Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Những sai lầm phổ biến khi chăm sóc bé sơ sinh


Do thiếu hiểu biết hoặc quá tin vào các kinh nghiệm dân gian nhiều bố mẹ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc bé sơ sinh

Cho trẻ uống sữa bình thay cho sữa mẹ quá sớm: Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá, trẻ uống sữa mẹ sẽ ít bệnh tật và thông minh hơn.


Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất yếu, vì vậy nếu cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ sẽ sinh tướt, đi ngoài phân sống, lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.


Vào mùa nóng, nếu thoa quá nhiều phấn rôm cho trẻ, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng.


Các bà mẹ thường không đưa con đi bác sĩ ngay mà hay tự mua thuốc về cho trẻ uống mỗi khi thấy trẻ nóng hoặc sốt. Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm.


Không chịu tắm cho trẻ vì sợ trẻ nhiễm lạnh: Ở giai đoạn này kháng thể trong cơ thể trẻ còn rất yếu, do đó trẻ cần phải được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt khi trẻ ốm.

Tuy nhiên bạn cần chú ý bé phải được ủ ấm ngay sau khi vệ sinh, tắm gội để đề phòng nhiễm lạnh, cảm cúm.

Quấn khăn và ủ bé quá chặt: Điều này sẽ rất nguy hiểm cho trẻ, bởi những lớp vải quấn chặt sẽ khiến bé khó khăn trong việc hít thở, chân tay không thể cử động tự do, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ thần kinh.

Thường xuyên cắt tóc máu của trẻ: Điều này là không nên, bởi da đầu bé rất mỏng, nếu có chút bất cẩn, việc cắt tóc sẽ dẫn đến nguy cơ trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng da.

Lấy mật ong rơ lưỡi cho trẻ: Cách này sẽ không tốt cho các bé bị dị ứng với phấn hoa, hậu quả là bị sưng phần lưỡi, mặt sau khi được rơ lưỡi. Vì vậy cách tốt nhất và an toàn nhất là dùng sản phẩm rơ lưỡi chuyên dụng được bán tại các nhà thuốc.

Cho bé nằm than cùng mẹ: Khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 ­ dễ bị ngạt, ngộ độc khí CO2, viêm mô tế bào, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ của trẻ.

Và trên thực tế đã có nhiều ca trẻ bị bỏng nặng, thậm chí tử vong do than bén lửa và những phút lơ đễnh của các bà mẹ.

Bé được quá nhiều người ôm hôn, âu yếm: Thực tế cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể trong người rất kém, do đó việc được nhiều người ôm hôn, âu yếm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở bé.
 
Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068
Theo glenndomanvietnam.com
 

Món ăn chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Mồ hôi tiết ra nhiều khi ngủ khiến trẻ khó chịu. Sau khi thức dậy, trẻ có cảm giác mệt mỏi, mất sức. Đây là hiện tượng diễn ra nhiều ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy nấu những món ăn sau để giúp con thoát khỏi tình trạng. 
- Nguyên nhân trẻ hay ra mồ hôi trộm
- Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ
- Con ra mồ hôi cũng là mang bệnh
Cháo trai
Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm.
Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Lưu ý: Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.



Cháo trai vừa thơm ngon vừa chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
Chè đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách chế biến: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.
Chè đậu đen
Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g.
Cách chế biến: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói vào sáng và tối, cần ăn liền trong 5 ngày.
Cháo gốc hẹ
Nguyên liệu: 30g gốc hẹ; 50g gạo; 50g thịt lợn nạc; gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
Lưu ý: Cho bé ăn ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu bé chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
Canh lá dâu
Nguyên liệu: 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Lưu ý: Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 5 ngày.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068
Theo glenndomanvietnam.com

Biến tấu món ăn từ yến mạch cho trẻ

Yến mạch có chứa nhiều chất sắt, kẽm, calcium cũng như vitamin B và folic acid làm tăng khả năng tập trung, giúp trẻ thông minh và phát triển trí não. Các mẹ hãy bắt tay vào bếp để cùng nấu những món ăn ngon cho trẻ từ nguyên liệu đặc biệt này nhé!
- Món canh bổ mát mùa hè cho trẻ.
- Thức ăn cho trẻ ăn dặm: Những điều mẹ cần biết
- Bữa sáng cho bé: Ngũ cốc trộn bột sữa trứng.
- Những món ăn “bốc bải” khiến bé thích mê



