Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.


Gia đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam, đem lại cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.


Việc có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước đã trở thành một gánh nặng cho rất nhiều các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Những người khá giả thường kỳ vọng “chạy” được cho con vào trường điểm.


Những người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú lại mơ ước con vào được “trường công” để mức đóng góp nhẹ hơn. Và hầu như khi năm học cũ vừa kết thúc, các bậc phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em mình.


Và nạn nhân cuối cùng lại là chính những đứa trẻ, chúng phải gánh chịu những áp lực học hành để “xứng đáng” với công sức, đồng tiền và kỳ vọng của cha mẹ.


Khi chúng tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ, món giấy tờ duy nhất nhà trường yêu cầu là một bản photo giấy khai sinh của các con tôi để nhà trường căn cứ vào đó xếp các cháu vào những lớp theo độ tuổi.


Luật pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất Thụy Sĩ đều buộc phải tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ.


"Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách".

Hệ thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi chúng được 16 tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.

Bệnh thành tích


Do truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những đứa trẻ. Những hãng sữa dành cho trẻ em cũng nắm bắt được “yếu điểm” tâm lý này của người Việt để đưa ra những slogan quảng cáo rất kêu: Cao lớn hơn, thông minh hơn, vượt trội hơn.


Trong những câu chuyện trao đổi với nhau, các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn hãnh diện khoe chuyện con em mình đạt thứ hạng học tập cao, có bao nhiêu điểm 10, bao nhiêu danh hiệu. Những đứa trẻ không có thành tích như kỳ vọng thường phải chịu nhiều sự quở phạt của gia đình, thậm chí bị chính cha mẹ bạo hành hay nhục mạ vì đã không làm cha mẹ tự hào như những trẻ giỏi giang khác.

Vì bệnh thành tích, nhiều bố mẹ biến con thành nạn nhân.
Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.


Người Việt đặt quá nhiều kỳ vọng vào những đứa trẻ, vô hình chung trẻ em trở thành nạn nhân cho áp lực thành tích của bố mẹ, học hành đêm ngay, mất tuổi thơ và bị stress nặng nề.

Trong giáo dục phương Tây, đứa trẻ có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, kỳ vọng lớn nhất của cha mẹ và xã hội chỉ đơn giản rằng khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những công dân hữu ích là đủ.

Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành tích trong học tập.


Và vô hình chung, trẻ em lại vô tình trở thành nạn nhân cho những áp lực thành tích của người lớn, khi chúng phải miệt mài học đêm học ngày, hết học chính khóa tới phụ đạo, học thêm để đáp ứng những kỳ vọng đó… Không khó khăn gì khi nghe nhiều bậc phụ huynh than thở con em mình bận học tới nỗi mất cả tuổi thơ, thậm chí nhiều cháu còn bị stress nặng cũng bởi lý do học quá nhiều!


Quan niệm giáo dục của phương Tây lại hết sức khác biệt. Trẻ nhỏ không bị mang cái ách kỳ vọng quá nặng phải sống cho phần của người khác. Kỳ vọng lớn nhất cả gia đình và xã hội đặt vào mỗi đứa trẻ, chỉ đơn giản rằng khi chúng lớn lên sẽ trở thành một công dân hữu ích là đủ. Chúng có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, người lớn chỉ ở bên khi chúng cần sự giúp đỡ hoặc lời khuyên bảo.


Thế nhưng, nghịch lý lại nằm ở rất nhiều những kiến thức tinh hoa nhân loại đều được truyền đạt cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhưng tới tuổi trưởng thành thì ai cũng thừa nhận mình học được ở trường lớp chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là các kỹ năng sống… Vậy thì nguyên do vì đâu?


Mục tiêu lớn nhất của nhà trường Thụy Sĩ cho trẻ dưới 13 tuổi là hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập.

Theo ý kiến cá nhân tôi, do giáo trình rườm rà nhưng không thiết thực và các phương pháp truyền đạt kiến thức của các thầy cô tại Việt Nam đa số đều rất máy móc, nhàm chán. Học sinh được học theo phương pháp đọc- chép, học thuộc lòng theo lý thuyết xuông… mà không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo. Cho nên, những kiến thức nhà trường mất rất nhiều thời gian truyền tải đã trở thành những kiến thức “chết”, không thực sự hữu dụng cho các em.


Tại Thụy Sỹ, cho tới khi trẻ được 13 tuổi, mục tiêu lớn nhất nhà trường đặt ra đơn giản chỉ là trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập. Giáo trình cho trẻ ở độ tuổi này rất nhẹ so với trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam, và những bài học luôn được giáo viên hướng dẫn bằng cách bày thành những trò chơi, rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao, thế nào…buộc trẻ phải tư duy để tìm lời giải. Trẻ học rất hứng thú, mà kiến thức cũng tự động “sống” trong đầu.

Thiếu những sân chơi…


Một thực tế nữa phải nhìn nhận, rằng trẻ em ở Việt Nam rất thiếu không gian vui chơi, đặc biệt là trẻ em tại các thành phố.


Nhiều cha mẹ chia sẻ với tôi rằng đôi lúc thương con bận học tối ngày, bố mẹ dù muốn đưa con đi chơi thư giãn và giải tỏa bớt năng lượng thừa nhưng chẳng biết đi đâu.

Trẻ em Việt Nam không có nhiều không gian và cơ hội để chơi đùa như ở phương Tây. Ảnh: Internet


Những khu vui chơi lúc nào cũng chen lấn chật chội, công viên cũng chẳng khá khẩm gì hơn, đường xá thì nguy hiểm, trong khi không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để thường xuyên đưa con em mình đi du lịch.

Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

Vậy là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều kiện rèn luyện các kỹ năng sống.

Tại Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc…

Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)