Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Bí mật của mẹ có con 24 tháng biết đọc

“Tôi đã rất băn khoăn khi quyết định chia sẻ phương pháp dạy con đọc sớm của minh.”


Con gái tôi 24 tháng đã biết đọc, 10 tháng cầm sách đã không cầm ngược bao giờ. Nhiều người khen bé thông minh, thần đồng. Cũng có nhiều báo xin phỏng vấn tôi, nhưng tôi không đồng ý. Tôi muốn con được lớn lên bình thường như bao bạn bè khác. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều chị em hỏi tôi cách dạy con thế nào, hồi mang bầu ăn uống ra sao mà con “khôn” thế.

Thú thực, con tôi không “đột biến gen”. Tôi cũng không ăn tôm hùm tổ yến gì khi mang bầu. Cún biết đọc sớm, chủ yếu là do tôi cũng biết chú ý giáo dục bé từ sớm. Nhiều người cho rằng trẻ phải đợi đến 3,4 tuổi mới bắt đầu dạy con tập đọc. Thực ra như vậy là quá muộn. Lứa tuổi 12-24 tháng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ. Trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn. Bé 12-24 tháng có thể học bằng mọi giác quan. Cách dạy Cún của tôi rất đơn giản, không gây áp lực cho con. Đơn giản chỉ là vừa chơi vừa học với bé.

Khi Cún được hơn 12 tháng tuổi, tôi đã mua về cho con một bộ chữ cái to, màu sắc rõ ràng, mỗi chữ cái được in lên một tấm bìa rất đẹp và chắc chắn. Để con dần thuộc mặt chữ, tôi thường dùng cách chơi đồ hàng với con. Mỗi tối sau khi cả nhà ăn cơm xong, tôi sẽ rủ con cùng chơi đồ hàng. Bố mẹ đóng vai khách hàng, Cún sẽ là bác chủ quán. Tôi thường giả vờ yêu cầu “Bác ơi, bán cho tôi chữ A”; “Bác ơi, tôi đói quá, bán cho tôi chữ B, B – Bánh í”…và sau đó, với sự giúp đỡ của bố, Cún sẽ bán được cho mẹ đúng món đồ “khách hàng mẹ” cần mua. Những khi Cún bán nhanh và bán đúng món hàng, tôi thường khen ngợi con và tỏ ra rất hài lòng với “chủ quán Cún” để bé có thêm động lực phấn đấu.
Mỗi tối, gia đình tôi thường dành một tiếng chơi “đồ hàng” với con (ảnh minh họa)

Dần dần khi Cún đã quen mặt chữ, tôi bắt đầu dạy con ghép chữ thành từ. Lần này, tôi không gọi món đơn giản nữa. Mà chuyển sang gọi món đúng từ. Ví dụ, tôi sẽ đặt hàng con “Hôm nay bác Cún bán cho tôi món CƠM và món GÀ nào”. Lúc này, Cún sẽ bắt đầu “chế biến” trong bếp đúng món mẹ cần, tức là tìm đúng từ và ghép đúng thứ tự. Nếu đúng thì mẹ mới mua. Lúc đầu, có thể Cún sẽ phải nhờ trợ giúp của bố. Nhưng sau đó, càng ngày con càng lanh lẹ và nhớ nhiều từ hơn.


Cách dạy con ghép chữ này cũng đồng thời khiến Cún biết đánh vần rất nhanh dù mẹ không chủ ý dạy. Thương khi “gọi món” cho con bằng các từ mới mà Cún chưa được học, tôi hay gợi ý bé “Mẹ muốn ăn món CAM, A-M am, C –AM cam.” Nghe mẹ đánh vần từng từ, Cún nhanh chóng nhặt ra được các từ đó và cũng quen dần với cách đánh vần của mẹ. Tôi còn nhớ hồi Cún 15 tháng, khi tôi đặt món “CƠM”, Cún đã nhanh nhảu “À, món Ơ – M ơm, C-ƠM cơm” rồi xếp ngay ra từ CƠM cho mẹ.

Những thẻ học như thế này cũng rất có tác dụng trong việc dạy con tập đọc (ảnh minh họa)

18 tháng biết đánh vần cả 5 dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng là một bước ngoặt lớn của Cún. Tuy có những từ con không hiểu nghĩa do nhận thức chưa đủ. Nhưng vì đã thuộc mặt chữ và biết đánh vần, Cún bắt đầu háo hức tập đọc những câu từ dài. Lúc này, tôi mua sách truyện thiếu nhi về cho Cún.


Ban đầu chỉ là những quyển truyện ngắn, hình nhiều hơn chữ, mỗi trang chỉ có một câu dài. Cún ê a tập đọc rất vui. Tôi cũng không bao giờ để con đọc một mình mà luôn ngồi cạnh Cún, rủ Cún đọc cho mẹ nghe. Sau khi đọc hết câu chuyện, tôi lại giả vờ hỏi lại con mấy chi tiết trong chuyện, bàn luận với Cún về nhân vật, câu chuyện. Cứ thế, đến 24 tháng tuổi, khi kỉ niệm sinh nhật lần thứ 2 của Cún, con đã có thể tự đọc thiếp sinh nhật mọi người viết tặng con.

Quá trình dạy Cún của tôi có một điểm đặc biệt, đó là chỉ đố con bằng lời, nói chuyện với con, trao đổi với con. Tôi chưa hề bắt con cầm bút, đụng vở. Một là vì trẻ còn bé chưa nên gò ép con học theo khuôn khổ. Hai cũng là vì hệ xương của bé chứ phát triển đủ để con viết được đẹp. Bố mẹ vội vàng cho con luyện chữ giai đoạn này cũng là sai lầm, dẫn đến sau này chữ bé rất xấu.

Trẻ ở độ tuổi 12-24 tháng không học theo suy luận, logic, nguyên tắc nào cả mà đơn giản chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ thiên tài. Mỗi một lần chơi “bán hàng” chữ viết với con, chơi ghép từng từ với bé, đọc cho bé nghe cách mẹ đánh vần…là một lần não con thêm một lần ghi lại. Biết tận dụng và khai thác điểm này, mẹ sẽ thành công trong việc dạy con sớm biết đọc.

Tôi muốn nói thêm rằng, những bé biết đọc sớm như Cún nhà tôi cũng không hiếm. Cách dạy của tôi cũng không có gì quá cao siêu. Cũng có nhiều người cho rằng cứ để trẻ vào lớp 1 rồi sẽ học đọc. Bây giờ phải để con chơi. Tôi không có ý kiến gì về quan điểm của từng người. Tôi cũng đã đã rất băn khoăn trước khi quyết định chia sẻ với chị em phương pháp dạy con biết đọc sớm của bản thân. Tôi viết bài viết này, chỉ mong nó có ích với những chị em yêu phương pháp giáo dục sớm và quan tâm đến việc phát huy tiềm năng của trẻ.


Chia sẻ của độc giả Nguyễn Khánh Hằng (Hà Đông, Hà Nội)

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Gặp bà mẹ Việt cho con học bơi từ 16 tháng tuổi

Mẹ: Nguyễn Hải Yến, 26 tuổi

Con: Nguyễn An Thi, 18 tháng tuổi


Lần đầu làm mẹ nhưng Hải Yến đã tỏ ra rất lý trí trong việc nuôi dạy con, khi không ngại tìm tòi những phương pháp chăm con hiện đại.

Mặc dù hiện nay bé đầu lòng mới 18 tháng tuổi nhưng Hải Yến đã đăng ký cho con tham gia khóa học bơi dành cho trẻ từ 6 tháng – 4 tuổi của một trường mầm non song ngữ tại Hà Nội. Khi trò chuyện với bà mẹ trẻ này, được biết đây không phải lần đầu tiên Hải Yến cho con học bơi. Chính vì được mẹ rèn thói quen từ nhỏ nên dù bé mới hơn 1 tuổi nhưng đã rất dạn dĩ khi xuống nước.

Mẹ Hải Yến bên cô con gái An Thi 18 tháng tuổi.


Chào Hải Yến, lần đầu làm mẹ bạn có gặp điều gì lúng túng trong cách chăm con không?

- Mình may mắn là được tiếp cận thông tin đúng từ khá sớm, đầu tiên là về sữa mẹ, sau là ăn dặm rồi đến luyện ăn luyện ngủ cho con. Khó khăn của mình nhiều nhất là từ phía gia đình vì ông bà và bố bé đều ko đồng quan điểm. Để giải thích và vận động mọi người trong nhà thì mất nhiều thời gian và công sức lắm đấy! Quan điểm của mình, vận động là nền tảng của sự sống nên mình chú trọng phần này hơn các vấn đề khác khi dạy con. Bé nhà mình 3 tháng 19 ngày biết lẫy, tầm 4 tháng là trườn, 6 tháng biết ngồi thì mẹ cho đi tập Gym, 8 tháng bé có thể đứng vịn và dựa tường, 9 tháng bé biết bò chống tay, đến 14 tháng là có thể chạy ầm ầm rồi.

Có vẻ như bạn rất chịu khó tìm tòi các phương pháp chăm con mới, đó có phải lý do khiến bạn quyết định cho bé đi học bơi từ khi mới 18 tháng tuổi không?

- Thực ra đây là lần thứ hai bé nhà mình học bơi, lần đầu tiên là từ khi bé mới có 16 tháng tuổi thôi. Lúc đó, mình có tham gia 1 khóa học Glenn Doman (phương pháp giáo dục sớm cho trẻ), trong đó có 3 buổi học bơi cho con. Chị giảng viên hướng dẫn mẹ các bước tập cho con, tạo môi trường tập ở nhà và cách động viên, tương tác với bé khi ở dưới nước. Trước khi cho con học, mình cũng đã trao đổi trước với cô giáo nên khá yên tâm. Sau khi học, mình ngộ ra thêm được nhiều điều và biết thêm nhiều cái mới.

Vì sao bạn lại quyết định cho bé tập bơi sớm như vậy, trong khi hiện nay có nhiều bà mẹ phải chờ khi con 5, 6 tuổi mới bắt đầu cho con học bơi để đảm bảo an toàn?

- Giải thích điều này thì mình có 3 lý do chính. Thứ nhất, trẻ con được sinh ra từ môi trường nước nên bơi lội đã là bản năng rồi. Theo quan điểm của mình, trẻ học bơi càng sớm thì càng kích thích để bé phát huy vốn sẵn có đó. Quan trọng nhất của lý do này là khi cho bé tiếp xúc với nước thì bé rất hứng thú, làm mẹ thì chẳng có lý do gì để ngăn cản niềm vui và nụ cười của con cả!

Thứ hai, qua tìm hiểu, mình cũng được biết là giai đoạn vàng phát triển não bộ của bé là từ 0-6 tuổi. Cùng với việc ăn dặm tự chủ hay chơi độc lập thì đi bơi cũng là cách bé được tiếp cận thêm thông tin từ thế giới xung quanh, được học cách kết hợp sự vận động của tay chân, nhịp thở... Vừa sung sướng khi đi chơi lại vừa thu nạp được nhiều thông tin thì tại sao lại không nhỉ?