Yến mạch giúp trẻ phát triển trí não
Cháo yến mạch, cà rốt
Nguyên liệu:
- 30g yến mạch
- 20g cà rốt ( khoảng 1/3 củ)
- 20g thịt nạc dăm (cỡ bằng bao diêm)
- Vài cọng hành lá
Cách làm:
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước sạch khoảng 5p.
Bước 2: Cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt bằm nhuyễn.
Bước 3: Luộc cà rốt với một chút nước.
Sau đó trộn thịt bằm vào nồi cà rốt vừa luộc, hoà cho tan đều.
Bước 4: Bắc nồi nấu đến khi nước sôi thì cho yến mạch vào, nấu cho đến khi cháo sôi kỹ thì tắt bếp. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ thả vào cháo sau cùng.
Yến mạch trái cây trộn sữa cho bé
Yến mạch tuy là một món ăn còn nhiều lạ lẫm nhưng nêys được sử dụng trong các bữa sáng thì quả là một món ăn bổ dưỡng, giàu năng lượng. Trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác.
Nguyên liệu:
- 2 trái Kiwi
- 2 muỗng canh yến mạch. Khi chọn mua yến mạch, mẹ nhớ đọc kỹ loại và nhãn hiệu được ghi trên bao bì nhé. Yến mạch phù hợp nhất cho trẻ ăn dặm là yến mạch cán nhỏ (Rolled Oats)
- 100ml nước sôi
- 3 muỗng sữa bột
Cách làm:
Bước 1: Kiwi rửa sạch, gọt vỏ, dùng bàn mài mài mịn phần cơm, không lấy phần ruột.
Bước 2: Đổ nước sôi vào chén yến mạch, quậy đều đến khi yến mạch nở bung, đặc lại.
Bước 3: Đợi yến mạch hơi nguội thì trộn trái cây và sữa bột vào khuấy đều là có thể cho bé ăn.
Bước 4: Phần trái cây còn lại các mẹ cấp đông trong ngăn đá. Mỗi lần cần, mẹ chỉ việc lấy những viên đá trái cây này ra xả đông trong lò vi sóng khoảng 1 phút là được.
Các mẹ có thể thay đổi nhiều loại trái cây khác cũng rất hợp với yến mạch để đổi vị cho con như chuối, lê, táo, đào…
Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam 


Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068




Theo glenndomanvietnam.com 


Biến tấu các món cháo cá cho trẻ

Được trẻ yêu thích và phù hợp với tiết trời mùa hè, cháo là sự lựa chọn truyệt vời cho thực đơn của bé. Đặc biệt vào mùa hè, khi mà bệnh táo bón của trẻ gia tăng thì cần bổ sung vitamin A, đường, tinh bột và chất xơ cho cơ thể của bé. Các món cháo từ cá sẽ giúp bé dễ ăn hơn, tốt cho sức khoẻ và tăng cường trí thông mình từ trẻ.

- Cháo thịt bò bí xanh bổ dưỡng cho bé.

- Nấu cháo dinh dưỡng cho bé đúng cách.

- Món ngon cho bé 1 – 2 tuổi: Cháo thịt heo sen đậu xanh.

Cháo cá hồi


Nguyên liệu
- Gạo tẻ
- Nước hầm gà
- Cá hồi
- Gừng, hành tây, hành lá, hành khô (hành tím), tỏi
- Đường, tiêu, bột nêm, nước mắm, nước tương

Biến tấu các món cháo cá cho trẻ


Cháo cá món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho trẻ

Cách làm

Bước 1:

- Cho nước hầm gà vào nồi đun sôi.

- Trong một nồi khác, cho gạo vào rang đến khi hạt gạo chuyển sang màu trắng sữa & bắt đầu dậy mùi thơm.

- Đổ nước hầm gà đã đun sôi vào nồi gạo, đảo đều tay rồi hạ lửa nhỏ, nấu đến khi gạo nhừ & cháo chín. Nêm với một chút bột nêm (chỉ một ít thôi)

Lưu ý trong khi nấu thỉnh thoảng đảo đều tay để cháo ko bị dính nồi & cháy.

Bước 2:

- Trong lúc nấu cháo, làm sạch cá hồi: cạo vảy & rửa sạch cá hồi với một ít muối (có thể lột da cá nếu ko thích cá quá béo & ngậy).

- Thái cá thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho vào bát ướp cùng với một ít gừng băm nhỏ, tiêu, đường, nước mắm.

Bước 3:

- Hành khô thái thành từng khoanh, cho vào chảo ngập dầu phi thơm, lấy ra bát để riêng.

- Hành lá thái nhỏ, gừng thái sợi, để riêng một bát.

Bước 4:

- Khi cháo sắp chín, bắt đầu xào cá hồi:

- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành khô & tỏi băm nhỏ. Cho hành tây thái nhỏ vào đảo đến khi hành tây bắt đầu chuyển màu.

- Cho cá hồi vào xào chín, nêm nếm cho vừa ăn với một ít nước tương, nước mắm, đường & tiêu.

Bước 5:

- Khi ăn múc cháo ra bát, cho phần cá hồi lên trên, cho hành & gừng lên trên cùng, nêm cùng nước mắm cho vừa ăn.

Cháo cá khoai lang


Nguyên liệu:

- 100g fillet cá quả

- 50g khoai lang

- 1 củ hành tím

- 1 bát cháo trắng

- 700ml nước dùng

- 1 thìa súp hạt nêm

- 1 thìa súp dầu ăn.

Cách làm:

- Fillet cá quả đem rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít, xé to.

- Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xắt hạt lựu.

- Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

- Phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước dùng và cháo vào nấu sôi. Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít hạt nêm, nấu sôi lại là được. Múc cháo ra tô, cho cá và khoai lên mặt.

