Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Dạy bé trườn theo phương pháp Glenn Doman

Bé yêu của bạn sẽ chẳng thể di chuyển nếu bị đặt nằm ngửa như một chú rùa nằm phơi bụng, hành động đầu tiên và có lợi nhất mà bạn có thể làm cho bé là tạo ra một mặt sàn an toàn để bé có thể tha hồ nằm sấp. Tư thế này sẽ tạo điều kiện tối đa cho trẻ sử dụng tay và chân để học cách di chuyển về phía trước. Những cử động này sẽ giúp bé hoàn thành công đoạn vô cùng quan trọng là tập trườn

Ảnh minh họa

Dạy bé trườn theo phương pháp Glenn Doman

Môi trường: Một căn phòng được chiếu sáng đầy đủ với rãnh tập trườn dành cho bé sơ sinh hoặc tấm thảm sạch trải trên nền nhà. Căn phòng phải đủ ấm để bé hết sức thoải mái dù mặc rất ít quần áo.

Kỹ Thuật: Mẹ chỉ nên khoác lên người bé trang phục gọn nhẹ sao cho tay và chân bé thật thoải má, chẳng hạn như mặc cho bé chiếc áo phông hoặc bộ áo liền quần dành cho bé sơ sinh. Đặt bé nằm sấp ở phía đỉnh của rãnh tập trườn. Sau đó mẹ đi về phía đáy của rãnh tập trườn , ngồi xổm trên sàn sao cho bé có thể nhìn thấy, nge thấy, thậm chí cảm thấy bạn đang ở cuối con đường của bé. Mục tiêu của bé là tiến đến chỗ bạn. Mỗi ngày bé sẽ nhìn, nghe và cảm nhận về bạn tốt hơn so với ngày hôm trước.

Lưu ý: Đôi lúc bé khóc trong khi cử động tay chân để trườn . Điều này hoàn toàn bình thường. Đa số các trẻ sơ sinh mà phải khóc để tăng nhịp độ hơi thở, nhờ đó mà di chuyển được.

Phần lớn thời gian bé sẽ gắng sức cử động chân tay để trườn. Mẹ nên cổ động bé để bé hiểu rằng mẹ thích nhìn thấy bé di chuyển và bạn hết sức trân trọng nỗ lực di chuyển của bé. Đây chính là một bước tiến quan trọng và thành tựu con bạn giành được không hề nhỏ chút nào.

Với các mẹ không có rãnh tập trườn, các mẹ cho bé nằm trên sàn nhà (sàn nhà phải sạch vệ sinh an toàn hoặc là chải cho bé tấm thảm).

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những khác biệt trong đời sống văn hóa của gia đình xưa và nay

Gia đình ngày nay đã có những thay đổi về quan niệm, nhận thức khác xưa với kiểu gia đình truyền thống ngày trước.



Chuyện giày dép, quần áo, tác phong của con cái, nhất là với con gái tuổi mới lớn luôn được các ông bố, bà mẹ xưa "điều chỉnh" khắt khe. Nhiều gia đình truyền thống xem việc con nhuộm tóc, mặc quần ngắn, áo sát nách, đi cà phê với bạn bè... là học đòi, hư hỏng.

Ngày nay, cha mẹ đã có cái nhìn thoáng hơn, quan niệm về cái đẹp, thời trang cũng thay đổi.





Bữa cơm gia đình xưa luôn được chú trọng. Ngày ấy, con cái chỉ đi học rồi về, vợ chồng thì người làm công, người làm nông nhưng cứ đến bữa cơm gia đình thì đều tập hợp đầy đủ.

Ngày nay, do nhịp sống đẩy nhanh hơn. Con cái phải đi học thêm, học phụ đạo, vợ chồng làm tăng ca... nên đến giờ cơm không còn được sum vầy như trước. Một số gia đình hiện đại đã dần quên mất bữa cơm truyền thống. Cứ ai về đến nhà thì xới cơm ăn trước.



Chuyện mẹ chồng nàng dâu trong gia đình truyền thống ngày xưa luôn là vấn đề phức tạp. Các bà mẹ chồng thời xưa đều rất khắt khe với các nàng dâu, xem chuyện con dâu phải phục vụ cả gia đình chồng như người ở là chuyện bình thường.

Ngày nay, quan niệm, nhận thức của xã hội đã thay đổi nên các nàng dâu dần cảm thấy dễ chịu hơn. Một số mẹ chồng tâm lý thì yêu thương, gần gũi con dâu và xem như con ruột của mình.


Trước đây, sự chi phối của cha mẹ trong hôn nhân của con cái rất lớn. Có nhiều gia đình bố mẹ có vai trò quyết định đến việc chọn bạn đời cho con.Giờ đây, thanh niên có sự chủ động chọn bạn đời cho mình. Họ được chủ động tìm hiểu và quyết định hôn nhân.


Quan niệm về việc sinh con cũng đã khác trước. Trước đây, người ta cho rằng gia đình nào càng đông con thì càng có phúc nên việc sinh đẻ không có kết hoạch là chuyện bình thường. Ngày nay, các cặp vợ chồng chỉ muốn sinh con ít, từ một đến hai con để có đủ khả năng tài chính mà nuôi dạy con thật tốt.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dấu hiệu bé bị viêm phổi mùa nắng nóng

Một khi trẻ có những biểu hiện của việc như thở khò khè hay chảy nước mũi, cha mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp con mình rất có thể đã bị viêm phổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ

Những ngày hè nắng nóng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng giải nhiệt như thế nào, bằng cách nào thì lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không thể phủ nhận sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng lạm dụng cũng dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên.

Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu …Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.

Ảnh minh họa

Cũng tại nóng nực, trẻ thích tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu… Đó cũng là nguyên nhân làm trẻ rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong thấy sốt cao, đau họng, chảy nước mũi, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi

- Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.

- Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

- Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.

- Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.

Các biểu hiện của bệnh diễn ra nhanh, cấp tập, trầm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ

Mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.

Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ. Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.

Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.

Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, kháng sinh.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Bí quyết trở thành bà bầu tự tin

Nếu bạn nghĩ rằng bầu bí là giai đoạn mình phải… xấu xí, đầu óc lãng đãng thì nên xem xét lại. Bạn hoàn toàn có thể trải qua 9 tháng thai kỳ vui vẻ, xinh tươi và minh mẫn với những bí quyết dưới đây

Kết bạn cùng những bà bầu khác

Việc xuất hiện giữa những người giống bạn, có cùng mối quan tâm với bạn sẽ mang lại sự hòa nhập, chia sẻ và cùng nhau giảm đi sự lo lắng, ưu tư trước những vấn đề thường gặp của các phụ nữ mang thai. Những nơi bạn có thể dễ dàng hòa nhập nhất là lớp học tiền sản, các cộng đồng mẹ và bé online, các lớp yoga cho bà bầu…

Hướng đến tương lai

Trong những ngày tâm trạng tuột dốc, bạn nên tập trung suy nghĩ vào những điều tốt đẹp trong thời gian sắp tới. Một hình thể có phần nặng nề vào hiện tại là do những diễn biến hết sức tự nhiên và kỳ diệu diễn ra từ bên trong để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào sự phát triển lớn lên từng ngày của bé, bạn sẽ thấy những mệt mỏi bay biến.

Tự cảm nhận vẻ đẹp của mình

Thử tìm một điểm nào đó trên cơ thể làm cho bạn cảm thấy hài lòng nhất, ví dụ như vòng 1 nở nang hơn, phần bụng tròn trịa hay mái tóc dày hơn… Bạn sẽ thấy rằng cơ thể mình trông vẫn rất đáng yêu, quyến rũ khi mang thai.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nếu bạn quá dễ dãi với hình ảnh bản thân từ trước khi mang thai thì tình hình sẽ càng tệ hơn trong thai kỳ. Không cần phải quá điệu đà, chải chuốt nhưng việc tạo cho mình một phong cách gọn gàng, có thẩm mỹ từ khi còn son rỗi sẽ khiến bạn tự tin hơn khi chuẩn bị trở thành mẹ.

Chăm chút hơn cho thời trang

Bạn đừng nghĩ đến việc sẽ mượn áo thun của ông xã để mặc cho những tháng cuối của thai kỳ. Thời trang luộm thuộm không giúp bạn trở nên tự tin hơn đâu. Những kiểu thời trang cho bà bầu vừa vặn sẽ khiến bạn thoải mái và xinh tươi hơn.

Ảnh minh họa


Ngoài ra, bạn đừng quên đầu tư cho trang phục lót. Những sản phẩm chuyên dụng cho bà bầu sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Suy nghĩ thấu đáo hơn về lối sống khi mang bầu

Tất nhiên, bạn luôn mong mình có một thai kỳ năng động. Bạn đã lên kế hoạch tập thể dục, bạn sẽ làm việc thật năng nổ, bạn vẫn duy trì đời sống chăn gối nồng nàn, bạn sẽ nấu ăn… nhưng đôi khi, mọi thứ trở nên quá tải. Cứ nghỉ ngơi khi bạn thấy mệt, vui chơi khi bạn thấy buồn bã. Không có một khuôn mẫu bà bầu nào là lý tưởng cho mọi đối tượng cả. Đừng so sánh mình với một ai khác, chỉ bạn mới biết được điều gì là thích hợp nhất với bản thân.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cách chữa trị ho cho trẻ ngày hè

Thời tiết mùa hè đột ngột biến đổi từ những trận mưa rào khiến bé thường xuyên ho về đêm. Để trị những chứng ho như vậy mẹ nên ghi nhớ một số bài thuốc giúp bé trị ho.

