. Con người nuôi loài bọ rùa này và thả chúng vào vườn hoa màu để chúng tiêu diệt những loài côn trùng có hại khác.
4. Bọ rùa hai chấm thường thấy ở các thảo nguyên, đồng cỏ, và trong các khu vườn.
5. Bọ rùa hai chấm tìm thấy ở khắp Bắc Mĩ , ngoại trừ vùng cực bắc.
6. Loài bọ rùa này đẻ một chùm trứng màu vàng tươi trên một tán lá gần nguồn thức ăn.
7. Bọ rùa hai chấm có chiều dài khoảng 5mm.
8. Ở nước Mỹ , loài bọ rùa này được gọi là “ ladybug”.
9. Bọ rùa hai chấm sử dụng cánh mềm bên dưới những cánh cứng bên trên để bay.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Coleoptera
Họ: Coccinellidae
Chi: Adalia
Loài: Adalia bipunctata.
Que khổng lồ di chuyển (Giant Walkingstick)
1. Giant Walkingstick trông giống như một cành cây nhỏ, chính hình dáng đó giúp chúng ngụy trang khỏi kẻ thù.
2. Giant Walkingstick ăn lá cây, cỏ hoặc những thực vật thân gỗ.
3. Loại côn trùng này hầu như bất động cả ngày, chúng chỉ di chuyển đi kiếm mồi vào ban đêm.
4. Loài côn trùng này thường tìm thấy ở rừng, các đống gỗ và khu vực mọc đầy cỏ.
5. Giant Walkingstick thường tìm thấy ở vùng Trung tây của Canada và nước Mỹ.
6. Giant Walkingstick đẻ những con non có vỏ cứng trông giống những quả trứng trên mặt đất.
7. Giant Walkingstick có thể đạt kích thước chiều dài lên tới 150mm.
8. Giant Walkingstick đung đưa trong gió bằng hai chân trước, lúc này trông chúng rất giống một nhánh cây đang đu đưa.
9. Nơi ăn ở, trú ngụ yêu thích của Giant Walkingstick là ở các vườn nho và các cây sồi.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Phasmatodea
Họ: Phasmidae
Chi: Megaphasma
Loài: Megaphasma dentricus.
Chuồn chuồn xanh Darner (Green Darner Dragonfly)
1. Chuồn chuồn xanh Darner bay rất nhanh và rất khó nhìn thấy, chúng ta chỉ nhìn thấy khi chúng đậu nghỉ ngơi.
2. Chuồn chuồn xanh Darner ăn muỗi và những loại côn trùng biết bay khác.
3. Chuồn chuồn xanh Darner có thể bay tiến, bay lùi và có thể liệng trên không trung.
4. Loài côn trùng này lao lên không trung trên khu vực ao hồ, suối để bắt mồi.
5. Chuồn chuồn xanh Darner tìm thấy khắp khu vực Bắc Mỹ.
6. Ở giai đoạn nhộng chúng sống dưới lòng đất, thức ăn trong giai đoạn này là nòng nọc, các loại cá nhỏ và côn trùng nước.
7. Chuồn chuồn xanh Darner trưởng thành đạt chiều dài 7,6cm.
8. Loài côn trùng này không thể gập cánh vào trong thân được,chúng luôn xòe cánh ngay cả khi nghỉ ngơi.
9. Những cái chân dài không có tác dụng cho việc đi lại, chúng thích hợp với việc giữ con mồi.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Odonata Họ: Aeshnidae Chi: Anax Loài: Anax junius
Châu chấu Differential
1. Đôi chân to khỏe của Châu chấu Differential giúp chúng nhảy rất xa.
2. Châu chấu Differential ăn cỏ, hoa màu nông nghiệp và trái cây.
3. Châu chấu Differential tạo ra những tiếng kêu lách tách bằng cách cọ chân và cánh vào với nhau.
4. Châu chấu Differential thường tìm thấy ở các cánh đồng hoa màu, nơi nhiều cỏ mọc, các khu rừng thưa và bờ rào.
5. Châu chấu Differential thường có ở khắp nước Mỹ và phần phía Nam của Canada.
6. Châu chấu Differential đẻ trứng trên đất mềm, chúng tiết ra một chất dính sau đó chất dính đó sẽ cứng dần thành một lớp bảo vệ trứng.
7. Châu chấu Differential sẽ chết khi thời tiết lạnh, trứng châu chấu nở vào cuối xuân.
8. Châu chấu Differential là thức ăn của nhiều loài chim, rắn và chuột.
9. Châu chấu Differential có hại cho mùa màng.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Orthoptera
Họ: Acrididae
Chi: Melanoplus
Loài: Melanoplus differentialis
Ruồi ( Housefly)
1. Chẩn ruồi sắc mảnh và dính giúp chúng có thể đi lại hoặc bước trên các vật trơn bằng phẳng.
2. Ruồi sống chủ yếu nhờ vào chất lỏng ngọt hoặc có những chất đang phân hủy.
3. Ruồi có thể truyền một số bệnh nguy hiểm sang con người.
4. Ruồi thường tìm thấy quanh nơi thức ăn không được che đậy, trong gara, và phân ngựa.
5. Ruồi có mặt khắp nơi trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực và một số hòn nhỏ đảo biệt lập.
6. Ấu trùng muỗi sống nhờ vào những chất hữu cơ ẩm như thức ăn đang phân hủy hoặc xác động vật chết.
7. Trứng ruồi nở thành ấu trùng sau 24 giờ, và ấu trùng trở thành nhộng sau 5 ngày.
8. Nhộng ruồi sau 5 ngày phát triển thành ruồi trưởng thành có đầy đủ cánh.
9. Ruồi có đôi mắt kép và lớn cho phép chúng có thể nhìn nhiều hướng khác nhau cùng một lúc.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Diptera Chi: Musca Họ: Muscidae Loài: Musca domesticas
Như vậy là Glenn Doman đã giới thiệu xong bộ flashcard cho bé chủ đề côn trùng. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Theo glenn-doman.biz

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)