Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Trò Banh Đũa, Chơi Chuyền ngày xưa, có ai còn nhớ?

Chuyền chuyền một, một đôi

Chuyền chuyền hai, hai đôi…

Tuổi thơ của những cô bé ngày xưa đi học không thể thiếu trò chơi, câu ca dân dã này. Ở miền Bắc thi vị gọi là Chơi Chuyền, còn có cả đồng dao để đọc theo từng động tác, như một trò chơi dân gian đầy ý nghĩa. Ở miền Trung thô mộc, gọi là Chơi Nẻ, Đánh Nẻ, mà nguồn gốc chưa ai hiểu từ đâu. Miền Nam chân chất, trò chơi có gì thì gọi ngay tên ấy, à có banh có đũa, thì gọi ngay là trò Banh Đũa.

Ảnh minh họa
Trẻ nhà quê lê lết khắp nơi, đùa trên sân trường, lê la bờ đê bãi cát, lẹt quẹt kê dép ngồi ngay trên sân mà chơi. Những trò chơi cũng tự nhiên không kém, hễ vui, hấp dẫn, thú vị thì chơi. Cách chơi truyền từ đứa lớn tới đứa bé, truyền từ vùng này qua nơi khác, lâu dần có nhiều “dị bản” độc đáo ở mỗi địa phương.

Và một cách rất hồn nhiên, các cô bé ngày xưa lúc nào cũng lanh lẹ, dù thân hình có chút mảnh mai nhưng rất dẻo dai, khéo léo, một tay vun vén cho mấy đứa em hay chăm lo được hết việc nhà.

Trẻ em ngày nay nơi phố thị, bị bao vây bởi bốn bức tường, bởi tiếng ồn, khói bụi của nhịp sống xô bồ. Các em còn bị mê hoặc bởi những sản phẩm công nghệ hiện đại, nào TV, iPhone, iPad, bị cuốn vào thế giới ảo trên Internet, bớt đi một phần hiếu động và mất đi nhiều phần khéo léo, tinh anh.

Nhưng thật may vẫn còn đó những trò chơi dân gian đơn giản. Chỉ cần 1 quả bóng và 1 bó đũa (ít nhất 10 cây), mẹ dành ra 20 phút để chơi cùng con hoặc cho con chơi cùng bạn, các bé sẽ phát triển được thật nhiều kỹ năng một cách tự nhiên như: lẹ tay tinh mắt, các kỹ năng phối hợp cùng sự nhanh nhẹn, khéo léo. Dù có lấm bẩn chút xíu xiu nhưng trải nghiệm của bé thêm nhiều điều thiết thực và quan trọng nhất là được chơi đùa thật vui.

Trò Banh Đũa ngày nay đã được biến tấu đi chút xíu để phù hợp hơn với trẻ em bây giờ và cả bé trai bé gái đều chơi được, đơn giản hơn với các bước:

1. Rải đũa ra mặt sàn. Cầm sẵn quả bóng trong tay.

2. Tung bóng lên, sau đó nhanh tay nhặt 1 chiếc đũa và chụp bóng lại.

3. Bé được quyền để bóng chạm sàn 1 lần rồi chụp.

4. Nếu bé chụp hụt bóng, bé bị mất lượt và chuyển cho bạn khác chơi.

5. Nâng số đũa phải nhặt trong những lượt tiếp theo, cho đến khi bé không thể nhặt nữa.

Bé sẽ thoải mái vui chơi, tập sự khéo léo và khả năng tập trung với trò chơi Banh Đũa này. Lần đầu chạm tay vào banh và đũa, bé còn lóng ngóng, dễ làm hỏng dẫn đến mất tự tin hay hờn dỗi, không chịu chơi tiếp, mẹ cần bên cạnh để động viên và làm mẫu cho bé nghen! Những động tác của mẹ sẽ giúp bé bắt chước theo thật đúng, như vậy khoảng cách giữa hai mẹ con thêm gần gũi, và biết đâu tài chơi Banh Đũa ngày xưa của mẹ sẽ khiến bé phục lăn.

Đến khi thành thục các động tác rồi, bé sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm đấy mẹ nhé! Trong quá trình chơi, hai mẹ con thoải mái sẻ chia, chuyện trò và hiểu nhau hơn, như hai người bạn đích thực. Đây cũng chính là cách hiệu quả nhất để rút ngắn khoảng cách thế hệ, giúp gia đình luôn đồng thuận và vui vẻ.

Mẹ cũng có thể tập cho bé đọc bài đồng dao dễ thương phía dưới khi đang chơi để phát triển ngôn ngữ và trí nhớ của bé, một công đôi việc, chỉ một trò mà bé học được nhiều thứ hay ho.

Chơi chuyền

Cái mốt, cái mai
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi

Đôi chúng tôi
Đôi chúng nó
Đôi con chó
Đôi con mèo
Hai chèo ba

Ba đi xa
Ba về gần
Ba luống cần
Một lên tư

Tư củ từ
Tư củ tỏi
Hai hỏi năm

Năm em nằm
Năm lên sáu

Sáu lẻ tư
Tư lên bảy

Bảy lẻ ba
Ba lên tám

Tám lẻ dôi
Đôi lên chín

Chín lẻ một
Mốt lên mười.

Chuyền chuyền một, một đôi…

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Vui chơi ngoài trời giúp phát triển trí thông minh cho trẻ

Những món đồ chơi phát triển trí tưởng tượng và sức sáng tạo của bé

Trẻ em cần được bố mẹ khuyến khích sử dụng trí tưởng tượng và thể hiện bản thân thông qua giao tiếp xã hội và các hoạt động vui chơi. Trong đó, đồ chơi cũng có góp phần đáng kể giúp trò chơi của trẻ sinh động hơn và qua đó giúp bé phát huy trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo của mình.

