Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Bé hay mút tay : Mẹ xử trí như thế nào ?

Xử lý khi bé mút tay

Ngón tay xinh xắn của trẻ luôn là niềm thích thú của các mẹ mỗi khi bé ngoe nguẩy hay bấu lên mặt mẹ. Tuy nhiên, những ngón tay xinh xắn ấy đôi khi thật đáng ghét vì trẻ có thói quen ngậm tay trong miệng. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp trẻ không còn ngậm tay nữa.

Vì sao bé hay mút tay?

Bé mút tay là biểu hiện thường thấy ở các bé nhỏ, phổ biến nhất là 3-4 tháng tuổi. Phần lớn hành vi mút tay bắt nguồn từ cảm giác buồn chán hoặc lo lắng của bé. Khi bé lo lắng thì việc mút tay là cách tự trấn an và giúp bé tìm lại cảm giác bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ, cảm thấy an toàn hơn.


Mút tay là thói quen của nhiều trẻ (ảnh minh họa)

Bé hay mút tay có hại gì?

Mút tay có thể là hình ảnh đáng yêu của trẻ nhưng nếu trong thời gian dài, mẹ không kịp thời can thiệp thì mút tay sẽ trở thành một thói quen xấu khó bỏ ở bé, gây ra nhiều nguy cơ bệnh (từ môi trường dơ mà bé chạm tay vào), và răng miệng…

Khi bé mút tay, cường độ hút và lực đẩy của lưỡi cộng với độ tì của ngón cái có thể tác động đến sự phát triển răng miệng của bé (răng bị hô hoặc bị hở) – gây khó khăn cho việc cắn hay nhai thức ăn, răng dễ bị sứt mẻ. Răng không thẳng hàng còn dễ khiến bé phát âm không chuẩn. Việc mút tay cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé do bé bị người khác, bạn bè trêu chọc; mút tay cũng khiến bé khó thoải mái nói chuyện hay làm việc gì, ngón tay bị mút thường sẽ bị ẩm ướt, sưng, chai, thậm chí bị nhiễm trùng.

Bé ngậm ngón tay quá sâu khiến dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn uống. Hoặc có thể gặp một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị loét tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập dưới da gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm, miệng trẻ hô hay móm, rối loạn phát âm… Trong mùa bệnh tay chân miệng hoặc tiêu chảy, cúm… trẻ rất dễ mắc bệnh. Về tâm lý, trẻ dễ tổn thương tâm lý khi bị chọc ghẹo.

Giúp trẻ từ bỏ mút tay

Để giảm thiểu hành vi mút tay, trước tiên mẹ cần đảm bảo một môi trường ấm áp, quan tâm. Khi thấy bé mút tay thì mẹ có thể ôm bé vào lòng, nói nựng nịu và dùng tay mình cầm lấy tay con để con không mút được nữa.

Mẹ cũng có thể dạy bé những hành vi thay thế việc mút tay bằng cách làm cho tay bé luôn bận rộn. Ví dụ: Khi thấy con chuẩn bị mút tay thì mẹ hãy nhét vào tay bé một quả bóng cao su hoặc một con vịt cao su để cho bé bóp. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi với bóng hoặc vịt cao su và nói chuyện với trẻ khi trẻ chơi, như vậy dần dần bé sẽ không còn thói quen mút tay nữa.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng ti giả để hạn chế việc bé hay mút tay, nhưng nhớ đừng lạm dụng ti giả quá nhiều vì có thể lại tạo thành thói quen không tốt cho bé nữa nhé.

Bí quyết tốt nhất là luôn bên cạnh bé, tạo không khí vui vẻ như nắm tay bé cùng hát múa hoặc cùng bé chơi chuyền, cầm nắm đồ vật thành một thói quen để bé quên đi việc mút tay và gắn kết tình yêu thương của mẹ và bé.


Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những bài thuốc dân gian trị sâu răng cho trẻ

Thuốc dân gian trị sâu răng ở trẻ

Những chiếc răng sâu mang lại nét ngộ nghĩnh, đáng yêu cho trẻ. Tuy nhiên, nó lại khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu. Vì vậy mẹ nên giúp bé sớm loại bỏ chúng. Dưới đây là những bài thuốc dân gian trị sâu răng ở trẻ.

1. Lá trầu không

Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.

Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.


Bài thuốc dân gian trị sâu răng để mang lại nụ cười đẹp cho trẻ (ảnh minh họa)

2. Xoài

Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối( trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là “thuốc thánh chữa đau răng”.

3. Tiêu đen và húng quế

Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.

4. Cây giao

Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.

5. Hạt na

Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.

6. Tỏi

Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.

7. Gừng

Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.

8. Nước chanh

Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.

9. Hành tây

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

10. Dầu ôliu

Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.

11. Cúc hoa vàng

Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cẩm nang giúp trẻ ăn dặm – Phần 2

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc chọn thời điểm và phân vân không biết việc cho con ăn dặm đã đúng cách để trẻ có thể thích nghi được khi còn đang bú sữa mẹ.

Làm sao để ba mẹ biết bé đã no?

Việc theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn mà bé ăn không phải là cách tốt để biết bé đã no hay chưa. Nếu mẹ thấy bé tựa lưng vào ghế, quay đầu từ chối thức ăn và bắt đầu chơi với muỗng hoặc ngậm chặt miệng thì có thể bé đã cảm thấy đủ. Đôi khi một em bé sẽ không chịu mở miệng ngay cả khi chưa kết thúc miếng ăn đầu tiên thì có lẽ là bé cần thời gian để nuốt chứ không phải bé đã no.


Ăn dặm là giai đoạn không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của trẻ (ảnh minh họa)

Có cần cho bé uống sữa khi trẻ ăn dặm?

Ngay cả khi bé đã có thể ăn bột thì ba mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống sữa, bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Vì cả hai loại sữa này đều cung cấp cho trẻ nhiều loại vitamin quan trọng, sắt, protein và nhiều loại khoáng chất cần thiết khác.

Đặc biệt, sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa nhất cho bé, mang tới hệ miễn dịch thụ động bảo vệ bé khỏi các tác động từ môi trường. Thực phẩm ăn dặm giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng nhai, nuốt và thói quen ăn uống khoa học, song trong những năm đầu đời, nó không thể thay thế cho sữa trong khẩu phần ăn của bé.

Giúp bé làm quen thức ăn mới

Ba mẹ tập cho bé ăn món ăn mới trong 3 – 4 ngày một món. Bằng cách sắp xếp thời gian như vậy, bạn hoàn toàn có thể chủ động nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì hãy thử mỗi tuần 1 món mới.

Em bé sẽ cần một khoảng thời gian để quen với hương vị và kết cấu của nhiều loại thực phẩm mới. Mỗi bé sẽ tìm thấy những khẩu vị và sở thích riêng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kết cấu thức ăn sẽ như sau: thức ăn xay nhuyễn hoặc nửa lỏng, thực phẩm nghiền, đặc sệt và cuối cùng là những mẩu thức ăn nhỏ.