Đường nâu + gừng + tỏi

Gừng không chỉ là vị thuốc hữu ích trị cảm lạnh, đau bụng ở trẻ. Nó còn là bí quyết tuyệt vời giúp trẻ trị ho. Bạn hãy nấu đường nâu với gừng và 2-3 tép tỏi rồi cho trẻ uống. Vị ngọt của đường kết hợp với mùi thơm của gừng khiến trẻ dễ dàng uống mà không sợ đắng ngắt như thuốc bình thường.
Gừng là bí quyết để bạn trị ho cho trẻ ngày lạnh mùa hè (ảnh minh họa)
Cam nướng

Trái cam thơm ngon và bổ mát của mùa hè cũng là bí quyết tuyệt vời trị ho ở trẻ mà bạn không để ý. Một quả cam ngọt nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, cho trẻ ăn 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc. Nhiều trẻ còn tỏ ra thích thú với vị thuốc dân gian từ trái cam.

Trái cam thơm ngon và bổ mát của mùa hè cũng là bí quyết tuyệt vời trị ho ở trẻ (ảnh minh họa)


Nước củ cải luộc

Củ cải luộc vẫn là món ăn thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày. Bạn hãy tranh thủ nước củ cải luộc để cho trẻ uống trị ho nhé! Còn không bạn hãy chuẩn bị một củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con quý vị uống, bên này điều trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt.

Lê + đường+xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước tỏi hấp

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường.

Bạn có tin chỉ trong vòng 4 tiếng bạn hoàn toàn có thể tự chế một lọ thuốc ho và cho trẻ sử dụng trong vòng một năm. Hãy thực hiện những bước dưới đây:

- Cắt hành tây ra thành từng khúc nhỏ.

- Thái lát hành tím rồi cho 2 loại hành vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ.

- Cho thêm một ít tỏi đã bóc vỏ và gừng thái lát.

- Đổ một lớp đường lên trên lớp hành, tỏi, gừng và xóc nhẹ cho đường rơi xuống đáy lọ.

- Tiếp tục cho thêm hành, gừng và tỏi rồi đổ thêm đường cho đến khi đầy lọ và đậy chặt nắp.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chăm sóc sức khoẻ trẻ ngày mưa nóng ẩm

Những ngày thời tiết mùa hè nóng bức kèm theo cơn mưa ẩm ướt khiến không khí trở nên nóng ẩm là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển khiến trẻ mỏi mệt và mắc một số bệnh thường gặp như sốt virut, tiêu chảy…


Các bệnh trẻ thường gặp ngày mưa nóng


Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ như dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp, hắt hơi, khó thở và các bệnh sốt phát ban, sởi, thuỷ đậu, rubella…


Trong những ngày thời tiết khó chịu trẻ trở nên biếng ăn và hay cáu gắt, khóc nhè. Hơn nữa, sự phát triển của vi khuẩn, nám cũng là nguyên nhân gây các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ như rôm sảy, mụn. Bởi vậy, mẹ nên thiết lập cho trẻ một chế độ dinh dưỡng mới cũng như tạo không gian thoáng đãng để trẻ vượt qua những ngày thời tiết này một cách dễ dàng nhất.

Giữ không gian thoáng đãng để trẻ đảm bảo sức khoẻ những ngày nóng ẩm (ảnh minh họa)

Cách phòng bệnh cho trẻ

Dù trong thời tiết như thế nào thì bạn cũng cần đảm bảo thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho bé ăn đầy đủ 6 loại dưỡng chất, bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất và nước.

Ngoài việc cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính trong ngày, bạn nên bổ sung thêm cho bé sữa, các thực phẩm từ sữa và trái cây. Đối với những bé biếng ăn thì không nên cho bé ăn vặt trước hoặc gần bữa ăn chính, khuyến khích bé vận động thể chất để bé mau đói và thèm ăn.

Đặc biệt, với những trẻ có hiện tượng ốm hoặc vừa ốm dậy thì cảm giác thèm ăn chưa được phục hồi, do đó các mẹ hãy thay thế món cơm nhàm chán hằng ngày bằng các thực phẩm mềm như mì, cháo… tránh cho con dùng đồ ăn lạnh để bệnh không tái phát.

Để đảm bảo sức khoẻ cho bé bạn luôn đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng và khô ráo. Không chứa các bình nước lâu ngày trong nhà tránh cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Bạn tuyệt đối không cho con nhỏ tham gia các trò chơi ngoài trời nếu trời đang mưa phùn, ẩm ướt hoặc sương mù cũng như không đưa con đến những nơi đông người tránh cho con bị lây nhiễm những bệnh về đường hô hấp.

Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lây nhiễm như cảm cúm, ho, sốt cần cho con cách ly với thành viên đó. Đặc biệt để tránh các loại côn trùng và vi-rút sinh sôi trong thời điểm giao mùa, các bậc phụ huynh cần vệ sinh ăn uống, răng miệng thường xuyên cho bé để tránh nhiễm trùng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Đóng bỉm cho bé trai gây vô sinh?

1. Câu chuyện đóng bỉm: 13, 14 tuổi con mới bắt đầu có tinh trùng


2. Câu chuyện: Cho con bú nơi đông người

 
 
Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

10 lý do cấm thiết bị công nghệ với trẻ em dưới 12 tuổi

Nên cấm thiết bị công nghệ từ điện thoại di động, máy tính bảng, ipad… với tất cả trẻ em dưới 12 tuổi, bởi chúng hạn chế sự phát triển não bộ, là nguyên nhân trẻ em chậm phát triển, béo phì, gây hấn và gia tăng các chứng bệnh tinh thần.

Là một nhà trị liệu cho trẻ, tôi kêu gọi mọi phụ huynh, giáo viên và các chính phủ hãy cấm thiết bị công nghệ đối với trẻ em dưới 12 tuổi.

Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada tuyên bố rằng, trẻ em từ 0 đến 2 tuổi không nên dính líu gì đến các sản phẩm công nghệ, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi cần hạn chế 1 giờ/ngày và trẻ từ 6 đến 18 tuổi hạn chế 2 giờ/ngày.

Trẻ sử dụng thiết bị công nghệ trong khoảng thời gian gấp 4 đến 5 lần so với trên đây sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Các thiết bị cầm tay (điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad) làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên.

Ảnh minh họa

Dưới đây là 10 nguyên nhân nên cấm tất cả các thiết bị công nghệ với trẻ em dưới 12 tuổi:

1. Kích thích sự phát triển của não bộ

Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ, và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự phét triển sớm não bộ của trẻ được quy định bởi những kích thích môi trường.

Sự kích thích đối với sự phát triển của não bộ đến từ việc không kiếm soát các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, internet, iPad, ti vi) được cho thấy là có liên quan đến những rối loạn về chú ý và chức năng , sự chậm trễ về nhận thức cũng như suy yếu khả năng học tập, sự gia tăng của tính bốc động và việc suy giảm khả năng tự điều chỉnh.

2. Chậm phát triển

Các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế, điều này là nguyên nhân của chậm phát triển. Cứ một trong ba trẻ độ tuổi đến trường hiện nay bị chậm phát triển trong khả năng đọc viết cũng như các khả năng học tập khác. Sự vận động làm tăng cao khả năng chú ý và học tập. Việc sử dụng thiết bị công nghệ dưới 12 tuổi là không có lợi cho sự phát triển và học tập của trẻ.

3. Bệnh béo phì

TV và trò chơi điện tử có liên quan đến sự gia tăng bệnh béo phì. Trẻ con được phép chơi một thiết bị trong phòng ngủ uarmifnh sẽ có 30% nguy cơ béo phì. Cứ một trong 4 trẻ ở Canada và một trong ba trẻ ở Mỹ bị béo phì. 30% trẻ béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường, và những người béo phì có nguy cơ cao bị tim mạch và đột quỵ sớm.

4. Mất ngủ

60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ. 75% trẻ độ tuổi 9 và 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn.


5. Các chứng bệnh về tinh thần

Việc lạm dụng các thiết bị công nghệ là mọt nhân tố làm gia tăng số trẻ em bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, có vấn đề về hành vi v.v. Cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, và nhiều trong số đó có nguy cơ phải dùng thuốc trị liệu.

6. Sự gây hấn

Các nội dung bạo lực có thể gây nên sự rối loạn về tinh thần ở trẻ. Trẻ nhỏ ngày càng phải đối mặt với sự gia tăng về bạo lực thể chất và tình dục đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong các bộ phim phát trên ti vi

7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số

Những nội dung trên các phương tiện truyền thông với tốc độ cao có thể gây nên sự suy giảm chú ý cũng như làm giảm khả năng chú ý và trí nhớ, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

8. Nghiện ngập (game, máy tính, điện thoại v.v.)
Khi các phụ huynh ngày càng có thêm nhiều đồ công nghệ, họ càng xa cách con cái. Thiếu vắng bố mẹ, trẻ con lại gắn với các thiết bị nhiều hơn, và điều này dẫn đến nghiện ngập. Cứ 11 trẻ độ tuổi 8 đến 18 lại có 1 trẻ bị nghiệm các thiết công nghệ.

