Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy trẻ học toán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy trẻ học toán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman

Thời điểm để trẻ bắt đầu học toán

Không nhận định nào đúng hơn nhận định về khát khao học hỏi của trẻ, trẻ khao khát tìm hiểu và muốn biết về mọi thứ. Trẻ bắt đầu tìm tòi trước khi chúng được sinh ra và chúng học được trông qua trực giác. Khi trẻ mới ra đời, chúng suy nghĩ dựa trên bản năng và những gì quen thuộc. Suy nghĩ và học hỏi là điều thiết yếu với bất kì đứa trẻ nào ở độ tuổi nào đi nữa. Trẻ một tuổi tin rằng học hỏi là điều cần thiết, không thể thiếu được và cũng là chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của cuộc đời chúng.Quan trong hơn với chúng, học hỏi cũng là trò chơi thú vị nhất. Điểm mấu chốt là cả trẻ và cha mẹ phải tiếp cận các kiến thức Toán học một cách đúng đắn nhất. Các nhà giáo dục lại cho rằng chúng ta không nên ép trẻ học nhiều khi chúng còn bé, như thế là đánh mất đi tuổi thơ quý giá của trẻ, nhưng học không hề biết trẻ khao khát học hỏi. Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng :

- Học hỏi là thứ trò chơi thú vị nhất trong cuộc sống, nó không hề là bắt buộc con trẻ.

- Kiến thức là phần thưởng, không là sự trừng phạt.

- Kiến thức thú vị, không hề nhàm chán.

Học Toán sớm là một nhánh quan trọng của quá trình nhận thức.


Được học tập là quyền không hề phủ nhận ở trẻ. Chúng ta nên nhớ lấy điều này, không nên là mất đi quyền lợi này ở trẻ. Một điều đúng đắn nữa mà chúng ta không thể quên đó là nếu trong quá trình học tập, cả trẻ và mẹ đều không thấy thoải mái thì nên dừng lại, chúng ta có lẽ làm sai ở đâu đó.

Theo Glenn Doman độ tuổi để bắt đầu học toán của trẻ có lẽ là khi trẻ bắt đầu được sinh ra. Trẻ sẽ nhận thức khó khăn hơn về số lượng và giá trị sau khi chúng 2 tuổi, vậy chúng ta nên bắt đầu dạy trẻ học Toán khi chúng 1 tuổi hay sớm hơn, làm như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm được thời gian, sức lực hơn. Cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ ngay thừ khi chúng vừa ra đời. Việc bạn nói chuyện với von khi chúng mới ra đời, giúp cho khả năng thính giác của trẻ phát triển. Chúng ta có thể cho trẻ biết đến ngôn ngữ Toán học thông qua cá hình vẽ, điều này giúp cho thị giác của trẻ được nâng cao. Có 2 yếu tố ta cần quan tâm khi dạy trẻ đó là :Thái độ và phương pháp của bạn; Tài liệu dạy con của bạn.

Trong quá trình dạy con học Toán của cả mẹ và bé, chúng ta không nên dạy khi trẻ không cảm thấy thoải mái, nếu trẻ đói, mệt mỏi hay cáu kỉnh thì đó không phải là lúc thích hợp cho việc dạy và học. Mẹ cũng không nên dạy trẻ học Toán khi không cảm thấy thoải mái bởi như thế cũng không có hiệu quả. Một bà mẹ sáng suốt sẽ biết tìm ra thời điểm thích hợp nhất để dạy con mình, khi đó cả mẹ và bé sẽ tìm thấy niềm vui và sự hào hứng trong dạy và học.

Bạn hãy nhớ rằng thời gian dạy trẻ không nên quá dài, bước đầu tiên nên ba lần một ngày, nhưng mỗi lần chỉ nên kéo dài vài phút. Chúng ta cũng nên tính trước thời gian kết thúc cho mỗi lần dạy trẻ. Nên nhớ là luôn luôn dừng trước khi trẻ muốn nghỉ ngơi, cha mẹ cũng nên nắm được suy nghĩ của trẻ để biết con mình nghĩ gì, muốn gì và nên dừng lại đúng lúc. Bởi nắm được tâm lý của trẻ cũng là một cách thức nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi của trẻ.