Khi bạn chuyển cho bé sang ăn ngũ cốc hoặc trái cây thì ba mẹ nhớ đảm bảo tất cả thực phẩm cần phải nhỏ và mịn để bé có thể ép thức ăn vào hàm trên và bắt đầu nuốt. Đó là những phản xạ đầu tiên khi trẻ ăn dặm.


Em bé cần thời gian để làm quen với mùi vị và kết cấu thức ăn mới (ảnh minh họa)

Ba mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn dặm nhé!

Để giúp bé có thói quen ăn uống khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần chuẩn bị một thực đơn thực sự đa dạng để bé không cảm thấy nhạt nhẽo hay nhàm chán với thức ăn. Bạn cũng có thể mang tới cho bé nhiều sự lựa chọn hơn, cho bé được tự ăn, tự chọn món mà mình thích.

Ba mẹ lưu ý không cho trẻ ăn lại thức ăn thừa, để lâu do nguy cơ thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc biến chất có thể mang tới cho bé yêu của bán nhiều vấn đề tiêu hóa.

Một số ba mẹ bắt đầu cho con ăn với rau thay vì hoa quả để giúp bé có khẩu vị tốt hơn. Nhưng em bé khi sinh ra đã thích đồ ngọt nên ba mẹ không cần giới thiệu cho trẻ bất kỳ một mùi vị đặc biệt nào. Ngoài ra chúng ta không nên lựa chọn thức ăn cho bé dựa vào sở thích của ba mẹ vì thói quen này có thể làm lệch lạc khẩu vị của trẻ.

Có một số loại thức ăn mà bé vẫn chưa thể ăn được như mật ong, có thể gây ra ngộ độc. Ngoài ra có nhiều loại thực phẩm khác không an toàn cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo thêm trong bài viết 10 thực phẩm dành cho bé và Các loại thực phẩm không an toàn cho bé.

Đặc biệt khi chuyển sang ăn dặm, phân của bé cũng có nhiều thay đổi. ba mẹ đừng lo lắng vì đây đều là những biểu hiện bình thường khi bé chuyển từ bú mẹ dần sang ăn đồ cứng.

Đồng thời ba mẹ tham khảo thêm 6 nguyên tắc vàng giúp bé ăn ngon, ăn ngoan để cho bé yêu có được thói quen ăn uống khoa học nhất.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những bài thuốc hay chữa biếng ăn ở trẻ nhỏ

Đi tìm thuốc cho trẻ biếng ăn !

Niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người mẹ là nhìn con yêu của mình ăn ngon và chóng lớn. Bởi thế mà tình trạng biếng ăn kéo dài của trẻ khiến các chị em vô cùng lo lắng. Dựa vào các nguyên nhân khác nhau mà chị em cần có những bài thuốc chữa biếng ăn ở trẻ hữu dụng khác nhau.

Dùng thuốc men vi sinh

Ba mẹ cần hiểu rõ: Men vi sinh không phải là thuốc. Thực chất Men vi sinh là một chế phẩm sinh học và không được coi là thuốc hay thực phẩm chức năng.

Một số trẻ khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Trong trường hợp này bạn nên cho trẻ ăn sữa chua hoặc dùng các thuốc men vi sinh để tái lập hệ vi sinh ở ruột. Các mẹ lưu ý tránh dùng Ciproheptadine ở trẻ nhỏ vì tình trạng biếng ăn sẽ tăng lên sau khi ngưng thuốc. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Golden Lab là thương hiệu men vi sinh mới mang tới dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn và người rối loạn tiêu hóa.

Theo thống kê thì hiện nay có 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn. Nếu bé nhà bạn là một trong số các trường hợp mắc chứng biếng ăn do nguyên nhân này thì cần đưa bé đến bác sĩ và chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng và sử dụng các men vi sinh như Men vi sinh Golden Lab.



Bài thuốc đơn giản để chữa trẻ biếng ăn là thay đổi khẩu phần thức ăn và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn (ảnh minh họa)

Xin giới thiệu với bạn đọc một số loại thuốc cho trẻ biếng ăn bằng đông y.

Bài thuốc thứ nhất:

Lấy bạch truật, cốc nha tươi, tiêu sơn tra mỗi loại 10g, thần khúc, trần bì mỗi loại 6g. Đối với trẻ có thể trọng thấp cần cho thêm 10g thương truật, đối với người âm vị không đủ cho thêm sinh địa, thạch hộc mỗi loại 10g. Trẻ có bệnh tình kéo dài, khí suy cho thêm đảng sâm, hoàng kỳ mỗi loại 10g cho lượng nước lạnh thích hợp, sắc thuốc 30 phút, bỏ bã lấy nước, cùng 1 lít nước sôi cho vào chậu, đợi nhiệt độ ấm thích hợp ngâm hai chân. Chú ý rửa phần bắp chân mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút. Một quá trình điều trị kéo dài 7 ngày, có tác dụng khang tỳ hóa vị, hành khí tiêu đình trệ, chủ yếu dùng điều trị đối với trẻ biếng ăn.

Bài thuốc thứ hai:

Lấy 10g phục linh, 10g hoắc hương, 3g mộc hương, xuyên phác 3g, xuyên liên 3g, 3g sa nhân, tiêu khúc 10g, kê nội kim 3g, tiêu cố 10g, 6g dành dành, đạo nha 10g cùng sắc lấy thuốc uống, mỗi ngày một liều, ngày uống 2 lần, có công hiệu thanh nhiệt hóa tích, thúc đầy sự vận động của tỳ.

Bài thuốc thứ ba:

Lấy sa sâm 10g, mạch đông 10g, đậu cove 10g, ngọc trúc 10g, 10g thiên hoa phấn, 7,5g mạch nha, 15g bách hợp cùng sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 liều, ngày 2 lần có tác dụng sinh bổ vị âm, tăng cường thèm ăn.

Ngoài ra ba mẹ cần kết hợp thêm phương pháp khoa như:

Tạo tâm lý ăn thoải mái cho trẻ biếng ăn

Trong trường hợp bé chán ăn do tâm lý trẻ không tốt thì bài thuốc thích hợp nhất là mẹ cần tạo điều kiện thoải mái nhất cho bé khi ăn. Nên cho bé ăn vào lúc bé tỉnh táo, không buồn ngủ. Đến bữa ăn, nên tập cho bé ngồi đúng chỗ quy định (nên dùng ghế ăn), mẹ làm mẫu cho bé làm theo, tránh chỗ đông người, tránh tiếng ồn ào khiến bé phân tâm, tuyệt đối không nên cho bé đi ăn rong (vừa mất vệ sinh, vừa làm bé ăn mà không biết mình ăn gì, ngon hay dở, vừa dễ sinh tật ngậm thức ăn vì bé mải quan sát xung quanh).