Thứ ba, khi đi bơi, bé sẽ đối mặt với vấn đề lớn nhất là: môi trường nước lạnh, không đủ ấm, nhiều vi khuẩn và dễ lây lan bệnh giữa các bé với nhau. Về điều này thì mẹ đã cân nhắc kỹ, đầu tiên là chọn bể bơi có quy mô gia đình, ít bé tham gia và đáp ứng đủ các yếu tố như chất lượng nước, nhiệt độ nước... Sau đó là để bé xuống bể cùng mẹ. Bé nhà mình bú sữa mẹ hoàn toàn nên khi mẹ và bé tiếp xúc trong cùng một môi trường nếu như môi trường có tác động đến sức khoẻ của bé thì sẽ đồng thời tác động lên mẹ, sữa mẹ sẽ theo đó mà sản sinh kháng thể và truyền cho con. Điều này cũng giải thích việc có những bé đang ở nhà không sao, đến khi đi lớp thì hay ốm, bởi vì mẹ không tiếp xúc với môi trường đó nên bé không có kháng thể chống lại. Bé nhà mình mỗi khi hết giờ bơi là được tắm nước ấm trong phòng tắm của trường, xong xuôi thì được ti mẹ ngay. Điều đó vừa làm ấm người, vừa nhận kháng thể. Vì vậy nên khi biết có bạn bè nào tham gia lớp bơi là mình khuyên mẹ xuống bể cùng bé chứ không phải bố.

Trong khi ở lớp tập bơi, nhiều bé 2, 3 tuổi nhưng vẫn khóc thét lên mỗi khi xuống nước thì bé nhà bạn lại rất bạo dạn, theo bạn thì vì sao lại có sự khác biệt ấy?

- Theo mình biết thì điều đó có lý do cả đấy, không phải do tuổi tác đâu. Trẻ con được sinh ra từ môi trường nước nên bản năng đã thích nước rồi. Vấn đề ở chỗ, trong quá trình tiếp xúc với nước ở nhà đến 2 tuổi người lớn không tạo được môi trường khiến các con cảm thấy thích thú thôi.

Phản ứng của bé khi lần đầu tiên xuống nước là thế nào, bạn có nhớ không?

- Lần đầu xuống nước, mình thấy con rất khoái chí. Không biết với các bé nhà khác thế nào, nhưng bé nhà mình thì mỗi lần tắm là mỗi lần vui, ngay cả việc rửa tay cũng vậy, không sợ lạnh, không sợ bẩn.

Hay quá, bạn có bí quyết nào mà bé lại dạn nước ngay từ nhỏ như vậy?

- Mình hay có cách nói trước với “bạn ấy” mỗi lần tiếp xúc, như là: Nào mình cùng đi tắm nhé, rửa tay nhé. Xuống bể bơi thì hay đếm 1 2 3 xuống hồ. Nói chung là mình hay nói trước với con để con chuẩn bị tinh thần. “Bạn ấy” cũng hiểu hết đấy. Mình rất tôn trọng con vì mình luôn nghĩ rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ lại thôi mà.

Lần đầu tiên học bơi, hai mẹ con đã được tập những động tác gì?

- Lần đầu, hai mẹ con tập trong 3 buổi, mỗi buổi 45 phút. Thời gian tập không nhiều thành ra chỉ tập những động tác cơ bản, ví dụ như: làm thế nào để xuống hồ lên bờ không bị khó chịu, các động tác tập thăng bằng, tập vuốt mặt khi nước bắn lên, động tác thổi bóng, nhả nước, nín thở để tránh sặc khi dưới nước. Vì thời gian không nhiều nên các động tác này sẽ được tập nhắc lại, buổi nào cũng tập như vậy. Mỗi buổi như vậy, cô giáo sẽ sửa và góp ý với phụ huynh. Thời gian tập thường chỉ kéo dài khoảng 45 phút, vì nếu tập lâu quá con sẽ chán và không hứng thú nữa. Nguyên tắc là dừng trước khi trẻ muốn dừng mà. Lần học bơi thứ hai này, bên trường mầm non cũng có giáo trình bài bản và hấp dẫn hơn.



Đến nay thì việc tập bơi của bé đã có hiệu quả gì chưa bạn?

- Tất nhiên là có hiệu quả chứ. Đến giờ thì con mình đã biết vuốt mặt khi bị nước xối vào. Bé đã biết nhả nước nếu nước vào miệng, cái này chuẩn bị tiền đề rất tốt cho vụ tập đánh răng sau này. Bé cũng biết nín hơi khi chìm xuống nước và lặn được tầm 2-3 nhịp rồi.

Nhiều mẹ vẫn cứ nghĩ rằng chỉ sau 1 khóa học bơi như thế này là con đã có thể biết bơi được rồi. Bạn nghĩ sao về điều này?

- Theo mình biết thì các bạn bé lặn giỏi hơn bơi. Khi biết lặn rồi thì các bé mới tập đến tự nổi rồi mới bơi chứ. Chỉ sau 1 khóa học 8 buổi thì các bé làm sao có thể bơi ngay được. Cái gì cũng cần một quá trình mà. Với mình quan trọng là bé vui, các kỹ năng có thể học dần dần và mẹ tập thêm cho con ở nhà.

Bố mẹ sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc giúp con tập bơi?

- Khi xuống bể, bố mẹ sẽ giúp con từ đầu đến cuối như nói trước với con việc xuống nước, tạo môi trường tin tưởng, vui vẻ cho con học kỹ năng mới và cùng con tập luyện, luôn khen ngợi con. Khi xuống bể, mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vì nếu mẹ căng thẳng thì sẽ truyền sang cho con khiến con cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi xuống nước.

Bạn có bí quyết gì để giúp con có thể tiếp thu nhanh và hiệu quả các kiến thức mà cô giáo truyền đạt?

- Khi xuống nước, mình luôn nói trước với con, cùng làm với con, động viên khen ngợi con thật nhiều và không "bệnh thành tích". Không bao giờ lặp lại 1 động tác quá 5 lần. Có thể khi ấy con làm chưa tốt, chưa thổi được bong bóng, còn sặc nước thì lần sau mình và con cùng tập lại chứ không bắt con làm bằng được.

Xin cảm ơn Hải Yến về cuộc trò chuyện. Chúc bé hay ăn chóng lớn!


Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Để bé tự giác làm việc nhà giúp mẹ

Tôi ngạc nhiên nhìn ra, hai đứa trẻ, đứa lên 9, đứa lên 6 (nhỏ tuổi hơn hai nhóc nhà tôi) vừa đi học về thấy nhà có khách liền lễ phép chào rồi tíu tít đến bên mẹ.

Cô bạn cùng phòng báo nghỉ ốm mấy hôm, nghĩ thương hoàn cảnh cô chồng công tác xa nhà, một nách hai con nhỏ nên tôi tranh thủ đến thăm và xem có giúp đỡ được gì không...

Đến nơi, tôi thầm khâm phục bạn mình bởi ốm đau như thế mà nhà cửa vẫn sạch sẽ, cơm cháo đầy đủ chứ không như những nhà khác.

- Cậu thuê giúp việc theo giờ à?

- Mình có hai "giúp việc nhí" ok lắm, mà chúng về rồi đấy.

Tôi ngạc nhiên nhìn ra, hai đứa trẻ, đứa lên 9, đứa lên 6 (nhỏ tuổi hơn hai nhóc nhà tôi) vừa đi học về thấy nhà có khách liền lễ phép chào rồi tíu tít đến bên mẹ.

- Mẹ đỡ chưa ạ, mẹ còn đau đầu nữa không?

Hỏi han mẹ một lúc, cô chị chạy xuống bếp nấu cơm, còn cậu em cũng lon ton theo sau.

- Bin nhặt rau với chị nhé!

Nói rồi cô chị mở tủ lạnh lôi túi rau ra, hai chị em lúi húi làm. Xong việc, cậu em chạy lên nhà. "Em lên sân thượng lấy quần áo rồi tắm luôn đây chị ạ!". Tôi trố mắt nhìn cô chị luộc rau, tráng trứng rất thành thạo. Nó còn cẩn thận hâm lại nồi cháo của mẹ.

- Cậu thấy "giúp việc nhí" của mình thế nào?

- Quá tuyệt, nhưng cậu làm cách nào mà dạy con giỏi thế?

- Có gì đâu, hàng ngày mình đều kéo chúng vào bếp. Ban đầu chỉ là để tách chúng khỏi máy tính, Ipad nhưng sau đó mình phát hiện đó cũng là một cách dạy con cái rất hay. Mình luôn tạo ra không khí thi đua giữa hai đứa, ai làm tốt hơn có thưởng. Dần dần những việc nhỏ trong nhà như phơi quần áo, tưới cây, quét nhà... mình đều cho vào thời gian biểu của hai chị em. Lâu dần thành nếp, giờ chúng xem đó là việc phải làm hàng ngày. Cô chị lớn hơn mình dạy cho nấu mấy món ăn đơn giản như luộc rau, luộc thịt, tráng trứng để khi mẹ bận vẫn có thể tự vào bếp. Mỗi lần đi chợ gần nhà mình đều dẫn hai đứa theo, chỉ cho cách mua bán ở những hàng quen. Vậy nên, mấy hôm mẹ ốm, bố bận đi công tác, mọi thứ vẫn hoạt động bình thường.

Bố mẹ nên giao việc nhà cho trẻ làm hàng ngày (ảnh minh họa).
Hoá ra đây là nguyên nhân khiến cô bạn lúc nào trông cũng thư thái mỗi lần tan sở thay vì tất bật, vội vàng như chúng tôi. Từ nhà cô bạn trở về, nghĩ đến hai con mình, đứa 10, đứa 12 tuổi vẫn còn chờ mẹ "cơm bưng nước rót", tôi tự nhủ phải về áp dụng thật tốt ở nhà mình mới được!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ

Lũ trẻ thường có một vài thói quen làm bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu cho dù có phù hợp hay không. Dưới đây là 7 cách hiệu quả giúp bé của bạn phá vỡ thói quen xấu của mình.


Tưởng chừng những thói quen ấy vô hại, nhưng nếu chúng ta bỏ qua quá lâu, điều đó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, bệnh tật, thậm chí trầm cảm.


1. Mút ngón tay cái


Tại sao xấu: Ngoài những cục chai, mụn nước và nhiễm trùng, việc mút ngón tay cái sẽ gây nguy cơ làm lệch răng. Vì vậy, trừ khi bạn muốn chi một đống tiền để niềng răng cho con, còn không bạn nên bảo con từ bỏ ngay thói quen đút ngón tay cái vào miệng nhé.


Cách ngăn chặn: Nếu mỗi lần con chán, không biết làm gì lại mút tay theo thói quen, hãy áp dụng những cách sáng tạo để đánh lạc hướng, ví dụ gợi ý cho con các trò chơi nghệ thuật hoặc các trò chơi liên quan đến tay để con quên đi việc mút tay.

Ảnh minh họa


2. Kéo tóc


Tại sao xấu: Việc kéo hoặc giật tóc liên tục có thể gây ra chứng hói đầu – dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người già.


Cách ngăn chặn: Thói quen nhỏ này thường là gốc rễ của một vấn đề lớn hơn nhiều, như bị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Nếu thực sự con gặp những vấn đề như vậy, bạn nên đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.