Chỉ một chút tinh tế và sáng tạo thôi mẹ đã đem đến cho trẻ món cháo bổ dưỡng và thơm ngon trong tiết trời mùa hè rồi đó!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068



Theo glenndomanvietnam.com

Món canh bổ mát mùa hè cho trẻ

Mùa hè đến là lúc bạn cần thay đổi thực đơn cho trẻ để kích thích ăn uống cũng như giúp trẻ thanh mát cơ thể, vượt qua nóng hè dễ dàng nhất. Hãy cùng bắt tay vào bếp để nấu những món canh thơm ngon cho mùa hè nhé!

- Món ngon cho bé 2 tuổi trở lên: Rau câu.

- Bữa sáng cho bé: Ngũ cốc trộn bột sữa trứng .

- Cùng mẹ chuẩn bị thực đơn mùa hè cho bé .

- Chuẩn bị thức ăn nhẹ cho bé yêu.

Canh trứng, cà chua


Trứng là món ăn voons khoái khẩu và quen thuộc của trẻ. Có tác dụng dinh dưỡng cao, lại có thể sử dụng cho cả nhà, bạn hãy biến tấu với món canh trứng bổ dưỡng nhé! Lấy 1-2 quả trứng, đánh cho bông lên cả lòng đỏ lẫn lòng trắng. Thêm ít nước mắm vào trứng rồi lại đánh bông lên. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn và ít nước, bỏ cà chua thái múi cau vào đảo đều. Nếu muốn các mẹ có thể thêm ít nấm hương vào cho có mùi vị thơm ngon. Tiếp tục thêm nước vào nấu cho sôi lên. Canh sôi thì cho trứng vào, từ từ khuấy đều. Đến khi trứng chín là các mẹ đã món một món rất ngon và bắt mắt cho bé rồi.

Canh rau muống, cua đồng


Đây đúng là món canh ngọt mát và rất hợp cho bé vào mùa nóng. Các làm như sau: Cua đồng sau khi chế biến, đem nấu cho sôi đều. Cho rau muống các mẹ có thể ngắt cọng ngắn hoặc thái nhỏ, sau đó cho vào nấu tiếp đến khi rau muống chín mềm thì các mẹ nêm gia vị vừa ăn. Ngoài rau muống, cua có thể đem nấu canh với rau mồng tơi thành món canh cua mồng tơi quen thuộc, giúp bé vui khi ăn cơm.

Món canh bổ mát mùa hè cho trẻ

Canh trứng thơm ngon, bổ mát cho trẻ vào mùa hè

Canh thịt bò, su su, cà rốt


Món này được đánh giá là khá ngon miệng cho bé. Các mẹ làm như sau: Thịt bò ướp gia vị, đảo qua với dầu ăn, bỏ riêng ra bát. Cho su su, cà rốt cắt khoanh vào nồi, đảo với ít dầu ăn. Sau đó, thêm nước, nấu nhừ thì cho thịt bò vào và đun thêm một lúc nữa. Nếm lại món ăn để nêm gia vị cho vừa. Món này có thể cho bé chan cùng cơm hoặc để “ăn chơi” thì nên nêm gia vị nhạt hơn một chút nhé!

Canh bí đao, thịt lợn hoặc ngao


Các mẹ có thể lấy thịt (hoặc xương lợn) nấu canh cùng bí đao, hành lá. Xương lợn hầm nhừ; sau đó, thêm bí vào nấu cho tới khi chín mềm, nêm gia vị và hành lá thì bắc ra, cho bé thưởng thức.


Ngoài thịt lợn, bí đao có thể dùng để nấu canh cùng ngao rất ngon. Ngao luộc mở miệng thì vớt lấy nhân, để riêng. Dùng nồi nước luộc ngao, gạn lấy nước trong rồi để nấu canh. Đun sôi nước, cho bí đao vào, nấu chín mềm, nêm gia vị. Sau đó, cho nhân ngao vào, nấu sôi lại là được. Nếu thích đẹp mắt thì không cần vớt nhân ngao mà để ngao há miệng cả vỏ, đem nấu canh. Bé sẽ rất thích món canh này đấy!

Canh rau dền, thịt lợn nạc băm nhỏ


Món này vừa bổ dưỡng vừa mát mẻ cho bé mùa hè. Các mẹ có thể làm như sau: Thịt lợn đem xào với ít dầu ăn, thêm nước vào nấu sôi, hớt bỏ bọt. Tiếp đến, thêm rau dền băm nhỏ vào, nấu sôi lên là được. Các mẹ nhớ nêm gia vị cho vừa miệng bé. Rau dền, các mẹ tránh đun quá nhừ vì sẽ hăng và nhũn nhé!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068



Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Mẹo nhỏ để trẻ không biếng ăn mùa hè

Mẹo nhỏ để trẻ không biếng ăn mùa hè


Tiết trời nóng bức của mùa hè thường khiến không chỉ người lớn mà các bé cũng biếng ăn hơn. Trước tiên mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến con biếng ăn và tìm ra những phương pháp hữu ích cũng như một số mẹo thú vị để khiến bé hứng khởi ăn uống hơn trong những ngày hè nóng bức.

Không cho con uống nước lạnh


Vào những ngày nắng nóng rất nhiều bé thích uống nước lạnh. Việc này không chỉ khiến bé dễ bị viêm họng mà còn khiến trẻ biếng ăn hơn. Theo các chuyên gia tư vấn, uống nhiều đồ lạnh và ăn kem sẽ khiến nồng độ glucose tăng cao, có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của bé. Do đó mẹ không nên cho bé uống nước lạnh và ăn nhiều kem.