Thay đổi thói quen cho ăn của mẹ để trẻ khỏi biếng ăn

Trong một số trường hợp, do khoảng cách các bữa ăn mẹ thiết lập cho bé quá ngắn hoặc quá dài khiến bé chán ăn, các mẹ cần quan tâm nhiều hơn và có chế độ thay đổi. Khi bé bước vào các giai đoạn bị biếng ăn thì các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh và kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, làm các món ăn lạ và hấp dẫn…; giai đoạn này sẽ đi qua một cách tự nhiên.

Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà các bậc phụ huynh có thể xác định được nguyên nhân vì sao con mình bị biếng ăn và có các cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng. Không có bài thuốc nào hiệu quả và quý giá hơn là bắt bệnh và chữa bệnh như thế này, điều quan trọng là ở sự kiên trì, tận tụy và sự chăm sóc chu đáo đầy yêu thương của mẹ.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ

Mùa hè gần đến là lúc mẹ lo lắng bé gặp phải những rắc rối mùa hè như sốt, tiêu chảy, nhiễm virus rota hay nhiệt miệng. Dưới đây là những bài thuốc dân gian giúp trẻ khỏi nhiệt miệng trong tiết hè nóng bức.

1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. Lưu ý là mẹ không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

2. Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.
 
Chè xanh giúp trẻ khỏi nhiệt miệng trong ngày hè nóng bức (ảnh minh họa)

3. Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

4. Bôi lá bồ ngót

Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.

5. Cà chua ép

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

6. Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

 
Ảnh minh họa

7. Lá rau ngót:


Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

8. Cùi dừa:

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày cũng có thể chữa nhiệt miệng ở trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Mối nguy hiểm ngày hè cho sức khỏe mẹ và bé

Mùa hè là mùa của ánh nắng mặt trời và những cơn mưa rào. Chính sự thay đổi nắng mưa này đã đem đến nhiều rủi ro sức khỏe cho con người, nhất là mẹ và bé – những người có sức đề kháng kém rất dễ trở bệnh mỗi khi hè về.

Cơ thể mất nước

Mùa hè, cơ thể có nhiều cơ thể tự giải nhiệt cho cơ thể như đổ mồ hôi, tỏa nhiệt qua da. Vì vậ mà cơ thể rất dễ bị mất nước, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Khi cơ thể bị mất nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đều gặp khó khăn.

Chính vì vậy mà bạn cần luôn đảm bảo được lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Hãy cố gắng uống từ 1.5 – 3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước như vậy không chỉ giúp bạn bổ sung lượng nước đã mất mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

 
Mùa hè mang đến nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé (ảnh minh họa)



Tăng thân nhiệt quá mức

Tăng thân nhiệt với những người khỏe mạnh có thể không sao, nhưng với những đối tượng có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt kém như trẻ em và phụ nữ có thai sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn tới kiệt sức, thậm chí là đột quỵ.

Giống như bị sốt, tăng thân nhiệt có thể làm tổn thương não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Nếu ảnh hưởng lâu dài chúng có thể gây ra bệnh tim, máu lưu thông kém và béo phì. Hơn nữa, khi bị tăng thân nhiệt, các loại thuốc bổ trợ như thuốc cao huyết áp, trợ tim và trầm cảm đều không có tác dụng, khiến cho vấn đề tăng thân nhiệt vào mùa hè càng trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu nhận biết khi cơ thể chuyển sang nguy hiểm do bị tăng thân nhiệt như đầu óc mơ hồ, thở ngắn, thở nhanh, cơ thể không ra mồ hôi nữa và bạn cảm thấy có dòng điện chạy nhanh trong người. Nếu thấy các triệu chứng này, bạn và người thân hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Ngộ độc thức ăn

Cái nắng nóng mùa hè khiến thức ăn dễ hỏng hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện được đóng gói cẩn thận, kín hơn. Chính vì vậy mà mùa hè là thời gian tỉ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất trong năm.

Vậy nên, trong mùa hè, bạn cần luon đảm bảo an toàn về chất lượng và xử lý thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn. Bạn cần sử dụng tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát để cất trữ thực phẩm. Đặc biệt là tránh đậy kín để thực phẩm không có điều kiện bị ôi thiu, hư hỏng.

Ung thư da

Mùa hè về làm tăng nguy cơ ung thư da hơn bao giờ hết do lượng tia UV trong ánh nắng mặt trời tác động tới da của bạn quá nhiều. Nhất là các đối tượng làm việc dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên, hoặc da bị cháy nắng, những người có da và tóc sáng màu cũng rất dễ bắt nắng. Đặc biệt nguy cơ un thư da tăng lên với những người có tiền sử ung thư da trong gia đình và những người trên 50 tuổi. Đó đều là những đối tượng sở hữu làn da bị lão hóa hoặc cấu trúc của làn da có khả năng tự bảo vệ trước tia tử ngoại yếu hơn bình thường.

Nếu được phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chủ động phòng tránh ung thư da bằng việc trang bị đầy đủ mũ, nón, khẩu trang, kính để bảo vệ da trước khi ra ngoài tiếp xúc ánh mặt trời.

Mắt bị tổn thương

Tia UV trong ánh mặt trời có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng khi đi dưới ánh nắng mặt trời bạn đã “thủ” trong túi chiếc kính râm để giảm bớt tia cực tím tác động làm tổn thương mắt.

Các bệnh lây nhiễm

Mùa hè đến là điều kiện thuận lợi để vi trùng gây bệnh, vi-rút, vi khuẩn có hại bùng phát và gây ra dịch. Nhất là các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có sức đề kháng kém sẽ rất dễ bị các yếu tố độc hại này tấn công.

Nhất là mùa hè khi cái nóng tấn công, nước đá, nước mát được tiêu dùng quá nhiều khiến cho các mối nguy hiểm về bệnh viêm họng, viêm phế quản ngày càng cao. Khi cơ thể yếu, khả năng tự bảo vệ kém, khiến cho cơ thể càng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ biếng ăn khi mọc răng mẹ phải làm sao ?

Con gái nhà em được hơn 9 tháng, cháu có biểu hiện sưng lợi để mọc răng. Trước đó bé ăn rất đều và tốt nhưng gần đây bé biếng ăn hẳn khi chuẩn bị mọc răng. Xin hỏi bác sĩ với trường hợp bé biếng ăn khi mọc răng mẹ phải làm thế nào ?



Trẻ biếng ăn khi mọc răng (ảnh minh họa)


Khi trẻ mọc răng sẽ thấy các triệu chứng cơ bản như: khó chịu, mệt mỏi, lười ăn, hay cáu bẳn và làm nũng bố mẹ. Trẻ thường sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo chứng ỉa chảy. Lợi sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, bạn cần hết sức cẩn thận với việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ, vì trẻ sẵn sàng đưa vào miệng tất cả những gì có trong tay. Cảm giác khó chịu của trẻ có thể tăng lên gấp nhiều lần khi những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện.