Ảnh minh họa



3. Nhịn thở


Tại sao xấu: Trẻ em thường dùng cách này để dọa cha mẹ, và đôi khi nó lại hiệu quả. Một đứa trẻ có thể bất tỉnh khi nhịn thở quá lâu.


Cách ngăn chặn: Nếu con sử dụng chiến thuật này để đạt được mục đích, hãy thử thay đổi cách bạn tiếp cận tình hình xem sao. Thay vì nói không, bạn nên giải thích cho con hiểu quyết định của mình. Có thể bé không hài lòng nhưng việc thông suốt sẽ ngăn chặn một cơn giận có thể bùng phát.


4. Ngoáy mũi


Tại sao xấu: Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng.


Cách ngăn chặn: Thường xuyên nhắc nhở con là cách ngăn chặn tốt nhất, nhưng nếu con không nghe lời, hãy thử một số biện pháp khuyến khích tích cực. Ví dụ, tặng con một “ngôi sao” cho ngày nào con không chọc ngoáy mũi, và cho phép con đổi ngôi sao của mình để lấy một món quà đặc biệt con thích.

Ảnh minh họa


5. Cắn móng tay

Tại sao xấu: Việc cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng.

Cách ngăn chặn: Loại bỏ tật xấu này đòi hỏi bạn phải kiên trì cùng con. Đừng để móng tay con bị gẫy và mấp mô để con không có cơ hội cắn chúng. Nếu vấn đề nghiêm trọng, hãy đầu tư một lọ bôi thuốc đắng vào móng tay con. Bé nhà bạn sẽ chán ghét, thậm chí khó chịu với hương vị của thuốc bôi, từ đó sẽ không đưa ngón tay vào miệng nữa.

Ảnh minh họa
6. Nghiến răng


Tại sao xấu: Ngoài việc răng bị mòn theo thời gian, một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm hay nhức đầu sẽ xuất hiện ngay lập tức.


Cách ngăn chặn: Nghiến răng thường do căng thẳng gây ra, vì thế bạn hãy dạy con một vài phương pháp thư giãn. Dù là yoga dành cho trẻ vào hay việc mát-xa trước khi đi ngủ, thì những hoạt động đó đều giúp giảm thói quen nghiến răng cho con. Nếu tật xấu của con vẫn còn, hãy nhờ bác sĩ nha khoa tạo một niềng răng bảo vệ, có thể không ngăn hẳn việc nghiến răng, nhưng sẽ giúp răng con được bảo vệ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Điều quan trọng nhất cần nhớ khi dạy con

Không có một giáo án duy nhất và hoàn hảo để dạy con. Điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ là mỗi đứa trẻ cần một cách dạy riêng biệt.



Đôi khi chúng ta cùng áp dụng một cách dạy như nhau với những đứa con của mình và thấy kết quả hoàn toàn khác biệt. Phương pháp hiệu quả với đứa này lại thất bại với đứa kia, có bé thích được quan tâm từng li từng tí, có bé lại thích chủ động hoàn thành mọi việc.

Điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ khi dạy con là sự cá biệt của mỗi đứa trẻ: mỗi đứa con có những tính cách, nhu cầu, sở thích, khác nhau, do đó cần cách dạy khác nhau.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.


Gia đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam, đem lại cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.


Việc có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước đã trở thành một gánh nặng cho rất nhiều các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Những người khá giả thường kỳ vọng “chạy” được cho con vào trường điểm.


Những người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú lại mơ ước con vào được “trường công” để mức đóng góp nhẹ hơn. Và hầu như khi năm học cũ vừa kết thúc, các bậc phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em mình.


Và nạn nhân cuối cùng lại là chính những đứa trẻ, chúng phải gánh chịu những áp lực học hành để “xứng đáng” với công sức, đồng tiền và kỳ vọng của cha mẹ.


Khi chúng tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ, món giấy tờ duy nhất nhà trường yêu cầu là một bản photo giấy khai sinh của các con tôi để nhà trường căn cứ vào đó xếp các cháu vào những lớp theo độ tuổi.


Luật pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất Thụy Sĩ đều buộc phải tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ.


"Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách".

Hệ thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi chúng được 16 tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.

Bệnh thành tích


Do truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những đứa trẻ. Những hãng sữa dành cho trẻ em cũng nắm bắt được “yếu điểm” tâm lý này của người Việt để đưa ra những slogan quảng cáo rất kêu: Cao lớn hơn, thông minh hơn, vượt trội hơn.


Trong những câu chuyện trao đổi với nhau, các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn hãnh diện khoe chuyện con em mình đạt thứ hạng học tập cao, có bao nhiêu điểm 10, bao nhiêu danh hiệu. Những đứa trẻ không có thành tích như kỳ vọng thường phải chịu nhiều sự quở phạt của gia đình, thậm chí bị chính cha mẹ bạo hành hay nhục mạ vì đã không làm cha mẹ tự hào như những trẻ giỏi giang khác.

Vì bệnh thành tích, nhiều bố mẹ biến con thành nạn nhân.
Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.


Người Việt đặt quá nhiều kỳ vọng vào những đứa trẻ, vô hình chung trẻ em trở thành nạn nhân cho áp lực thành tích của bố mẹ, học hành đêm ngay, mất tuổi thơ và bị stress nặng nề.

Trong giáo dục phương Tây, đứa trẻ có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, kỳ vọng lớn nhất của cha mẹ và xã hội chỉ đơn giản rằng khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những công dân hữu ích là đủ.

Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành tích trong học tập.


Và vô hình chung, trẻ em lại vô tình trở thành nạn nhân cho những áp lực thành tích của người lớn, khi chúng phải miệt mài học đêm học ngày, hết học chính khóa tới phụ đạo, học thêm để đáp ứng những kỳ vọng đó… Không khó khăn gì khi nghe nhiều bậc phụ huynh than thở con em mình bận học tới nỗi mất cả tuổi thơ, thậm chí nhiều cháu còn bị stress nặng cũng bởi lý do học quá nhiều!


Quan niệm giáo dục của phương Tây lại hết sức khác biệt. Trẻ nhỏ không bị mang cái ách kỳ vọng quá nặng phải sống cho phần của người khác. Kỳ vọng lớn nhất cả gia đình và xã hội đặt vào mỗi đứa trẻ, chỉ đơn giản rằng khi chúng lớn lên sẽ trở thành một công dân hữu ích là đủ. Chúng có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, người lớn chỉ ở bên khi chúng cần sự giúp đỡ hoặc lời khuyên bảo.


Thế nhưng, nghịch lý lại nằm ở rất nhiều những kiến thức tinh hoa nhân loại đều được truyền đạt cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhưng tới tuổi trưởng thành thì ai cũng thừa nhận mình học được ở trường lớp chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là các kỹ năng sống… Vậy thì nguyên do vì đâu?


Mục tiêu lớn nhất của nhà trường Thụy Sĩ cho trẻ dưới 13 tuổi là hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập.

Theo ý kiến cá nhân tôi, do giáo trình rườm rà nhưng không thiết thực và các phương pháp truyền đạt kiến thức của các thầy cô tại Việt Nam đa số đều rất máy móc, nhàm chán. Học sinh được học theo phương pháp đọc- chép, học thuộc lòng theo lý thuyết xuông… mà không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo. Cho nên, những kiến thức nhà trường mất rất nhiều thời gian truyền tải đã trở thành những kiến thức “chết”, không thực sự hữu dụng cho các em.


Tại Thụy Sỹ, cho tới khi trẻ được 13 tuổi, mục tiêu lớn nhất nhà trường đặt ra đơn giản chỉ là trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập. Giáo trình cho trẻ ở độ tuổi này rất nhẹ so với trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam, và những bài học luôn được giáo viên hướng dẫn bằng cách bày thành những trò chơi, rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao, thế nào…buộc trẻ phải tư duy để tìm lời giải. Trẻ học rất hứng thú, mà kiến thức cũng tự động “sống” trong đầu.

Thiếu những sân chơi…


Một thực tế nữa phải nhìn nhận, rằng trẻ em ở Việt Nam rất thiếu không gian vui chơi, đặc biệt là trẻ em tại các thành phố.


Nhiều cha mẹ chia sẻ với tôi rằng đôi lúc thương con bận học tối ngày, bố mẹ dù muốn đưa con đi chơi thư giãn và giải tỏa bớt năng lượng thừa nhưng chẳng biết đi đâu.

Trẻ em Việt Nam không có nhiều không gian và cơ hội để chơi đùa như ở phương Tây. Ảnh: Internet


Những khu vui chơi lúc nào cũng chen lấn chật chội, công viên cũng chẳng khá khẩm gì hơn, đường xá thì nguy hiểm, trong khi không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để thường xuyên đưa con em mình đi du lịch.

Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

Vậy là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều kiện rèn luyện các kỹ năng sống.

Tại Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc…

Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

6 lỗi nuôi dạy có thể làm hỏng tương lai của trẻ

Mỗi gia đình có cách nuôi dạy con khác nhau, tuy nhiên nếu không thận trọng có thể bạn sẽ mắc những lỗi không ngờ làm ảnh hưởng tới tương lai của con.


1. Quá bao bọc


Trong một thế giới có quá nhều tin tức kiểu như giết người, bắt cóc trẻ em, lạm dụng ma túy, Internet, an toàn thực phẩm …cha mẹ nào cũng lo lắng bảo vệ con mình hơn bao giờ hết. Nhưng thực tế những trẻ vị thành niên có bố mẹ quá kiểm soát và bao bọc dường lại tồi tệ hơn và gặp nhiều vấn đề rắc rối hơn những trẻ được bố mẹ đối xử đúng cách.


Đối với những trẻ vị thành niên khi biết bố mẹ quá bao bọc, không muốn cho trẻ làm những gì mà bạn bè chúng có thể làm như đi chơi, đến dự các buổi tiệc, hay đi trung tâm mua sắm… chúng sẽ bắt đầu bí mật và nói dối để đạt được nguyện vọng của mình. Với những đứa trẻ có bố mẹ cấm làm những điều đơn giản như nói chuyện điện thoại, hoặc ngồi máy tính khi không có sự theo dõi của bố mẹ… chúng sẽ tự đặt câu hỏi về quyền lực của bố mẹ mình bởi vì những bố mẹ khác không đối xử với các bạn của chúng như thế.

Ảnh minh họa
Một phụ huynh quá lạm dụng quyền lực làm cha mẹ của mình đối với con cái sẽ làm mất đi sự tôn trọng của chúng đối với họ. Đừng tự biến mình là nguyên nhân gây nổi loạn của những đứa trẻ.

2. Thiếu trách nhiệm

Không để cho trẻ phải chịu trách nhiệm về những điều như nói dối, lừa dối, ăn cắp và những hành vi không phù hợp khác có thể tiêm nhiễm vào đầu trẻ rằng “những quy tắc đó có thể không phải áp dụng với mình”. Khi trẻ luôn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình từ khi còn rất nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng tìm hiểu về hậu quả của hành vi không phù hợp. Theo đó, trẻ cũng sẽ tìm hiểu về kết quả nếu làm những hành vi tích cực.