9. Bức xạ từ máy móc

Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã chính thức xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) đứng thứ hai trong danh mục những thứ có nguy cơ tạo nên bức xạ từ máy móc. “Trẻ em nhạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn vì bộ não của trẻ và hệ thống miễn dịch còn đang phát triển, vậy nên bạn không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là giống nhau được” (Globe and Mail 2011)

10. Không thể biện hộ được

Không thể biện hộ cho việc nuôi dạy và giáo dục trẻ bằng các thiết bị điện tử. Trẻ em là tương lai, nhưng không có tương lai tốt đẹp nào cho trẻ lạm dụng các thiết bị điện thử. Một phương pháp giải quyết vấn đề theo nhóm là cần thiết và cấp bách để giảm việc sử dụng thiết bị công nghệ ở trẻ hiện nay.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Dạy trẻ những kỹ năng sinh tồn không thể bỏ qua

Mới đầu hè nhưng đã có quá nhiều những trường hợp đau lòng khi trẻ tử vong vì hóc, vì đuối nước, những em bé theo cha mẹ đi chơi mùa hè rồi lại bị lạc khóc đến xót lòng giữa đám trên bãi biển chật kín người lạ. Chúng ta chẳng thể kè kè theo con, bảo vệ bé, che chở cho bé mãi mãi. Vậy nhưng nhiều người đặt câu hỏi: làm thế nào để có thể “thả” con ra, cho bé tự lập giữa cuộc đời quá nhiều nguy hiểm, bước chân ra đường đã là hàng trăm xe máy ô tô lao đi vun vút, sẵn sàng gây tai nạn cho con?

Thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể để con tự lập, tự do mà vẫn an toàn. Tuy nhiên muốn được như vậy, chúng ta cần dạy cho trẻ những kỹ năng sinh tồn không thể không có này.

1. Thông tin cá nhân

Ảnh minh họa

Ghi nhớ đầy đủ họ tên mình và biết làm thế nào để viết nó:

Chúng ta luôn chủ quan về vấn đề này. Hầu như mỗi đứa trẻ đều biết tên của mình, tuy nhiên, có bé lại chỉ biết mình tên là Bông, là Bin, có bé lại chỉ biết mình tên là Nam, là Minh…nhưng không biết họ của mình là gì, tên đệm ra sao. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo con thuộc tên đầy đủ của mình (cả họ, tên và tên đệm). Ngoài ra, nhiều bé nói không sõi, không rõ ràng nên việc dạy con cách tự viết tên mình cũng là vô cùng cần thiết. Điều này vô cùng quan trọng vì ở những nơi như siêu thị, trung tâm thương mại, công viên, sân bay…các nhân viên bảo vệ sẽ đọc tên bé trên loa để cha mẹ có thể tìm lại con.

Nhớ tên bố mẹ và biết cách viết:

Song song với việc biết tên bản thân thì trẻ em cũng cần phải biết tên đầy đủ của cha mẹ. Một lần nữa, điều này là cần thiết để giúp nhân viên cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên cửa hàng, vv liên lạc với bạn nếu con của bạn bị lạc hoặc bị thương. Đừng cho rằng con mình đã biết tên thật của bố mẹ. Rất nhiều em bé đã ú ớ khi phát hiện ra mẹ khổng phải tên là “Mẹ” hay “Má” mà có một cái tên hoàn toàn khác biệt.

Nhớ địa chỉ và số điện thoại nhà, số điện thoại bố mẹ:

Trong tình huống khẩn cấp cần phải liên lạc về nhà, rất nhiều trẻ em lại tỏ ra ngơ ngác khi không biết nhà mình ở đâum số điện thoại như thế nào. Trẻ em hoàn toàn phải biết địa chỉ nhà của chính mình và số điện thoại nhà. Thậm chí, với thời đại ngày nay, khi các gia đình không có người ở nhà, bé cũng nên nhớ số điện thoại di động của cha mẹ. Một mẹo hay cho những em bé chưa biết nói, đó là sắm cho con một chiếc vòng tay, chân hoặc vòng cổ có khắc số điện thoại của cha mẹ

Thường xuyên đưa con đi chơi quanh khu phố:

Nhiều em bé bị lacjngay trong chính khu phố nhà mình mặc dù chỉ mất thêm 1,2 khúc quanh là đến nhà. Lý do cho việc này là bởi cha mẹ ngày nay lại hay thường cho con đi chơi xa, đến công viên hay các khu vui chơi cần phải di chuyển bằng xe máy. Vô tình, trẻ lại trở nên xa lạ, không biết đường đi và cách quay trở về nhà ngay chính khu phố mình ở. Đưa con mình đi chơi quanh khu phố mình hay ở thưởng xuyên sẽ giúp bé nhận ra những “cột mốc” để có thể tự tìm đường về nhà.

2. Tìm người trợ giúp

Trẻ bị lạc cần biết cách tìm đúng người trợ giúp (ảnh minh họa)


Nhận biết được ai là người mình nên tìm trợ giúp:

Trẻ em nên học cách nhận ra những người có trách nhiệm giúp đỡ mình như lính cứu hỏa, cảnh sát, bảo vệ, nhân viên cấp cứu…. Nếu bé bị thất lạc, những người có đặc điểm nào nên là người để bé tin tưởng và hỏi sự trợ giúp. Ngoài việc dạy con cách phân biệt dựa vào đồng phục, mẹ cũng nên chỉ rõ cho bé cách nhận biết dựa vào tác phong và công việc họ đang làm. Ví dụ trong một siêu thị, làm thế nào để bé phân biệt được giữa khách mua hàng bình thường và nhân viên siêu thị chính là kỹ năng mẹ cần dạy con.

Tìm những người lớn có thể tin cậy để nhờ trợ giúp:

Không phải ở đâu trẻ cũng có thể tìm được bảo vệ hay nhân viên y tế…. Trong những lúc như vậy, mẹ nên day con cách tìm đúng người lớn có thể tin cậy để nhờ trợ giúp. Những người có thể (tạm) tin cậy trong lúc này thường là người già hoặc những phụ nữ có gương mặt hiền lành, đi cùng trẻ em hoặc không. Một điều nữa mẹ cũng cần phải nhớ, đó là đôi khi trẻ nhỏ quá sợ sệt và rụt rè nên không dám hỏi mọi người xung quanh. Chính vì vậy, khuyến khích con tự tin, mạnh dạn khi bắt chuyện với người lạ cũng là kỹ năng mẹ cần lưu tâm.

3. Tránh người nguy hiểm

Phải biết cách nói “Không”:

Trẻ em cần phải biết rằng bé có quyền nói Không và từ chối bất cứ ai (ngay cả cha, ẹm) nếu họ cảm thấy rằng bé cảm thấy mình đang không an toàn. Cách tốt nhất là bé nên nói “Không” một cách lịch sự, biết hét lên “Không” khi bị chèo kéo và cần phải tránh xa bất cứ ai có vẻ không an toàn.

Biết những quy tắc khi đi ra ngoài:

- Luôn luôn xin phép cha mẹ trước khi đi bất cứ nơi đâu một mình, kể cả “chạy ra đằng kia một tí”.

- Nếu cha mẹ bạn không cho phép hoặc chưa có câu trả lời, con không được phép đi.

- Nếu cha mẹ đồng ý, con hãy chắc chắn chỉ đến duy nhất địa điểm đó và không đi tiếp nơi nào khác.

- Nếu cảm thấy không an toàn, con cần quay trở lại nhà ngay lập tức.

Biết những quy tắc khi giao tiếp:

- Không nói chuyện với người lớn hoặc các anh chị lớn hơn nếu không biết rõ người đó.

- Không đưa ra thông tin cá nhân cho bất cứ ai không cần phải biết điều đó. (Ví dụ: Một phụ nữ đẹp, tự dưng hỏi con địa chỉ nhà và tên tuổi, tên trường lớp, cô giáo…).

- Không tin tưởng những người đang cố gắng để giúp con khi con không cần sự giúp đỡ. (Ví dụ: Nếu bạn đang đi bộ từ trường về nhà và ai đó muốn đèo con về cho nhanh trong khi con biết đường, không được đồng ý).

4. Tránh các tình huống nguy hiểm

Những nơi cần tránh xa:

- Lòng đường.

- Đường ray xe lửa.

- Hồ nước, ao, sông, bể bơi…

Những vật không được chạm vào:

- Hóa chất.

- Phích cắm điện, dây điện, công tắc, cầu chì và các bộ phận dính líu tới nguồn điện.

- Thiết bị, công cụ, máy móc có động cơ.

- Dao, kéo và các vật sắc nhọn.

- Lửa, bếp, phích nước nóng và những thứ tương tự.

Nguyên tắc khi ở nhà một mình:

- Không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ.

- Nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.

- Nếu quá đói, con có thể mở tủ lạnh để ăn. Tuy nhiên cần biết phân biệt thức ăn còn ăn được và thức ăn đã ôi, thiu hay hỏng, bị mốc, lên men.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con về giá trị của gia đình

Gần đây, một nhóm các chuyên gia đã tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 1000 cha mẹ trên khắp đất nước để tìm ra những giá trị quan trọng nhất của gia đình trong thời đại mới.

Kết quả cho thấy cha mẹ ngày nay đang có những quan điểm mới, những xu hướng tích cực trong việc giáo dục con cái.

1. Chú trọng lễ nghĩa

Yếu tố đầu tiên được cha mẹ đề cao đó là phép tắc và lễ nghĩa trong gia đình. Đa số những người được hỏi cho rằng lễ nghĩa là điều tối quan trọng để thiết lập một nền tảng đạo đức. Họ nhấn mạnh vào việc dạy trẻ về những giá trị của gia đình qua những tác động và sự kiện hàng ngày: “Bạn cần chú ý làm gương tốt cho con trẻ trong cách mà xử lý những tình huống hàng ngày, những cam kết bạn đặt ra và thực hiện, cách ứng xử với gia đình và bè bạn, và đặc biệt là vị trí quan trọng của gia đình đối với bạn.”

