Hiển thị các bài đăng có nhãn tre tu ky. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tre tu ky. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ và Khả Năng Giao Tiếp ( Phần 1)


Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ và Khả Năng Giao Tiếp
Phần I

1/ Học Cách Nghe

- Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ, ví dụ chạm vào tai trẻ để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”.

- Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ và trẻ đã có khả năng hiểu được câu “Huy nghe đây”

- Khi làm việc hoặc chơi với bé, cố giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều làm giảm sự tập trung.

- Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ, trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn, hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày, hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong ngày (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.

- Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau.

- Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách chúng ta…” hãy khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư đúng nhịp của âm nhạc, hãy nhấc bổng trẻ lên và nhảy hoặc quay tròn bé.

- Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản rồi cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy kéo dài việc tạm ngưng để trẻ có thể có sự phản ứng

- Hãy động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong các giai đoạn ngắn ( lúc đầu rất ngắn sau dài dần). trẻ có thể thích có một cái đệm để ngồi trong khi các bạn đang ngồi nghe băng hay trò truyện cùng nhau.

- Hãy đảm bảo cho trẻ sự thoải mái và làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh làm trẻ buồn chán. cần thiết thì đưa trẻ đi chỗ khác đối với âm thanh bạn không thể kiểm soát được thì hãy thông báo cho trẻ khi tiếng động bắt đầu. Để bắt đầu, trước hết hãy để trẻ ở phòng khác với một ai đó, sau đó khi ban thấy trẻ đã quen thì hãy giúp trẻ chấp nhận nhiều hơn, mang trẻ lại gần hơn nơi có tiếng động, chỉ có thể dần dần chờ đợi ở trẻ sự cố gắng chấp nhận bởi bản thân trẻ. Đôi khi bạn có thể sử dụng các âm thanh mà trẻ không thích với cường độ nhẹ hơn, mềm hơn để trẻ chấp nhận dần. Bạn có thể sử dụng băng hoặc đĩa cho mục đích này.

- Khi bạn kiểm soát mức độ tiếng động cho trẻ, hãy sử dụng các câu như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi” . Nếu trẻ có thể tự sử dụng các từ như vậy, hãy động viên trẻ khi trẻ bắt đầu bắt chước điều bạn nói. điều này tốn khá nhiều thời gian và hãy tin rằng mọt ngày nào đó trẻ tự nói được những từ như vậy.

2/ Nhìn Mặt Đối Mặt

- Tạo nên mối quan hệ với bé bằng mọi cách có thể, nên sử dụng cách nhìn, nghe, sờ mó.

- Khi bạn muốn trẻ nhìn bạn, hãy đứng trước tầm nhìn của trẻ mà nói: Như hãy nhìn mẹ.

- Bạn có thể tạo sự giúp đỡ bằng việc sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, nếu trẻ nghe hãy gọi tên trẻ.

- Hãy khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay cả của bạn và của trẻ. Hãy chơi trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể.

- Khi bạn thấy rằng trẻ quan tâm đến chiếc hoa tai hay chiếc vòng bạn đeo trên cổ, hãy sử dụng vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy di chuyển đầu của bạn từ từ để tạo ra sự giao tiếp bằng mắt nếu có thể.

- Hãy đội một cái mũ lạ thường hoặc đặt một cái gì đó ngộ nghĩnh lên đầu bạn, lấy chúng để trước mắt bạn sau đó nhìn về phía bé và mỉm cười.

- Thổi bọt xà phòng một cách nhẹ nhàng, khuyến khích trẻ nhìn bọt xà phòng bay nổi và vỡ ra.Cố gắng để bọt xà phòng bay thấp xuống dưới và bay qua mặt bạn, bạn có thể cố gắng hiểu được cách nhìn chằm chằm của trẻ khi bọt xà phòng bay qua.

- Nếu bạn thấy rằng trẻ đang nhìn cái gì đó, hãy nói với trẻ về cái đó và đưa vật đó vào tầm nhìn của trẻ khi bạn nói, nếu bạn thấy rằng trẻ nhìn bạn, hãy trả lời cùng với nụ cười thân thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên nhưng hãy cố gắng hiểu được cái nhìn của bé và lặp lại.

- Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt khi bạn chơi với trẻ, ngừng lại bất thình lình trong khi hi vọng rằng trẻ nhìn bạn, nếu trẻ làm như thế, bạn hãy xử sự như đó là dấu hiệu để kêu gọi, nếu có thể bạn hãy phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện.

- Nếu trẻ nhìn chằm chằm, hãy cố gắng đừng ngượng nghịu nhưng hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ và sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên.

- Hãy chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu’’chạy’’ khuyến khích trẻ nhìn bạn nếu bạn nhìn trẻ lúc trẻ chạy.

- Hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xoè tay bạn ra để chỉ cho trẻ thấy cái bạn dấu trong tay.

3/ Thu Hút Sự Chú Ý

- Hãy chỉ cho trẻ thấy những điều bạn thấy thích thú dù rằng bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét với những điều mà trẻ đang làm.

- Hãy liên hệ điều mà bạn khen ngợi, chú ý và các dấu hiệu ảnh hưởng một cách trực tiếp với những việc trẻ đang làm.

- Làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú. Hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ để thu hút sự chú ý.

- Chỉ cho trẻ những vật đặc biệt, nếu bạn có thể chạm vào chúng khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài hãy cố gắng làm việc này thật đơn giản mỗi khi chỉ một vật hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới. Hãy giúp trẻ hiểu ý nghĩa bằng các cử chỉ và hành động.

- Nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn thì hãy cầm lấy vật đó. Hãy thể hiện một sự thích thú và nói về vật trước khi trả lai cho trẻ hãy nhớ rằng trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ .

- Rất tốt khi sử dụng các cuốn sách với các vật được dấu sau các nếp gấp, hãy cho trẻ thấy bạn rất thích cuốn sách. Hãy nói về những cái mà bạn tìm thấy và hỏi “ cái bì thư trốn ở đâu nhỉ ? ”

- Hãy cố gắng để trẻ chỉ tay hoặc có các hành động. Hãy cùng nhau nhìn các vật và nói “Đây là cái…” bạn có thể bắt đầu việc này với việc nhẹ nhàng nắm tay trẻ hoặc ngược lại. hãy giảm dần sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn để trẻ tự làm sau đó.

- Khi trẻ đã thành thục hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm.

- Nếu trẻ đã làm xong điều gì đó thì hãy động viên trẻ khoe với điều đó với mọi người xung quanh.

- Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác. Nếu trẻ hiểu được mệnh lệnh đơn giản, hãy nói “Khoe với cha đi”. nếu trẻ cần sự giúp đỡ, hãy giúp trẻ, hướng dẫn tay của trẻ để chỉ các vật cho mọi người.

4/ Bắt Chước Việc Tạo Ra Các Âm Thanh

- Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé hay không.

- Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.

- Để khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi, hãy thử các động tác liếm các kẹo mút, hoặc sử dụng các tờ giáy có độ dính để làm thí dụ.

- Để để khuyến khích trẻ sử dụng giọng nói của trẻ, hãy sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói, con nhộng trong quả táo... Hãy sử dụng một cái kèn đồ chơi. Hát một cách thường xuyên với trẻ và thi thoảng lại dừng lại để trẻ hát tiếp nếu có thể. Hãy làm một cuộn băng về các âm thanh của trẻ hoặc sự phát âm của bạn để trẻ bắt chước.

- Đừng quên rằng bạn phải sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn, mạnh hơn hoặc êm ái hơn để kích thích sự chú ý của trẻ.

- Hãy khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại, bắt đầu bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt. Làm việc này ngay cả khi trẻ đánh trống hoặc gõ bàn. Hãy dừng lại một chút đẻ trẻ làm lại một lượt khác, cố gắng để tạo ra sự lần lượt, thỉnh thoảng hãy cố thử các âm thanh mới thí dụ vỗ tay, hay đánh trống với nhịp điệu khác và hãy quan sát xem trẻ có bắt chước bạn không.