Khi Trẻ biếng ăn khi mọc răng mẹ hãy chăm sóc trẻ theo những lời khuyên của bác sĩ:

- Lau sạch nước dãi quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Cách vệ sinh này sẽ tránh được những nốt ban nhỏ quanh miệng làm trẻ khó chịu.

- Theo dõi những thay đổi trong khoang miệng của trẻ. Việc thường xuyên vệ sinh, làm sạch lợi bằng khăn mềm và nước sạch sẽ giúp trẻ tránh những vấn đề về răng miệng sau này.

- Tuyệt đối không để trẻ ngậm bình sữa hay đầu vú cao su khi ngủ, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển trong miệng trẻ.

- Nếu trẻ dùng núm vú cao su, bạn cần đảm bảo việc vô trùng và vệ sinh sạch sẽ nhất là trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm này.

- Hãy lựa chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm. Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Tẩy giun cho bé bằng những bài thuốc dân gian

Tẩy giun là việc các mẹ cần làm khi trẻ nhỏ được 2 tuổi trở lên. Hiện nay trên thị trường đã có những loại thuốc tẩy giun dùng được cho cả trẻ từ 1 tuổi. Bên cạnh những loại thuốc tây ý đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian tẩy giun cho bé vừa an toàn và lành tính.

 
Ảnh minh họa


Bài viết giới thiệu đến bạn những bài thuốc dân gian giúp tẩy giun ở trẻ hiệu quả:

Tỏi

Bóc tỏi và giã nát, đun sôi với nước để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc và trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Mẹ sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho bé từ 3 – 5 ngày để tẩy giun kim. Ngoài ra, mẹ có thể dùng tỏi giã nát trộn cùng dầu vừng rồi bôi vào hậu môn cho trẻ.

Lá mơ lông

Trị giun đũa cho trẻ bằng cách lấy 50g lá mơ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước sau đó thêm ít muối. Cho bé uống lúc đói, sau 2 -3 ngày giun sẽ hết.

Cà Rốt

Cà rốt nhờ chứa lưu huỳnh nên có công năng tẩy giun, hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Hạt trâm bầu

Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu lên tới 70% so với thuốc. Sử dụng trâm bầu vừa an toàn, hiệu quả mà lại tốt cho sức khỏe của bé.

Cách làm: Hạt trâm bầu sau khi nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới, cho bé ăn vào buổi sáng khi đói. Cho bé ăn từ 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô là vị thuốc trị giun sán, giun kim giun móc,.. cực kỳ hay.

Cách làm: Hạt bí ngô bóc vỏ, nghiền nát, thêm ít nước. Sau đó trộn với mật ong hoặc đường cho bé uống.

Người lớn dùng khoảng 100g, trẻ từ 5 – 7 tuổi khoảng 50g, trẻ từ 7 – 10 tuổi dùng 75g vào buổi sáng lúc đói.

Để loại trừ giun đũa, mẹ có thể rang hạt bí ngô, cho bé ăn lúc đói vào buổi sáng. Mỗi lần ăn từ 30 – 50g.

Dùng 30 – 50g hạt bí giã nát uống ngày 2 lần với nhiều nước lúc đói trong 7 ngày để tẩy giun kim.

Để tẩy giun móc, dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3-4 ngày.

Rau sam

Rau sam là món ngon không quá xa lạ nhưng lại là “vị thuốc trị giun” cực kỳ hiệu quả cho bé.

Cách làm: Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần rửa sạch 50g rau sam tươi thêm một ít muối sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt) cho bé dễ uống trong khoảng 3 – 5 ngày liền.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

Làn da nhạy cảm của bé rất dễ bị hăm tã. Có nhiều biện pháp chữa hăm tã cho trẻ, bạn có thể áp dụng bằng các loài thảo dược dưới đây:

Lá trầu không, lá khế

Dùng một ít lá trầu không hoặc lá khế rửa sạch, sau đó đun sôi, lấy khăn sạch nhúng vào nước lau ở những vùng bị hăm của trẻ. Thực hiện ngày từ 2-3 lần sẽ giúp trị hăm tã cho trẻ hiệu quả.

Dầu oiliu

Tinh dầu oliu có thể giúp trẻ nhanh chóng xua tan các vết hăm trên đùi và bẹn của trẻ. Thường xuyên thoa dầu oliu còn giúp bảo vệ da cho trẻ không bị nổi mẫn đỏ. Ngoài ra, bôi dầu oliu còn giúp da trẻ mịn màng và tăng sức đề kháng tốt.

 Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược (ảnh minh họa)

Cây mã đề

Dùng một ít mã đề tươi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Sau đó, vo nát lá hoặc giã nát để lấy nước mã đề thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Nước mã đề có tính thanh mát giúp làm dịu da và những vết thương. Thường xuyên thực hiện, chỉ trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng hăm thuyên giảm đáng kể.

Trà/ chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh đều dùng được. Với trà túi,các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé không thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

Trong thời gian điều trị hăm tã cho trẻ, các mẹ nên để ý thường xuyên đến vệ sinh của trẻ. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không quấn tã nhiều và chặt. Thường xuyên thay bỉm cho bé, tuyệt đối tránh tình trạng, chỉ dùng 1-2 bỉm cho cả ngày. Nên cho bé từ 1-2 tiếng trong ngày không mặc bỉm hoặc tã để bé thỏa mái và thoáng khí. Đặc biệt, khi bé đi tiểu hoặc ị, các mẹ nên lau sạch sẽ và để khô cơ thể bé trước khi đóng bỉm trở lại. Nếu làn da bé quá nhạy cảm và mặc tã giấy thường xuyên bị hăm thì các mẹ nên dùng bỉm vải thay cho bé. Hi vọng với những phương cách trên bé sẽ nhanh chóng hết bị hăm tã và thoải mái trong những cái bỉm xinh xắn.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chữa trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ

Trị bệnh đái dầm ở trẻ

Bệnh đái dầm gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của trẻ và người thân, cũng như ảnh hưởng tới tâm lí cho trẻ như: xấu hổ, tự ti, mặc cảm… Cần điều trị bệnh đái dầm ở trẻ sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của trẻ sau này.

Để cải thiện chứng bệnh đái dầm cho trẻ cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra đái dầm cho con mình. Có thể do trẻ bị rối loạn giấc ngủ, bị tâm lý hoặc nội tiết và do yếu tố di truyền. Tuy nhiên có một số bí quyết để giúp trẻ khắc phục chứng đái dầm.

 
 Ba mẹ nên tìm hiểu những bài thuốc dân gian để trị đái dầm ở trẻ (ảnh minh họa)

Biện pháp chữa trị đái dầm ở trẻ

Cha mẹ không nên cho con uống nước trước khi đi ngủ. Thay bằng việc đó hãy bổ sung nước cho con vào ban ngày. Bạn cần nhắc trẻ đi tiểu tiện trước khi đi ngủ và huấn luyện trẻ đi tiểu ban đêm, đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi đái dầm.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi bị chứng đái dầm, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bạn không cần cho trẻ đi khám bác sĩ mà giúp đỡ trẻ đi tiểu tự chủ. Nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho đến bệnh viện để thử nước tiểu, siêu âm, chụp đường niệu. Thầy thuốc sẽ có chỉ định điều trị thích hợp tùy theo từng loại bệnh gây ra đái dầm.