2. Có những nguyên tắc trong bữa ăn

83% người tham gia đồng ý rằng phép tắc khi ăn uống là một trong những cách cư xử cha mẹ nào cũng phải dạy con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cần phải dạy con nói lời mời trước bữa ăn để bày tỏ tình cảm và sự tôn trọng, không vừa ăn và nói, không để cả nhà phải chờ khi đến giờ cơm, biết trân trọng công sức người nấu và không bỏ phí thức ăn…

Ảnh minh họa


3. Chấp nhận sự đa dạng của con cái

95% cha mẹ dạy con không có thái độ phân biệt đối xử, kì thị người khác . Bên cạnh đó, 78% chia sẻ họ có xu hướng nói nhiều hơn về sự đa dạng về giới tính với con cái và sẵn sàng chấp nhận hôn nhân đồng tính. Họ khẳng định: “Dù con có khác biệt thế nào, cha mẹ vẫn luôn yêu thương con, sẵn sàng bảo vệ và che chở cho con”.

4. Dạy con trung thực

Nhóm nghiên cứu khá bất ngờ vì 59% người được hỏi trả lời đức tính mà họ muốn rèn cho con nhất đó là sống ngay thẳng trung thực. Ông cũng nói thêm: “Muốn làm được điều này, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần dạy trẻ không được nói dối, không được đổ lỗi khi mắc sai lầm. Cha mẹ cũng cần cẩn thận trong lời nói của mình để làm gương cho con. Ví dụ không nên bảo con nói “mẹ cháu đi vắng” khi có khách đến mà không muốn bị làm phiền. Từ những điều giản dị ấy sẽ làm cho bé lây tính không trung thực.”

Ảnh minh họa


5. Không quá nghiêm khắc với con

64% phụ huynh cho rằng việc quá khắt khe sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa cha mẹ và con cái, thậm chí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong việc giáo dục con. Họ cũng cho rằng cần phối hợp cương nhu linh hoạt trên cơ sở tôn trọng ý kiến của con kết hợp với yêu cầu của cha mẹ trong từng tình huống cụ thể để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

6. Bảo đảm sự an toàn cho con trên Internet

81% đồng ý cho con có một trang Facebook cá nhân, chơi game hay đọc báo trên Internet… Tuy vậy, cha mẹ cũng nhấn mạnh sẽ quản lý thời gian, theo dõi con sử dụng máy tính, giúp con tránh những nguy hiểm họa từ việc dùng internet và từ các trang web đen.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

6 tháng, tôi dạy con nói hai thứ tiếng

“Ngay cả trước khi biết nói, não bộ trẻ sơ sinh đã được “dọn đường” để có thể học tới 3 ngôn ngữ cùng một lúc” – câu nói nổi tiếng của vị CEO một tập đoàn giáo dục lớn của Mỹ khiến tôi rất tâm đắc. Trẻ nhỏ rất kỳ diệu ở chỗ: chúng có thể kích hoạt được cùng lúc nhiều ngoại ngữ một cách đơn giản trước khi tròn 6 tuổi. Sau giai đoạn cửa sổ này, độ mềm dèo, linh hoạt của não giảm đi và do đó, rất khó đến tiếp thu thêm một ngoại ngữ nữa mà không bị nhầm lẫn. Vậy nhưng ngược đời là, rất nhiều ông bố bà mẹ đợi đến khi con vào lớp 1 mới bắt đầu cho đi học tiếng anh. Tôi không làm vậy.

Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Con cái chúng ta sau này không chỉ phải cạnh tranh với người Việt mà sẽ là cả những người nước ngoài. Dạy con ngoại ngữ chính là một cách đầu tư cực có lời cho tương lai của bé. Không phải sau này mà ngay cả bay giờ, bất cứ một thông tin tuyển dụng nào cũng có dòng chữ “thông thạo 1 hay 2 ngoại ngữ là một lợi thế” đó sao. Học một ngôn ngữ thứ hai đã được khoa học chứng minh là giúp trẻ tăng cường trí nhớ cũng như khả năng phân tích.

Vì vậy, trong khi những đứa trẻ khác đang tập bò, tập ngồi,…con trai tôi đã sớm kích hoạt được 2 thứ tiếng: mẹ đẻ và tiếng anh. Làm thế nào để tôi thực hiện được điều đó? Xin thưa, đó là một quá trình dài đọc hiểu và tìm tòi rất nhiều tài liệu cũng như phương pháp giáo dục sớm của tôi. Nên nhớ, tôi không khoe mẽ. Tôi đang hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ sau của chúng ta.

Trẻ 6 tháng là thời điểm "vàng" để dạy con ngoại ngữ (ảnh minh họa)



Phương pháp tôi sử dụng, đó là chiến lược OPOL (One Parent One Language) dịch ra có nghĩ là bố và mẹ, mỗi người nói chuyện với con bằng một thứ tiếng. Trong gia đình, tôi luôn nói chuyện với con bằng tiếng Anh và bố nó thì bằng tiếng Việt. Đôi khi, một câu nói của tôi thường phải nói hai lần, lần một làn tiếng Việt, lần hai là tiếng anh. Ví dụ như khi đi ngoài đường, tôi hay nói “Con nhìn kìa, có thấy nhiều ô tô không?” và sau đó là “Look! So many car on the road”. Thông thường, tôi để con nghe 60% là tiếng Việt và 40% là tiếng Anh.

Thực sự lúc đầu, khi phải nói chuyện với con chỉ bằng tiếng anh, tôi cảm thấy khá ngượng miệng và cũng hơi sợ khi người ngoài nhìn tôi với ánh mắt “quái gở”. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng duy trì thói quen này. Luyện tập làm nên thành công và khi con cái đáp trả tôi bằng một từ tiếng Anh, tôi cảm thấy điều đó thật vô cùng ngọt ngào.

Tôi luôn cố gắng để đưa ngoại ngữ thứ hai vào cuộc sống của gia đình tôi. Thậm chí, tôi còn tìm những bộ phim hoạt hình nhưng có hai phiên bản, Anh và Việt để bé xem và cảm thấy thoải mái với những nhân vật quen thuộc. Đưa con đến những nhà hàng có nhiều người nước ngoài, những khu vui chơi có trẻ em “Tây” cũng là cách tốt để tạo môi trường song ngữ cho bé. Học ngoại ngữ qua các bài hát cũng là một phương pháp tưởng ai cũng biết nhưng lại vô cùng hiệu quả. Cách học song song này làm cho trẻ rất dễ nhớ còn nếu học mà không liên quan đến nhau cũng dễ bị làm trẻ bị rối.

Tôi đã từng bị gia đình gây áp lực vì con mãi 18 tháng chưa biết nói, khi nói rồi thì lại một câu xen cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Các mẹ có con học cùng lúc hai ngoại ngữ như tôi trên thế giới rất nhiều. Tất cả đều hiểu được rằng sẽ sẽ chậm nói hơn so với các bạn. Tuy nhiên, tôi chấp nhận điều đó. Tôi lấy quan điểm của tiến bộ chậm và chắc để dạy con mình. Con có chậm hơn nhưng khi đã nói, bé sẽ nói được cả câu dài, rành mạch, rõ ràng và không bị ngọng. Con trai tôi chỉ thực sự nắm bắt tốt ngôn ngữ trong giai đoạn từ 2-4 tuổi. Lúc này, bé đã có thể nói cả tiếng Anh và tiếng Việt một cách tự nhiên. Gặp ai thì phản xạ là nói tiếng đấy. Khi bé bắt đầu đi học mầm non, thì tiếng Anh và tiếng Việt của bé đã thực sự nhuẫn nhuyễn.

Theo tôi, mọi đứa trẻ đều là thiên tài. Bí mật quan trọng nhất là vào thời kỳ sinh trưởng của não (0-6 tuổi), chỉ cần một tác động nhỏ đúng cách của người mẹ cũng mang lại những hiệu quả rất ý nghĩa. Dạy con đúng thời điểm là vô cùng quan trọng để giúp những khả năng tiềm tàng được phát triển.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Học mẹ Anh dạy con cộng trừ

Trẻ con Việt Nam học toán giỏi lắm nhưng cách học thì bên đấy lại hay hơn mình nhiều.

Tôi có con gái đang học tiểu học. Cháu chỉ được học sinh tiên tiến thôi. Tôi nhận xét là cháu rất chăm chỉ nhưng chưa được thông minh lắm. Kể chuyện cho bạn mình, hiện đang là giáo viên tiểu học tại Anh, cô bạn cười xòa, bảo “Không phải Cún không thông minh, mà là tại cách học của con thôi”. Ví dụ như học cộng trừ, trẻ con Việt cứ phải cần nháp, bút mới tính ra. Trẻ con Anh chỉ cần nhẩm trong đầu.

Cô bạn mách cho tôi cách dạy con cộng trừ nhẩm rất đơn giản nhưng nhiều khi trẻ nhỏ lại chưa biết, bố mẹ thì không nghĩ ra mà bảo con.

Dạy con học toán bằng cách tính nhẩm không khó (ảnh minh họa)


CỘNG:

- Khi cộng hai số, đặt số lớn trước số nhỏ rồi mới tính nhẩm đếm lên trong đầu.

Ví dụ: 6 + 29 thì nên nhẩm là 29 + 6. Như vậy trẻ sẽ dễ nhẩm hơn vì chỉ phải đếm từ 29.