- Nếu trẻ đang bập bẹ, hãy bắt chước âm thanh của bé và đôi khi hãy tạo ra các âm thanh khác xem trẻ có bắt chước hay không. Hãy cười và dừng lại xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy thử các âm thanh hoàn toàn khác với âm thanh mà trẻ đã tạo ra hoặc các âm thanh gần giống như cũ. Ví dụ P và S là hoàn toàn khác nhau, B và P là gần giống nhau. Hãy thay đổi cường độ và độ cao của âm thanh. Hãy luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng quay trở lại để bắt chước trẻ nếu trẻ không bắt chước bạn.

- Nếu trẻ thích các từ và chữ cái, hãy sử dụng các cái đó để khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh. Hãy thử nói ra âm thanh hơn là tên của chữ cái khi bạn viết chữ. 
 
Để hiểu hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ các bố mẹ có thể xem thêm trên website của Glenn Doman: http://glenndomanvietnam.com
 
Theo daytretuky
 

Một số đặc điểm đặc trưng nhận biết trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ (TTK) có bề ngoài như bình thường. Các chỉ số phát triển vận động như: lẫy, ngồi, bò, trườn, đứng, đi, chạy... giống như trẻ bình thường cùng tuổi. Khác với một số bệnh cơ thể và bệnh tinh thần khác, trẻ bị rối loạn tự kỷ (TK) có tuổi thọ trung bình như người bình thường. Đồng thời, theo mô tả của Kanner, dường như TTK nói chung lại có bề ngoài khôi ngô tuấn tú. Nhưng hầu hết các mô tả về mặt chức năng tâm lý cho thấy có vấn đề rõ rệt.

Tuổi khởi phát

Kanner nhấn mạnh triệu chứng TK có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu sau sinh. Những bất thường ở trẻ em trong giai đoạn đầu đời từ 0 - 6 tháng tuổi cho phép phát hiện sớm: như thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ; Không tỏ thái độ thích thú, quan tâm khi có người chăm sóc; Thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, bình lặng đối với lời nói và khuôn mặt của người mẹ hoặc người thân; Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi người khác ở tư thế đối diện với bé; Lặng im cả ngày, ít cử động, khi thì quá ngoan, khi thì quá phá phách; Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm; Rối loạn giấc ngủ; Thiếu phản xạ bú, mút; Không phát âm bi bô; Không có nụ cười xã hội ở khoảng 4 - 6 tháng tuổi…


Ở vào khoảng 6 tháng tuổi đến một năm, trẻ không có những cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân ở gần; Các cử chỉ, điệu bộ không phù hợp với tình huống giao tiếp; Thái độ lãnh đạm với âm thanh và hình ảnh hoặc những kích thích từ môi trường; Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay tròn, nhìn các ngón tay ve vẩy; Không quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật thể lạ như khe hở, hạt bụi, lỗ rách; Không có biểu hiện lo sợ, khóc khi đối diện với người lạ; Không phản ứng khi nghe gọi tên.

Giao tiếp và quan hệ xã hội của Trẻ Tự Kỷ

Sự hạn chế trên bình diện quan hệ

Trẻ bị suy giảm nhiều trong ứng xử qua lại với mọi người, hầu hết TTK biểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn… số đông phụ huynh cho rằng trong năm đầu tiên trẻ rất ngoan, yên tĩnh, thích chơi một mình, không thích giao tiếp mắt, không có dấu hiệu dang tay khi ai muốn bế bồng, không biết chỉ ngón trỏ và nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc, không biết cười ở tháng thứ 3, không biết khóc hay biểu hiện sợ hãi ở tháng thứ 8, không phản ứng khi được gọi tên, tránh né giao tiếp bằng mắt nhưng lại có thể nhìn chăm chú vào một điểm bất thường, khả năng gắn bó với người thân rất kém.

Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói của TTK

Một trong những lý do mà các phụ huynh có con bị TK đưa trẻ tới bệnh viện khám bệnh là trẻ hầu như không có phản ứng khi được gọi tên, trẻ không quan tâm và làm theo những hướng dẫn của người khác. Các phụ huynh cảm thấy rằng trẻ hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của họ cho dù trẻ vẫn có khả năng nghe bình thường.