Tiết trời nóng bức của mùa hè thường khiến không chỉ người lớn mà các bé cũng biếng ăn hơn. Trước tiên mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến con biếng ăn

Mẹ nên chế biến những món ăn bổ mát cho trẻ những ngày hè biếng ăn

Không cho trẻ uống nước lạnh không có nghĩa mẹ quên mất việc nên cho bé uống đủ nước. Cách tính lượng nước con cần là khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Các mẹ lưu ý là lượng nước này được tính bao gồm cả nước trong sữa và thực phẩm bé ăn hàng ngày và các thức uống có giá trị dinh dưỡng như sữa đậu nành, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây tươi. Không nên cho bé uống nước gọt có ga và đồ uống đóng chai sẵn. Có thể các mẹ chưa biết nhưng đồ uống có ga sẽ khiến trẻ đầy bụng và chán ăn hơn đấy.

Bổ sung vitamin tự nhiên


Đặc điểm của trẻ là luôn luôn vận động. Điều này khiến cơ thể bé tiết khá nhiều mồ hôi vào mùa hè nóng bức. Khi mồ hôi tiết ra, cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt. Do vậy trong mùa hè cơ thể bé rất dễ thiếu các vitamin, đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP.

Hậu quả của thiếu vitamin là hệ miễn dịch cơ thể bé sẽ suy yếu, kéo theo đó là chứng biếng ăn. Vì vậy để bổ sung vitamin tự nhiên tốt nhất cho con, các mẹ nên chú trọng cho bé ăn hoa quả tươi mỗi ngày. Những loại quả như dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ hay dứa… rất phổ biến trong mùa hè mà lại tốt cho sức khỏe của bé.

Ngoài ra mẹ cần bổ sung vitamin A từ các loại củ quả như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,… để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh táo bón.

Thực đơn phong phú


Các bé cũng giống như người lớn, nếu phải ăn mãi một vài món sẽ nảy sinh tâm lý chán ăn, dần dần dẫn đến biếng ăn. Vì vậy mẹ hãy thường xuyên thay đổi món cho bé để kích thích cảm giác ngon miệng, bé sẽ ăn uống được nhiều hơn.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng nên dinh dưỡng cho bé cần giúp giải nhiệt cho cơ thể. Hãy cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như rau bí, rau rền…, bổ sung vào thực đơn hàng ngày bằng những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa chua, sinh tố hoa quả…

Một giấc ngủ ngon


Ngủ ngon và sâu giấc sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, não bộ thông minh hơn, tỉnh táo hơn. Ngoài ra việc ngủ ngon cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn.Vì vậy, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp não có giấc ngủ sâu như: Thực phẩm chứa tryptophan (có trong gạo, các loại hạt ngũ cốc), vitamin B (có trong yến mạch, đại mạch, lúa mạch, các loại hạt như hạnh nhân, hạt bồ đào, hạt lanh), thực phẩm chứa canxi và magiê (như sữa, chuối, đào, táo, quả óc chó…). Thực đơn lý tưởng cho giấc ngủ ngày của bé là sữa, ngũ cốc, chuối chiên mật ong, chè hạt sen…

Kích thích sự ngon miệng


Kẽm có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng hơn, hấp thu đạm dễ hơn vì vậy các mẹ nên chú ý bổ sung nguồn kẽm tự nhiên từ thực phẩm cho con: đậu Hà Lan, củ cải, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì…

Ngoài ra, các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau rền, rau ngót… cũng tăng kích thích vị giác cho bé.


Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068



Theo glenndomanvietnam.com

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Trẻ bị chậm nói, không hiểu ngôn ngữ, sống với một thế giới riêng, tách biệt với thế giới xung quanh. Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chậm nói được chia thành hai loại, chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Hiện tượng chậm nói đơn thuần ở trẻ em là do bị rối loạn trong việc phát triển ngôn ngữ. Còn trẻ tự kỷ thường bị chậm nói, không hiểu ngôn ngữ, sống với một thế giới riêng, tách biệt với thế giới xung quanh. Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

những nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Xem ti vi quá nhiều dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ

Những nguyên nhân chậm nói ở trẻ do nội tại cơ thể

  • - Mất thính lực được coi là nguyên nhân đầu tiên.
  • - Nguyên nhân có thể do di truyền, chấn thương sọ não, viêm não, động kinh, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
  • - Những trẻ chậm phát triển tâm thần đều chậm nói.
  • - Bên cạnh đó, trong quá trình thụ thai, người cha uống rượu nhiều cũng có thể làm tinh trùng suy yếu, và ảnh hưởng lên phần não điều khiển ngôn ngữ khi bào thai phát triển.

Các yếu tố tác động đến trẻ khiến cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm lại

  • - Trẻ ngồi xem ti vi quá nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi lại những thông tin nhận được từ ti vi, như vậy trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm nói.
  • - Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi.
  • - Bố mẹ phó mặc con cho người giúp việc, vì lo làm công việc trong nhà nên không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói.
  • - Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh tạo cơ hội bắt chước.