Sau đây là một số gợi ý đồ chơi và cách tận dụng làm đồ chơi để phát huy tính sáng tạo của bé.

Các món đồ chơi nhỏ

Đây có thể là các món đồ chơi bằng nhựa, gỗ hoặc kim loại ví dụ như thú nhồi bông, con rối , búp bê vv… Chúng có thể phân loại thành nhiều thứ khác nhau như:

- Búp bê mô phỏng các nhân vật trong gia đình chẳng hạn như bố, mẹ , trẻ con, ông bà, cô dì , chú bác …

- Mô hình các nhân vật trong xã hội chẳng hạn như nhân viên cứu hỏa , cảnh sát , giáo viên , bác sỹ, công nhân xây dựng , nông dân…

- Các nhân vật hoạt hình như siêu nhân, quái vật, công chúa, phù thủy, nàng tiên , kỳ lân , khủng long…

- Các loài động vật như vật nuôi, động vật hoang dã , các loài bò sát , côn trùng, chim, cá và các sinh vật biển khác …

- Các phương tiện giao thông như xe hơi, xe tải , xe máy , xe cứu hỏa , xe cứu thương , xe cảnh sát , xe lửa , máy bay , tàu thuyền …

Ảnh minh họa

Đồ chơi xây dựng

- Các hộp các-tông với hình dạng và kích cỡ khác nhau.

- Bộ lắp ghép Lego hoặc các loại đồ chơi xây dựng khác.

Trò chơi hóa trang và đóng giả nhân vật

- Quần áo cũ, giày dép, khăn choàng…

- Các bộ đồ chơi y tế.

- Búp bê với các phụ kiện như gương, nhà búp bê…

- Bộ trò chơi nhà bếp , muỗng, dĩa.

- Bộ đồ chơi nhà bếp hoặc lò nướng.

- Mô hình điện thoại đồ chơi.

- Kiếm nhựa và khiên.

- Mặt nạ hóa trang.

Các hoạt động thể thao

- Bộ bowling chơi ở nhà.

- Vòng.

- Phi tiêu.

- Bộ chơi bóng rổ trong nhà.

- Gối và đệm xốp.

- Thú nhồi bông lớn.
Ảnh minh họa
Các vật liệu dùng để vẽ

- Giấy (lớn và nhỏ).

- Bút chì và tẩy.

- Bút chì màu.

- Keo dán.

- Kéo.

- Băng dính.

- Cọ vẽ.

Sử dụng các loại đồ chơi rẻ tiền từ đồ dùng trong nhà.

- Cửa hàng bán đồ cũ và hội chợ thanh lý là nơi có thể mua được những loại đồ chơi với giá cực rẻ.

- Các hộp lớn có thể được sử dụng làm mô hình nhà ở, pháo đài, lâu đài, nhà kho, trường học, bếp vv… còn đối với các hộp nhỏ hơn và bộ xếp hình lego có thể được sử dụng làm đồ nội thất, xe hơi, máy bay vv..

- Những viên sỏi, đá cuội và những mảnh gỗ có thể được dùng để làm hàng rào, thảm thực vật vv..

- Dùng vớ cũ để may thành các con rối, dùng nút đính lên làm mắt và trang trí thêm bằng bút vẽ.

Có nhiều đồ chơi rồi, cả nhà mình cùng bày trò chơi nhé? Bố mẹ có băn khoăn không biết nên chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát huy những kỹ năng mà vẫn vui thật vui? Và còn cần nhiều trò chơi khác nhau để thay đổi nữa chứ nhỉ?

Đừng lo mẹ nhé, những dụng cụ đơn giản này có thể biến hóa thành hàng trăm trò chơi thú vị, hấp dẫn đấy. Tham khảo Kho tàng trò chơi ở đây để áp dụng dần dần nha mẹ!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ cần gì để phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo?

Sự sáng tạo ở trẻ phụ thuộc vào những điều trẻ tích lũy từ môi trường sống, qua trí tưởng tượng, từ những đồ vật trẻ tiếp xúc… Và liệu cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của mình?

Tạo sân chơi lành mạnh và an toàn

Trẻ nhỏ thường không biết bản thân thực sự thích gì nếu không được cha mẹ hỏi han, gợi mở và định hướng cho trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi và tham gia tất cả các hoạt động. Bạn có thể đưa con đến các nhà thiếu nhi để bé có thể tham gia thử tất cả các bộ môn từ thể chất đến năng khiếu; có bé năng động sẽ thích các môn thể thao hay hoạt động hướng đạo sinh, có bé sẽ thích ca hát, nhảy múa hay vẽ và thủ công. Ngoài ra, hãy dành thời gian cho con đi chơi công viên hoặc các sân chơi dành riêng cho trẻ vào những ngày nghỉ, để các bé được chạy nhảy, khám phá xung quanh và chơi những trò chơi thú vị. Cả hai loại hình này đều giúp trẻ tưởng tượng tốt hơn và sáng tạo hơn.

Nếu thực sự không thể sắp xếp được việc đưa trẻ đi chơi, cha mẹ có thể biến nhà mình thành sân chơi mini cho trẻ với những đồ dùng trong nhà, những chiếc thùng giấy và cả khoảng vườn nho nhỏ với vài cái cây. Nhưng hãy nhớ kiểm tra tính an toàn của tất cả những thứ mà bạn định để cho bé chơi và luôn chơi cùng con nhé!

