Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Những quan điểm sai lầm về giáo dục sớm

1. Quan điểm sai về Giáo dục sớm là Giáo dục trước tuổi.

Chúng ta vẫn quen với khái niệm 6 tuổi trẻ mới đi học lớp 1, trước 6 tuổi thì mọi sự dạy dỗ đều vô ích, trẻ biết gì mà học, thậm chí là có tội vì “đánh cắp tuổi thơ” của trẻ. Trước 6 tuổi chỉ cần trẻ ăn no, ngủ kỹ, khỏe mạnh tươi vui là tốt rồi. Đây là quan điểm sai lầm, lãng phí 6 năm đầu đời là lãng phí 90% tiềm năng của con người, ngày nay quan điểm này đã thay đổi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Phải chăng chúng ta cũng đến lúc phải thay đổi? Thực tế là dù cha mẹ không dạy thì trẻ vẫn học, vẫn tiếp thu thông tin, vì thế, thay vì để trẻ học những điều xấu hoặc những điều vô bổ, hãy giúp trẻ học những điều bổ ích có lợi cho trẻ sau này. Trẻ học từ trong bụng mẹ, vì thế ko có mốc nào là mốc “tuổi đi học”, chính xác ở đây phải gọi là “trước tuổi đi học lớp 1”, vì thế chúng ta cứ dùng từ “giáo dục sớm” và tạm định nghĩa giáo dục sớm là phương pháp giáo dục trước 6 tuổi – tuổi đi học lớp 1.

2. Quan điểm sai về dạy trẻ trước 6 tuổi giống dạy trẻ tại trường tiểu học.

Quan niệm truyền thống cho rằng học là cứ phải đến lớp, nhìn lên bảng, nghe cô giáo giảng bài. Phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi, và nếu ai đó dạy trẻ theo cách này thì tức là đã phạm phải 1 trong 5 không của giáo dục sớm: “tiểu học hóa Phương pháp này chỉ hại trẻ mà thôi.

Giáo dục sớm đúng nghĩa là dạy trẻ trong cuộc sống, học trong trò chơi. Bản năng cho phép trẻ tiếp nhận mọi thông tin đi vào các cơ quan cảm giác của chúng, lúc nào chúng cũng có thể nhìn, nghe, sờ, làm, ghi nhớ và đặt câu hỏi. Chỉ cần cuộc sống phong phú và đa dạng là có thể tăng cường những điều mắt thấy, tai nghe cho trẻ một cách có hiệu quả, từ đó giúp chúng phát triển trí tuệ, bồi dưỡng kỹ năng, tăng cường thể chất, hình thành tính cách, thói quen và phẩm chất đạo đức tốt.

3. Quan điểm sai về khả năng lý giải.

Giáo dục sau tiểu hoc chủ yếu dựa vào khả năng ghi nhớ thông qua lý giải, đây là điều không thể chối cãi. Nhưng khả năng ghi nhớ máy móc là quá trình tất yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, đồng thời cũng là một loại dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu đối với trẻ.

Trẻ sơ sinh từ lúc không hiểu mọi thứ đến việc từng bước hiểu được vạn vật, từ không có ngôn ngữ tới có ngôn ngữ, tất cả đều phải dựa vào khả năng ghi nhớ ấn tượng (khả năng ghi nhớ máy móc) và sự lĩnh hội từ các tình huống trong cuộc sống. Khi người lớn dạy trẻ học nói, không nên yêu cầu chúng lý giải được.

Thế nên mới có nguyên tắc “đàn gảy tai trâu” và “mưa dầm thấm lâu”. Bản thân trẻ có hứng thú ghi nhớ máy móc vì như vậy chúng sẽ có thông tin để lấp đầy bộ não đang còn trống rỗng. Nhiều trẻ thích nghe đi nghe lại 1 câu truyện hay 1 bài hát là vì như vậy.

4. Quan điểm sai về khó hay dễ.

Người lớn thường áp đặt quan điểm của mình về một việc nào đó là khó hay dễ của mình lên trẻ, dẫn đến việc chỉ dạy những điều dễ mà bỏ qua những điều khó, điều này làm hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của trẻ. Với trẻ, sự khó hay dễ hoàn toàn không giống người lớn.

Trong suy nghĩ của trẻ, chúng không phân biệt cái gì là khó, cái gì là dễ, chỉ có hứng thú và không hứng thú, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Ví dụ như bơi và đi bộ, người lớn nghĩ là bơi khó hơn đi, nhưng nếu dạy trẻ bơi, thì ngay từ khi chưa biết đi trẻ đã có thể bơi thành thục nếu được dạy.