Những biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ cần được khám sớm:

  • - Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6-8 tuần tuổi.
  • - Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
  • - Không quan tâm tới người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
  • - Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
  • - Không cười tự phát lúc 6 tháng
  • - Không bập bẹ lúc 8 tháng
  • - Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý
  • - Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi
  • - Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • - Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng
  • - Không nói được từ đơn lúc 2 tuổi
  • - Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
  • - Không giao tiếp như người lớn khi bé 5-6 tuổi.

    Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

    Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068



    Theo glenndomanvietnam.com

Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn ?

Con yêu hay quấy, khóc nhè và biếng ăn làm cho bạn lo lắng? Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó là câu hỏi thường trực ngốn bao tâm sức của các mẹ dành cho bé.

Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn ?

Trẻ sơ sinh biếng ăn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do hệ tiêu hoá của bé hoạt động không tốt. Hệ tiêu hoá với các triệu chứng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy gây tình trạng biếng ăn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến trẻ sơ sinh biếng ăn. Các mẹ cho trẻ bú kéo dài quá lâu khiến trẻ chán ngán và biếng ăn. Trong trường hợp bạn cho trẻ bú không đúng nhu cầu của trẻ cũng vậy, không nên cứ thấy trẻ khóc là bắt trẻ bú, thay vào đó hãy bế ẵm và ru trẻ. Khoảng thời gian thích hợp là cứ cách 3 tiếng hãy cho trẻ bú 1 lần.

Đối với trẻ quen bú mẹ, bạn không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú. Bởi đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh lại biếng ăn.

Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó là câu hỏi thường trực ngốn bao tâm sức của các mẹ dành cho bé.
(Ảnh minh họa)


Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn?

Việc sử dụng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn’’ hay lạm dụng kháng sinh cũng có thể làm cho trẻ biếng ăn thêm. Tuyệt đối không được hoà thuốc và sữa cho trẻ bú hoặc uống bởi rất dễ tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng biếng ăn ở trẻ sơ sinh là do trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

Làm gì khi trẻ sơ sinh biếng ăn ?


Từ việc thấu hiểu vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn bạn có thể tìm ra một hướng giải quyết thích hợp cho từng trẻ. Điều đầu tiên, cha mẹ hãy xây dựng cho con một chế độ ăn uống hợp lí với một môi trường thoải mái, tốt cho bé.

Với trẻ sơ sinh bạn nên cách 3 tiếng cho trẻ bú một lần và nên cho trẻ bú bằng ti mẹ. Trong trường hợp trẻ bắt buộc bú bằng bình bạn nên cho trẻ làm quen dần và chọn bình bú có kích cỡ và chất liệu đầu vú phù hợp với trẻ. Hãy sắm cho con một chiếc bình bú màu sắc đáng yêu, vừa cho con bú bạn vừa vỗ nhẹ, trò chuyện tạo cảm giác êm ái ấm áp cho con. Hi vọng rằng với tình yêu thương và sự tinh tế của bạn con sẽ không rơi vào tình trạng biếng ăn thêm nữa.

Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068


Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ em suy dinh dưỡng và những điều mẹ cần biết

Trẻ em suy dinh dưỡng và những điều mẹ cần biết

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thực sự là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết hay các dấu hiệu rất khó nhận ra.

Suy dinh dưỡng cản trở sự phát triển của trẻ em


Trẻ em suy dinh dưỡng thường gặp các vấn đề trong sự phát triển thể chất như thấp – lùn, trẻ thường chậm phát triển ý thức và trí tuệ. Đặc biệt, sức khỏe của trẻ bị đe dọa do hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.

Tại sao trẻ em bị suy dinh dưỡng?


Trẻ em là đối tượng vẫn còn thụ động trong việc ăn uống. Bất cứ sự sơ suất nào của bố mẹ trong quá trình ăn uống của trẻ đều có thể mang suy dinh dưỡng tới. Ví dụ như ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ không nhận được các vi chất thiết yếu từ đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, lao, sởi cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ em.

những điểm cần lưu ý khi trẻ suy dinh dưỡng


Trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam.

Xác định mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em

Để xác định mức độ nặng, nhẹ khi trẻ em bị suy dinh dưỡng, ba mẹ sẽ căn cứ vào các tiêu chí cân nặng, chiều cao và độ tuổi của trẻ để so sánh và chẩn đoán. Hiện nay trên thế giớ có 3 cách để xác định mức độ suy dinh dưỡng như sau:

Cách thứ nhất: ba mẹ sử dụng tiêu chí cân nặng theo độ tuổi, để tính độ lệch chuẩn so với chỉ số trung bình của quần thể tham khảo theo số liệu thống kê của Trung tâm Sức khỏe quốc gia để phân loại mức độ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng của trẻ dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với mức bình thường.

Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng của trẻ dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với mức bình thường.

Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng của trẻ dưới – 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với mức bình thường.

Cách phân loại này nhanh, đơn giản, phổ biến nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.

Cách thứ hai: ba mẹ có thể theo dõi cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính và tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ. Nhưng với phương pháp này, cha mẹ không thể phân loại được mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ, nhất là các thể suy dinh dưỡng nặng.