Cách dạy học Toán cho trẻ

Một buổi học Toán dù bạn đang dạy về số lượng, hay về phép cộng, phép trừ thì cốt yếu vẫn cần sự nhiệt tình của cha mẹ. Trẻ muốn học và chúng học rất nhanh, do đó chúng ta cũng cần phải chuẩn bị tài liệu học thật nhanh. Cha mẹ thường truyền đạt cho trẻ quá chậm chạp, nhất là khi đưa ra các ví dụ minh họa trong quá trình dạy. Nhìn chung, chúng ta đều muốn trẻ ngồi và nhìn chăm chú và các tài liệu để thể hiện chúng rất tập trung. Chúng ta luôn muốn trẻ thể hiện một cách nghiêm túc khi học, thế mới là chúng đang học, nhưng thực chất trẻ lại thấy việc học rất thích thú, người lớn chúng ta mới không nhận ra được những điều thú vị khi học.

Chúng ta nên thiết kế các tài liệu học tập cẩn thận và rõ ràng để trẻ nhận biết được dễ dàng, người lớn cũng nên học cách sử dụng các tài liệu học tập đó sao cho đúng đắn nhất. Đôi khi một người mẹ nói nhanh như máy khi giảng cho trẻ, sẽ làm mất sự nhiệt tình cũng như tính hài hòa trong giọng nói của cô ấy. Chúng ta không thể vừa nói nhanh vừa nói hay mà vẫn giữ được sự nhiệt tình trong giọng nói của mình. Sự thích thú và hăng hái học Toán của trẻ gắn với 3 điểm sau:

- Tốc độ truyền đạt của các tài liệu học.

- Số lượng các tài liệu mới.

- Thái độ tích cực của cha mẹ.

Các tài liệu được truyền đạt càng nhanh, càng nhiều và cha mẹ càng nhiệt tình thì trẻ sẽ tiếp thu càng tốt. Trẻ không tỏ ra chăm chú học hành, chúng cũng không cần phải tỏ ra như vậy, chúng hiểu được ngay, ngấm mọi thứ nhanh như bọt biển vậy. Người lớn cần biết cách tổ chức, sắp xếp tài liệu một cách hợp lý và thống nhất để thiết lập nên một chương trình học nhất quán. Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi các bậc cha mẹ hay mắc phải. Xem lướt qua tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng gì tới trẻ. Khi có cơ hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình có xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có ai bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những trường hợp thường ngày đơn giản như chỉ là đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ , có mấy ngón tay trên một bàn tay, có bao nhiêu bậc thang trong nhà. Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó làm cho trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn nên bắt đầu từ phần bạn dừng, đừng quay lại từ đầu. Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy tự tin và hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.

Dạy học cho trẻ cũng như việc cho trẻ những thông tin mới hay tặng cho trẻ một món quà và kiểm tra lại là cách để lấy lại những điều đó. Dạy học là một quá trình tự nhiên và thú vị- kiểm ta lại là quá trình rất khó chịu và đáng ghét. Dạy trẻ chứ đừng kiểm tra trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và cách giải quyết chúng ở bài sau.

Theo glenndoman

Học Toán sớm với Dot card

Những tài liệu được chuẩn bị sử dụng trong dạy Toán cho trẻ hết sức đơn giản. Những tài liệu này được thiết kế dựa trên nhiều năm nghiên cứu của một nhóm các nhà thần kinh học nghiên cứu về việc phát triển não bộ cho trẻ, cũng nghiên cứu về sự phát triển và chức năng của não bộ.

Thẻ chấm (dot card) dùng trong học Toán theo phương pháp Glenn Doman

Sử dụng tài liệu mới trong việc dạy trẻ học Toán

Ở đây chúng ta nên bàn về tốc độ học của trẻ, không chỉ ở riêng môn Toán mà bất cứ một môn nào khác. Đừng ngại ngần làm theo các mong muốn của trẻ, bạn có thể sẽ kinh ngạc khi biết được khả năng tiếp thu của chúng. Người lớn chúng ta được nuôi dạy trong một môi trường mà ở đó chúng ta buộc phải nghi nhớ “2+2=4″, chúng ta nhai đi nhai lại hàng ngày. Chúng ta làm đi làm lại các phép toán và chính việc nhai đi nhai lại mãi một phương trình Toán học như thế làm chúng ta mất hết tập trung cũng như học Toán.