Bạn có thể lập biểu đồ theo dõi diển tiến và khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm. Bên cạnh đó, thiết lập khung giờ tiểu tiện cho trẻ tập luyện,tạo thói quen cho bàng quang.

Cha mẹ tuyệt nhiên không được mắng hay chế giễu khi trẻ bị đái dầm vì đôi khi như vậy sẽ làm bé mặc cảm, ảnh hưởng tâm lý và có tác dụng ngược lại khiến tình trạng nặng nề hơn. Nên thiết lập thời gian biểu học tập và ngủ nghỉ thích hợp để trẻ không bị căng thẳng, mệt mỏi, tress trong cuộc sống. Môi trường học tập và giáo dục tốt của cha mẹ, nhà trường sẽ giúp bé hạn chế dần tình trạng đái dầm.

Một số bài thuốc chữa trị đái dầm ở trẻ

- Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.

- Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.

- Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.

- Bá tử nhân phơi khô nghiền bột, dùng nước cơm hòa uống, mỗi lần 0,5 g, mỗi ngày 2 lần, dùng chữa trằn trọc hiếu động, tiểu ít, nhiều lần.

- Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.

Cẩm nang giúp bé ăn dặm – Phần 1

Ăn dặm là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của các em bé. Song đôi lúc nhiều ba mẹ tỏ ra khá “loáng thoáng” về những kiến thức cho bé ăn dặm. Bài viết mang tới nhiều sẻ chia để giúp ba mẹ nuôi dạy bé tốt hơn.

Thời điểm tập ăn dặm cho bé

Ba mẹ có thể cho bé tập quen với đồ ăn xay nhuyễn bất cứ lúc nào bé được 4 đến 6 tháng tuổi. Song song với tập ăn dặm, ba mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ và uống sữa công thức vì đây vẫn là nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng chính cho bé mỗi ngày.

Các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, việc tập cho trẻ ăn đồ ăn đặc hơn giúp trẻ rèn luyện khả năng nhai, nuốt và các phản xạ ăn uống khác. Đồng thời, đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện hơn, ba mẹ cần giúp bé luyện tập với thức ăn cứng hơn để đường ruột của trẻ trưởng thành hơn.

 
Bé có thể bắt đầu tập ăn dặm ngay cả khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi (ảnh minh họa)

Dấu hiệu bé yêu sẵn sàng ăn dặm

Nhiều biểu hiển rõ ràng của trẻ sẽ cho ba mẹ biết các thiên thần của chúng ta đã sẵn sàng với bữa ăn dặm.

- Bé đủ cứng cáp để có thể kiểm soát được hoạt động của đầu và cổ, bé có thể giữ đầu thẳng đứng, thăng bằng và hướng nhìn tới vị trí mà bé muốn.

- Bé có thể ngồi vững chắc nhờ có sự hỗ trợ của bố mẹ. Ngay cả khi bé không thể tự ngồi trên ghế dành cho mình thì bé vẫn có thể ngồi thẳng để việc nhai nuốt được thuận lợi

- Bé không còn phản xạ đẩy thức ăn ra bằng lưỡi nữa, bé biết giữ thức ăn trong miệng và nhai nó.

- Miệng và lưỡi của bé phát triển đồng bộ với hệ thống tiêu hóa, giúp bé có thể di chuyển thức ăn vào trong, nhai và nuốt. Khi bé học được cách nuốt thức ăn, bé sẽ ít chảy nước bọt hơn. Tuy nhiên nếu bé mọc răng thì bé vẫn sẽ có nhiều nước bọt.

- Bé tăng cân đang kể. Hầu hết các em bé sẵn sàng ăn đồ ăn sệt khi cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh ra và ít nhất bé được 4 tháng tuổi.

- Bé cảm thấy thèm ăn. Bé có vẻ đói và đói ngay cả khi bé bú sữa mẹ hay uống sữa công thức nhiều lần trong ngày.

- Bé thấy tò mò về thức ăn. Bé yêu của bạn bắt đầu chú ý đến những gì mà bạn ăn hoặc với lấy thức ăn. Bé theo dõi cách mà bạn đưa thức ăn từ bát lên miệng.

Bé sẵn sàng ăn dặm khi bé có thể kiểm soát được đầu và cổ của mình (ảnh minh họa)

Ba mẹ nên bắt đầu ăn dặm như thế nào

Ba mẹ tập cho bé ăn dặm bằng bột xay nhuyễn, có thể bắt đầu bằng bột trẻ em, ngũ cốc, khoai lang, bí, táo hay lê. Ba mẹ trộn bột xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp pha loãng cho trẻ dễ ăn.

Ba mẹ dùng một chiếc thìa nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Nếu em bé có vẻ không quan tâm tới việc ăn bằng thìa, mẹ có thể cho bé ngửi thấy mùi và hương vị của thức ăn, chờ tới khi bé có cảm giác muốn ăn.

Khi mới tập ăn dặm, ba mẹ cho bé ăn đồ ăn sệt 1 lần 1 ngày, bất cứ khi nào bé cảm thấy vui vẻ thoải mái. Khi mới đầu, em bé không thể ăn nhiều nhưng bé sẽ quen dần trong những lần sau vì các bé đều cần thời gian để học cách nhai, nuốt.

Dần dần ba mẹ tăng lượng thức ăn dặm cho bé và sữa pha kèm cũng ít đi để tăng độ đặc sệt. Ba mẹ cũng học cho bé thưởng thức nhiều mùi vị thức ăn dặm khác nhau để bé có một khẩu phần ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Mặc dù việc tập cho trẻ ăn một món mới không hề đơn giản.

Bé ăn dặm như thế nào?

Mới đầu, hãy cho bé ăn mỗi ngày một bữa ăn đặc sệt. Khi nào bé được 6 – 7 tháng, ba mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, tăng lên 3 bữa khi bé được 8 tháng.