Ảnh minh họa
Luôn bên cạnh khi trẻ vui chơi

Dành thời gian bên con và tham gia vào các trò chơi cùng con là cách tốt nhất để cha mẹ biết con thích những gì, không thích những gì và con đang gặp khó khăn ở đâu, cần bố mẹ giúp gì. Với các trò chơi vận động hay tập thể có sự tham gia của nhiều trẻ, bạn có thể đứng ngoài quan sát và cỗ vũ tinh thần cũng như chăm sóc khi bé cần, nhưng với những trò chơi gợi mở trí tưởng tượng và óc sáng tạo, bạn cần thực sự đồng hành cùng con trong từng chi tiết, chẳng hạn như trong những tình huống sau:

- Khi bé tham gia đóng kịch hoặc chơi nhập vai, hãy giúp con chọn vai phù hợp (nếu bé chưa biết chọn vai nào) và giúp con xây dựng tính cách nhân vật bé chọn; nhưng chỉ là gợi ý thôi nhé, hãy để bé quyết định tính cách cho nhân vật của mình, không cần phải theo khuôn mẫu nào cả. Vậy mới là một vở kịch thú vị chứ, phải không nào?

- Nếu bé đang chơi cát, bạn có thể gợi ý cho con: “mẹ con mình xây lâu đài nhé!” hay “con có biết ở đâu có nhiều cát nhất không?”.

- Nếu bé đang nghịch nước, bạn có thể vừa chơi vừa trò chuyện về những hạt mưa, về hơi nước bay lên trời, và nước còn góp phần tạo nên cầu vồng nữa đấy.

- Nếu bé đang vẽ một bức tranh, hãy cùng con phát triển ý tưởng cho bức tranh của bé, và có khi bạn còn phải hỏi xem bé đang vẽ cái gì “phức tạp” đến nỗi mẹ không thể nào nhìn ra.

- Nếu bé đang chơi lắp ráp những khối ghép tự do, bạn có thể gợi ý đề tài và giúp bé hoàn thiện những mẫu ghép khó, vừa chơi vừa trò chuyện với con để phát triển đề tài thành một mô hình “hoành tráng”.

Ảnh minh họa


Sắp xếp thời gian đủ để con có thể vui chơi

Bọn trẻ ngày nay dường như chỉ còn đủ thời gian cho việc tắm và ăn tối cùng gia đình do quỹ thời gian đến trường, học ngoại khóa, các buổi học thêm… đã chiếm rất nhiều thời gian của trẻ. Là cha mẹ, bạn cần phải sắp xếp thời gian biểu của con và cả của chính bạn nữa để dành ra những khoảng thời gian cho việc vui chơi, tốt nhất là hàng ngày và tối thiểu là hàng tuần. Và đừng đánh đổi những khoảng thời gian chơi đùa ngắn ngủi mỗi ngày của trẻ thành những kỳ nghỉ dài mỗi năm 1-2 lần là đủ. Trẻ cần được vui chơi và giải trí thường xuyên hơn là lâu lâu một lần, dù là rất dài đi nữa.

Nếu bạn chưa có thói quen dành thời gian hàng ngày hay hàng tuần đưa con đi chơi hay chơi cùng con, việc này mới đầu sẽ tương đối khó khăn và đòi hỏi bố mẹ phải rất cố gắng và kiên trì. Hãy bắt đầu với 20, rồi 30 phút mỗi ngày để cùng bé chơi những trò đơn giản và ý nghĩa. Bạn có thể tìm thấy muôn vàn trò chơi thú vị trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam lẫn trò chơi nước ngoài. Và một khi đã tạo được thói quen chơi cùng con mỗi ngày, bạn sẽ thấy giờ chơi của con không còn là sự cố gắng nữa mà cũng chính là niềm vui của bạn, niềm vui được nhìn con khôn lớn mỗi ngày và bạn thấy rõ thành quả bạn đạt được khi thấy con càng lớn càng tự tin và sáng tạo hơn.

Chọn trò chơi, cung cấp đồ chơi và chất liệu để con vui chơi và thể hiện sự sáng tạo

Và cuối cùng, sau khi bạn đã tìm được kho tàng trò chơi, chọn trò chơi, địa điểm và bố trí thời gian phù hợp cho con, việc bây giờ chỉ còn là bày đồ chơi ra và chơi thôi nào! Tuỳ theo loại hình trò chơi mà con yêu thích, bạn hãy chuẩn bị đồ chơi và chất liệu để chơi cho con:

- Các trò chơi đóng kịch và nhập vai: vài cái thùng hay bàn ghế nhỏ để dựng cảnh, tấm chăn hay khăn choàng để làm trang phục và vài món đồ khác làm đạo cụ (như cuộn giấy giả làm kiếm hiệp sỹ, cái chổi lông gà làm chổi phù thuỷ…).

- Trò chơi giác quan: xô, chậu, bình, ca để đựng và múc cát, nước; bạn nên trải thảm xốp có độ bám cho con khi chơi nước để giảm nguy cơ và lực tác động khi bé bị ngã cho trơn trượt.

- Trò chơi lắp ghép và xây dựng: bộ khối ghép hình, các khối gỗ và hộp các-tông to nhỏ.

- Vẽ và thủ công: giấy, giấy màu, bút chì, màu sáp hoặc màu nước, kéo và hồ dán.

Thay vì mua những món đồ chơi được thiết kế chuyên biệt, hãy tận dụng tối đa những đồ dùng có sẵn trong nhà bạn. Thậm chí kiểu tận dụng đồ dùng có sẵn thành đồ chơi này còn giúp bé phát huy khả năng sáng tạo của mình tốt hơn cả đấy bố mẹ ạ!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Giữ an toàn khi bé vui chơi vận động ngoài trời

Sân chơi và các trò chơi hoạt động ngoài trời mang đến cho trẻ bầu không khí trong lành, thật nhiều niềm vui với bạn bè và thời gian vận động để bé phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ luôn lo sợ rằng môi trường rèn luyện của bé không đủ an toàn cũng như những hoạt động vui chơi khiến bé lấm bẩn, mất vệ sinh.Vậy làm thể nào để cho con tha hồ vui chơi, vận động và phát triển một cách an toàn?