Sự suy giảm trong giao tiếp không lời

Hầu hết những trẻ TK đều có khó khăn trong ngôn ngữ biểu cảm, đa số trẻ không hiểu và đồng thời cũng không biết thể hiện ra ngoài những hành vi phi ngôn ngữ, điều này thể hiện khá rõ thông qua việc trẻ không muốn giao tiếp bằng mắt và không biết sử dụng ngón trỏ để chỉ các đồ vật. Cụ thể là khi muốn điều gì, trẻ không nhìn vào mặt người khác và không sử dụng các tín hiệu cử chỉ để báo cho người khác biết mà thường đến kéo tay họ đến chỗ bé cần (đối với trẻ, bàn tay quan trọng hơn khuôn mặt).

Chậm phát triển ngôn ngữ

Có thể đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đối với các phụ huynh có con bị TK, trẻ có biểu hiện sự mất ngôn ngữ hay chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ. Ngay cả khi trẻ có ngôn ngữ thì ngôn ngữ đó cũng có dấu hiệu bất thường: giọng nói đều đều, không biết biểu cảm qua giọng nói; Không biết nói thầm, nói tiếng gió; Thích độc thoại hoặc không giữ vững cuộc đối thoại; Khó khăn trong việc dùng đại từ nhân xưng; Nhiều khi nói không liên quan đến tình huống giao tiếp, đến môi trường xung quanh; Lời nói tự phát, không có sự khởi đầu khi giao tiếp; Tiếng nói có khuynh hướng lặp đi lặp lại các từ, đoạn, câu.

Hành vi bất thường
Hành vi định hình

Theo Kanner, hành vi định hình là biểu hiện điển hình của TTK. Quan sát lâm sàng cho thấy TTK có hững hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại: trẻ thích đi đi lại lại trong phòng, thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng; Vặn, xoắn các ngón tay và bàn tay; Thích chạy vòng vòng và quay vòng vòng; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các nút điện hay điện tử… Những trẻ khác nhau, sở thích về các hành vi định hình khác nhau.

Không thích sự thay đổi

Hầu như TTK muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng ngày. Đối với TTK, sự không quen thuộc đồng nghĩa với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ. Do đó, việc báo trước cho trẻ chuẩn bị tư tưởng để đón nhận những điều mới lạ là một việc hết sức quan trọng.

Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm

Ngày nay, những chuyên gia dạy TTK rất quan tâm đến giác quan của trẻ. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết TTK ít nhiều đều có vấn đề về giác quan, biểu hiện việc trẻ hay đưa các đồ vật lên ngửi, liếm. Các rối loạn khác như ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không chua, quay tròn lâu không chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu vào tường không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh thông thường. Do đó, trị liệu cảm giác (sensory therapy) cho TTK là một công việc rất được quan tâm hiện nay.

Những gắn bó bất thường

TTK ở một giai đoạn nào đó có những gắn bó với đồ vật theo cách không bình thường như: hàng ngày chỉ sưu tầm các tờ báo, vỏ chai, đồ hộp, tờ lịch, sợi dây, cọng cỏ, bao nilon. TTK thích những đồ vật trong sinh hoạt gia đình như: chén, bát, xoong, chảo, dĩa nhưng hoàn toàn không thích đồ chơi bình thường.

Hành vi gây phiền toái nơi công cộng

Thường TTK ít quan tâm đến các chuẩn mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la khóc khi người lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, chụp nhanh những đồng tiền từ tay nhân viên bán hàng hay một món đồ chơi từ tay đứa trẻ bên cạnh, tự lấy đồ ở giỏ sách của người khác mà không mắc cỡ, ngượng ngùng. Do TTK có những hành vi khác thường gây phiền toái cho những người xung quanh nên các bậc phụ huynh rất ngại khi cho con đi đến chỗ đông người. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu về TTK, dù trẻ có làm vậy đi nữa, phụ huynh vẫn nên cho trẻ đến nơi công cộng, điều này giúp trẻ sống hòa nhập với mọi người và lâu dài sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ.