- Cộng từ khoảng 10 đơn vị một lần

Ví dụ: 55 + 24 thì sẽ là = 55 + 10 + 10 + 24 = 55,65,75 + 4

- Tách số ra cho tròn chục rồi cộng nhẩm

Ví dụ: 37 + 15 = 37 + 3 + 12 = 40 + 12

38 + 37 = 40 + 40 – 2 – 3 = 75

- Dùng số tròn chục gần đấy rồi trừ số thừa

Ví dụ: 35 + 18 = 35 + 20 – 2 = 55 – 2 = 53

- “Bẻ” các số thành tròn chục rồi công riêng số lẻ

Ví dụ: 35 + 24 = 30 + 20 + 5 + 4 = 50 + 9 = 59

TRỪ

- Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục

Ví dụ: 23 – 18 = đểm từ 18 đến 20 là 2 đơn vị, từ 20 đến 23 là 3 đơn vị

Nên 23 – 18 = 5

- Tách số ra cho tròn chục rồi chia

Ví dụ: 83 – 42 = 83 – 40 – 2 = 43 – 2 = 41

- Dùng số tròn chục gần đấy rồi cộng số thừa

Ví dụ: 43 – 19 = 43 – 20 + 1 = 23 + 1 = 24

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Da em bé vẫn luôn là chủ đề đầy ngưỡng mộ của chị em phụ nữ khi trầm trồ về “nhan sắc”. Sở dĩ vì vậy là do da em bé rất mềm mại, trắng hồng và rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy mẹ nhớ chăm sóc làn da của bé cẩn thận để bé có thể tránh xa các vấn đề không đáng có nhé.

Chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn. Dẫn đến da em bé thường gặp hàng loạt các vấn đề được trình bày dưới đây.

Rôm sảy

Đặc biệt vào mùa hè tới, hoa quả nóng ngập tràn, trán, ngực, lưng bé thường nổi nhiều nốt đỏ và cứng. Da sần sùi và bé thường cảm thấy ngứa ngáy, đau châm chích, nhất là lúc nóng nực và mồ hôi ra nhiều.

Em bé của mẹ rất dễ bị rôm xảy là vì tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da, gây ra mụn nước.

Khi đó, mẹ nên tắm cho trẻ em bằng sữa tắm hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt, nước nấu mướp đắng (khổ qua), thoa bột Talc vào những vùng da nhiều mồ hôi. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước, hạn chế ăn ngọt.


Nếu không được chăm sóc tốt em bé rất dễ bị bệnh ngoài da (ảnh minh họa)


Hăm da rất phổ biến

Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, ngấn như cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Khi bị hăm, da bé bị phát ban, bị đỏ, hơi sưng nề, thường xuất hiện nhiều ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi trẻ bị hăm, mẹ sẽ thấy con quấy khóc hơn, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ.

Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da của bé.

Khi trẻ bị hăm, hăm tã, mẹ cần dùng nước ấm sạch rửa vùng da bị hăm (mông, bẹn, ngấn cổ, ngấn tay, chân…) rồi thoa thuốc, phấn rôm cho bé.

Mảng cứt trâu

Đó là lớp gàu màu nâu xám, xuất hiện trên da đầu và lông mày, sau tai, hoặc trên cổ, má, và ngực. Hầu như các lớp mảng này sẽ biến mất sau tháng thứ 6 nếu được mẹ vệ sinh sạch sẽ.

Nếu gàu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường,không đáng ngại. Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi, muộn nhất là đến 2-3 tuổi sẽ hết hẳn.

Tuy nhiên nếu không được vệ sinh cẩn thận, “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, khiến em bé ngứa ngáy. Em bé gãi có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu, vì cứt trâu chính là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da phát triển.

Để đối phó với mảng gầu mẹ chỉ cần gội đầu thường xuyên cho bé, dần dần cho tới khi lớn mảng gầu sẽ tự biến mất. Khi mảng “cứt trâu” dày lên, mẹ xoa một chút dầu ô liu hoặc dầu trẻ em lên da đầu của bé, sau đó nhẹ nhàng chải chúng. Khi gội hết sức nhẹ nhàng,tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt…

Da của trẻ dễ bị kích ứng, dẫn tới viêm da

Trẻ bị viêm da khi có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân hoặc một vùng da cục bộ nào đó, kèm theo là các dấu hiệu bị sốt.

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

Để ngăn ngừa viêm da, mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát. Nếu viêm da trông khô, bạn nên dưỡng ẩm vùng da đó. Nếu phát ban bị ngứa, cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Da em bé dễ bị Ezcema

Trẻ bị ezcema có thể do các yếu tố di truyền, tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc do các yếu tố như xà phòng, quần áo, đặc biệt là chất liệu len, cũng có thể gây ra do một đợt bùng phát. Bên cạnh đó, eczema hay viêm da do dị ứng có thể do sữa hoặc thức ăn mà trẻ ăn. Những đứa trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng bởi thói quen ăn uống của mẹ.

Khi trẻ bị eczema, mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ đề được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ kê cho bé một đơn thuốc gồm có kem hydrocortisone 1% để tẩy trắng da cho bé. Một trong những biện pháp điều trị tốt nhất căn bệnh này là sử dụng kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm có thể làm dịu vùng da bị nhiễm bệnh.

Bạn cũng có thể sử dụng kháng sinh antihistamine theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với những trẻ trên 5 tháng tuổi. Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Tuy nhiên, không tắm bằng nước nóng vì nước nóng có thể làm cho da bé càng trở nên khô đi.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Giật mình với cháo dinh dưỡng

Thật bất ngờ: 100% mẫu cháo dinh dưỡng do Tuổi Trẻ gửi kiểm nghiệm đều có chứa hóa chất. Từ thông tin này, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã thanh tra và lấy một số mẫu kiểm nghiệm, kết quả sẽ có trong thời gian tới.

Vì hám lợi, một số cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng đã thêm vào nhiều hóa chất, bất chấp sức khỏe của trẻ (ảnh minh họa)


Cháo dinh dưỡng nếu có chứa hóa chất sẽ rất có hại cho trẻ (ảnh minh họa)

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy một số mẫu cháo dinh dưỡng có chứa hóa chất không được phép sử dụng.

Giữa tháng 11, trong vai một người đang muốn xây dựng thương hiệu cháo dinh dưỡng trên thị trường, chúng tôi đã hẹn gặp một nhân viên chuyên cung cấp các loại hóa chất của Công ty P, Q.Tân Bình, TP.HCM để nhờ hỗ trợ. Nhân viên tên N. này kể anh thường xuyên giao các loại hóa chất cho một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng có tiếng trên thị trường TP.HCM như cháo dinh dưỡng C, B, H…

Cháo để 3 ngày vẫn không thiu!

Anh N. cho biết các loại hóa chất có tác dụng không gây chua, tạo sánh, tạo hương vị… được nhiều cơ sở cháo dinh dưỡng sử dụng. Vừa nói N. vừa lấy trong chiếc cặp màu đen ra ba gói hóa chất để trên bàn và đề nghị chúng tôi mang về dùng thử. Chỉ vào hai gói hóa chất có tên sodium benzoate và potassium sorbate, N. giới thiệu cả hai loại hóa chất này đều có tác dụng giúp cháo lâu bị chua. Sodium benzoate có giá 50.000 đồng/kg, còn potassium sorbate giá cao hơn với 80.000 đồng/kg.

Theo N., cùng sử dụng những loại hóa chất này nhưng mỗi hãng cháo sẽ có một “bí quyết” pha chế riêng, do vậy liều lượng cho hóa chất vào cháo cũng chỉ để tham khảo. Thường N. hướng dẫn các cơ sở nên cho khoảng 1g hóa chất/kg cháo, nhưng với các cơ sở muốn bảo quản lâu hơn sẽ tăng thêm 2-3g. Những cơ sở sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém cũng tăng liều lượng hóa chất này để cháo lâu chua hơn. N. khoe khi cho hóa chất này vào, các cơ sở cháo dinh dưỡng rất yên tâm vì cháo để 2-3 ngày ở nhiệt độ bình thường cũng vẫn thơm. Các cơ sở tha hồ vận chuyển mà không phải lo “hàng” bị hỏng.

Gói hóa chất còn lại là Xanthan Gum, N. bảo đây là chất tạo sánh. Khi dùng hóa chất này cho vào cháo thì dù cháo loãng mấy cũng trở lên đặc quánh. Chưa kể nhìn cháo rất bắt mắt, những chất đạm cho vào cháo như tôm, lươn, cá, cua… sẽ nổi bật trên nền cháo trắng.

Một ký hóa chất tạo sánh chỉ 50.000 đồng nhưng khi cho vào sẽ giúp các cơ sở chế biến giảm được một lượng gạo, tôm, cua, cá, thịt… đáng kể trong khi giá bán vẫn không đổi. N. còn kể tùy “bí quyết “của mỗi cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng mà các cơ sở này sẽ cho thêm hóa chất tạo mùi để cháo tăng phần hấp dẫn. Theo N., hiện nay nhiều cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng tìm đủ mọi cách chế biến sao cho trẻ thích ăn cháo, ăn được nhiều và cơ sở thu được lợi nhuận cao.

100% mẫu thử đều có hóa chất

Ngày 24-11, chúng tôi đã tìm mua bốn mẫu cháo dinh dưỡng trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Trong số này có ba mẫu được đóng gói và một mẫu được đựng trong hộp nhựa (cháo được nấu ngay tại quầy, có thể ăn tại chỗ).

Cụ thể gồm cháo dinh dưỡng C (loại cháo tôm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 5.000 đồng/gói), cháo dinh dưỡng C (loại cháo lươn, dạng đóng hộp, giá 15.000 đồng/hộp), cháo dinh dưỡng H (loại thập cẩm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 4.000 đồng/gói) và cháo dinh dưỡng H (loại cháo tôm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 4.000 đồng/gói). Trên bao bì của các loại cháo dạng đóng gói đều chỉ ghi các thành phần như gạo, nước xương, thịt heo, bí đỏ… chứ không ghi bất kỳ loại hóa chất nào.