Ảnh minh họa


Bố mẹ cùng chơi

Bố mẹ nên cùng tham gia chơi với con để yên tâm hơn bởi trẻ con vẫn chưa thể lường trước được những tình huống nguy hiểm của mìnhcòn những đứa trẻ lớn hơn thì lại luôn thích thử thách bản thân với những giới hạn mới. Bên cạnh đó, việc bố mẹ cùng chơi với con sẽ giúp cho cả nhà vừa có một khoảng thời gian vui vẻ và ý nghĩa, vừa có thể động viên bé tích cực hơn trong các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Ảnh minh họa
Lựa chọn sân chơi thân thiện với trẻ nhỏ

Một sân chơi thích hợp cho các bé cần phải xem xét đến một số yếu tố như:

- Không gập ghềnh và không lót bằng các chất liệu cứng như xi măng, nhựa đường. Ngoài ra sân cỏ, sân đất cũng không an toàn do những điều kiện thời tiết và sử dụng có thể khiến chúng bị bào mòn và giảm khả năng đỡ khi bé bị té.

- Sân chơi không có vũng nước trơn trượt hoặc các vật cản như đá, cành cây, rễ cây… có thể làm bé vấp ngã.

- Không nên có những thứ nguy hiểm như miểng chai, mảnh kim loại.

- Các trò chơi thiết kế không cao quá 3m5.

Để có thể yên tâm hơn, bố mẹ có thể dẫn bé tới các sân chơi theo tiêu chuẩn quốc tế của OMO. Mỗi sân chơi có diện tích trung bình 340m2 với 8 thiết bị vận động như vòng xoay, ghế xoay, xích đu, ghế nhún, tổ hợp cầu tuột và các tổ hợp trò chơi khác nhằm rèn luyện cơ bắp, phát triển hệ cơ – xương – khớp cũng như hỗ trợ cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ em. Đây là những sân chơi được nghiên cứu và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi phát triển của trẻ em trong từng độ tuổi khác nhau cũng như đảm bảo yếu tố an toàn và lành mạnh cho trẻ tha hồ vui chơi.

Dạy con chơi an toàn

Việc dạy cho trẻ cách chơi an toàn cũng rất quan trọng bởi khi bé nắm được các qui tắc của sân chơi, bé sẽ ít gặp tổn thương hơn. Bố mẹ hoặc người giám sát nên hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng đúng các dụng cụ, trò chơi trên sân và tránh những hành động gây nguy hiểm khi đang chơi. Chẳng hạn như:

- Khi chơi cầu tuột phải đưa chân xuống trước;

- Không leo trèo khỏi hàng rào hoặc dây rào;

- Không đứng lên xích đu;

- Quan sát kĩ trước khi nhảy từ trên cao xuống đất để tránh va chạm với những bạn cùng chơi khác, hoặc những vật khác bên dưới;

- Không chạy nhảy, sử dụng sân chơi và các trò chơi khi chúng bị ướt vì rất trơn trượt;

- Vào mùa hè trời nắng, các thiết bị trò chơi được làm bằng kim loại, tay vịn, bậc thang… sẽ dễ trở nên cực kì nóng, cần phải kiểm tra trước khi chơi.

Ngoài ra, bố mẹ không nên để bé vui đùa dưới trời nắng gắt, đặc biệt từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều; trong trường hợp bé bị té trầy xước cần có những biện pháp sơ cứu thích hợp và tiệt trùng để tránh viêm nhiễm. Khi con mệt, không nên gượng ép bé mà hãy đợi cho đến khi sức khỏe của bé hồi phục hoàn toàn. Đối với những bé có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh… thì bạn phải được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định cho bé tham gia chơi một môn thể thao, vận động nào đó.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Lợi ích của việc vui chơi, vận động đối với sự phát triển thể chất của bé

Đối với trẻ em, thể dục có thể chỉ đơn giản là những hoạt động vui chơi, đuổi bắt nhau, trốn tìm, hay đạp xe… nhưng trẻ lại có được rất nhiều lợi ích từ chúng. Dù bận bịu với công việc và cuộc sống thế nào đi nữa, mẹ cũng hãy cố gắng sắp xếp cùng con tham gia vào các hoạt động ngoài trời hàng ngày cũng như trở thành tấm gương để trẻ có thể noi theo, bắt chước các thói quen vận động tích cực của mẹ nhé!

Ảnh minh họa

Nếu bé không vận động thì sao?

Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những đứa trẻ không luyện tập khi còn nhỏ sẽ có chiều hướng tăng cân gấp đôi sau 30 năm. Đa số chúng ta vẫn xem thể dục thể thao là một hoạt động phụ nên trẻ em ít có các tiết học thể dục cũng như các hoạt động vận động hiệu quả. Sau một ngày dài ngồi ở trường, con trở về nhà lại tiếp tục giải trí cùng TV với nhiều các kênh truyền hình cáp, đĩa DVD và các trò chơi điện tử. Bé ăn uống vội vã rồi lại bắt đầu giải quyết bài tập cho ngày hôm sau. Tất cả những áp lực này cộng thêm việc không vận động sẽ làm cho sức đề kháng của bé ngày càng giảm sút, cơ thể không có sức bền, dẻo dai và tinh thần không minh mẫn để học tập tốt.

Vận động mang đến cho bé những gì?