Nhà khoa học Czarknowski người Nga đã huấn luyện thành công cho trẻ 2 tuần tuổi biết bơi lên để thở và lặn xuống để bú sữa. Ví dụ khác là chúng ta nghĩ học tiếng mẹ đẻ dễ hơn học tiếng nước ngoài, nhưng trẻ sơ sinh thì không nghĩ thế, loại ngôn ngữ nào với chúng cũng là ngôn ngữ mới, vì thế hoàn toàn không có sự phân biệt ngôn ngữ nào khó hơn ngôn ngữ nào, nếu cho tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, chúng sẽ học hết.

5. Quan điểm sai về khổ và sướng.

Chúng ta luôn coi học là khổ, từ xưa đã vậy rồi, thế mới có câu “khổ học, khổ luyện”, “mười năm miệt mài khổ luyện”, ... vì vậy người lớn thường sợ trẻ nhỏ “khổ sở khi phải học từ sớm”. Thế nhưng, mọi người không hiểu rằng giáo dục sớm là để tạo cho trẻ niềm đam mê thích thú, từ đó không còn khái niệm “khổ” vì học nữa, trẻ sống và học bằng tất cả niềm thích thú của mình, chính điều này giải thoát cái cảm giác “khổ” mà chúng ta đã có từ ngàn năm nay.

Giáo dục sớm đúng nghĩa kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi. Học có 2 dạng: học một cách khổ sở và học một cách thú vị chính là vui chơi. Vui chơi có 2 dạng: chơi một cách có ích và chơi 1 cách vô ích. Vui chơi có ích chính là học, mà học vui vẻ chính là vui chơi. Thế mới gọi là “học mà chơi, chơi mà học”.

6. Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy cũng vẫn thông minh.

Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ thông minh là do được dạy dỗ tốt. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn. Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được.

Chúng là làm một ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?

Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.

7. Quan điểm cho rằng trẻ thông minh sớm sẽ sớm tự mãn, không tập trung học và bị cô lập với các bạn và có xu hướng bị tự kỷ.

Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này:

Một là: trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ.

Hai là: cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ.

Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.

8. Quan điểm cho rằng não to thì thông minh hơn.

Khoa học đã chứng minh, sự thông minh của con người không nằm ở khối lượng bộ não hay số tế bào não, mà nằm ở sự phức tạp trong liên kết giữa các nơ ron thần kinh của não bộ. Vì thế, não to hay nhỏ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi, chất lượng các kết nối thần kinh mới là yếu tố quyết định.

9. Quan điểm cho thiên tài thì đoản mệnh.

Đã từng có một số nghiên cứu và kết quả là những người được coi là thiên tài thường sống lâu hơn một chút so với người bình thường. Thực tế thì cũng là người, cũng chịu chi phối của quy luật sinh – lão – bệnh – tử, những người kiệt suất khác một chút là họ sống có đam mê, có nhiệt huyết nên sống lâu hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc liên tục hoạt động sẽ giúp não làm chậm được một số quá trình lão hóa, nên nhiều nhà khoa học sống rất thọ. Liên tưởng đến sức khỏe, bạn nghĩ người thường xuyên rèn luyện thể thao hoặc thường xuyên làm việc chân tay có khỏe hơn người không luyện tập không? Với não thì suy nghĩ là cách luyện tập, và rõ ràng não được luyện tập sẽ khỏe hơn là không rồi.

10. Nhiều người cho rằng giáo dục sớm thì phải tráo thẻ và cứ tráo thẻ mới là giáo dục sớm.

Tráo thẻ chỉ là một hoạt động trong hàng nghìn hoạt động giáo dục sớm. Tráo thẻ giúp phát huy khả năng chụp hình của trẻ, giúp phát triển não phải.

11. Chỉ có thể tráo thẻ với trẻ dưới 3 tuổi? Trẻ lớn có tráo thẻ được không?

Xin thưa là được, nhưng phải rất nhanh. Đến người lớn còn học tráo thẻ được nữa là trẻ con. Các sách dạy đọc sách nhanh đều dạy đọc bằng cách chụp, đó có phải là chụp hình hay không? Chính xác là có.

12. Nhiều người cho rằng giáo dục sớm là Glenn Doman, hay Montesorri, hay Shichida và Việt Nam không có giáo dục sớm?

Đó chỉ là một vài đại diện tiêu biểu của các phương pháp giáo dục sớm trên thế giới. Ngoài các đại diện này ra, còn rất nhiều các trường phái khác nữa. Chính kinh thánh, kinh phật, kinh toran, v.v... cũng đều có các nội dung giáo dục sớm. Các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ, vè, v.v... có nội dung giáo dục cũng đều là giáo dục sớm. Các trò chơi trẻ được chơi ở trường mầm non công lập cũng có những hoạt động bổ ích cũng là Giáo dục sớm.

Riêng việc cha mẹ quan tâm tới con cái, nói chuyện trao đổi với con cái thường xuyên cũng là giáo dục sớm. Hãy nhớ lại định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: giáo dục sớm là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Mọi thứ đều là giáo dục sớm, và nếu chỉ 1 vài thứ thì là giáo dục sớm không toàn diện và đầy đủ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)