Khẩu phần ăn của bé khi 8 tháng tuổi sẽ bao gồm:

- Sữa mẹ và sữa công thức giúp bổ sung sắt.
- Ngũ cốc để bổ sung khoáng chất sắt.
- Thực phẩm có màu xanh, vàng, da cam.
- Hoa quả.
- Một chút protein từ thịt, đậu phụ…

Sau đó, em bé có thể tham gia vào các bữa ăn gia đình với thức ăn được chuẩn bị riêng. Bé có thể học được cách ăn uống nhanh hơn từ các thành viên khác trong gia đình. Và không khí ấm cúng của bữa ăn gia đình cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Chờ đó đọc tiếp: Cẩm nang giúp trẻ ăn dặm phần 2

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

6 tháng, tôi dạy con nói hai thứ tiếng

“Ngay cả trước khi biết nói, não bộ trẻ sơ sinh đã được “dọn đường” để có thể học tới 3 ngôn ngữ cùng một lúc” – câu nói nổi tiếng của vị CEO một tập đoàn giáo dục lớn của Mỹ khiến tôi rất tâm đắc. Trẻ nhỏ rất kỳ diệu ở chỗ: chúng có thể kích hoạt được cùng lúc nhiều ngoại ngữ một cách đơn giản trước khi tròn 6 tuổi. Sau giai đoạn cửa sổ này, độ mềm dèo, linh hoạt của não giảm đi và do đó, rất khó đến tiếp thu thêm một ngoại ngữ nữa mà không bị nhầm lẫn. Vậy nhưng ngược đời là, rất nhiều ông bố bà mẹ đợi đến khi con vào lớp 1 mới bắt đầu cho đi học tiếng anh. Tôi không làm vậy.

Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Con cái chúng ta sau này không chỉ phải cạnh tranh với người Việt mà sẽ là cả những người nước ngoài. Dạy con ngoại ngữ chính là một cách đầu tư cực có lời cho tương lai của bé. Không phải sau này mà ngay cả bay giờ, bất cứ một thông tin tuyển dụng nào cũng có dòng chữ “thông thạo 1 hay 2 ngoại ngữ là một lợi thế” đó sao. Học một ngôn ngữ thứ hai đã được khoa học chứng minh là giúp trẻ tăng cường trí nhớ cũng như khả năng phân tích.

Vì vậy, trong khi những đứa trẻ khác đang tập bò, tập ngồi,…con trai tôi đã sớm kích hoạt được 2 thứ tiếng: mẹ đẻ và tiếng anh. Làm thế nào để tôi thực hiện được điều đó? Xin thưa, đó là một quá trình dài đọc hiểu và tìm tòi rất nhiều tài liệu cũng như phương pháp giáo dục sớm của tôi. Nên nhớ, tôi không khoe mẽ. Tôi đang hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ sau của chúng ta.

Trẻ 6 tháng là thời điểm "vàng" để dạy con ngoại ngữ (ảnh minh họa)

Phương pháp tôi sử dụng, đó là chiến lược OPOL (One Parent One Language) dịch ra có nghĩ là bố và mẹ, mỗi người nói chuyện với con bằng một thứ tiếng. Trong gia đình, tôi luôn nói chuyện với con bằng tiếng Anh và bố nó thì bằng tiếng Việt. Đôi khi, một câu nói của tôi thường phải nói hai lần, lần một làn tiếng Việt, lần hai là tiếng anh. Ví dụ như khi đi ngoài đường, tôi hay nói “Con nhìn kìa, có thấy nhiều ô tô không?” và sau đó là “Look! So many car on the road”. Thông thường, tôi để con nghe 60% là tiếng Việt và 40% là tiếng Anh.

Thực sự lúc đầu, khi phải nói chuyện với con chỉ bằng tiếng anh, tôi cảm thấy khá ngượng miệng và cũng hơi sợ khi người ngoài nhìn tôi với ánh mắt “quái gở”. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng duy trì thói quen này. Luyện tập làm nên thành công và khi con cái đáp trả tôi bằng một từ tiếng Anh, tôi cảm thấy điều đó thật vô cùng ngọt ngào.

Tôi luôn cố gắng để đưa ngoại ngữ thứ hai vào cuộc sống của gia đình tôi. Thậm chí, tôi còn tìm những bộ phim hoạt hình nhưng có hai phiên bản, Anh và Việt để bé xem và cảm thấy thoải mái với những nhân vật quen thuộc. Đưa con đến những nhà hàng có nhiều người nước ngoài, những khu vui chơi có trẻ em “Tây” cũng là cách tốt để tạo môi trường song ngữ cho bé. Học ngoại ngữ qua các bài hát cũng là một phương pháp tưởng ai cũng biết nhưng lại vô cùng hiệu quả. Cách học song song này làm cho trẻ rất dễ nhớ còn nếu học mà không liên quan đến nhau cũng dễ bị làm trẻ bị rối.

Tôi đã từng bị gia đình gây áp lực vì con mãi 18 tháng chưa biết nói, khi nói rồi thì lại một câu xen cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Các mẹ có con học cùng lúc hai ngoại ngữ như tôi trên thế giới rất nhiều. Tất cả đều hiểu được rằng sẽ sẽ chậm nói hơn so với các bạn. Tuy nhiên, tôi chấp nhận điều đó. Tôi lấy quan điểm của tiến bộ chậm và chắc để dạy con mình. Con có chậm hơn nhưng khi đã nói, bé sẽ nói được cả câu dài, rành mạch, rõ ràng và không bị ngọng. Con trai tôi chỉ thực sự nắm bắt tốt ngôn ngữ trong giai đoạn từ 2-4 tuổi. Lúc này, bé đã có thể nói cả tiếng Anh và tiếng Việt một cách tự nhiên. Gặp ai thì phản xạ là nói tiếng đấy. Khi bé bắt đầu đi học mầm non, thì tiếng Anh và tiếng Việt của bé đã thực sự nhuẫn nhuyễn.

Theo tôi, mọi đứa trẻ đều là thiên tài. Bí mật quan trọng nhất là vào thời kỳ sinh trưởng của não (0-6 tuổi), chỉ cần một tác động nhỏ đúng cách của người mẹ cũng mang lại những hiệu quả rất ý nghĩa. Dạy con đúng thời điểm là vô cùng quan trọng để giúp những khả năng tiềm tàng được phát triển.

Dạy con tiếng Anh nhờ 'chiêu' 6 HƠN

Hôm nay đón Len đi học về ở trường mẫu giáo lớn, tôi được cô giáo hỏi “Chị có cho bé đi học thêm tiếng Anh ở đâu không vì cháu biết nhiều từ lắm chị ạ, có những từ chỉ vật dụng thông thường, chúng em chưa cần dạy mà cháu đã thành thạo rồi”.

Quả thật, chuyện Len học giỏi tiếng Anh, tôi không lạ. Vậy nhưng tôi vẫn rất vui mừng và tự hào về con gái mình. Càng ngày, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng cách mình đang dạy con, đang học với con tiếng Anh ở nhà là đúng đắn. Bé Len nhà tôi năm nay 5 tuổi nhưng đã có một kho từ vựng tiếng Anh khá nhiều và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ này. Không cần trường song ngữ, giáo viên Tây....con gái tôi vẫn nói tiếng Anh như gió.

Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2.

1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường

Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

2. Nói nhiều HƠN viết

Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.

Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.

Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết


Lý thuyết suông thường không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi (ảnh minh họa)

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.

Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.

Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Học cụ HƠN giáo trình

Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán.

Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay.

5. Bắt chước HƠN ngữ pháp


Học tiếng anh qua các bài hát (ảnh minh họa)

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

6. Vui HƠN cho điểm

Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.

Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.

Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy!