Cần dạy cho trẻ hiểu trẻ sẽ đánh mất sự tự do và các đặc quyền nếu vi phạm những điều như ăn cắp hoặc nói dối. Việc làm này giúp trẻ thấm nhuần những nguyên nhân và hệ quả cho các hành vi sau này trong cuộc đời của mình. Bố mẹ cần tránh việc ngay lập tức đến “cứu hộ” khi trẻ có những hành vi tiêu cực. Vì nếu được bố mẹ “cứu hộ” trẻ thành con người thiếu tính chịu trách nhiệm. Trong những trường hợp như thế trẻ sẽ hiểu chúng đang ở trong những tình thế không mong muốn vì đã hành động tiêu cực và chỉ có tự bản thân trẻ mới giúp thoát khỏi tình trạng đó. Khi trẻ đã học được những điều này, trẻ sẽ tự quyết định và rèn luyện để ít đưa ra những quyết định kém thông minh trong cuộc sống sau này.

3. Ít giao tiếp với con

Hãy để cho trẻ hiểu rằng chúng có thể đến bên cha mẹ và nói về bất cứ điều gì – đây là bước đi đầu tiên để tạo ra những cuộc giao tiếp cởi mở với con. Nếu bạn muốn trẻ mở lòng với mình, bạn cần mở lòng với trẻ trước và làm cho chúng hiểu rằng chúng sẽ không bị chê trách nếu nói ra các vấn đề của mình cho bố mẹ biết. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách bạn đã đặt mình vào vị thế của trẻ và bạn có thể thảo luận cùng con thay vì đưa ra những lời giáo huấn, giảng giải.

Ảnh minh họa
Thiếu giao tiếp trong gia đình có thể khiến trẻ tìm đến bạn bè – những người cũng có khó khăn như trẻ và không thể đưa ra những quyết định phù hợp bởi chúng chư đủ trưởng thành để có thể hiểu được những quyết định đó tác động đến tương lai như thế nào.

4. Cấm trẻ làm những điều bố mẹ nghĩ là bạo lực

Trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, việc cấm đoán trẻ làm những điều họ nghĩ là bạo lực là cách tốt nhất để ngăn chặn trẻ nhưng thực tế không phải như vậy. Trẻ lớn lên trong những gia đình có bố mẹ không cho phép chơi với những món đồ chơi mô phỏng vũ khí như súng, gươm hoặc chơi trò chơi video bạo lực, hoặc xem phim bạo lực cũng sẽ vẫn tham gia vào các hành vi bạo lực vì trẻ chỉ chờ đợi để làm như vậy khi không có bố mẹ kiểm soát ở bên.

Thậm chí những trẻ quá được bảo vệ trước những thông tin về bạo lực vẫn sẽ tham gia vào các hành vi này và nhiều khả năng sẽ có thái độ ám ảnh về những điều đã bị cấm. Trẻ sẽ có xu hướng tiếp xúc với phim bạo lực và trò chơi video tại nhà bạn bè thậm chí tại các trung tâm mua sắm. Việc cấm đoán sẽ chỉ làm tăng ham muốn, và việc cố gắng tìm hiểu chúng có được chúng ở mức độ không bình thường.

Hầu hết trên ti vi ngày này là các tin tức về bạo lực, vì vậy việc ngăn ngừa bạo lực dường như là không thể. Thay vì cố gắng kiểm soát mọi thứ, bạn cần giảng giải cho trẻ sự khác biệt giữa đúng và sai trong cuộc sống thực sự. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian dài.

5. Không gương mẫu

Việc bạn dạy con một số hành vi là không thể chấp nhận được và cấm đoán con không được làm nhưng sau đó lại làm đúng những hành vi đó trước mặt chúng thực sự là một thảm họa. Ví dụ, bạn dạy con rượu không tốt cho sức khỏe nhưng lại không kiểm soát được lượng rượu mình uống trong bữa ăn. Hay bạn đã dạy con nói dối và ăn cắp là những hành vi xấu nhưng lại không trung thực, không trả lại tiền thừa khi người bán hàng thối lại nhầm, hay không trả tiền cho một món hàng mua tại quầy tạp hóa là những hành vi mâu thuẫn nhau. Bạn đang thể hiện những hành vi mà chính bạn đã cấm đoán trẻ. Trẻ sẽ không hiểu được những mâu thuẫn đó, chúng không nhận ra sự khác biệt. Và có thể sẽ phá vỡ các quy tắc bạn đã dạy từ đầu.

Vì vậy, hãy trung thực và để cho trẻ thấy rằng bạn cũng sống và tuân thủ theo những nguyên tắc mà bạn mong muốn trẻ làm. Trẻ sẽ tôn trọng bạn hơn khi bạn làm gương và sẽ làm theo những hành vi tốt của bạn.

6. Không bao giờ để cho trẻ lớn lên

Luôn luôn muốn kiểm soát trẻ ở tuổi vị thành niên sẽ khiến trẻ muốn lớn lên thật nhanh, kết quả là chúng sẽ không có sự chuẩn bị đầy đủ để bước vào tuổi trưởng thành. Thanh thiếu niên được bố mẹ đối xử chăm sóc, bao bọc như những đứa trẻ có thể có nhiều hành vi xấu. Thay vào đó chào đón giai đoạn trưởng thành của trẻ, hãy tìm hiểu tâm lý giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ để gắn kết cùng con. Bạn không thể trì hoãn quá trình lớn lên của trẻ. Làm như vậy hoàn toàn là vô ích và có hại cho sự phát triển cảm xúc của trẻ khi chúng trưởng thành. Cố gắng kìm hãm sự phát triển của trẻ là ích kỷ để lại những tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh đời sống của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Những trò chơi thú vị bé lên 2 nào cũng thích

2 tuổi, bé rất thích bắt chước. Bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động trong nhà bếp, bồn tắm và khu vui chơi để bé đùa nghịch, còn bạn cũng được rảnh tay.

Trong nhà bếp

2 tuổi, bé rất thích “bám đuôi” và xem mẹ làm gì, nhất là việc bếp núc. Bạn có thể chuẩn bị một bộ bàn ghế nhỏ trong bếp cho con. Chuẩn bị thêm cho bé bộ thìa, bát, đĩa nhựa, quả chuối, hộp sữa và bánh kẹo đồ chơi.

Có thể chỉ cho bé thấy cách bạn bóc vỏ một quả chuối rồi hướng dẫn con tự thực hiện. Bạn đừng lo nếu bé làm bẩn hay bóp nát quả chuối. Tiếp đến, có thể đưa cho bé một con dao nhựa (đồ chơi, không thể gây hại cho bé) rồi yêu cầu bé cắt chuối thành từng miếng nhỏ và để vào bát. Bạn cũng có thể đưa cho con một ổ bánh mỳ và hướng dẫn bé phết bơ hay mứt vào đó. Nhớ trải một tấm nilon xuống phía dưới chỗ bé ngồi để bé không làm bẩn sàn nhà. Đồng thời, có thể cho bé đeo một cái tạp dề.

Ảnh minh họa

Nhào bột

Các bé rất thích được chơi với bột. Bé có thể nặn bột thành một chiếc bánh theo ý thích. Nếu tự xay bột ở nhà, bạn sẽ có thêm hoạt động để vui chơi và dạy bé. Tuy nhiên, cần lưu ý bé về vấn đề vệ sinh khi nhào bột làm bánh.

Nếu cần, hãy để dành một ít bột để bé vui chơi. Trước tiên, hãy cho một ít bột mỳ (bột gạo) và màu thực phẩm (màu vẽ) vào trong một chiếc bát. Đổ nước từ từ vào bát cho đến khi bột nhão là được. Có thể mua khuôn với nhiều hình dạng khác nhau để bé đổ bột vào đó. Với bột và màu thực phẩm, bé sẽ có những chiếc bánh ngon. Bột và màu vẽ để bé vui chơi, nhận diện hình dạng và màu sắc. Chơi với bột giúp bé phát triển kỹ năng vận động và khéo tay.

Ảnh minh họa



Chơi với keo (hồ) dán

Có thể chuẩn bị bìa cứng, giấy màu và cùng bé chơi trò xé giấy, dán vào bìa. Chơi với keo dán thì ít lo bé sẽ gây bừa bộn nhưng phần lớn các bé thích nghịch ngợm nên không tránh được việc keo dán sẽ dính ở tay. Cần chắc chắn là bé không được ăn keo dán.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị vài tấm giấy khổ lớn và một rổ tranh ảnh về cây cối, đồ vật, con vật có được từ sách, báo. Dán những tấm giấy khổ lớn lên tường theo chủ đề; chẳng hạn, đi siêu thị. Nhiệm vụ của bé là tìm những hình liên quan dán lên tấm giấy đó như hộp sữa, hoa quả, rau xanh, thức ăn của bé.

Tô màu và vẽ

Bút chì (sáp màu) khiến nhiều bé háo hức. Bạn có thể vẽ nhiều hình khác nhau rồi dạy bé cách tô màu. Có thể bày một tờ giấy lớn trên sàn nhà rồi hai mẹ con vẽ chung. Nên phối hợp (hoặc pha loãng) các loại màu để bé tìm hiểu.

Tô màu và vẽ là trò chơi thú vị với các bé lên 2 (ảnh minh họa)


Vui chơi trong bồn tắm

Chơi với nước cũng là hoạt động được nhiều bé thích. Khi bé ngồi trong bồn (chậu) tắm, có thể thả trên nước những chiếc bình, ca, cốc và đồ chơi bằng nhựa để bé vui vẻ. Nhiều bé thích bắt chước những điều cha mẹ đang làm; vì thế, bạn có thể đưa cho bé một con búp bê để bé tắm cho búp bê.

Chơi ném (vứt, quăng)

Để phát triển kỹ năng vận động cho bé thì những trò chơi như ném (vứt, quăng) rất hữu ích. Có thể vò nhàu một vài tờ báo cũ thành một quả bóng nhỏ và đề nghị bé ném bóng vào thùng rác. Điều chỉnh khoảng cách của thùng rác để bé dễ dàng ném trúng.

Bạn cũng có thể mua cho con những quả bóng nhựa màu để bé ném vào thùng bìa cứng. Hoặc khi bé xây được những ngọn tháp nhỏ bằng khối hình, bạn có thể dạy bé đá một quả bóng nhựa để phá vỡ tòa tháp đó.

Hoạt động phân loại

Phân loại những quả bóng, khối hình khác màu cũng là hoạt động thú vị với bé. Hãy đặt tất cả đồ chơi của bé trên sàn và đề nghị bé phân loại theo màu sắc. Bé có thể chọn đồ có màu đỏ, vàng và xanh vào từng giỏ khác nhau. Bạn cũng có thể chỉ cho bé thấy hình dạng khác nhau của những chiếc bánh quy và đề nghị bé phân loại chúng.

Tiệc trà

Có thể tổ chức “tiệc trà” cho bé. Hãy mời một vài người bạn đồ chơi của bé tham dự. Để bé tự tin, có thể cho bé làm chủ bữa tiệc trà. Bé sẽ tự quyết định chỗ ngồi của từng vị khách và đồ uống cho họ. Bạn cũng có thể chuẩn bị chút đồ ăn vặt để bé ăn ngay tại đó.

Lưu ý: Có rất nhiều hoạt động trong nhà dành cho bé lên 2. Tuy nhiên, những hoạt động ngoài trời cũng có lợi cho bé. Hãy thu xếp thời gian để cùng bé đi bộ, vui chơi ngoài công viên, thăm vườn thú …

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Làm con cua cho bé học chữ cái

Trò thủ công đơn giản này vừa khiến bé thích thú học chữ cái và khám phá thêm về thế giới dưới đại dương.