Trẻ em thường xuyên chơi đùa và vận động sẽ có được nhiều lợi ích:

- Hệ cơ xương vững chắc;

- Tránh nguy cơ béo phì;

- Ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2;

- Giữ cho huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể ổn định;

- Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe ở tuổi trưởng thành với thói quen thể dục thể thao đã có sẵn…

Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, các bé có thói quen vận động thường sẽ ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn. Sau một thời gian quen với việc tập luyện, bé sẽ dễ dàng đứng vững trước những thay đổi trong cuộc sống và không bị mệt mỏi khi vượt qua những kỳ thi.

Bạn đã bao giờ quan sát những đứa trẻ chạy chơi trong sân chưa? Hãy thử mà xem, bạn sẽ thấy được ba sức mạnh mà trẻ em có thể có được nhờ luyện tập: sự dẻo dai, sức mạnh của các cơ và sự linh hoạt. Chính vì vậy, cho dù bận rộn đến mức nào, bạn vẫn nên khuyến khích con mình vui chơi và trang bị cho bé những đồ chơi ngoài trời để con có thêm niềm vui khi vận động, vui chơi – đó có thể chỉ là những thứ rất đơn giản và quen thuộc như quả bóng, xe đạp hay sợi dây để chơi nhảy dây… mà thôi.

Khuyến khích trẻ tập luyện

Đối với con trẻ, dường như biện pháp tốt nhất để khuyến khích bé là cách noi gương và thi đua. Mẹ có thể cùng tập với con để giúp bé tham gia vào các hoạt động thể thao siêng năng và hiệu quả hơn, cho con tham gia vào một câu lạc bộ có nhiều bạn cùng lứa tuổi để các bé tha hồ vui chơi với nhau cũng là một biện pháp tốt. Ngoài ra, hãy cho bé luyện tập theo một thời khóa biểu nhất định để tạo thành thói quen, để qua một thời gian dù không có sự hướng dẫn hay nhắc nhở của bạn thì bé vẫn tự động tập luyện.

Cuối cùng, hãy xem đây là một niềm vui thích và tạo ra nhiều niềm vui, bạn đừng tạo cho con cảm giác giờ hoạt động thể dục là một buổi học tập bài bản và căng thẳng nhé!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho bé

Những trò chơi đơn giản hàng ngày sẽ giúp bé làm quen và yêu thêm việc học ngôn ngữ:

Ảnh minh họa

- Các trò chơi với “mèo” và “xe”

Cùng đi ra ngoài với em bé của bạn, gợi ý để bé tìm ra những thứ có âm thanh bắt đầu với chữ “m” (mèo) hoặc “x” (xe) hoặc bất kỳ chữ nào bạn nghĩ ra. Nếu ở nhà, hãy khuyến khích bé đi quanh nhà và tìm ra 5 thứ bắt đầu với chữ “c” hoặc chữ “b”… Bạn cũng có thể đố bé, chẳng hạn: “Bắt đầu bằng chữ ‘b’, rất ngọt và thơm”, sau đó để bé tìm câu trả lời. Đáp án là “bánh”.

- Các trò với những từ kết thúc

Trò chơi này khó hơn, đòi hỏi bé phải tư duy. Hãy gợi ý bé nhà bạn tìm những đối tượng mà kết thúc bằng những âm thanh giống nhau (ví dụ, “cá” và “lá”, cùng kết thúc bằng chữ “a”). Hãy tặng bé phần thưởng là sự khen ngợi, ngay cả khi bé trả lời chưa chính xác.

- Các trò chơi với đôi tay

Tạo hành động với đôi tay của bạn để bé học từ. Ví dụ, xoắn bàn tay trong hình dạng của một con rắn và nói “rắn”. Hoặc dùng bàn tay của bạn như kim đồng hồ và nói “tích tắc”.

- Viết

Viết hoặc in chữ cái trên giấy trắng. Sau đó, cho con của bạn vài cái bút chì màu để bé học tô hoặc trang trí cho chữ cái.

- Miếng dán tủ lạnh

Cho bé của bạn những chữ cái có thể dính được và khuyến khích bé dính chữ trên tủ lạnh. Đừng lo lắng nếu bé tạo ra những từ không có ý nghĩa. Nếu bé đính chữ “em” và đọc là “mẹ” thì đó là dấu hiệu tích cực cần động viên bé.

- Những chiếc thuyền

Bạn hãy đổ nước vào chậu hoặc bát to. Để 3 cái hộp rỗng vào. Cần thổi chúng chuyển động từ bờ bên này sang bờ khác. Bạn nói với bé: “Con tưởng tượng xem, đây là biển nhé. Để cho tàu ra khơi, cần có gió đẩy thuyền đi. Con hít sâu vào rồi thổi mạnh đi!”. Điều quan trọng là theo dõi việc thở ra. Đừng nên chơi lâu, vì bé có thể bị chóng mặt. Để kích thích khẩu ngữ của bé, bạn hãy đặt những câu hỏi: “Thời tiết trên biển thế nào con nhỉ?”, “Con thấy thuyền trưởng trông như thế nào?”…

- Một dàn nhạc đặc biệt

Cần 6 cái hộp và 3 kiểu vật liệu hạt rời (ngũ cốc, đường, bột, hạt cườm…). Điều quan trọng là đổ từng đôi hộp số lượng vật liệu như nhau để âm thanh trùng nhau chính xác. Nhưng âm thanh của đôi hộp này cần khác biệt với đôi khác. Một bộ đưa cho bé, còn bộ kia bạn hãy giữ. Người lớn cần lắc “thùng” bất kì, còn bé cần tìm trong bộ của mình cái thùng có âm thanh y như thế. Bạn hãy tăng dần số lượng hộp. Hãy nghĩ ra những tên gọi lí thú cho những dụng cụ đó: Tiếng ồn, quả bom…Trẻ em rất thích điều đó.