Thay vì làm lại những phương trình Toán học trong phạm vi 20, tại sao không làm những phép toán trong phạm vi 1000 một cách nhanh gọn và hứng thú. Bạn chẳng cẩn phải là một thiên tài Toán học mới biết là toán cộng trong phạm vi 1000 khó hơn so với các phép tán trong phạm vi 20. Vấn đề ở đây đơn giản là trẻ có thể tiếp thu được nhiều hơn những gì mà ta dạy chúng. Điểu mấu chốt là chúng ta dạy trẻ làm các phép toán trong phạm vi 1000 hay 20 trước mà thôi, đó là một trong những bí quyết trong việc dạy trẻ.

Chúng ta cần tôn trọng niềm vui sướng của trẻ khi được học hỏi những thứ mơí, sự tò mò và ham mê học hỏi ở trẻ cũng cần được nâng niu và nuôi dưỡng. Điều tồi tệ là cách dạy học truyền thống đã đóng hoàn toàn cánh cửa của niềm đam mê học hỏi của trẻ nhưng may mắn là một phương pháp mới đã mở mang và bảo đảm cho niềm đam mê ấy. Để đảm bảo cho trẻ có một trí tuệ minh mẫn và khỏe mạnh chúng ta cần dạy trẻ biết tư duy theo nhiều hướng.

Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi các bậc cha mẹ hay mắc phải. Xem lướt qua tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng gì tới trẻ. Khi có cơ hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình có xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có ai bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những trường hợp thường ngày đơn giản như chỉ là đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ , có mấy ngón tay trên một bàn tay, có bao nhiêu bậc thang trong nhà. Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó làm cho trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn nên bắt đầu từ phần bạn dừng, đừng quay lại từ đầu. Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy tự tin và hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.

Những tài liệu được chuẩn bị trong dạy Toán cho trẻ

Những tài liệu được chuẩn bị sử dụng trong dạy Toán cho trẻ hết sức đơn giản. Những tài liệu này được thiết kế dựa trên nhiều năm nghiên cứu của một nhóm các nhà thần kinh học nghiên cứu về việc phát triển não bộ cho trẻ, cũng nghiên cứu về sự phát triển và chức năng của não bộ. Họ nhận thấy những ưu điểm và những hạn chế trong bộ máy thị giác của trẻ sau đó thiết kế các tài liệu đáp ứng tất cả những nhu cầu từ thô sơ nhất đến tinh vi nhất và từ chức năng não bộ đến kiến thức về não. Tất cả các tài liệu học Toán hay còn gọi là các thẻ Toán nên được làm bằng bìa cứng màu trắng để chúng có thể đứng thẳng và sử dụng thuận tiện hơn, để bắt đầu chúng ta cần:

- Những chiếc thẻ bằng bìa cứng hình vuông có kích thước cỡ 28x28cm, nếu tìm được thì ta nên mua để tốn thời gian cắt. Chúng ta cần ít nhất 100 tấm thẻ như vậy cho bước đầu chuẩn bị.

- Chúng ta cũng cần thêm 50 chấm tròn có thể được dính và các tấm bìa cứng.

- Một bút đánh dấu lớn bằng dạ, có màu đỏ, đánh dấu càng to càng tốt.

Bạn sẽ chú ý tới những chấm đỏ đầu tiên, chúng có màu đỏ bởi như thế sẽ bắt mắt trẻ, chúng được thiết kế để các đướng truyền dẫn thị giác còn non nớt của trẻ có thể phân biệt được dễ dàng. Thực tế, mỗi khi trẻ nhìn vào những tấm đỏ khả năng thị giác cúng phát triển đáng kể, để khi chúng ta dạy trẻ số học chúng có thể nhìn nhận được và học dễ dàng hơn là khi bạn không dùng thẻ chấm. Bạn sẽ bắt tay vào việc làm những tấm thẻ chấm để sử dụng chúng trong việc dạy trẻ số lượng và giá trị thực của các con số, để làm được điều này hãy bắt tay vào làm tấm thẻ trên đó có từ 1 chấm đến 100 chấm. Việc này dễ mất thời gian nhưng rất dễ dàng với những gợi ý hữu ích sau:

- Bắt đầu từ tấm thẻ có 100 chấm và đếm lùi lại tới tấm thẻ 1 chấm. Những con số lớn hơn làm khó hơn mà chắc chắn là bước đầu bạn sẽ làm cẩn thận hơn khi gần kết thúc.