Những chữ cái nhàm chán đơn thuần sẽ được thay thế bằng những hình con vật đáng yêu mà bé vẫn có thể nhận ra mặt chữ. Nào, hãy cùng bé vừa làm thủ công vừa học chữ cái nhé.


Dụng cụ:


- Giấy thủ công màu đỏ, xanh, nâu.


- Kéo.

- Băng dính.


- Đôi mắt nhựa.


- Bút chì màu.


Cách làm:


In mẫu hình dưới đây để làm con cua và cắt những hình này ra. Nếu có khả năng, bạn cũng có thể vẽ lại theo hình. Nếu thích làm con cua màu gì thì bạn in trên giấy màu đó (trong hình là con cua màu hồng).

Ảnh minh họa


Cắt một dải giấy thủ công màu xanh có một đầu lượn sóng và dán dải giấy này dọc theo cạnh ngang của miếng giấy thủ công màu nâu để tạo thành bãi biển.

Ảnh minh họa

Dán chữ C lên trên tờ giấy thủ công màu nâu. Nhớ úp chữ C xuống (xem hình).


Ảnh minh họa


Dán “càng” của chú cua vào hai bên chữ C. Tiếp theo dán mắt lên phía trên của chữ C

Ảnh minh họa



Dùng keo gắn thêm đôi mắt nhựa cho chú cua




Dùng bút chì màu để trang trí thêm miệng cho cua.

Bây giờ bé đã có một chú cua nhỏ để học chữ C rồi.


Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Cư xử thế nào khi con hay hỏi dai

Con trai tôi 2 tuổi, khá nhanh nhẹn, hay nói, hay cười, nhưng gần đây cũng hay khóc ăn vạ khi bị mắng, đánh nhẹ (để dọa) hoặc ngã (không đau lắm).

Cháu còn có tật hay hỏi đi hỏi lại một việc, dù đã biết hoặc được giải thích. Chẳng hạn, nếu cháu không thấy bà đâu sẽ hỏi “Bà đâu”, mẹ giải thích “Bà đi chợ rồi”, thì cháu lại tiếp tục hỏi, có khi tới 5-6 lần. Mẹ cố gắng kiên nhẫn trả lời mãi cũng mệt, có khi phát cáu, đành đánh trống lảng việc khác.

Hoặc cháu đòi cái gì cũng rất dai, nói mãi không thôi. Ví dụ, cháu cầm chiếc kẹo, trên đường đi xe máy với bố mẹ thì rơi, cháu cứ đòi mãi “Quay lại nhặt kẹo”. Mẹ đã giải thích là không quay lại được vì vướng nhiều xe, hay hứa lát nữa sẽ cho cháu cái kẹo khác nhưng cháu cứ mè nheo cả quãng đường câu “quay lại nhặt kẹo”.


Tôi biết việc trả lời con, trò chuyện với cháu là quan trọng, nhưng nhiều lúc tôi không thể kiềm chế cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nên trả lời con thế nào hay cư xử ra sao mỗi khi cháu nói dai, hỏi đi hỏi lại như vậy? (Minh Hòa)


Ảnh minh họa


Trả lời:

Chào bạn,

Những biểu hiện của bé theo bạn mô tả là biểu hiện của tình trạng thiếu tự tin và có phần nhõng nhẽo, lệ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, một mặt chị cần tập cho bé có khả năng tự quyết định, tự chọn lựa và cũng cần tỏ ra làm lơ trong nhiều trường hợp.

Việc bé hỏi đi hỏi lại không phải bé không biết hay không hiểu câu trả lời mà đó cũng chỉ là một biểu hiện cho nhu cầu muốn được quan tâm. Có một cách giúp bé ngưng câu hỏi là hãy hỏi ngược lại. Ví dụ: Cháu hỏi lần thứ hai "bà đâu" thì mẹ sẽ hỏi ngược lại: "Thế theo con thì bà đi đâu?", nếu bé không trả lời hay nói là không biết thì mẹ có thể chuyển qua một hoạt động khác và hỏi cháu một câu khác.

Còn việc con hay đòi hỏi thì chúng ta có thể giao hẹn trước khi đi chơi, là cháu có quyền chọn chỗ đi chơi, chọn giữa việc mua kẹo hay mua bánh… và khi cháu đã chọn rồi thì không được quyền thay đổi. Trong trường hợp lỡ làm rơi kẹo, chúng ta có thể dừng xe và hỏi: "Bây giờ con muốn tự đi tìm kẹo hay muốn mẹ mua cho kẹo khác?".

Nói chung, nhiều khi bố mẹ có thể không cần quan tâm đến chuyện mè nheo và đặt bé vào một tình huống khác chứ không nên bị cuốn vào các yêu cầu không thể thỏa mãn của trẻ vì đó sẽ là những yêu cầu không có giới hạn.

Chúc bạn tìm được cách ứng xử phù hợp với bé để nuôi dạy con thành công.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

Hướng dẫn dạy con học nói trong năm đầu đời

Mời các mẹ tham khảo thông tin dưới đây để thấy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé trong năm đầu tiên nhé.

Ảnh minh họa

Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, bé ngủ nhiều hơn thức, nhưng bé vẫn có thể nghe những gì bạn nói. Mẹ hãy kể chuyện cho bé nghe, vì bé rất thích nhịp điệu trong giọng nói của mẹ.

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi:

Bé đã bắt đầu biết quan sát xung quanh, bé thích nhìn những cử động bằng miệng của mẹ và giao tiếp với mẹ bằng mắt, cử động chân tay tuy chưa rõ rệt. Hãy bế bé ở tư thế thích hợp để bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ rõ nhất và lắng nghe mẹ nói nhé. Bé biết tặc lưỡi và khua tay chân để đáp lại đấy mẹ ạ.

Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi:


Bé phân biệt được những tiếng nói khác xung quanh mình (ngoài tiếng mẹ), như tiếng bố, tiếng ông bà… và những âm thanh của cuộc sống. Bé biết hướng sự chú ý về nơi phát ra âm thanh, biết bắt chước nét mặt của mẹ, bé thích nhìn ngắm mọi người đi lại và hóng chuyện nữa. Mẹ nên lặp lại những gì bé nói, bé sẽ rất thích thú vì bé cảm thấy mẹ thực sự quan tâm đến bé.

Giai đoạn từ 10 tháng -1 tuổi:

Ở giai đoạn này, bé đối thoại nhiều hơn, thậm chí nói một mình khi chơi đồ chơi. Bé biết gọi khi mọi người chưa tập trung vào mình. Càng ngày mẹ càng thấy bé đáng yêu hơn vì bé tỏ ra biết nói chuyện với mẹ. Mẹ hãy thường xuyên nói những câu ngắn gọn, bé sẽ hiểu ngay và làm theo mẹ đấy. Bé biết thể hiện thái độ bằng nét mặt, và cử động tay nữa. Mẹ hãy dạy cho bé cả ngôn ngữ cử chỉ nhé, bé sẽ cần nó để diễn đạt ý muốn của mình khi ngôn từ của bé còn hạn chế.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

Người Mỹ dạy trẻ yêu thích việc đọc sách như thế nào?

Ở Mỹ, mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách với cách thiết kế và nội dung phù hợp. Có những cuốn sách có thể sờ để rèn luyện xúc giác… Và một người mẹ Mỹ chia sẻ, nếu muốn con bạn thật hứng thú với việc đọc sách thì bạn phải thật sự vui thích và thoải mái khi chơi cùng với con.


Hôm ấy, tôi dẫn cháu bé nhà tôi đến thư viện chơi thì vô tình gặp người bạn Mỹ đồng nghiệp cũng dẫn con đến. Chúng tôi trò chuyện trong khi tụi nhỏ thì chơi đùa. Trong lúc chơi, con trai của người bạn tôi gọi mẹ lại, vừa nói vừa chỉ tay lên trên tường: “Mommy, this is Yesterday, the day happened before Today”. (Mẹ ơi, đây là Ngày hôm qua, ngày đã xảy ra trước Ngày hôm nay). Tôi liếc nhìn theo thì thấy trên tường có một vòng tròn xoay đính vào có ghi chữ Yesterday. Tôi ngạc nhiên tròn xoe mắt hỏi bạn: “Ủa, con của mày biết đọc à”?. “Ừ, cháu nó biết đọc được một ít” bạn tôi khiêm tốn trả lời. Lúc ấy con người bạn tôi mới được 2 tuổi. Thực ra sau này tôi mới biết là cháu bé con bạn tôi lúc đó đã có thể đọc được hàng trăm từ. Thế là chúng tôi bắt hào hứng nói về chuyện dạy đọc cho các con…


Kể từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về việc người Mỹ dạy trẻ biết đọc và yêu thích việc đọc sách như thế nào. Tôi có một thuận lợi là nhà tôi ở gần thư viện công cộng của thành phố (Columbia Public Library) nên tôi có dịp thường xuyên sang chơi và chứng kiến được những câu chuyện thực tế về việc người Mỹ dạy trẻ đọc sách.


Mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách với cách thiết kế và nội dung phù hợp. Có những cuốn sách có thể sờ để rèn luyện xúc giác… (ảnh minh họa).


Không bao giờ là quá sớm khi đọc sách cho con nghe


Tôi thấy ở thư viện người ta dẫn trẻ đủ mọi lứa tuổi đến đây đọc sách, từ vài tháng tuổi đến vài tuần tuổi, thậm chí có rất nhiều bà mẹ đang mang bầu cũng đến đây tham gia đọc sách. Điều thú vị là ở đây người ta luôn tìm thấy được các thể loại sách phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ.


Tắt thiết bị điện tử để mở cửa sổ tâm hồn


Mặc dù công nghệ phát triển nhưng các nhà giáo dục Mỹ khuyến cáo không cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với Tivi hoặc iPad (hoặc các thiết bị điện tử có màn hình khác). Đối với trẻ từ 3-5 tuổi thì chỉ nên xem tivi tối đa 1 h và phải hoàn toàn không có cảnh bạo lực. Còn đối với trẻ từ 6-12 tuổi thì tối đa là 2 h cũng không được có cảnh bạo lực. Những thiết bị điện tử thường được cài đặt chương trình phần mềm giới hạn thời gian sử dụng cho trẻ. Thay vào việc xem tivi và sử dụng iPad, các gia đình Mỹ thường cho trẻ vận động ngoài trời và đọc sách trong thư viện.


Thay vì sử dụng flash card thì kể những câu chuyện


Ở đây, tối thấy rất ít người Mỹ sử dụng các thẻ ghi nhớ nhanh (flash card), kể cả trong gia đình và tại trường học mẫu giáo. Tôi hỏi một vài giáo viên ở đây thì họ nói flash card không giúp được trẻ có trí sáng tạo (creativity) và liên kết (connection) tốt. Tôi tìm hiểu thì được biết ở đây họ có cả hội “No Time for Flash Cards” giúp các bố mẹ và giáo viên có thêm các ý tưởng về tổ chức trò chơi sáng tạo dành cho trẻ thay vì chỉ sử dụng flash cards. Theo họ thì những câu chuyện kể sẽ có tính kết nối và liên tưởng cao hơn khi chỉ sử dụng flash card rời rạc.