Chúng tôi đã gửi những mẫu cháo này đến Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (thuộc Sở Khoa học – công nghệ TP.HCM) để tìm hiểu xem những loại cháo này có chứa hóa chất sodium benzoate (tên tiếng Việt là natri benzoate) và potassium sorbate như lời nhân viên N. kể hay không. Kết quả kiểm nghiệm ngày 27-11 của trung tâm này cho thấy cả bốn mẫu cháo trên đều chứa hóa chất natri benzoate với hàm lượng 191,9-444,4mg/kg.

Cụ thể, cháo dinh dưỡng H loại thập cẩm và cháo dinh dưỡng H loại cháo tôm cùng chứa hóa chất này với hàm lượng 444,4mg/kg. Cháo dinh dưỡng C loại cháo tôm có hàm lượng 364,6mg/kg và cháo dinh dưỡng C loại cháo lươn có hàm lượng thấp nhất là 191,9mg/kg.

Thông báo kết quả kiểm nghiệm này với thanh tra Sở Y tế TP.HCM, ngày 29-11 ông Nguyễn Minh Hùng, chánh thanh tra sở, cho biết tuần qua thanh tra sở đã tiến hành thanh tra một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng và đã lấy một số mẫu về xét nghiệm, kết quả sẽ có trong thời gian tới.

Trong khi đó một thanh tra viên Sở Y tế TP.HCM khẳng định trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, cháo dinh dưỡng không thuộc nhóm thực phẩm được sử dụng loại hóa chất này.

Trẻ chậm phát triển, học kém

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam – Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng: trong thực phẩm có một số hóa chất, phụ gia được phép sử dụng để giữ hương vị và bảo quản được lâu. Tuy nhiên, đã là hóa chất thì cơ sở muốn được sử dụng phải xin phép để Bộ Y tế xác định nguồn gốc, liều lượng bao nhiêu, cho trong sản phẩm nào, thời gian bảo quản bao lâu, vì ngay cả các hóa chất được phép cho trong thực phẩm nếu dùng không đúng mục đích hoặc vượt quá liều lượng cho phép đều là những chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo bác sĩ Ký, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các hóa chất, do vậy nếu cho hóa chất vào cháo sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, lâu ngày trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, học kém. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho rằng trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài dễ bị yếu gan, yếu thận. Đây còn là cơ hội phát sinh những bệnh về gan, thận ở trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cách dạy của mẹ Sing có con học giỏi

Tôi rất hâm mộ cách kèm cặp, dạy con làm bài tập ở nhà của mẹ cậu bé người Sing học giỏi nhất lớp con tôi.

Tôi có một cậu con trai năm nay mới vào lớp 5. Cháu hiện đang theo học ở một trường quốc tế Sing tại Hà Nội (tôi xin không nói tên vì nhiều người bảo tôi thích khoe mẽ mới đầu tư cho con học trường quốc tế). Vậy nhưng tôi thấy học trường quốc tế rất có lợi. Không chỉ con trai tôi nhận được những phương pháp giáo dục hiện đại nhất, mà tôi cũng “học lỏm” được ở các phụ huynh người Tây của con mình những cách dạy con tuyệt vời.

Ben, con trai tôi chơi rất thân với Justin, một cậu bé có bố mẹ đều là người Singapore sang đây làm việc cho một ngân hàng lớn. Vì vậy, hai gia đình chúng tôi cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi. Justin là một cậu bé học rất giỏi trong lớp và điều đó khiến tôi càng “hâm mộ” mẹ cháu. Tôi đã nhiều lần đưa Ben đến thăm nhà Justin và học hỏi được ối điều hay, nhất là cách mẹ Justin dạy cậu bé làm bài tập về nhà mà không “nổi điên” quát tháo, lăm lăm cây roi…như những ông bố bà mẹ Việt tôi từng được biết.

Thứ 1:

Tôi không bao giờ thấy mẹ Justin bảo với con là “Đến giờ làm bài tập về nhà rồi” như mẹ Việt. Trong “từ điển” của mẹ Justin, cô ấy không cho tồn tại chữ “homework” (bài tập về nhà) mà thay vào đó là chữ “study” (học). Thay đổi từ như vậy thì có gì khác nhau? Rất khác! Thay vì nói con “Đi làm bài tập về nhà đi con”, mẹ Justin sẽ nói “Đến giờ học rồi con”. Như vậy, cô ấy không bao giờ phải tốn thời gian để tranh luận với con những câu lý sự đại loại như “Nhưng hôm nay con không có bài tập về nhà.”

Cách kèm cặp, dạy con làm bài tập ở nhà của mẹ cậu bé người Sing học giỏi nhất lớp con tôi khiến tôi vô cùng “hâm mộ” (ảnh minh họa)



Thứ 2:

Học nhiều không bằng học đều. Mỗi ngày, mẹ Justin cho cậu bé 2 tiếng tự học ở nhà. Vậy nhưng học lúc nào, học trong bao nhiêu lâu thì là quyền quyết định của Justin. Cậu bé có thể học liền mạch 2 tiếng đồng hồ, nhưng cũng có thể xin mẹ học 1 tiếng buổi chiều sau giờ ăn bánh và uống sữa và 1 tiếng buổi tối trước khi đi ngủ. Học như vậy, Justin sẽ đạt hiệu quả tốt hơn vì trẻ con thường rất kém tập trung. Nếu bắt bé phải tự giác tập trung 2 tiếng liên tục sẽ vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, mẹ Justin cũng còn rất nhiều việc gia đình và việc công ty phải làm. Chia ra mỗi buổi 1 tiếng có thể giúp mẹ bé sắp xếp thời gian tốt hơn mà ngồi kèm cặp bé. Tránh trường hợp như mẹ Việt: 1 là bỏ công bỏ việc ngồi với con 2 tiếng liền, hoặc không, lại mặc kệ con tự xuay sở rồi thỉnh thoảng chỉ đảo mắt qua kiểm tra bé vì quá bận bịu.

Thêm một mẹo nhỏ nữa từ việc sắp xếp thời gian học cho con mà mẹ Justin “bật mí” cho tôi, đó là luôn nhắc nhở con 5 phút trước khi thực sự đến giờ học bài. Như vậy, Justin sẽ có thời gian chuẩn bị và không “cà kê, lần lữa” khi đồng hồ đã điểm giờ học.

Thứ 3:

Nếu muốn con học hành có hệ thống, hãy xây dựng hệ thống cho con. Đây là một cách giáo dục con được tôi chú ý nhất của mẹ Justin. Phương pháp học tập của trẻ em “Tây” có lẽ khác nhất ở điểm này. Các bé học hành rất có hệ thống, bài bản và luôn biết cách sử dụng những công cụ hỗ trợ việc học. Nhiều bé không biết tóm tắt ý chính của bài học, ý nào quan trọng hơn ý nào. Nhiều bé thích viết tất cả những gì thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Vì thế, thông tin về bài học có thể lan man, không rõ ràng. Mẹ Justin không cho con học lan man mà luôn có một quyển vở để yêu cầu con ghi ra những ý chính của bài và chỉ bám theo những ý đó. Giấy đánh dấu, bút khác mực cũng được mẹ Justin khuyến khích con sử dụng khi cậu bé thấy trong sách có ý gì hay cần ghi nhớ hoặc tham khảo.

Nhưng “Gạch đầu dòng” mới chính là thứ mà Justin và mẹ hay sử dụng nhất. Hầu như tất cả các bài tập, toán hay văn, sử hay địa, mẹ Justin đều yêu cầu cậu bé “gạch đầu dòng”. Việc viết bài dưới dạng gạch đầu dòng những ý chính không những giúp bé dễ học hơn mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy. Một bài sử dài 1 trang giấy sẽ “dễ thở” hơn nhiều đối với học sinh tiểu học nếu nó được biến thành 5 “gạch đầu dòng”.

Thứ 4:

Không làm bài tập cho con, chỉ giảng cho con cách làm. Khi Justin nỉ non, ỉ ôi với mẹ rằng cậu bé không biết làm bài. Mẹ Justin thường đặt ra từng câu hỏi ngắn để Justin trả lời, từ đó đi dần đến kết quả. Những câu tôi hay thấy cô ấy nói với con, thường là “Con gạch đầu dòng những thứ bài toán này cho”; “Con không hiểu ở đoạn nào?”, “Con có thể cho mẹ ví dụ tương tự như ngoài đời không?”; “Muốn tìm số gà trong chuồng thì con cần biết gì mới tìm được”…từ đó hai mẹ con sẽ khám phá dần cách làm.

Thứ 5:

Thái độ của mẹ đóng vai trò quan trọng. Tôi thấy nhiều mẹ Việt “máu nóng” lắm. Giảng cho con hai ba lần không hiểu là quát loạn lên. Mẹ đã cố gắng hướng dẫn con cách xem đồng hồ đến 5 lần liền hay dạy con cách cộng trừ phân số. Vậy nhưng con vẫn tỏ ra lóng ngóng. Mẹ sốt ruột nói “Con không hiểu à?”. Đương nhiên, nếu con “hiểu” thì đã không như vậy. Câu hỏi trên của mẹ không hề đơn giản đối với bé. Nó giống một lời trách cứ, một lời cằn nhằn hơn. Bé sẽ cảm thấy tự ti và không muốn tiếp tục cố gắng. Giải pháp cho mẹ trong tình huống trên là nên thoải mái, bỏ qua những rắc rối với “bài học” này và chỉ quay trở lại dạy con khi cả hai đã cảm thấy thoải mái hơn. Đó là cách tôi hay thấy mẹ Justin làm.