- Đếm sẵn số chấm trước khi dính vào thẻ, bởi chắc chắn bạ sẽ nhầm khi đêm số chấm sau khi dán vào, đặc biệt với những tấm thẻ trên 20 chấm.

- Viết các chữ số bằng bút chì ở 4 góc đằng sau tấm thẻ trước khi bạn dính những chấm đỏ lên mặt trước thẻ.

- Hãy chắc chắn là bạn không đặt các chấm đỏ theo một hình dạng như hình vuông, tam giác hay chức nhật hay bất kì một hình dạng nào khác.

- Xếp các chấm trên tấm thẻ ngẫu nhiên nhất, có thể ở giữa, phía ngoài nhưng chúng không được xít vào nhau hay xếp đè lên nhau.

- Nhớ để lại một khoảng trống xung quanh tấm thẻ để bạn có nơi đặt ngón tay và chắc chắn một điều là ngón tay của bạn không đè lên một chấm nào cả khi bạn cho trẻ xem tấm thẻ.

Chúng tôi đã sớm phát hiện ra rằng tốt nhất là nên đi trước dẫn đường, đó là lí do tại sao bạn nên tự làm 100 tấm thẻ chấm trước khi bạn tự bắt tay vào dạy trẻ, sau đó bạn đã có được một nguồn tài liệu thích hợp trong tay để sẵn sàng sử dụng bất kỳ lúc nào. Bạn không làm được điều này thì bạn sẽ thấy bản thân bị tụt lại phía sau, việc cho trẻ xem đi xem lại những tấm thẻ cũ thực sự quá nhàm chán, nó sẽ trở thành thảm họa chương trình bạn dạy sẽ thất bại. Trẻ không thể thấy hứng thú nếu chúng cứ xem đi xem lại một thứ tài liệu quá lâu.

Chuẩn bị tài liệu cho trẻ thực sự rất thú vị. Chuẩn bị sẵn mọi thứ sẽ dạy cho trẻ trước một tuần, hay một tháng không nên để nước đến chân mới nhảy. Đi trước dẫn đầu, biết dùng và tái tổ chức đúng lúc nếu cần thiết, nhưng đừng bao giờ bắt trẻ phải học đi học lại tài liệu cũ. Tóm lại đây là nguyên tắc cơ bản để dạy con học Toán:

- Bắt đầu dạy trẻ từ lúc chúng càng nhỏ càng tốt.

- Luôn tạo hứng thú cho trẻ.

- Tôn trọng trẻ.

- Chỉ dạy trẻ khi cả cha mẹ và bé thoải mái.

- Luôn cho trẻ nghỉ ngơi trước khi chúng yêu cầu.

- Luôn truyền đạt các thông thin cho trẻ nhanh nhất có thể.

- Thường xuyên đưa ra những tài liệu mới.

- Tạo nên một giáo án học thống nhất.

- Chuẩn bị trước và kĩ lưỡng tất cả các tài liệu bạn cần sử dụng.

- Luôn ghi nhớ chìa khóa an toàn : ” Nếu cả bạn và trẻ đều không cảm thấy vui thích trong việc dạy và học thì nên biết dừng lại”. Có lẽ bạn làm sai điều gì đó rồi.

Theo glenndoman

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Dạy trẻ 2 tuổi học đếm, làm toán như thế nào?