La hét, giận dữ

TTK có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, gây hấn. Đồng thời do TTK gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và không hiểu nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.

Những hành vi liên quan khác

Những cá nhân bị TK cũng có thể phát triển những triệu chứng đa dạng khác nhau, những rối loạn tinh thần xuất hiện bao gồm rối loạn tăng động kém chú ý, (chứng) loạn tâm thần, sự buồn chán, rối loạn ám ảnh cưỡng bức và những rối loạn lo âu khác. Những cá nhân bị TK cũng có thể có biểu hiện những hành vi phá phách. Trẻ có thể tấn công lại bản thân hay những người khác. Trên đây là những đặc điểm cơ bản về hội chứng TK, điều này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, khái quát về TTK, trên cơ sở đó sẽ giúp cho các giáo viên tại các nhà trẻ, những nhà tâm lý trị liệu, các bác sĩ nhi khoa và toàn thể phụ huynh phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời. 
 
Để hiểu hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ các bố mẹ có thể xem thêm trên website của Glenn Doman: http://glenndomanvietnam.com
 
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo daytretuky

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Cách phát hiện nhanh trẻ tự kỷ qua các câu hỏi

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay chỉ với 23 câu hỏi nhanh xung quanh hoạt động hằng ngày của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi phải đưa đến cơ sở y tế điều trị.

23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-24 tháng tuổi
1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?
4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?
5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...)?
6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?
7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?
8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình...) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?
9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?
10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?
11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?
12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?
13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?
14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?
15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?
16. Trẻ có biết đi không?
17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?
18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?
19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?
20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?
21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?
22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?
23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?

Trên thế giới, bảng kiểm MCHAT-23 đánh giá trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không. Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời có lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
cộng đồng có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ ngay khi trẻ chưa đầy 2 tuổi
Xác định chỉ bằng bốn câu hỏi
Nghiên cứu được thực hiện đối với 6.583 trẻ từ 18-24 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình cho thấy phương pháp có độ nhạy cao (74,4%) - nghĩa là 74,4% trẻ có dấu hiệu nguy cơ từ phương pháp này thật sự mắc bệnh lý tự kỷ qua những thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ của đơn vị y tế sau này, và độ đặc hiệu cao (99,9%) - nghĩa là có đến 99,9% trẻ có những đáp án bình thường từ bộ câu hỏi sẽ không lo mắc bệnh.
Theo kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư, không cần đến 23 câu hỏi, phụ huynh của trẻ ở độ tuổi 18-24 tháng có thể xác định nguy cơ tự kỷ của con mình chỉ bằng bốn câu hỏi: trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật không, trẻ có mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ không, trẻ có phản ứng khi được gọi tên không và trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào hay không.
Kết quả điều tra tại Thái Bình cho thấy số trẻ bị tự kỷ có kết quả bất thường với bốn câu then chốt này rất cao: 93,3% trẻ không dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật; 86,7% trẻ không bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ; 80% trẻ không đáp ứng khi được gọi tên; 73,3% trẻ không nhìn vào đồ vật/ đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào.
Trẻ có cơ hội phát triển bình thường, nếu...
Được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn (đến 80%), sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn được 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ tự kỷ được chẩn đoán bệnh khá muộn, gần một nửa trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
Một lưu ý nữa là qua quan sát, theo dõi, điều tra hồi cứu đối với tất cả trẻ mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư từ năm 2008 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày... Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ xem dưới 3 giờ/ngày.
Trẻ tự kỷ tăng cao
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ phải điều trị tại viện năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ được phát hiện từ năm 2007 đến nay tiếp tục gia tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2009 có gần 1.800 trẻ tự kỷ điều trị tại viện, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 (năm 2007 có khoảng 400 trẻ được xác định mắc tự kỷ tại khoa tâm bệnh, con số này năm 2008 là 963 em).


Theo glenndomanvietnam

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)