Tủ sách có thể thiết kế có bánh xe phía dưới, di chuyển được để tạo sự thay đổi không gian vui chơi dành cho trẻ (ảnh minh họa).

Đọc to và diễn cảm, giả giọng làm trẻ tập trung cao hơn

Để ý việc đọc sách của người Mỹ cho trẻ, tôi thấy họ đọc khá to, rõ ràng, diễn cảm, thậm chí là giả giọng các nhân vật. Tôi tìm hiểu thì được biết đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, việc đọc to và giả giọng giúp trẻ tập trung cao hơn và tăng trí nhớ tốt hơn. Ở thư viện hàng tuần đều có chương trình “Family Story Time” hay “Baby and Toddler Time” chuyên kể chuyện, đọc sách có ngữ điệu và hát những bài hát có vần.

Đọc to và diễn cảm, giả giọng làm trẻ tập trung cao hơn (ảnh minh họa).

Chuẩn bị tủ sách cho con

Các gia đình Mỹ thường có phòng riêng cho các con. Trong phòng riêng ấy, luôn có một không gian làm tủ sách nhỏ cho con trở thành hành trang trong suốt tuổi thơ của trẻ. Mặc dù sách ở Mỹ mua mới thì khá đắt, chẳng hạn những cuốn sách nhỏ dành cho trẻ mẫu giáo thôi đã khoảng $15 -20. Nên phần lớn những gia đình thường mua sách đã qua sử dụng, giá rất rẻ chỉ còn $1-2 mà chất lượng vẫn còn rất tốt vì sách in ở Mỹ khá là bền. Ở Mỹ có nhiều tổ chức cho sách miễn phí, chẳng hạn như Dolly Parton’s Imagination Library phát sách miễn phí hàng tháng dành cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, đặc biệt sách phù hợp theo đúng độ tuổi của trẻ. Ngoài sách mua và sách được cho miễn phí, thì các gia đình còn có thể mượn sách ở thư viện cũng miến phí luôn. Mỗi lần đi thư viện, các gia đình mượn sách cho con đến cả 20-30 cuốn, được giữ sách được 3 tuần và gia hạn thêm sau đó mỗi tuần.

Dẫn con đến thư viện thường xuyên

Thư viện công cộng ở Mỹ được đầu tư xây dựng khá quy mô và sạch đẹp. Bên trong thư viện luôn khu vực dành riêng cho trẻ nhỏ vui chơi, được thiết kế rất sáng tạo và có tính giáo dục rất cao. Ngoài các loại sách được phân theo cái độ tuổi khác nhau (Baby, Toddler, Preschool, Kindergarten, K-12….) thì cũng có những đồ chơi phong phú dành cho trẻ. Điểm đặc biệt là các thư viện luôn có các chương trình đọc sách cho trẻ và các chương trình giao lưu đọc sách làm cho việc đọc sách trở nên tương tác và hứng thú hơn rất nhiều. Các gia đình có con nhỏ mới sinh ra chừng một vài tháng cũng dẫn con đến đây chơi rất đông vui. Nhờ vào việc thư viện ở đây mở cửa từ 9 sáng đến 9 giờ tối các ngày trong tuần và mở nửa ngày vào ngày cuối tuần, nên hầu như rất thuận tiện cho các ông bố bà mẹ nếu bận rộn giờ đi làm vẫn có thể dẫn con đến thư viện chơi vào buổi tối hoặc cuối tuần.

Sách ở thư viện khu dành chỏ trẻ em thường để thấp để tự tay các bé có thể tự lựa chọn sách được (ảnh minh họa).

Đọc sách như việc tưới nước hàng ngày chăm sóc cây


Nếu nhà chúng ta trồng cây, chúng ta sẽ tưới nước vào thời gian nào? Thường là vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối phải không. Thì việc đọc sách cho trẻ cũng giống vậy. Ở Mỹ người ta thường đọc sách cho các bé vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Sáng sớm thức dậy sau một đêm ngủ sâu và dài, đầu óc bé khá tỉnh táo và nhạy bén, bé có thể ghi nhớ và hấp thụ rất nhanh các từ ngữ, câu chuyện mới mà chúng ta kể bé nghe. Còn vào buổi tuổi, trước gì đi ngủ, các bé thích được các ba mẹ đọc cho nghe những câu chuyện êm dịu, để đưa bé vào giấc ngủ. Những thói quen này có thể kéo dài từ lúc bé mới sinh ra cho đến lúc bé vào bước vào tuổi trung học (13-15 tuổi). Như vậy, thời gian đọc sách mà những cha mẹ người Mỹ dành cho con khá là dài và đều đặn.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

Giúp con thông minh bằng phương pháp đọc đa cấp độ

Phương pháp đọc đa cấp độ giúp bé tiếp tục say mê và tìm hiểu thêm bài đọc kể cả khi đã gấp sách lại.

Đọc đa cấp độ là phương pháp uy tín và được sử dụng phổ biến ở những nền giáo dục tiên tiến, hiện áp dụng ở trên 170.000 trường học tại 155 quốc gia, giành được nhiều giải thưởng quốc tế về giáo dục.

Bé tập tóm tắt thông tin qua bản đồ tư duy (nguồn internet).


Phương pháp này trang bị cho các bé nguồn kiến thức cũng như kỹ năng tư duy thiết yếu nhất để có thể trở thành người điều khiển thiện nghệ “bộ máy trí tuệ” của mình. Nhờ vậy, bé sẽ học tốt hơn ở trường, biết cách tư duy và diễn đạt lưu loát, đồng thời trở thành một người có vốn hiểu biết dồi dào và tâm hồn giàu tình cảm.

Phương pháp đọc đa cấp độ bao gồm ba thành phần chính là bài đọc/sách, bài tập tư duy và làm giàu vốn hiểu biết. Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, Giám đốc trường Ngoại khóa Tomato cho biết, nghe tên gọi thì có vẻ phức tạp nhưng phương pháp này rất đơn giản và cha mẹ có thể áp dụng để tự hướng dẫn con ở nhà.

Để áp dụng phương pháp đọc đa cấp độ, trước hết cha mẹ cần khơi gợi hứng thú đọc và tìm hiểu thông tin vốn có sẵn trong mỗi trẻ em bằng việc chọn sách phù hợp với trẻ. Khi chọn sách cho con, cha mẹ nên chú ý đến độ tuổi. Nếu là trẻ mầm non, mới hình thành kỹ năng lật sách, chưa biết đọc, cha mẹ nên chọn những cuốn sách chủ yếu là hình ảnh, chữ ít (chỉ nên là những câu ngắn, một vài chữ) để trẻ tập làm quen với chữ.

Nếu trẻ lớp 1, lớp 2 đã biết đọc, cha mẹ chọn những cuốn sách có hình ảnh kèm theo nhưng phần câu từ sẽ dài hơn. Trẻ càng lớn tuổi thì sách dành cho trẻ càng có thể nhiều chữ hơn.

Để rèn thói quen thích đọc cho trẻ, cha mẹ cũng cần xem xét bé có xu hướng là người đọc hay là người nghe. Nếu bé là người đọc (thích tự mình đọc) thì cha mẹ có thể để bé tự đọc. Nếu bé thuộc dạng người nghe (tức là thích nói chuyện hơn đọc, thích nghe người khác kể lại) thì ban đầu cha mẹ nên đọc cho bé nghe, sau đó dần dần để bé tự đọc.

Để bé thích đọc, cha mẹ cũng nên chú ý đến những đề tài hấp dẫn bé. Thạc sĩ Uyên Phương nhận xét, thường khi mua sách cho con, các cha mẹ hay chọn những sách về đạo đức, kỹ năng sống, truyện cổ tích. Tuy nhiên, đôi khi đó không phải là những đề tài trẻ hứng thú. Tâm lý của trẻ nhỏ thích khám phá về bản thân mình, thế giới xung quanh, loài vật xung quanh mình. Bé 6-7 tuổi mới sẵn sàng những bài học về đạo đức. Nếu chọn những đề tài đạo đức sớm quá, bé sẽ cảm thấy nặng nề và không thích.

Trẻ đã đọc sách, vậy làm thế nào để giúp bé tiếp thu và xử lý thông tin thu được? Cha mẹ có thể đặt những câu hỏi để kiểm tra bé thu được những gì sau bài đọc. Ví dụ, khi đọc truyện Ba chú Heo con, cha mẹ có thể hỏi: Nhà của chú Heo thứ nhất bằng gì, chú Heo thứ hai bằng gì...

Đặc biệt, cha mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng những công cụ tư duy sinh động, phù hợp với cách tiếp thu và xử lý thông tin của trẻ nhỏ. Ở tuổi mầm non và tiểu học, trẻ chưa có tư duy trừu tượng, não của trẻ con dễ thích ứng với những gì trực quan, sinh động, nên sơ đồ tư duy rất phù hợp. Trung tâm sơ đồ là chủ đề của bài đọc, các nhánh lớn là ý chính, các nhánh nhỏ là ý phụ.

Bản đồ tư duy với tác phẩm "Ba chú Heo con" (nguồn internet).


Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dạy bé sơ đồ bông hoa (thường dùng để tóm tắt): Nhị hoa là chủ đề, mỗi cánh là một phần khác nhau, ví dụ cánh hoa nhân vật, cánh hoa các sự kiện, cánh hoa thời gian...

Sơ đồ cái nĩa: Khi bé chỉ cần phân biệt đâu là ý chính và ý phụ.

Sơ đồ đám mây: Khi bé cần phân biệt giữa đâu là thông tin thực tế và thông tin hư cấu.

Sơ đồ đám mây (nguồn internet).


Rồi sơ đồ xương cá, cây… cũng rất hữu ích để tóm tắt những gì bé đã đọc.

Cuối cùng, cha mẹ có thể khuyến khích các em tự nối tiếp bài học bằng các hoạt động ứng dụng/khám phá bên ngoài: Ví dụ đóng vai các nhân vật để kể lại câu chuyện, vẽ lại câu chuyện đã học, sáng tạo các mô hình...

Chị Uyên Phương dẫn chứng, trong một lớp tốt nghiệp Mind Map, khả năng tư duy của trẻ con tốt đến mức khi cô giáo yêu cầu các bé vẽ lại bản đồ tư duy theo trí tưởng tượng của mình, có bé nhận thấy bản đồ giống sao biển, có bé thấy giống mạng nhện, thấy giống con cua, con bạch tuộc... Thực tế, sức sáng tạo và ghi nhớ của trẻ em tốt hơn người lớn. Dùng hình ảnh để giúp các bé ghi nhớ và tư duy, các bé sẽ áp dụng rất hiệu quả và sáng tạo.

Giáo sư Edward de Bono, nhà khoa học bậc thầy về tư duy, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Sáu chiếc nón tư duy" từng ví von rằng: “Nếu trí thông minh là máy của chiếc xe hơi và kiến thức là nhiên liệu thì kỹ năng tư duy được ví như kỹ năng lái xe. Nếu bạn có sẵn xe xịn (trí thông minh), xe đã được đổ đầy xăng (kiến thức) nhưng thiếu kỹ năng lái xe (kỹ năng tư duy) thì khó có thể trở thành tay đua huyền thoại. Vì thế, chỉ có người có khả năng tư duy tốt thì mới khai thác hết tài sản quý giá của mình. Đó là trí thông minh".