Cha mẹ có thể dạy trẻ cách vẽ chiếc ấm đơn giản qua bài thơ “Đầu tiên vẽ trái cam/ Có thể không tròn lắm/ Thế là xong cái thân/ Rồi vẽ thêm cái vung/ Nối cái vòi cho khéo/ Vung có núm dễ cầm/ Quai ấm vờn thật dẻo”…
1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.
Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý. Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.
2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề.
Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình.
3. Sử dụng tiền bạc .
Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé, sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$, đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời.
Dạy trẻ đếm xuôi và ngược
day tre hoc dem

Dạy trẻ học đếm qua bài thơ

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, học vẽ đúng cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng như quan sát đối tượng một cách trình tự, kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng. Bé có thể phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy, tính tích cực và năng lực sáng tạo…
Bên cạnh phương pháp dạy hội họa phổ thông, người lớn có thể dạy trẻ cách vẽ tranh đơn giản bằng thơ, câu đố vừa tạo được hứng thú, vừa giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng.
Ví dụ bài thơ dạy vẽ chiếc ấm như sau:
Vẽ cái ấm không khó:
Đầu tiên vẽ trái cam
Có thể không tròn lắm
Thế là xong cái thân
Rồi vẽ thêm cái vung
Nối cái vòi cho khéo
Vung có núm dễ cầm
Quai ấm vờn thật dẻo
Thân ấm vẽ hoa lá
Hoặc thêm cá thêm chim
Khéo tay thì đánh bóng
Tô màu gì tùy em…
Anh chỉ nhắc đừng quên
Cái lỗ con trên nắp
Để khi bố pha trà
Rót nước ra khỏi tắc.
Đây là bài thơ “Dắt mùa thu vào phố” của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn. Sau khi trẻ hoàn tất tác phẩm, hoặc đọc thuộc bài thơ, cha mẹ có thể thưởng cho bé một hộp bút chì màu hay món đồ chơi bé thích.
Một bài thơ khác về “con số 0″ giúp các em phát huy trí tưởng tượng như số 0 thêm đuôi thành 9, số 0 chồng lên nhau thành số 8; hoặc chống gậy thăm bạn thành số 10… Qua đó bé vừa học thơ, vừa vẽ tranh và làm quen với con số.
Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…
Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,
Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.
Đây là bài thơ “Số 0 tinh nghịch” của tác giả Dương Huy.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Phương pháp dạy toán bằng dot card cho trẻ dưới 3 tuổi

Bạn không thể dùng phương pháp bình thường như là đếm ngón tay hoặc đếm thẻ để dạy toán cho trẻ dưới 3 tuổi được. Bởi vì cách học của trẻ dưới 3 tuổi hoàn toàn khác với cách học của những đứa trẻ lớn. Trẻ nhỏ học chủ yếu bằng não phải. Não phải ghi nhớ hình ảnh 1 giây/hình. Tận dụng khả năng đó Giáo sư Glenn Doman của viện nghiên cứu tiềm năng con người đã phát minh ra cách dạy toán cho trẻ bằng bộ học liệu dot card. Vậy bộ học liệu này như thế nào và cách dạy ra sao?
Một bộ học liệu dot card gồm 108 thẻ.
dot card
Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 11×11 inch dày 1cm. Cắt decal 5050 chấm đường kính 0.75 inch làm dot card.

Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài.

Phương pháp dạy toán bằng dot card cho trẻ dưới 3 tuổi

0. Bắt đầu dạy trẻ từ 0-3 tháng .

Giai đoạn này bạn nên làm 1 bộ dot card gồm 14 thẻ decal đường kính 1,5 inch = 4cm. Dạy hết bộ thẻ này rồi chuyển sang bộ dot card 101 thẻ đường kính 0.75 inch

1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin hãy đọc phần đúng độ tuổi của trẻ rồi quay lại đọc phần này.

Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem dot card ít nhất là 3 lần.

Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây.

Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự

Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự

Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ dot card từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. 

Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. 

Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự lien tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây:

Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22.

Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24.

Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26.

Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28.

Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32.

Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34.

Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ.

Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau:

20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ.

Làm tương tự trong 1 tuần.

Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2×3=6, 5×6=30, 9×4=36.

Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2.

Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3×5=15, 90/3=30.

Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ bộ 100 thẻ dot card. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài.

2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần.

3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần.

4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn thì phương pháp này không còn thích hợp cho trẻ nữa. Bạn nên tìm phương pháp khác dạy sẽ tốt hơn.

Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy dot card sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần.

Những nguyên tác khi dạy

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt.

2. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu các thẻ dot trước khi bắt đầu.

3. Chỉ dạy khi trẻ vui vẻ.

4. Không kiểm tra trẻ xem có nhớ hay không.

Trên đây là mình giới thiệu phương pháp dạy toán cho trẻ bằng dot card từ 0 đến 3 tuổi theo Glenn Doman
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)