Thái độ khi khen thưởng con cũng phải khác, đó là sự chân thành, tán thưởng tự nhiên chứ không mang hàm ý tâng bốc bé, cho bé ảo tưởng. Cũng không nên lấy bánh kẹo đồ chơi làm phần thưởng liên tục cho con. Chúng không có tác dụng lâu dài. Mẹ Justin hay khen cậu bé ”Bài này con làm 10 phút đã xong rồi cơ à” hay “Mẹ thấy hôm nay con ngồi học đúng giờ đấy chứ”… rất có tác dụng khuyến khích bé “lập kỷ lục mới” cho lần sau.

Trẻ con không thích làm bài tập về nhà và ta cũng không thể bắt con làm. Tuy nhiên ta có thể định hướng cho bé và kèm cặp để bé làm bài tập với một thái độ tích cực nhất. Đó là điều tôi đã học được ở một người bạn, một người mẹ Singapore có con học giỏi nhất lớp.

Theo chia sẻ của độc giả có địa chỉ mail thuhuong………@…………

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Giáo dục sớm - Kích thích năm giác quan cho trẻ

Giáo dục sớm - Kích thích năm giác quan cho trẻ. Nhờ 5 giác quan truyển thông tin đến não, chúng ta mới nghe, nhìn, cảm thấy, nếm và ngửi được. Trước giờ, chúng ta chỉ tập trung cải thiện khả năng nhìn, nghe và cảm nhận bởi đây là ba cơ quan cảm giác trọng yếu của con người.


Ảnh minh họa


Về vị giác và khứu giác: mới sinh ra trẻ đã có thể nếm và ngửi. Thực ra đây chính là công cụ ban đầu giúp bé định vị và nhận ra mẹ. Khi ba cơ quan cảm giác kia phát triển thì vị giác và khứu giác không còn giữ vai trò chủ chốt mà trở thành thứ yếu trong mối liên hệ giữa bé và môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, hai giác quan này lại vô cùng cần thiết đối với các bé trong vài tháng đầu đời. Do đó, chúng ta có thể tận dụng vị giác và khứu giác để phát triển khả năng nhìn, nghe và cảm nhận của bé.

Các giác quan của trẻ phát triển sẽ là tiền đề tốt cho trẻ tiếp nhận thông tin trong các giai đoạn tiếp theo.

Chương trình bộ Sơ sinh sẽ giúp con được phát triển các giác quan này trong giai đoạn đầu đời vô cùng quan trọng của trẻ (từ 0-3 tháng tuổi).

Đó cũng là một phần vai trò của giáo dục sớm, như Paplop, nhà sinh học người Nga đã nói: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ ba mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất hai ngày”.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cho con học Tiếng Anh sớm cực

Theo rất nhiều nghiên cứu thì cho bé học ngoại ngữ càng sớm, khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc con giỏi ngoại ngữ đó, mà còn giúp trẻ thông minh, phát triển hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể:

Giúp bé hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên

Nếu những trẻ lớn (thậm chí cả người lớn) thường cảm thấy bị ép buộc, bị áp lực khi phải học một thứ gì đó, thì với các em bé lại tiếp thu một cách hoàn toàn thoải mái. Lý do là trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên, trong khi các trẻ lớn hơn lại làm việc này một cách có ý thức. Việc học mà không hề biết mình đang học khiến bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, giống như khi bé tập nói tiếng mẹ đẻ vậy. Nhờ đó mà kết quả cũng cao hơn rất nhiều.

Phát âm chuẩn ngay từ đầu

Mẹ nên cho bé được tiếp xúc với môi trường Anh ngữ ngay từ bé thông qua những bài hát, những câu chuyện, phim hoạt hình,… bằng tiếng Anh; hoặc cho bé được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ ngay từ đầu để con có được cách phát âm tự nhiên và chuẩn nhất. Do ở độ tuổi này các bé đang hứng thú với việc học nói, với những âm điệu ngôn ngữ mới. Quan trọng nhất là việc học tiếng Anh sớm giúp tạo ra một nền tảng vững chắc để sau này khi bé tiếp tục học ở mức cao hơn, con sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều.

Rèn luyện sự tự tin

Học tiếng Anh sớm, đặc biệt là sự kết hợp giữa việc học với những trò chơi bổ ích sẽ tạo cho bé cảm giác thích thú, giúp con có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn với bạn bè, giáo viên. Do đó, trẻ sẽ tự tin, bạo dạn hơn khi giao tiếp với người khác. Đó thực sự là kỹ năng lớn nhất sẽ đồng hành cùng với trẻ cho đến suốt cuộc đời.

Mẹ nên cho con học tiếng Anh sớm (ảnh minh họa)


Có thể thấy, việc cho bé tiếp cận tiếng Anh sớm sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả, lợi ích. Tuy nhiên để bé tiếp thu thật sự hiệu quả thì cần có một phương pháp giảng dạy đúng đắn và thật sự phù hợp. Vậy thì làm thế nào để bé học tiếng Anh đúng phương pháp? Dưới đây là một số “tip” để mẹ lưu ý:

1. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ

Nhiều mẹ thường tỏ ra ái ngại rằng học tiếng Anh quá sớm có thể khiến con bị “loạn” ngôn ngữ, khiến bé không phân biệt đâu là tiếng mẹ đẻ, đâu là ngoại ngữ. Kết quả là con bị “lai căng”, nói tiếng “Tầu Tây” lẫn lộn. Vì thế, chuyện phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ là rất quan trọng.

Chúng ta có thể liên tưởng đến trường hợp của các bé là con lai. Có thể thấy, một số bé nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn và tốt như nhau. Nhưng có những bé lại bị loạn ngôn ngữ. Đó là do bố mẹ nói lẫn lộn, khi đó bộ não của trẻ sẽ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau.

Vì thế, khi dạy bé học tiếng Anh, đừng bao giờ cầm một quả táo và hỏi: “Quả táo nói bằng tiếng Anh là gì nhỉ?” mà hãy hỏi “thẳng” bé: “What is this?” Đó là một trong những lưu ý quan trọng để bé không bị lẫn lộn giữa các ngôn ngữ.

2. Học càng sớm càng tốt

Nếu bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hoặc không thể thuê một cô bảo mẫu người bản ngữ cho con từ bé, hãy đợi con đến tầm 3 – 4 tuổi và bắt đầu. Bởi lúc đó bé sẽ biết được tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, vì tiếng Việt của con đã ổn định rồi.

3. Học ngoại ngữ phải kiên trì:

Một số mẹ cho con đi học tiếng Anh thì rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã biết được từ gì, nói được câu gì,… Vô hình chung, mẹ đã tạo ra sức ép, áp lực khiến bé mất đi hứng thú. Vì thế, hãy cứ bình tĩnh bởi nhiều bé thường học theo kiểu “mưa lâu thấm dần”, và con chỉ nói khi bé thấy cần thiết, hoặc thích thú với điều đó. Nhưng mẹ yên tâm, nếu “vứt” bé vào môi trường phải sử dụng tiếng Anh, bé sẽ bật ra ngay thôi.

4. Học phải chuẩn ngay từ đầu

Với trẻ nhỏ, việc hấp thụ một ngôn ngữ mới sẽ “ăn sâu” và trí não và trở thành căn bản. Vì thế, nếu ban đầu bé đã hiểu sai, phát âm sai thì về sau tình trạng này sẽ rất khó để sửa chữa. Do đó, mẹ cần tìm cho con giáo viên đáng tin cậy, tốt nhất là người bản ngữ để bé nói tiếng Anh “chuẩn”.

5. Học dưới nhiều hình thức

Mẹ đừng bao giờ cứng nhắc cho rằng học là phải ngồi vào bàn cùng với sách vở. Hãy để bé tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác. Thông qua những trò chơi, bài hát, chương trình TV hấp dẫn, những câu chuyện bằng tiếng Anh…, bé sẽ cảm thấy hứng thú và tiếp thu nhanh hơn rất nhiều.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Mang thai tháng cuối cùng cần phải chú ý những gì?

Cũng như trong các tuần đầu thai kỳ, những tuần cuối nên tránh giao hợp. Bạn nên nghỉ công tác trong thời gian này để nghỉ ngơi dưỡng sức nhiều hơn trong những ngày cuối trước khi sinh.

Lời khuyên cho bạn:

- Hãy đứng thẳng và thu mông vào tối đa sẽ giúp bạn giảm áp lực lên cơ thể. Tư thế này cũng làm bạn bớt đau lưng và giảm áp lực lên vùng chậu.

- Nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, hay gây tổn thương xuất huyết cho cổ tử cung, âm đạo đang trong tình trạng sung huyết.

- Bạn nên khám thai mỗi tuần một lần.

Đầu vú to, nhô lên và nhạy cảm, nặn có thể rỉ ra sữa non vào những tháng cuối của thai kỳ. Để có được một lượng sữa tốt cho con, mỗi ngày nên lau rửa đầu vú, có thể dùng nước ấm để xoa bóp vú để tránh tình trạng nghẹt ống dẫn sữa đưa đến viêm tuyến sữa. Nếu vú lõm vào trong, có thể dùng dầu Vaseline thoa và kéo núm vú ra ngoài.

Nên xin ý kiến bác sĩ (ảnh minh họa)

Bụng của bạn lúc này rất kềnh càng và bạn cảm thấy rất mệt. Bạn khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ. Bạn có thể thấy bụng có vẻ sụt xuống do thai lọt xuống khung chậu.

Lúc này những cơn gò Braxton- Hicks có thể nhiều hơn và kéo dài hơn, gây khó chịu hơn. Hãy vui lên và chuẩn bị sẵn sàng để đón thiên thần của bạn sắp chào đời.