- Bài hát kì diệu

Nguyên âm biểu hiện vẻ đẹp của ngôn ngữ, vì thế cần một phát âm rõ ràng: Phát âm “a” – miệng mở rộng (như “cái cửa sổ nhỏ”), phát âm “o” – đôi môi tròn lại một tí và giơ ra phía trước (như “cái ống nhỏ”), phát âm “i”- môi cười, thấy được răng (như “hàng rào nhỏ”).

+ Cần có 4 cái hộp (mỗi cái dành cho một nguyên âm). Trên mỗi hộp vẽ khuôn mặt người: Mắt, tai, mũi, môi với diễn đạt âm thanh cần thiết.

+ Cần chỉ cho bé theo trình tự để bé có thể đoán được cần hát âm gì: “Con hát đi! Con đừng quên phải hít thật nhiều hơi vào để có bài hát dài”. Ví dụ hát bài “Cháu lên ba” toàn bằng âm “a”.

+ Sau đó bạn hãy luyện với bé những bài 2 – 3 nguyên âm (ví dụ “A-a-a-u-u-u!” và bằng những ngữ điệu khác nhau (nghịch ngợm, hát ru…)

- Cần cẩu

Cơ miệng chịu trách nhiệm về phát âm đúng nhiều âm. Ví dụ, nếu như cơ miệng kém phát triển, âm “o” và “u” sẽ giống nhau, âm “s” không rõ ràng.

Cần 3 cái hộp, chính xác hơn là 6 nửa của chúng. Người lớn đặt một nửa lên bàn, còn bé thì dùng môi di chuyển chúng. Bạn hãy nói với bé: “Con cứ tưởng tượng, mình đang ở công trường xây dựng. Con là chiếc cần cẩu. Con cần phải đem từng phần nhà tới nơi cần thiết”. Nếu những hộp đó to quá với bé thì hãy lấy những thứ nhỏ hơn, nhưng đừng nhỏ quá để bé khỏi nuốt chúng.

Để mở rộng vốn từ vựng của bé bạn hãy hỏi bé: “Chúng ta xây gì nhỉ?”, “Ai sẽ sống trong ngôi nhà này?”

- Cái bao bí ẩn

Cần một cái bao hoặc túi không trong suốt để không nhìn thấy được những vật dụng bên trong túi. Cho vào đó những đồ vật hình oval và hình tròn (trứng, quả bóng nhỏ, bóng lục lạc, cái hộp…).

Trước khi người lớn cho những vật trên vào bao, hãy cho bé sờ chúng trước. Sau đó, đề nghị bé tìm vật cần thiết qua cảm ứng: “Bàn tay con có đôi mặt thần kì đó. Con hãy nhìn và chú ý lấy cho mẹ quả bóng xem nào!” (hoặc vật khác). Bạn hãy hỏi bé về đồ vật bé lấy ra khỏi bao: “Đây là cái gì?”, “Có thể chơi bóng như thế nào nhỉ?”.

Bạn cũng có thể giúp bé làm giàu thêm vốn từ vựng của mình và giúp bé phát triển khả năng nghe, phản xạ bằng cách yêu cầu bé nêu tên cho bạn tất cả những đồ vật mà bé biết bắt đầu bằng chữ cái mà bạn nêu ra. Ví dụ với chữ B – bố, cái bình…

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Vai trò của cha mẹ trong việc chơi đùa để phát triển nhận thức của trẻ

Chúng ta đều đã biết rằng chơi đùa là cách mà trẻ con học hỏi, tuy nhiên đó phải là những trò chơi và những món đồ chơi an toàn, phù hợp, bé có được người bạn cùng chơi hoàn hảo… Và người sẽ bảo đảm những tiêu chí này giúp con không ai khác mà chính là bố mẹ.

Bố mẹ là người bảo vệ

Vấn đề an toàn luôn phải được lưu ý ưu tiên hàng đầu, điều này không có gì khó hiểu cả. Nhưng còn chuyện đồ chơi, trò chơi phù hợp là như thế nào, có quan trọng không?

Quan trọng lắm chứ! Bạn có thể dễ dàng nhớ lại mình bực bội thế nào khi không thể hoàn thành việc gì đó. Trẻ nhỏ cũng vậy thôi, khi bạn cho con chơi những món đồ chơi quá đơn giản, thấp hơn lứa tuổi của mình, tất nhiên bé sẽ chán; còn khi cho con chơi đồ chơi quá phức tạp khiến bé khó có thể tự mình hoàn thành thì không những chơi chẳng vui mà còn khiến bé cáu kỉnh, nản lòng. Sự không phù hợp thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến trẻ con hơn là người lớn, do các bé thường vẫn chưa thông thạo việc điều chỉnh cảm xúc của chính mình.

Vì vậy, bố mẹ, cùng với hiểu biết và kinh nghiệm của mình, sẽ là những người tốt nhất giúp con tránh được những khó chịu không đáng có khi chơi đùa.

Bố mẹ là người giúp đỡ

Cân nhắc, sàng lọc được những món đồ chơi phù hợp nhất, trò chơi an toàn nhất cho con, nhưng việc chưa phải đã xong. Kế hoạch này của bạn có thể bị phá sản vì rất nhiều lý do.

Chẳng hạn có một tình huống khá thường xảy ra, đó là khi bé chưa kịp nắm bắt một trò chơi mới, và thất bại trước bạn bè cùng lứa khiến bé thất vọng, lo lắng. Lúc này chỉ bố mẹ mới có thể trở thành người hùng của con bằng cách cùng chơi và luyện tập với con ở nhà, giúp bé phát triển các kỹ năng và tăng cường thể lực trong một môi trường an toàn. Con có thể thử (và cũng có thể thất bại) những điều mới lạ mà không e ngại bị bạn bè đánh giá. Cùng lúc đó, bố mẹ cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị.