Chiều cao theo tuổi Cân nặng theo chiều cao
≥ 80% (-2SD) ≤ 80% (-2SD)
≥ 90% (- 2SD) Bình thường Gầy mòn
≤ 90% (- 2SD) Còi cọc Gầy mòn, còi cọc

Cách thứ ba: ba mẹ sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi để xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không.

% cân nặng so với tuổi Trẻ bị phù ?
Không
60 – 80% Kwashiorkor SDD I, II
< 60% Marasmus – Kwashiorkor Marasmus

Trong đó, Kwashiorkor là thể suy dinh dưỡng do chế độ ăn nghèo protein và gluxit tạm đủ, Marasmus là thể suy dinh dưỡng nặng phổ biến nhất. Cách này phù hợp để phân loại nhanh các trường hợp suy dinh dưỡng nặng. Tuy nhiên, cách này chưa phân loại được suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, suy dinh dưỡng cấp và mãn.

Làm sao để ba mẹ nhận biết trẻ em suy dinh dưỡng


Dựa vào 3 phương pháp nhận biết suy dinh dưỡng ở trên, ba mẹ có thể xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Để chính xác hơn, ba mẹ cho cháu tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, miễn dịch, X- quang để chẩn đoán.

Căn cứ vào mức độ suy dinh dưỡng nặng, nhẹ khác nhau, mà ba mẹ lựa chọn cách điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Nếu trẻ đang bú thì không được cai sữa và chú ý chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất cho bé. Đặc biệt, mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn và theo dõi liên tục chiều cao, cân nặng của trẻ để phát hiện kịp thời.

Đồng thời, ngay từ khi mang thai, mẹ cần một chế độ ăn uống đầy đủ để phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai. Sau đó, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, những tháng tiếp theo kết hợp cho trẻ ăn dặm đúng cách, khoa học.

Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ các bạn có thể truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068



Theo glenndomanvietnam.com


Để trẻ sơ sinh không bị méo đầu

Để trẻ không bị méo đầu

Do thói quen đặt con nằm ngủ không hợp lí của mẹ mà dẫn tới việc đầu trẻ bị dẹt, bị méo gây ảnh hưởng tới hộp sọ và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân hiện tượng

Xương của trẻ sơ sinh đã có sự phát triển hoàn thiện, tuy nhiên nó còn khá mềm, đặc biệt với những trẻ sinh thiếu tháng. Vì vậy, khi bạn đặt trẻ ngủ nằm nguyên một tư thế rất dễ gây tình trạng trẻ bị dẹt đầu sang một bên hoặc lõm phần tiếp xúc với gối nhiều. Ngoài tư thế nằm thì những yếu tố từ trong bụng mẹ hoặc yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hiện tượng đầu dẹt. Bé bị mắc hội chứng đầu dẹt từ trong bụng mẹ là do thiếu nước ối. Trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba dễ có nguy cơ mắc hội chứng này hơn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thiếu canxi cũng có thể gây ra hội chứng này.

để trẻ sơ sinh không bị méo đầu


Mẹ nên chuyển tư thế ngủ cho bé để tránh bị dẹt đầu

Tác hại

Trẻ bị dẹt đầu nhẹ sẽ gây mất thẩm mỹ. Nếu để tình trạng dẹt mạnh hơn thì dẫn đến tật vẹo cổ, đầu nghiêng, cằm nghiêng gây khó dễ cho việc nhìn và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu để nhận biết tật vẹo cổ là đầu hoạt động khó khăn và cổ bị sưng lên. Bên cạnh đó, hội chứng đầu phẳng khiến đầu trẻ quá dẹt gây ảnh hưởng đối với sự phát triển của hộp sọ.

Biện pháp

Việc làm cần ghi nhớ của ba mẹ là cho con thay đổi tư thế nằm. Bạn nên kết hợi cả nằm sấp và nằm ngửa cho trẻ, hoặc ẵm trẻ để tránh tình trạng cho bé nằm quá nhiều. Một em bé nên dành ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày để nằm sấp để giúp bé phát triển cổ, vai và các cơ bắp. Mẹ kê gối mềm và tròn cho bé khi ngủ. Với bé mới sinh, các mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé 1 – 2 lần trong mỗi giấc ngủ.

Khi cho bé bú, các mẹ nên bế bé ở trên tay và thay đổi bên thường xuyên. Điều này vừa giúp bé không bị sặc khi bú mà còn giúp ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng cho bé. Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin D, tắm nắng ngay từ khi bé mới được sinh ra.

Để giảm thiểu hiện tượng đầu dẹt bạn có thể đội mũ cho bé. Hãy mua những chiếc mũ vừa khít cho bé đội để tránh hiện tượng biến dạng hộp sọ khi ngủ. Tuy nhiên, biện pháp này không được áp dụng triệt để bởi sẽ khiến bé cảm giác vướng víu, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè nóng bức.

Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ các bạn có thể truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Chữa trị viêm họng cho bé bằng thuốc nam

Thuốc nam, chữa viêm họng ngày hè

Thói quen ăn nhiều nước đá vào ngày hè khiến nhiều trẻ nhỏ bị viêm họng. Ngoài việc không cho trẻ sử dụng nước đá thường xuyên nữa bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ hoặc áp dụng một số bài thuốc nam dưới đây.