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

3 bước dạy con giao tiếp qua điện thoại

Học cách giao tiếp qua điện thoại là một kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại quên bẵng kỹ năng cần thiết này.

Văn hóa giao tiếp qua điện thoại

Ngày nay, chiếc điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả lĩnh vực của đời sống. Cuộc sống của chúng ta gần như xoay quanh chiếc điện thoại. Do đó, bạn đừng quên lãng dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng này. Nên dạy cho con cách ứng xử, giao tiếp ngay từ những ngày đầu trẻ tập tành dùng điện thoại.

Từ khi còn nhỏ, con đã chú ý tới cách sử dụng điện thoại của cha mẹ. Khi trẻ nhỏ bắt chước cha mẹ dùng điện thoại đồ chơi, đây là cơ hội thích hợp để bạn làm gương cho con về văn hóa giao tiếp qua điện thoại.


Thực hiện cuộc gọi


Nói về cách ứng xử qua điện thoại thì điều quan trọng nhất là sự tôn trọng. Bạn có thể tập cho con gọi điện chào hỏi ông bà hoặc rủ bạn đi chơi. Đây là những cuộc điện thoại khá “an toàn” và mới chỉ là những bước đầu mà trẻ cần học. Hãy dạy con giới thiệu bản thân bằng những mẫu câu kiểu như: “Xin chào, cháu là Joe ạ. Cháu có thể nói chuyện với John được không?” Đồng thời, hãy cùng con thảo luận xem làm thế nào để gửi lời nhắn khi người con cần nói chuyện không có ở đó. Quan trọng hơn cả, đừng bao giờ quên nói lời “cảm ơn” và “tạm biệt”.

Ảnh minh họa
Đôi lúc, trẻ cần gọi điện cho thầy cô giáo, hàng xóm hoặc những người lớn khác mà chúng không biết rõ. Trong trường hợp đó, bạn cần dạy con cách giới thiệu đầy đủ về bản thân, chẳng hạn như “Xin chào, cháu là Joe Smith”, tiếp đó nói về lý do thực hiện cuộc gọi. Những cuộc điện thoại kiểu này khó khăn hơn, do đó đòi hỏi trẻ phải thực hành nhiều hơn. Hãy dạy trẻ lắng nghe thông tin nhận được từ đầu dây bên kia một cách cẩn thận và ghi chú lại nếu chúng cần nhớ điều gì đó.

Trả lời điện thoại

Khi thực hiện cuộc gọi, điều quan trọng nhất là sự tôn trọng dành cho người ở đầu dây bên kia. Còn khi trả lời điện thoại, điều quan trọng nhất lại là sự an toàn. Lúc đó, trẻ nên là người “thu lượm” thông tin chứ không nên là người cho thông tin.

Dù trẻ chỉ nói một cái tên hay đưa ra bất kỳ thông tin nào, trong trường hợp này, không phải lúc nào cũng là phù hợp. Danh tính của người gọi là yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc trẻ sẽ nói ra bao nhiêu thông tin hoặc có nghe điện thoại ngay từ đầu hay không. Bạn có thể lập ra quy tắc rằng nếu trẻ không biết ai là người gọi điện thì chúng không nên trả lời điện thoại. Nếu đó là một cuộc gọi an toàn và hợp lê thì người ở đầu dây bên kia sẽ để lại tin nhắn, sau đó bạn có thể gọi lại.

Ảnh minh họa
Bạn nên dạy trẻ không cho tên tuổi hay bất kỳ thông tin nào (chẳng hạn như ai đang ở nhà, ai không có ở nhà, địa chỉ, …) khi trả lời điện thoại. Nếu nghi ngờ hay cảm thấy lo lắng, trẻ có thể chuyển điện thoại cho người lớn, yêu cầu người gọi để lại tin nhắn hoặc gọi lại vào lúc khác.

Ghi lại lời nhắn

Trong trường hợp bố mẹ không có ở nhà, trẻ có thể nhận điện và chuyển lời nhắn cho bố mẹ. Tiếp nhận thông tin và ghi lại lời nhắn phù hợp cũng là một dấu hiệu mà trẻ thể hiện sự tôn trọng dành cho người gọi và người nhận tin nhắn. Bạn nên đặt một quyển sổ nhỏ và một chiếc bút gần điện thoại để ghi lại lời nhắn. Ngoài ra, chỉ sẵn những vị trị để giấy bút trong nhà cho con, bởi những kiểu điện thoại cầm tay không phải lúc nào cũng nằm ở một chỗ.

Ít nhất hãy dạy con ghi lại tên, số điện thoại của người gọi và thời gian gọi. Nếu không chắc về điều gì hoặc nghe không rõ, trẻ có thể hỏi lại. Thậm chí, nếu tin nhắn quá dài dòng và phức tạp, trẻ có thể nói rằng sẽ nhắc bố mẹ gọi lại để nắm rõ thông tin chi tiết. Không chỉ nhận tin, việc chuyển đi tin nhắn cũng vô cùng quan trọng. Hãy dành cho con một nơi để đính tin nhắn gửi tới các thành viên trong gia đình, bởi chúng sẽ nhanh chóng quên mất lời nhắn chỉ vài giờ sau đó.

Dạy con cách cư xử qua điện thoại là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự thực hành, luyện tập. Do đó, đừng để quá muộn mới hướng dẫn con những điều cơ bản trong văn hóa giao tiếp qua điện thoại.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con trung thực - mẹ đừng coi nhẹ!

Cuộc sống càng hiện đại, dường như chúng ta lại càng quan tâm nhiều hơn đến vẻ đẹp bên ngoài hoặc đi sâu hơn một chút là tài năng được thể hiện ra, chứ ít người quan tâm đến cái phẩm chất đức hạnh cốt lõi bên trong.

Đã từng có rất nhiều bài báo viết về những mẹo hay, kế giỏi giúp các mẹ nuôi con khỏe mạnh hơn, xinh xắn hơn, thông minh hơn mà gần như thiếu đi những bài viết hỗ trợ các mẹ trong việc gây dựng cho con cái đức tốt đẹp bên trong đó.

Và như để hoàn thiện thêm, hôm nay tôi xin chia sẻ với các mẹ một bài viết về cách dạy con tính trung thực – một trong những đức tính quan trọng đi theo con đến suốt cuộc đời. Để bắt đầu bài viết, tôi xin kể hai câu chuyện như sau:

Trung thực là một trong những đức tính quan trọng đi theo con đến suốt cuộc đời (ảnh minh họa).

Câu chuyện thứ nhất:

Mẹ: Con lấy kẹo này ở đâu, nói mau (giọng đầy vẻ cáo buộc).

Bin: Con thấy trong túi của con.

Mẹ: Con lấy ở cửa hàng phải không?

Bin: Không, con không lấy.

Mẹ: Con có lấy. Chị Bông nói nhìn thấy con lấy kẹo ở cửa hàng. Con nói dối đúng không?

Bin: Không, con không lấy. Là chị Bông nói dối.

Mẹ: Không lấy ở cửa hàng thì con lấy ở đâu? Giờ thì con phải chịu phạt gấp đôi, một vì tội lấy trộm đồ, một vì tội nói dối.

Câu chuyện thứ hai:

Mẹ: Mẹ thấy con có kẹo. Loại kẹo này mẹ không mua cho con và chị Bông nói nhìn thấy con lấy ở cửa hàng (giọng từ tốn).

Bin: (Cúi mặt xuống đất).

Mẹ: Mẹ không thích tính mách lẻo, mẹ cũng đã nói với chị Bông như thế. Nhưng việc lấy trộm đồ của người khác mẹ còn không thích hơn nhiều, và điều mẹ đặc biệt không thích là sự dối trá. Con biết đấy, gia đình ta rất coi trọng tính trung thực. Mẹ tin con, hãy cho mẹ biết sự thật.

Bin: Con không cố tình. Con xin lỗi.

Mẹ: Mẹ biết, mẹ biết là những cái kẹo đó rất hấp dẫn. Mẹ rất tự hào và đánh giá cao vì con đã không nói dối mẹ. Bây giờ thì cùng mẹ quay lại cửa hàng và trả kẹo lại giá nhé.

Chỉ với vài dòng ngắn ngủi, hai câu chuyện trên cũng đã đề cập khá rõ về việc “ươm trồng” tính trung thực trong con người các bé. Ở câu chuyện thứ nhất, mẹ tra hỏi gần như dồn con đến chân tường, khiến con cảm thấy việc nói ra sự thật rất bẽ mặt. Trong hoàn cảnh này, con sẽ có xu hướng chống đối, nói dối hòng che tội.

Còn ở câu chuyện thứ hai, mẹ nói hết chuyện chị Bông thấy con lấy kẹo ở cửa hàng ngay từ đầu mà không cần hỏi vòng vo, tránh tạo cơ hội cho con nói dối. Quan trọng hơn, mẹ đã biết tập trung vào tầm quan trọng của tính trung thực và nói với con rằng đó là giá trị mà cả gia đình coi trọng.

Dù là với ai và ở độ tuổi nào, để nói ra sự thật một người cần phải có mức độ can đảm nhất định. Trung thực không phải là bản năng, càng không phải là phản xạ không điều kiện mà đó là đức tính đòi hỏi cha mẹ dày công dạy bảo. Như để chia sẻ thêm, tôi xin trình bày ra đây một số lời khuyên hỗ trợ các mẹ trong việc rèn tính trung thực cho các bé.

Thay vì cáo buộc, mẹ cần giảng giải cho con biết tính quan trọng của tính trung thực (ảnh minh họa)

1. Phần thưởng cho người trung thực

Là cha mẹ, chúng ta thường chỉ chăm chăm vào việc phạt con mà quên mất việc khen ngợi mỗi khi con làm việc tốt. Phần thưởng cho tính trung thực có thể chỉ đơn giản là một lời khen “Bin của mẹ ngoan lắm”, “mẹ rất tự hào về con”... kèm theo một cái ôm thật chặt. Điều này sẽ giúp con cảm thấy tự tin khi nói ra sự thật, dẫn đường cho những hành động tích cực.

2. Dạy con trung thực chính là dạy con không làm ngơ

Mẹ dạy con trung thực không chỉ với riêng mẹ, mà với cả những người xung quanh mỗi khi con thấy người đó mắc lỗi. Khi nhìn thấy cậu bạn thân đang quay cóp bài, con cần có nghĩa vụ khuyên bạn ấy dừng lại bởi bạn ấy đang không trung thực và lừa dối tất cả những bạn khác trong lớp. Trong trường hợp bạn ấy vẫn tiếp tục quay cóp, con cần thông báo với giáo viên.

Không làm ngơ trước hành động dối trá của người khác quả thực là điều cực kỳ khó, ngay cả với người lớn chứ chưa nói đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chỉ bảo đúng đắn, củng cố cho bé niềm tin về tính trung thực, bé có nguy cơ bao che hay nguy hiểm hơn là trở thành “đồng minh” với trò lừa dối của bạn.