Bất cứ bà mẹ nào khi nuôi con đều hồi hộp từng ngày để nghe con cất tiếng gọi “mẹ ơi” đầu tiên, được nghe giọng nói líu lo, ngây thơ và đáng yêu của bé. Trẻ biết nói sớm thể hiện sự phát triển tốt của não bộ và nhận thức. Khi trẻ đã biết nói, việc giao tiếp với bé, dạy bé tập đọc, tập viết, học ngoại ngữ hay học toán đố đều sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt.

Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng, ngày nay số lượng trẻ bị chậm nói ngày càng nhiều. Có những bé đến 18, 21 tháng tuổi vẫn chỉ biết bập bẹ những từ vô nghĩa. Có những bé đã 3,4 tuổi nhưng vẫn “ngọng líu ngọng lô”. Không nên đổ lỗi cho bé hay nghĩ rằng “con mình nó thế!”. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ.

Xin liệt kê ra đây những sai lầm “kinh điển” của chị em trong việc dạy bé đã khiến con chậm nói, nói ngọng.

1. Đáp ứng con quá nhanh chóng

“Lỗi” này quả đúng là yêu con quá lại hóa hại con. Khi bé chỉ vào bình sữa và với với tay đòi cầm, đòi ăn. Ngay lập tức, mẹ lấy bình sữa đưa cho con vè cho bé ăn. Hay Làm như vậy là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ được nói.

Cách làm đúng phải là mẹ nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn,. Bất kể đó là từ “đói”, từ “sữa” hay từ “măm măm” thôi cũng rất quan trọng. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.

Chiều con quá lại khiến trẻ chậm nói (ảnh minh họa)

2. Bật tivi, ipad, iphone cho bé xem suốt ngày

Đối với trẻ con, có vẻ như công nghệ càng hiện đại thì lại càng “hại điện”. Có một hiện tượng rất thú vị mà bất cứ bà mẹ nào cũng nhận ra, đó là cứ bật tivi lên thì trẻ bỗng dưng lại “ngoan” một cách kỳ lạ. Bé ngồi yên, chăm chú theo dõi, bỏ cả chạy nhảy, bỏ cả quấy mẹ và đương nhiên, trẻ cũng bỏ cả nói chuyện.

Nhiều chị em thắc mắc: mẹ nói cũng là nói mà tivi nói cũng là nói. Tại sao trẻ xem tivi lại chậm nói còn nghe mẹ nói lại nhanh biết nói. Thực ra, việc giao tiếp giữa mẹ - con và tivi là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Khi trẻ xem tivi, bé sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Bé là người nghe và chỉ cần yên lặng nghe. Lâu dần sẽ khiến trẻ mất đi ham muốn được nói. Trong khi đó, khi bé giao tiếp với mẹ, đấy là một mối quan hệ hai chiều. Bé vừa là người nghe, vừa là người cần nói, cần bày tỏ ý kiến. Từ đấy sẽ thôi thúc trẻ nói hơn. Xem tivi nhiều cũng khiến trẻ quên đi giọng mẹ và chỉ tập trung vào âm thanh của tivi.

Nếu cho con xem, mẹ nên cùng ngồi với bé để xem các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.

3. Lười nói chuyện với con vì nghĩ bé “chẳng hiểu gì”

Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi bé mới là trẻ sơ sinh lại là nguyên nhân khiến bé chậm nói.

Nhưng chỉ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để ‘tám’ với bé nhiều hơn. Đôi khi chỉ một câu nói bâng quơ, phiếm chỉ: “Để mẹ bế con nào” hay “Con yêu mẹ không?”… cũng có tác dụng lớn với khả năng ngôn ngữ của bé. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau.

4. Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con, cố tình nói ngọng, nhả nhớt.

Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, một số bố mẹ hay thường thích dùng “ngoại ngữ của bé” như: "tị ơi tị" (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể khiến trẻ hứng thú hơn. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, bé hay thường hét lên hoặc kêu “a..a…” rất to. Những lúc như vậy, mẹ lại cũng hét lên, cũng “a…a..”, cũng lặp lại những âm thanh y hệt của bé để “giao tiếp” với con. Điều này là sai lầm.

Nhiều ông bố bà mẹ sai lầm khi cứ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết là phải nói đúng và nói chính xác. Lâu dần, chính thói quen này của người lớn đã khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy về “lời nói đúng và đầy đủ”.

5. Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè

Nhiều bố mẹ ngày nay vì sợ bên ngoài “nguy hiểm” nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri. Một số bà mẹ thậm chí khi thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, mầm non nhưng vẫn để con ở nhà với mẹ hoặc ông bà vì lo bé đi học sẽ bị lây bệnh từ bạn bè, lo cô giáo chăm con không kỹ. Chính điều này đã tước đi của trẻ cơ hội được giao tiếp.

Có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, đó là trẻ đi mẫu giáo sẽ rất nhanh biết nói. Bé được đặt trong một môi trường có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý cho bé đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp bé nhanh biết nói.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cách tập cho trẻ ăn rau



Mách nhỏ bố mẹ cách tập cho trẻ ăn rau


Tập cho con ăn rau quả và làm sao cho bé ăn ngon miệng là điều rất nên làm nếu bạn muốn con có một sức khỏe tốt. Dưới đây là cách đơn giản để bé ngoan ngoãn chịu ăn các loại rau, củ, quả.


Ảnh minh họa

1. Chú ý về mặt thẩm mỹ

Đối với các bé mà nói, vị giác chưa thực sự quan trọng bằng thị giác. Bé thích tất cả những cái gì đẹp, lạ, màu sắc rực rỡ. Bé thích khám phá chúng và cách khám phá tuyệt với nhất là bỏ vào miệng.

Chính vì vậy, khi muốn con ăn rau củ, mẹ cũng nên áp dụng đúng quy tắc này. Mẹ nên trang trí món ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh, hoặc kết hợp nhiều loại rau củ trong một món với màu sắc khác nhau, thật đẹp và hấp dẫn, bé sẽ ngoan ngoãn thưởng thức.

2. Cho bé cùng đi chọn mua rau, củ

Hãy cùng đưa con đi mua rau, của quả, chỉ cho bé tên các loại rau củ và hỏi bé xem con thích loại nào. Bạn cũng có thể đưa con về vùng quê, cho con thấy các loại rau được trồng như thế nào, tên chúng là gì, chúng nở hoa ra sao, chúng đậu quả thế nào… Điều đó sẽ khiến bé ấn tượng, khiến bé háo hức được ăn ngay loại rau mà bé đã được tận mắt tìm hiểu hoặc tận tay mua về.

3. Mâm cơm nhiều lựa chọn rau, củ

Ninh rau củ với xương hầm, nấu rau với thịt xay… là những cách giúp món rau thêm ngon, ngọt, rất kích thích vị giác sẽ khiến bé thích thú.