Bố mẹ là bạn cùng chơi tốt nhất

Và để có thể đi đến cùng, phát huy hết mức những lợi ích mà bạn đã kỳ vọng từ lựa chọn của mình, khơi dậy hết mức tiềm năng của con, bố mẹ cần tiếp tục là người bạn cùng chơi tốt nhất với bé. Đừng vội nghĩ rằng điều này thật gượng ép hay nực cười, rằng bạn đã lớn thì làm sao có thể chơi những trò chơi của con trẻ; hãy tham khảo và thử làm theo một số gợi ý của chuyên gia đã nhé:

- Quan sát – hãy xem con chơi để biết được khả năng, sở thích của con, từ đó có cách dẫn dắt và giúp đỡ phù hợp khi cần thiết;

- Có sự tương tác – hãy chủ động chơi cùng với con thay vì chỉ cung cấp những món đồ chơi hay giám sát bé;

- Làm theo – khi chưa cần bạn “ra tay”, hãy “hạ mình” xuống ngang tầm của con, để bé dẫn dắt cuộc chơi;

- Thử thách – trong khi chơi, bạn có thể nêu lên những vấn đề (phù hợp với lứa tuổi của con) để bé tìm cách giải quyết, bạn cũng có thể đóng góp thêm ý kiến cho con để bé vừa chơi vừa học;

- Hãy vui đi, sáng tạo đi, hãy tìm lại đứa trẻ ngày xưa trong chính bạn, đừng để bị đóng khung trong những suy nghĩ già cỗi, vì e sợ nên chẳng dám làm gì. Con bạn sẽ có được kỷ niệm rất đẹp đấy, nếu bạn chịu cùng bé chơi những trò mà nhiều bố mẹ khác “sợ” và chẳng bao giờ chịu chơi.

Nguồn internet


Chúc bạn có thể trở thành người bạn chơi lý tưởng của con, để khiến khoảng thời gian chơi đùa thật sự hạnh phúc và có ích với tất cả mọi người, đặc biệt là với những thiên thần nhỏ!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Chọn đồ chơi giúp bé dưới 6 tháng tuổi phát triển giác quan

Chúng ta thường nghĩ trẻ dưới 6 tháng không cần đến đồ chơi nhưng thực tế một số món đồ cho bé lúc này chính là để giúp phát triển các giác quan của bé.

Dưới đây là một số lý do các bậc phụ huynh nên chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi.
Một số món đồ cho bé dưới 6 tháng tuổi chính là để thúc đẩy phát triển các giác quan của bé (ảnh minh họa).

Lý do nên chọn đồ chơi cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Từ 0 tới 6 tháng tuổi sự phát triển của bé diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Việc chúng ta chơi cùng bé giúp thúc đẩy sự phát triển của 5 giác quan của trẻ sơ sinh như là: xúc giác, vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác đồng thời cũng kích thích não bộ của bé phát triển.

Đồng thời, đồ chơi ở giai đoạn này không chỉ giúp bé phát triển thị giác, thính giác mà còn giúp bé tăng cường nhận thức, sáng tạo, phát triển các kỹ năng xã hội.

Nếu bạn vui chơi với con trong tháng đầu đời, bạn nên giữ khuôn mặt mẹ cách khuôn mặt bé không quá 30cm để bé có thể nhìn rõ mặt mẹ. Nếu bạn đung đưa một món đồ chơi trước mặt con thì cũng nên giữ đồ chơi ở khoảng cách này. Do sau khi chào đời, tầm nhìn ở bé còn mờ nên bé chỉ có thể tập trung vào các đồ vật cách bé khoảng 20-30cm.

Thính giác ở bé cũng rất phát triển sau sinh. Em bé sẽ quay đầu về phía mẹ nếu nghe được giọng nói của mẹ. Tương tự, quay về phía đồ chơi có âm thanh cũng giúp bé phát triển thính giác.

Khi được 3 tháng tuổi, bé có thể cầm nắm được đồ chơi nên lúc này bạn hãy giúp bé rèn luyện kỹ năng nắm bắt bằng những đồ chơi mềm, nhẹ. Nếu bạn lúc lắc một món đồ chơi hấp dẫn trong tầm tay của bé, bé sẽ muốn với lấy nó.

Đồ ngậm nướu dùng để giảm áp lực lên nướu răng đang sưng đau của bé và còn là một món đồ chơi dễ cầm nắm (ảnh minh họa).



Khoảng 5 tháng tuổi, bé có thể khám phá đồ chơi bằng cách đưa chúng vào miệng. Bé dùng môi, lưỡi, miệng để cảm nhận và khám phá đồ chơi. Thực tế, miệng bé gồm nhiều đầu dây thần kinh hơn bất cứ ở chỗ nào trong cơ thể. Kết cấu và hình dạng khác nhau của đồ chơi sẽ hấp dẫn bé.

6 tháng, bé có thể ngồi. Lúc này, đồ chơi cần đa dạng và nhiều tính năng hơn như có thể quay tròn, chạy một đoạn ngắn, phát ra âm thanh khi vặn nút..

Nên chọn đồ chơi gì cho bé ở giai đoạn này?

- Phát âm thanh: Bé có thể nghe rõ từ khi sinh ra. Cho đến khi thị lực phát triển toàn diện thì bé sẽ lắng nghe để cảm nhận về người (đối tượng) bên cạnh. Lục lạc hay những món đồ phát ra âm thanh chính là đồ chơi tuyệt vời cho bé.

- Có màu sáng và độ tương phản cao: Chẳng hạn đen – trắng, trắng – đỏ giúp bé nhận biết khác biệt về hình dạng và màu trong những tuần đầu.