- 7 cách trị ho từ thiên nhiên cho bé
- Thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ
- Chữa trị táo bón cho trẻ bằng những bài thuốc dân gian
- Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ

Chứng thực:

- Nước sôi để ấm 300ml pha với 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5 – 10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào quậy đều để uống.

- Thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) ngâm nước vo gạo 1 – 2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3 – 6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

trẻ viêm họng


Thuốc nam chữa viêm họng ngày hè

Chứng hư:

- Phối hợp vị thuốc rẻ quạt 3 – 6g với các vị thuốc khác: mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2 – 3 lần uống trước bữa ăn.

- Dùng bài quả quất như ở trên, phối hợp với: nước cốt gừng 1/2 muỗng cà phê, mật ong 20 – 30g, để tăng cường hiệu lực của thuốc.

- Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hòa với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1 – 2 quả khế, chấm với ít muối.

Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, có thể gây viêm họng (có nhiều khói, bụi, hóa chất…), nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa.

- Nước nho, cà rốt: nho tươi 25 – 30 quả, cà rốt 1 củ vừa, lê 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Trước tiên, rửa nho, cà rốt, lê cho thật sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay. Xay xong cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Một tuần uống 2 – 3 lần.

Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.

- Nước củ sen: củ sen tươi 150g, táo tây 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lương nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2 – 3 lần.

Để tìm hiểu thêm về các bệnh của trẻ các bạn có thể truy cập website: GlennDomanVietNam

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ và Khả Năng Giao Tiếp ( Phần 1)


Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ và Khả Năng Giao Tiếp
Phần I

1/ Học Cách Nghe

- Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ, ví dụ chạm vào tai trẻ để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”.

- Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ và trẻ đã có khả năng hiểu được câu “Huy nghe đây”

- Khi làm việc hoặc chơi với bé, cố giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều làm giảm sự tập trung.

- Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ, trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn, hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày, hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong ngày (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.

- Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau.

- Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách chúng ta…” hãy khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư đúng nhịp của âm nhạc, hãy nhấc bổng trẻ lên và nhảy hoặc quay tròn bé.

- Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản rồi cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy kéo dài việc tạm ngưng để trẻ có thể có sự phản ứng

- Hãy động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong các giai đoạn ngắn ( lúc đầu rất ngắn sau dài dần). trẻ có thể thích có một cái đệm để ngồi trong khi các bạn đang ngồi nghe băng hay trò truyện cùng nhau.

- Hãy đảm bảo cho trẻ sự thoải mái và làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh làm trẻ buồn chán. cần thiết thì đưa trẻ đi chỗ khác đối với âm thanh bạn không thể kiểm soát được thì hãy thông báo cho trẻ khi tiếng động bắt đầu. Để bắt đầu, trước hết hãy để trẻ ở phòng khác với một ai đó, sau đó khi ban thấy trẻ đã quen thì hãy giúp trẻ chấp nhận nhiều hơn, mang trẻ lại gần hơn nơi có tiếng động, chỉ có thể dần dần chờ đợi ở trẻ sự cố gắng chấp nhận bởi bản thân trẻ. Đôi khi bạn có thể sử dụng các âm thanh mà trẻ không thích với cường độ nhẹ hơn, mềm hơn để trẻ chấp nhận dần. Bạn có thể sử dụng băng hoặc đĩa cho mục đích này.

- Khi bạn kiểm soát mức độ tiếng động cho trẻ, hãy sử dụng các câu như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi” . Nếu trẻ có thể tự sử dụng các từ như vậy, hãy động viên trẻ khi trẻ bắt đầu bắt chước điều bạn nói. điều này tốn khá nhiều thời gian và hãy tin rằng mọt ngày nào đó trẻ tự nói được những từ như vậy.

2/ Nhìn Mặt Đối Mặt

- Tạo nên mối quan hệ với bé bằng mọi cách có thể, nên sử dụng cách nhìn, nghe, sờ mó.

- Khi bạn muốn trẻ nhìn bạn, hãy đứng trước tầm nhìn của trẻ mà nói: Như hãy nhìn mẹ.

- Bạn có thể tạo sự giúp đỡ bằng việc sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, nếu trẻ nghe hãy gọi tên trẻ.

- Hãy khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay cả của bạn và của trẻ. Hãy chơi trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể.

- Khi bạn thấy rằng trẻ quan tâm đến chiếc hoa tai hay chiếc vòng bạn đeo trên cổ, hãy sử dụng vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy di chuyển đầu của bạn từ từ để tạo ra sự giao tiếp bằng mắt nếu có thể.

- Hãy đội một cái mũ lạ thường hoặc đặt một cái gì đó ngộ nghĩnh lên đầu bạn, lấy chúng để trước mắt bạn sau đó nhìn về phía bé và mỉm cười.

- Thổi bọt xà phòng một cách nhẹ nhàng, khuyến khích trẻ nhìn bọt xà phòng bay nổi và vỡ ra.Cố gắng để bọt xà phòng bay thấp xuống dưới và bay qua mặt bạn, bạn có thể cố gắng hiểu được cách nhìn chằm chằm của trẻ khi bọt xà phòng bay qua.

