Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Trẻ nhỏ và sự phát triển của não bộ – Bạn có bỏ lỡ Cửa sổ cơ hội của con không?

Một vài kết nối có thể bị mất hiệu quả

Những khớp thần kinh không được sử dụng sẽ dần yếu đi. Sau đó, chúng có thể biến mất. Ví dụ: Giulia đã học piano vài năm trước, sau đó cô bé đã bỏ chơi. Khớp thần kinh được sử dụng cho khả năng chơi piano dần trở nên yếu vì không được sử dụng. Tuy nhiên, khớp này có thể trở nên mạnh hơn nếu Guilia bắt đầu luyện tập trở lại. Nhưng nếu Guilia bỏ càng lâu, khả năng khôi phục lại các khớp thần kinh này càng khó hơn.

Và điều tương tự cũng xảy ra với khả năng học tiếng Mông Cổ của Isaac. Trong suốt 6 tháng đầu đời, cậu bé đã được nghe tiếng Mông Cổ. Nhưng từ khi chuyển tới Mỹ, cha mẹ cậu hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng Anh. Do vậy, liên kết “tiếng Mông Cổ” ngày càng trở nên “yếu” hơn. Trong suốt một thời gian dài như vậy, liên kết “tiếng Mông Cổ” sẽ có thể hoàn toàn mất đi nếu Isaac không cố gắng học tiếng Mông Cổ.

Bản năng và nuôi dưỡng – giáo dục

Một vài sự phát triển của não bộ có thể tự diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Hầu hết mọi đứa trẻ sẽ làm những điều giống như mọi đứa trẻ khác có thể làm bởi vì đó là sự phát triển tự nhiên. Nhưng cũng có những đứa trẻ phát triển theo những hướng khác nhau. Đó là do những trải nghiệm mà chúng có là khác nhau.

Ảnh minh họa

Người lớn đôi khi có thể tin vào sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ. Chúng ta không cần phải hướng dẫn cho trẻ tất cả mọi kỹ năng. Hầu hết mọi đứa trẻ đều sẽ học nói mà không cần sự hướng dẫn của cha mẹ về cách cử động của môi. Các bé cũng sẽ tự học lẫy mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ. Nhưng chắc chắn, bọn trẻ sẽ chẳng thế nào biết nói nếu không có ai nói chuyện với chúng; hay không biết lẫy nếu chỉ được bế cả ngày.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng: sự phát triển của trẻ xuất phát từ bản năng tự nhiên kết hợp với sự nuôi dưỡng. Rất thú vị khi chúng ta có thể khám phá được hai yếu tố này cùng kết hợp làm việc ra sao. Để có thể hình thành các liên kết trong bộ não, trẻ cần phải sức khỏe và thể chất tốt. Từ đó, các thay đổi sẽ tự diễn ra. Tuy nhiên, đó mới là chỉ là điều kiện cần. Ngoài ra, trẻ cần phải có môi trường để có cơ hội rèn luyện. Bản năng tự nhiên và sự giáo dục sẽ đồng thời hỗ trợ cho cho những liên kết não bộ hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Bộ não được phân chia thành các khu vực

Bộ não phân chia các khu vực khác nhau để xử lý các công việc khác nhau. Không chỉ có khu vực giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ và âm nhạc, mà còn rất nhiều các lĩnh vực khác như: toán học, thị giác, cảm xúc và rất nhiều các vấn đề khác mà bộ não cần tư duy và giải quyết. Trong môi khu vực, có chứa hàng triệu tế bào thần kinh và khớp thần kinh. Mặc dù vậy, các khu vực đôi khi cũng có thể diễn ra sự thay đổi. Ví dự như, nếu một khu vực nào đó của bộ não bị tổn thương, một khu vực khác sẽ tiếp quản.

Mỗi khu vực của bộ não phát triển vào các thời điểm khác nhau. Nghĩa là, sẽ có những thời điểm đặc biệt và tốt nhất dành cho từng khu vực. Cửa sổ cơ hội chính là khoảng thời gian dễ dàng nhất để trẻ tiếp thu và phát triển. Cửa sổ cơ hội còn được coi là thời gian rất quan trọng có tính quyết định về sự thành công của trẻ sau này. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều cửa sổ cơ hội trong mười năm đầu tiên của trẻ. Đó là do quá trình liên kết ở não bộ trong thời gian này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh nhất. Trên thực tế, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng tình với định nghĩa của Cửa sổ cơ hội. Họ cho rằng có những thời điểm mà trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn những thời điểm khác. Nhưng cũng rất khó để khẳng định chính xác khi nào thì “cửa sổ cơ hội” xảy ra. Đồng thời cũng rất khó để có thể biết chính xác trẻ có thể học được gì trong thời điểm cửa sổ cơ hội.

Những lộ trình mới sẽ luôn luôn xuất hiện. Mỗi ngày bạn và trẻ luôn có cơ hội được trải nghiệm. Những trải nghiệm này sẽ tạo ra những liên kết trong não bộ của trẻ. Các nhà nghiên cứu tin rằng những liên kết này sẽ được hình thành rất nhanh và rất sớm trong mỗi đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh não bộ của một đứa trẻ một tuổi với não bộ của một đứa trẻ sơ sinh và một người trưởng thành. Họ đã kết luận rằng: não bộ của đứa trẻ một tuổi giống não bộ của người trưởng thành hơn của một đứa trẻ sơ sinh. Điều này đã chứng tỏ sự phát triển rất nhanh của các liên kết trong não bộ ở năm đầu đời của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)