Ngoài ra, trong mâm cơm bạn nên làm 2-3 món rau, củ, quả. Khi lấy thức ăn cho bé, thay vì hỏi “Con ăn món gì”, bạn có thể hỏi: “Con canh ăn bí đỏ hầm hay rau mồng tơi nấu cua?”. Cho bé quyền lựa chọn trong giới hạn của bạn giúp cho bé ngoan ngoãn và tự giác ăn hơn.

4. Cho bé uống nước rau, củ quả

Nước ép rau củ quả chứa lượng chất xơ, vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Mặt khác, hương vị của các loại nước ép này cũng rất thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Bạn hãy tìm hiểu thêm nhiều cách pha khác nhau để ly nước thêm đậm đà và hợp với khẩu vị của trẻ. Mỗi ngày, bạn cho bé khoảng 150ml – 200ml loại nước ép này là đủ. Những lúc khác bé khát, bạn có thể cho con uống nước lọc bình thường.

Tuy nhiên, bạn nên tránh mua những loại nước ép trái cây bày bán sẵn vì chúng thường chỉ có 10% là nước ép thật, còn lại là nước, đường, màu thực phẩm và hương liệu, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của bé.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Hướng dẫn dạy trẻ sơ sinh tập bơi

7 thực phẩm cho bé lớn nhanh

Cho dù con bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng đừng bao giờ bỏ qua thực phẩm dưới đây vì chúng vô cùng tốt.

1. Quả bơ

Đây là trái cây duy nhất chứa chất béo không bão hòa dạng đơn thể – hay nói cách khác là chất béo tốt cho sức khỏe (quả olive cũng chứa chất này). Chất béo này có tác dụng làm giảm cholesterol – chất gây hại cho tim mạch. Bơ cũng là loại quả chứa nhiều chất xơ nhưng hòa tan tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Bơ chứa nhiều vitamin E, giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Quả việt quất

Việt quất chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, việt quất cũng làm giảm cholesterol, làm tăng trí nhớ và chống lại. Điều thú vị là dù để trong tủ lạnh hoặc ăn tươi, thì loại quả này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

3. Yến mạch

Yến mạch làm giảm lượng đường và cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, yến mạch là món ăn giúp no lâu. Một bát yến mạch với sữa cùng 1 ít quả việt quất vào buổi sáng sẽ giúp trẻ có năng lượng bắt đầu ngày mới. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa yến mạch/ tuần.

4. Cá hồi

Loài cá nước lạnh này chứa nhiều omega 3 – chất béo tốt cho cơ thể trí não của trẻ, làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Các chất có trong cá hồi được chứng minh giúp tâm trạng vui vẻ hơn và giúp mắt bé sáng khỏe.

 
Ảnh minh họa

5. Rau bina

Rau bina là một món ăn chứa rất nhiều sắt, can-xi, acid folic và vitamin A, C. Những chất này giúp xương vào não của trẻ phát triển.

6. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin B, C và E cũng như can-xi, kali, sắt. Đây cũng là loại củ chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa, vì vậy nếu bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón thì nên thêm 1-2 lát khoai lang vào cháo/ bột cho trẻ.

7. Sữa chua

Sữa chua là thức ăn rất được nhiều trẻ yêu thích. Sữa chua giàu can-xi, protein, giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn xấu trong đường ruột.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Khi nào nên cho bé ăn dặm

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu đói nhiều hơn và tăng cân. Vậy khi nào nên cho bé ăn dặm ?

Ảnh minh họa


Dấu hiệu cho biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm dị ứng cho bé. Bởi khi bé tròn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé trưởng thành hơn, có khả năng sản xuất các men tiêu hóa phân giải protein. Và lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm?

- Bé có các cử động nhai không?

- Bé có thể ngồi vững khi được mẹ đỡ không?

- Có phải bé vẫn đói sau khi bú mẹ 8 – 10 cữ hoặc 900ml sữa / ngày?

- Bé có tăng gấp đôi cân nặng so với lúc mới sinh và nặng ít nhất 5,9kg không?

- Bé có tỏ ra tò mò những gì bạn ăn không?

- Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

Thứ tự cho bé ăn dặm : nên theo tự nhiên

- Trước tiên, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Ngũ cốc chứa gluten giúp làm giảm nguy cơ dị ứng và bố mẹ chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.

- Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 – 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.

- Mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món nên cách nhau 2 – 3 ngày. Với cách này, bố mẹ sẽ tránh làm bé ngán và giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.

Theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học – 2004) thì tháng đầu tiên ăn dặm, bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi.

Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.

Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Có nên dùng men vi sinh cho trẻ biếng ăn?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh được quảng cáo dành cho trẻ biếng ăn, hay kích thích trẻ ăn ngon miệng. Điều tất yếu sẽ làm cho ba mẹ của các trẻ cảm thấy phân vân về những thông tin trên.

Trẻ biếng ăn có thể dùng men vi sinh không ?

"Chào bác sĩ, bé gái nhà tôi được 8 tháng tuổi, nặng 7k3 cao 63cm. Bé nhà tôi rất biếng ăn hằng ngày bé ăn 2 cữ bột (80ml/lần) và 300ml đến 400ml sữa ban ngày, ban đêm bú mẹ. Tới giờ ăn là bé cứ hay la, miệng thì ngậm không chịu ăn, dù tôi đã thay đổi món ăn cho bé. Vậy bé nhà tôi có thể dùng men vi sinh được không và dùng trong thời gian là bao lâu? và bé nhà tôi có thể ăn cháo ray được không ạ (không xay) và số lần ăn của bé là 2 hay 3 lần trong ngày?. Xin cám ơn Bác sĩ."

Ảnh minh họa

Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn!

Về cân nặng và chiều cao của bé, vẫn ở ngưỡng cho phép, nhưng là ngưỡng dưới. Bé cần có cân nặng >=7.9kg và chiều cao >=68.7cm. Vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là tình trạng biếng ăn chậm tăng cân cần được giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Vế chế độ ăn, bạn nên cho ăn khoảng 2 bữa bột một ngày, mỗi bữa khoảng 200ml gồm đầy đủ 4 nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh, có thể nấu cơm nát hoặc cháo rồi xay cho bé ăn. Uống 500-600 ml sữa( cả sữa mẹ và sữa công thức), ăn thêm trái cây, sữa chua sau các bữa ăn chính.

Để giải quyết tình trạng biếng ăn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung chất xơ hòa tan (Prebiotics) và các vi khuẩn có ích (Probiotics) từ các loại men vi sinh có trong thực phẩm (như sữa chua) hoặc thực phẩm men vi sinh.

Men vi sinh (Probiotics) là những vi khuẩn có lợi sống ký sinh tại ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa được hoàn toàn và chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Cơ thể con người không tự sản sinh ra các men vi sinh mà cần phải bổ sung từ bên ngoài qua đường ăn uống khi bị thiếu. Nếu hệ tiêu hóa của bé không tốt hoặc bé biếng ăn, kém hấp thu bạn có thể bổ sung men vi sinh hàng ngày.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)