- Nếu bạn thấy rằng trẻ đang nhìn cái gì đó, hãy nói với trẻ về cái đó và đưa vật đó vào tầm nhìn của trẻ khi bạn nói, nếu bạn thấy rằng trẻ nhìn bạn, hãy trả lời cùng với nụ cười thân thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên nhưng hãy cố gắng hiểu được cái nhìn của bé và lặp lại.

- Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt khi bạn chơi với trẻ, ngừng lại bất thình lình trong khi hi vọng rằng trẻ nhìn bạn, nếu trẻ làm như thế, bạn hãy xử sự như đó là dấu hiệu để kêu gọi, nếu có thể bạn hãy phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện.

- Nếu trẻ nhìn chằm chằm, hãy cố gắng đừng ngượng nghịu nhưng hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ và sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên.

- Hãy chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu’’chạy’’ khuyến khích trẻ nhìn bạn nếu bạn nhìn trẻ lúc trẻ chạy.

- Hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xoè tay bạn ra để chỉ cho trẻ thấy cái bạn dấu trong tay.

3/ Thu Hút Sự Chú Ý

- Hãy chỉ cho trẻ thấy những điều bạn thấy thích thú dù rằng bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét với những điều mà trẻ đang làm.

- Hãy liên hệ điều mà bạn khen ngợi, chú ý và các dấu hiệu ảnh hưởng một cách trực tiếp với những việc trẻ đang làm.

- Làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú. Hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ để thu hút sự chú ý.

- Chỉ cho trẻ những vật đặc biệt, nếu bạn có thể chạm vào chúng khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài hãy cố gắng làm việc này thật đơn giản mỗi khi chỉ một vật hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới. Hãy giúp trẻ hiểu ý nghĩa bằng các cử chỉ và hành động.

- Nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn thì hãy cầm lấy vật đó. Hãy thể hiện một sự thích thú và nói về vật trước khi trả lai cho trẻ hãy nhớ rằng trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ .

- Rất tốt khi sử dụng các cuốn sách với các vật được dấu sau các nếp gấp, hãy cho trẻ thấy bạn rất thích cuốn sách. Hãy nói về những cái mà bạn tìm thấy và hỏi “ cái bì thư trốn ở đâu nhỉ ? ”

- Hãy cố gắng để trẻ chỉ tay hoặc có các hành động. Hãy cùng nhau nhìn các vật và nói “Đây là cái…” bạn có thể bắt đầu việc này với việc nhẹ nhàng nắm tay trẻ hoặc ngược lại. hãy giảm dần sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn để trẻ tự làm sau đó.

- Khi trẻ đã thành thục hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm.

- Nếu trẻ đã làm xong điều gì đó thì hãy động viên trẻ khoe với điều đó với mọi người xung quanh.

- Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác. Nếu trẻ hiểu được mệnh lệnh đơn giản, hãy nói “Khoe với cha đi”. nếu trẻ cần sự giúp đỡ, hãy giúp trẻ, hướng dẫn tay của trẻ để chỉ các vật cho mọi người.

4/ Bắt Chước Việc Tạo Ra Các Âm Thanh

- Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé hay không.

- Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.

- Để khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi, hãy thử các động tác liếm các kẹo mút, hoặc sử dụng các tờ giáy có độ dính để làm thí dụ.

- Để để khuyến khích trẻ sử dụng giọng nói của trẻ, hãy sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói, con nhộng trong quả táo... Hãy sử dụng một cái kèn đồ chơi. Hát một cách thường xuyên với trẻ và thi thoảng lại dừng lại để trẻ hát tiếp nếu có thể. Hãy làm một cuộn băng về các âm thanh của trẻ hoặc sự phát âm của bạn để trẻ bắt chước.

- Đừng quên rằng bạn phải sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn, mạnh hơn hoặc êm ái hơn để kích thích sự chú ý của trẻ.

- Hãy khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại, bắt đầu bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt. Làm việc này ngay cả khi trẻ đánh trống hoặc gõ bàn. Hãy dừng lại một chút đẻ trẻ làm lại một lượt khác, cố gắng để tạo ra sự lần lượt, thỉnh thoảng hãy cố thử các âm thanh mới thí dụ vỗ tay, hay đánh trống với nhịp điệu khác và hãy quan sát xem trẻ có bắt chước bạn không.

- Nếu trẻ đang bập bẹ, hãy bắt chước âm thanh của bé và đôi khi hãy tạo ra các âm thanh khác xem trẻ có bắt chước hay không. Hãy cười và dừng lại xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy thử các âm thanh hoàn toàn khác với âm thanh mà trẻ đã tạo ra hoặc các âm thanh gần giống như cũ. Ví dụ P và S là hoàn toàn khác nhau, B và P là gần giống nhau. Hãy thay đổi cường độ và độ cao của âm thanh. Hãy luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng quay trở lại để bắt chước trẻ nếu trẻ không bắt chước bạn.

- Nếu trẻ thích các từ và chữ cái, hãy sử dụng các cái đó để khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh. Hãy thử nói ra âm thanh hơn là tên của chữ cái khi bạn viết chữ. 
 
Để hiểu hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ các bố mẹ có thể xem thêm trên website của Glenn Doman: http://glenndomanvietnam.com
 
Theo daytretuky
 

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)