Bạn có thể để ý thấy việc tăng tiết chất nhầy ở âm đạo trong khi có thai. Dịch âm đạo vẫn trong hoặc trắng đục, hơi nhiều hơn bình thường nhưng không làm đau hay rát. Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo và các loại xà phòng thơm. Bạn có thể lót băng vệ sinh mỏng. Thai kỳ không giúp bạn tránh khỏi viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu bạn thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ hay mùi hôi hãy đến bác sĩ khám.

Nếu bạn thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn hơn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc thấy ra một ít chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo, bạn đã gần chuyển dạ.

Khi bạn thấy ra nước âm đạo điều đó có nghĩa là túi ối bị rỉ hoặc bị vỡ. Với phần lớn các thai phụ điều này không xảy ra cho đến khi cuộc sinh đã bắt đầu.

Hãy theo dõi cử động thai, nếu trong một ngày mà thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.

Thường bạn sẽ sinh lúc thai được 38-42 tuần. Nhưng nếu đến 41-42 tuần mà chưa sinh nên xin ý kiến bác sĩ về vấn đề khởi phát chuyển dạ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những thói quen nào không tốt cho thai nhi ?

Rất nhiều thói quen thường ngày có hại cho thai nhi mà các bà mẹ, ông bố không biết. Những lời khuyên sau đây đã được kiểm nghiệm thực tế.


1. Đi mát xa


Khi hai vợ chồng bạn chuẩn bị muốn có con thì các ông chồng cần phải nhớ: Hạn chế tối đa đi tắm mát xa ở bên ngoài trước đó 3 tháng. Vì nhiệt độ nước quá nóng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của tinh trùng, làm cho chất lượng thụ tinh bị giảm sút, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.


2. Sử dụng mỹ phẩm làm trắng da


Bà mẹ mang thai cần rất thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm (ảnh minh họa)

Các loại mỹ phẩm làm trắng da có hiệu quả càng cao thì hàm lượng chì càng cao. Nếu như trong cơ thể người mẹ có hàm lượng chì cao thì sẽ làm cho thai nhi mắc những căn bệnh như là kém thông minh, thiếu máu…

Do đó, khi mang thai các bà mẹ tốt nhất là sử dụng ít mỹ phẩm có chì. Nếu như bạn muốn loại bỏ hàm lượng chì dư thừa trong cơ thể thì cách tốt nhất là bổ sung canxi, canxi có chức năng đào thải chì tích tụ trong cơ thể chúng ta.

3. Sử dụng thường xuyên máy tính, điện thoại di động

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bức xạ của máy tính sẽ làm tăng tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ. Tuy nhiên lại không đề cập đến vấn đề sử dụng máy tính sẽ làm tăng tỷ lệ thai nhi bị dị dạng.

Do đó, nếu như bạn không yên tâm thì cách đơn giản là hãy mặc áo chống bức xạ. Như vậy có thể ngăn chặn được 70% tia bức xạ, đỡ bị tổn thương cho thai nhi.

4. Bổ sung muối I ốt khi nấu nướng

Bệnh viện Phụ sản đã điều tra 1.000 bà mẹ mang thai thì các bà mẹ thiếu I ốt nhẹ chiếm 30%, 5% thiếu i ốt nghiêm trọng. Thiếu i ốt nghiêm trọng sẽ làm cho bà bầu dễ bị sảy thai. Các gia đình khi nấu nướng hay có thói quen cho thêm muối i ốt.

Tuy nhiên, theo các bác sỹ cho biết, làm như vậy sẽ khiến cho i ốt bị bốc hơi và dẫn đến tình trạng thiếu i ốt. Cách làm đúng là sau khi nấu xong bạn mới cho muối i ốt vào, như vậy i ốt sẽ không bị bốc hơi. Ngoài ra bạn nên ăn thêm hải sản để bổ sung i ốt.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy mẹ cách tắm bé sơ sinh chuẩn nhất

Điều dưỡng khoa nhi Nguyễn Thị Mến sẽ hướng dẫn cách tắm và massage kích thích não bộ bé ‘chuẩn’ nhất.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Mến (Khoa Nhi – Bệnh viện Việt Pháp – Hà Nội) cho biết, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng dành cho bé, lên danh sách các thứ cần mua trước khi sinh.

Các phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bé bao gồm:

- Quần áo: Phụ huynh có thể chọn áo, quần hoặc áo liền quần dành cho trẻ sơ sinh (cả mùa đông và mùa hè), mũ, bỉm, giấy ướt (nếu cần).

- Chuẩn bị sữa tắm có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chọn sản phẩm uy tín, đảm bảo an toàn cho bé.

- Kem chống hăm: Mỗi ngày bôi cho trẻ 4 lần, lưu ý bôi dày một chút.

- Nước muối sinh lý: Nhỏ mũi và nhỏ mắt (lưu ý hỏi bác sĩ để được hướng dẫn, chỉ dẫn cẩn thận trước khi ra viện)

Ảnh minh họa


- Cồn 70 độ C, gạc vô trùng sát khuẩn rốn.

- Bông ngoáy tai.

- Bao tay, bao chân cần thiết, 20 ngày đầu do chưa cắt được móng tay của bé nên chỉ đeo bao tay tối đa khoảng 1 tháng, sau đó nên cởi ra để đảm bảo cho bé được cử động thoải mái.

- Con cá bằng nhựa để kiểm tra nhiệt độ nước nhưng phụ huynh lưu ý vẫn cần kiểm tra bằng tay một lần nữa trước khi tắm.

- Dầu massage hàng ngày…

Để bé có thể vượt trội về thể chất, tinh thần, các ông bố bà mẹ cần biết massage và tắm cho trẻ. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, động tác massage với trẻ vô cùng quan trọng.

Để chuẩn bị tắm cho trẻ, phụ huynh cần chuẩn bị:

- Chọn loại chậu to nhất dùng tắm bé có bán trên thị trường.

- Nước là nước máy sạch, không phải đun sôi, mùa đông hay mùa hè đều chú ý bật nóng lạnh để nước đủ ấm cho bé. Còn nước ở những vùng bị ô nhiễm thì cần lọc trước khi tắm.

- Nhiệt độ nước tắm từ 37-37,5 độ C.

- Chuẩn bị khăn hình chữ nhật, lưu ý dùng 1 khăn cho một lần tắm, sau đó giặt sạch.

- Khăn xô 4 lớp thấm nhanh, khăn sữa nhỏ hơn để rửa mặt và tắm.

Cũng theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Mến (Khoa Nhi – Bệnh viện Việt Pháp – Hà Nội), hiện nay, việc quấn em bé chặt cũng không cần thiết. Bởi điều đó làm giảm sự vận động của em bé. Phụ huynh chú ý không quấn quá chặt, hãy để em bé cử động được tối đa nhất.

Thậm chí, có em bé về nhà nhưng bị sốt 39 độ C do bố mẹ quấn quá mức. Thân nhiệt của em bé còn non, tế bào não và thần kinh chưa hoàn thiện nên chưa thể điều tiết được nhiệt độ của cơ thể, bé cũng không toát được mồ hôi vì chưa có lỗ chân lông. Nếu quấn chặt làm bé mệt lử, nóng quá sẽ gây khó thở.

Với người châu Âu, khi bé bú sẽ không mặc quần áo, mẹ cũng cố gắng da kề da với con. Ở Pháp, sau sinh nhiều người còn đặt con trên ngực để da của mẹ tiếp xúc với bé, nhận luôn tình cảm và sự che chở của người mẹ qua da.

Nhiều trường hợp mới sinh em bé đã cho con ngủ riêng, với quan niệm là ngủ riêng sớm như vậy để quen và tránh bện hơi mẹ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, bé được che chở bởi thân nhiệt 37 độ C của người mẹ, sau khi sinh ra, bé cần được bú và nằm cạnh mẹ. Phụ huynh lưu ý không quấn chặt, cho nằm cạnh để hơi ấm 37 độ C để ủ em bé, đồng thời kích thích tiết sữa. Nhanh nhất cũng phải một tuần mới cho nằm riêng nhưng tốt nhất vẫn là nằm cạnh mẹ. Đặc biệt, trong những ngày đầu không cho bé nằm riêng hoặc nằm xa mẹ.

Với các bé trai, phụ huynh lưu ý khi bôi kém chống hăm cần bôi cả phần bìu, thỉnh thoảng lộn đầu dương vật một chút. Có một tỷ lệ nhỏ bị chít hẹp bao quy đầu cần nong từ từ. Nếu bé có dấu hiệu hẹp bao quy đầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ tiết niệu nhi để được tư vấn.

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay vật dụng nào cho bé cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Làm gì khi trẻ sổ mũi kéo dài?

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi là những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, có rất nhiều trường hợp bé bị ho, sổ mũi dài ngày mà không khỏi dù bố mẹ đã dùng nhiều biện pháp chữa trị.


Đối với phần lớn các trường hợp thì ho, sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Tình trạng sổ mũi kéo dài không những gây mệt mỏi cho bé mà còn dẫn đến những bệnh hô hấp nghiêm trọng. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của bé là không thể xem thường. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?


Nguyên nhân sổ mũi


Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.

Ảnh minh họa


Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Phương pháp điều trị

- Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).

- Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ảnh minh họa

- Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro có tác dụng trị cảm và ho.

- Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn.

Như vậy, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Lưu ý trong dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp cuối cùng, bác sỹ sẽ chỉ định cho con bạn dùng thuốc kháng sinh khi xuất hiện sốt cao và sổ mũi không dứt sau hai tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang màu xanh.

Phòng ngừa cho trẻ

Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, dưới đây là những phương pháp giúp bé tránh rơi vào những triệu chứng trên:

- Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.

- Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)