3. Không dẫn đường cho “sự dối trá” chạy

Dù là muốn thử tính trung thực của con, mẹ cũng không nên hỏi con những câu hỏi khiến con có cơ hội nói dối. Giống như trong 2 câu chuyện kể ở trên, thay vì hỏi “Con lấy kẹo ở cửa hàng phải không?” mẹ nên nói thẳng ra lỗi của con ngay từ đầu và giảng giải để con có cơ hội nói ra sự thật và nhận lỗi.

4. Cùng con sửa lỗi

Sau khi đã thú nhật sự thật, việc con cần làm ngay sau đó là sửa lỗi. Giúp con sửa lỗi không phải là dạy cho con thói quen cứ mắc lỗi, sửa là được mà rèn cho con thói quen có trách nhiệm với những hành động của mình. Để khuyến khích cũng như tăng thêm sự tự tin cho con, các mẹ nên đi cùng, giúp con nhận ra rằng giá trị của tính trung thực và sự can đảm còn cao hơn gấp nhiều lần so với món đồ mà con lấy được.

Mẹ giúp con lấy can đảm sửa lỗi (ảnh minh họa)

5. Mẹ là tấm gương của con

Nói trẻ con là tờ giấy trắng cho người lớn vẽ lên quả thực không sai. Muốn dạy con trung thực, trước tiên các mẹ cần trung thực với chính con và với người khác trước mặt con. Bỏ lại tiền vào ví bởi không có người thu vé đứng ở cổng trong khi biển ghi rõ ràng 10.000 đồng/lượt có thể giúp mẹ tiết kiệm được một khoản nhưng cái mẹ mất đi là giá trị của tính trung thực trong mắt con.

Hay phổ biến hơn là những lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mẹ. Dù chỉ là câu nói đơn giản như "Mẹ đi một lát rồi về ngay" nhưng sau đó, mẹ đi đến hàng tiếng đồng hồ cũng có thể khiến bé không còn tin tưởng mẹ cũng như tin tưởng vào sự quan trọng của việc nói thật.

Phải công nhận, nuôi con khỏe mạnh, thông minh đã khó, dạy con ngoan ngoãn, đạo đức tốt còn khó hơn gấp bội phần. Thế nhưng, cây tre phải uốn nắn từ nhỏ mới không mọc xiên mọc xẹo, trẻ con cũng cần phải dạy bảo từ nhỏ mới mong ngoan. Hi vọng, với những mẹo và chia sẻ ở trên, các mẹ sẽ chiến thắng trong cuộc chống lại chú người gỗ mũi dài Pinocchio.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655


Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

5 cách sáng tạo dạy con về hình dạng

Chỉ cần một chiếc giỏ với những đồ vật có trong nhà với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau là bạn có thể dạy cho bé sơ sinh hoặc bé mẫu giáo nhận biết về hình dạng.

Bạn đang muốn dạy trẻ sơ sinh đến mẫu giáo nhận biết về hình dạng thì dưới đây là 5 cách thú vị có thể áp dụng.

1. Chỉ cần một chiếc giỏ với những đồ vật có trong nhà với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau là bạn có thể dạy cho bé sơ sinh hoặc bé mẫu giáo nhận biết về hình dạng. Cha mẹ đừng nghĩ cầu kỳ là phải dạy con, chỉ đơn giản là hãy cho con cơ hội để chơi và chơi cùng con, nói tên các hình là bé có thể học một cách tự nhiên nhất. Sau một thời gian, cha mẹ có thể thay bằng một giỏ đồ chơi khác với những đồ vật khác có hình dạng tương tự, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi bé đã biết đâu là hình tròn, hình vuông hay hình tam giác.



2. Đối với trẻ mới biết đi, mẹ có thể tạo ra một bài học toán vui vẻ ngay trong bữa ăn nếu bạn bỏ thêm 1 chút thời gian để chế biến các món ăn với đầy đủ hình dạng. Báng mì, trái cây, phomai... là tất cả những thực phẩm mẹ có thể dễ dàng cắt thành các hình cho con. Bé không chỉ có một bữa ăn sinh động và còn học thêm được rất nhiều điều.



3. Đơn giản hơn là hãy sử dụng màu và bút để vẽ lên những hình như mong muốn và nói cho trẻ biết về điều đó.



Để bé hứng thú hơn với việc học các hình dạng, sau đó mẹ hãy để bé tự tô những màu sắc riêng cho từng khối hình theo ý muốn của mình. Sau kho tô màu xong, hãy gợi ý giúp bé điền vào khung hình về không gian và thuộc tính của hình dạng. Bạn thấy không, cha mẹ thật sự không cần phải dạy bé mà hãy để con tự do khám phá.



Sẽ có lúc bạn rất ngạc nhiên khi thấy bé biến những bức tranh theo sở thích của riêng mình.



4. Nếu đang cùng con đứng đợi xe ở đâu đó, hãy tận dụng khung cảnh xung quanh để dạy bé về hình dạng.



5. Những chiếc đũa, bút hay que kẹo mút đều là công cụ thể để mẹ hướng dẫn bé nhận biết về hình dạng.



Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655

Theo glenndomanvietnam.com

"Không TV, không Ipad, không Iphone"

MC Minh Trang thường khuyến khích con đọc sách, chơi đồ chơi, thậm chí là cả đồ chơi từ đám lõi giấy vệ sinh.

Là 1 MC truyền hình nổi tiếng, nhưng ít ai biết Minh Trang còn có một cô con gái siêu đáng yêu - bé Daisy. Tuy chưa đầy 2 tuổi nhưng cô bé lại rất lanh lợi, thông minh; đặc biệt, Daisy đã thuộc khá nhiều bài hát và có trí nhớ rất tốt nữa. Nói về phương pháp dạy con của mình, MC Minh Trang chia sẻ:

Nguyên tắc của mình với những hoạt động hàng ngày của Daisy rất đơn giản, đó là: nghĩ theo cách nghĩ của con.

MC xinh đẹp quen thuộc trên truyền hình


Nghe thì đơn giản vậy, nhưng ngay cả mình cũng phải luyện một thời gian mới làm được. Vì người lớn mà, nhìn đâu cũng thấy nguy hiểm, thấy bẩn, thấy ngại. Trẻ con thì nghĩ đơn giản và luôn háo hức với mọi vật xung quanh.

Ví dụ, khu vực bếp là nơi mẹ nấu cơm với nhiều đồ đạc có nguy cơ tiềm tàng với bé, và trẻ con không phận sự miễn vào. Đó là suy nghĩ của mình. Nhưng Daisy lại nghĩ là đây là một nơi vui chơi vô cùng thú vị, với biết bao nhiêu món đồ chơi đầy màu sắc, phát ra đủ loại âm thanh thú vị, đủ loại mùi hấp dẫn.

Chủ trương của mình với con lại là: không TV, không Ipad, không Iphone. Giờ tự chơi của Daisy chỉ có đồ chơi và sách thôi. Nhà chỉ có 2 mẹ con, nên khoảng thời gian nấu nướng trước đây thường xuyên xảy ra "hỗn chiến". Mẹ thì ra sức: "Daisy ra kia đọc sách để mẹ nấu cơm", kết hợp với chân tay khua khoắng, còn Daisy thì cật lực xông vào, mắt mũi lăm le hơn hở, tay chân bơi bơi ra để vơ được cái gì hay cái đấy. Mải làm 5 giây quên không phòng thủ, quay ra đã thấy rau đầy nhà hoặc gạo vương vãi khắp nơi.

Bé Daisy rất đáng yêu và tinh nghịch.



Thế rồi mình nghĩ, tại sao cứ phải cấm? Tại sao không cho con chơi những gì con thích, cho con được học về những công việc bếp núc, lại dạy cho con ý thức giúp mẹ nấu nướng? Và thế là những trò chơi sau đây còn hấp dẫn và được Daisy yêu thích hơn nhiều so với những món đồ chơi đẹp đẽ, phải mất tiền mua khác.

- Trò nhặt vỏ táo bỏ vào hộp: Mẹ gọt táo, Daisy đứng cạnh chơi trò nhặt từng cái vỏ táo đã gọt cho dần vào hộp. Thỉnh thoảng lại "vận chuyển" hộp vỏ đấy vào thùng rác rồi lại cặm cụi nhặt tiếp.

- Trò lấy mì ống cho mẹ nấu: 1 cái hộp mỳ to, mẹ ra đề bài để Daisy nhặt từng miếng 1 cho vào bát để nấu bữa tối cho Daisy. Hoặc mẹ sẽ đổ hết vào 1 cái âu to, Daisy nhặt lại vào hộp. (Có thể làm tương tự với các loại hạt, củ, ngũ cốc).

Chăm chú chơi với vật dụng trong bếp


- Có lần Daisy cầm bát tôm rim và làm đổ ra sàn, mẹ bắt nhặt lại vào bát nhưng nàng ta không chịu. Trẻ con mà, thỉnh thoảng hứng lên nhiệt tình xin làm việc, còn không thì lại giở "chiêu" lười. Lúc đấy, có quát có mắng cũng chỉ làm con khóc to hơn. Thế là 2 mẹ con chơi trò "dây chuyền nhặt tôm". Mẹ đưa cho Daisy cái thìa. Mẹ sẽ nhặt tôm để vào thìa của Daisy, còn nhiệm vụ của con là "vận chuyển" tôm trong thìa để vào bát. 5 phút là dọn xong đống tôm bị đổ. Vừa nhặt tôm, có thể vừa dạy con tập đếm, hoặc kể cho Daisy về đặc điểm con tôm, ... Khi làm xong, mẹ hô thật to để cám ơn và khích lệ con, kiểu như: "Yeahhhh! Daisy ơi xong hết rồi. Cám ơn Daisy đã giúp mẹ nhặt tôm bị rơi vào bát nhé".

Hai mẹ con chơi trò "Dây chuyền nhặt tôm"


- Đồ bếp cũng có thể thành đồ chơi của con, hồi ở Mỹ, mình thấy bọn trẻ con hay có trò "Kitchen Band" nghĩa là mang nồi niêu xong chảo muôi thìa ra gõ gõ giả vờ thành ban nhạc. Daisy thì không khoái kèn trống, nhưng rất mê bộ thìa đong của mẹ. Thế là mẹ dành cho Daisy 1 góc, tha hồ nghịch. Bộ thìa đong có thể thành trò chơi nấu ăn giả vờ, hoặc thành bộ trò chơi "sorting game", để con học cách xếp thìa to lồng vào thìa nhỏ. Chẳng phải trò giống giống như thế này vẫn bán ở tiệm đồ chơi đấy sao?

Không phải lúc nào đồ chơi đắt tiền cũng hiệu quả. Daisy có khi ngồi chơi 1 đám lõi giấy vệ sinh cả buổi không chán, hết làm ống nhòm, máy ảnh, rồi lại làm mi cờ rô hoặc cái loa. Chơi với trẻ con vừa dễ lại vừa khó. Quan trọng nhất là mình phải dùng cái đầu và những suy nghĩ của trẻ con để chơi với chúng. Và khi đó, những điều tưởng chừng đơn giản nhất có thể trở thành những điều kỳ diệu...."

Daisy đã biết tự đi bộ tới trường


Bé Daisy có nhiều nét rất giống mẹ.


Minh Trang sinh Daisy ở Mỹ, sau 3 tháng thì cả gia đình cô trở lại Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)