Thêm vào đó, món đồ chơi với nhiều màu sắc tương phản cũng có thể thu hút sự chú ý của bé hơn và thúc đẩy bé khám phá tìm tòi. Những món đồ như, bức tranh nhiều màu sắc, những con thú bông, bóng nhựa,... là đồ chơi thích hợp cho bé lúc này.

Món đồ chơi với nhiều màu sắc tương phản cũng có thể thu hút sự chú ý của bé hơn và thúc đẩy bé khám phá tìm tòi. 

- Chuyển động được: Trong 3 tháng đầu, bé rất thích đồ chơi chuyển động được. Thị lực của bé đang phát triển; vì thế, bé có thể dễ dàng nhìn thấy một món đồ chơi đang di chuyển hơn là một đồ chơi tĩnh. Mẹ nên mua cho bé những con thú hoặc xe đồ chơi có thể di chuyển được.

- Đồ chơi treo hoặc đính lên tường được: Đồ chơi treo lủng lẳng rất lôi cuốn bé cho đến khi bé biết ngồi. Tiếp cận với những món đồ chơi này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nắm bắt. Những đồi treo ở nôi, những khối vuông bằng gỗ có thể xếp chồng vào nhau.



Những đồ vật nhiều màu sắc có thể treo vào nôi hoặc đính lên tường sẽ làm em bé thích thú cầm nắm hoặc lắc lư theo để đón nhận những âm thanh vui tai hay những chuyển động đầy màu sắc (ảnh minh họa).

Những lưu ý cần thiết khi mua đồ chơi cho bé

- Chỉ nên mua của nhà sản xuất chính hãng, có độ tin cậy cao, chất liệu an toàn cho sức khỏe của bé.

- Đồ chơi của bé không nên có những mảnh sắc nhọn hoặc những miếng nhỏ có thể tháo rời vì những thứ này có thể bị sứt gãy và nuốt dễ dàng.

- Hãy chắc chắn đồ chơi cho bé an toàn ngay cả khi bé nhai.

- Không bao giờ buộc thêm dây vào đồ chơi vì nó có thể cuốn vào cổ bé, gây nghẹt thở.

- Thường xuyên làm sạch đồ chơi của bé bằng nước muối, chanh hay xà phòng để tránh vi khuẩn gây bệnh cho bé.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Bé nên học giao tiếp từ khi nào?

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của môt con người. Ngay cả người lớn đôi khi cũng cảm thấy bối rối, không chắc là mình đã làm tốt được, huống chi là trẻ con. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng này nếu được làm quen và hình thành trong mỗi người ngay từ khi còn nhỏ thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ đấy.

Đối với trẻ nhỏ, cách học tốt nhất là thông qua việc quan sát bố mẹ và chơi những trò chơi đơn giản, và do các bé luôn bắt chước người lớn nên bố mẹ - những người lớn gần gũi với bé nhất - cũng chính là những người bạn cùng chơi tốt nhất của con.

Những trò chơi giúp bé học kỹ năng giao tiếp

Bố mẹ nên bày cho con chơi những trò chơi hữu ích để qua đó, bé học được những kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt hơn?

1- Trò chơi đóng vai, đóng kịch: bé được hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau và lựa chọn cách biểu lộ cảm xúc và thái độ phù hợp. Bố mẹ nên tham gia để khéo léo uốn nắn và làm mẫu cho con để bé sửa được những hành vi sai, biết cách cư xử phù hợp trong các tình huống;

2- Trò chơi nhận biết cảm xúc qua biểu hiện khuôn mặt: bố mẹ diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc bằng chính khuôn mặt mình hoặc qua những hình vẽ trên giấy để con đoán, giúp bé nhanh nhạy hơn trong việc nhận biết được cảm xúc của người khác;

3- Những trò chơi tập thể: bố mẹ khuyến khích con hòa nhập với các bạn cùng lứa để tự học các kỹ năng giao tiếp và phối hợp với người khác bằng thực tế.

Ảnh minh họa


Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng để giúp bé thành công trong cuộc sống, nên bố mẹ hãy khuyến khích và giúp đỡ con, tuy nhiên đừng bắt ép con phải tham gia vào một trò chơi nào đó khi bé không muốn. Trên đây chỉ là một số gợi ý để bạn linh hoạt áp dụng. Hãy cùng con trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Con sẽ thông minh khỏe mạnh nếu được ngủ đủ giấc

"Con có thể ăn theo nhu cầu, vui chơi tùy thích và làm những gì bé muốn. Nhưng nhất thiết phải ngủ đủ giấc, vì có như thế bé mới phát triển tốt về thể chất và tinh thần được" - Đó là ý kiến của Suzane Collee - một người mẹ đang sống ở Hague, Hà Lan với ba đứa trẻ xinh đẹp như thiên thần.

Các con của Suzane bé nào cũng rất ngoan, vui vẻ và chúng có thể chơi đùa hay tham gia rất nhiều hoạt động mỗi ngày, mà không bao giờ tỏ ra lờ đờ, mệt mỏi. Suzane bảo, cứ sau mỗi đêm ngủ "thẳng cẳng" và ngon lành, bọn trẻ lại tràn đầy năng lượng cho 1 ngày mới. Thế mới biết giấc ngủ quan trọng như thế nào.

"Nhưng làm sao để bọn trẻ ngủ ngoan như vậy?" - Tôi thắc mắc vì thấy các con mình không bao giờ thôi phụng phịu khi bước vào phòng ngủ, rồi luôn "sục xạo" mỗi đêm vì thức giấc. Kết quả là sáng ra đứa nào đứa nấy nhăn nhó, mếu máo khi bị mẹ "lôi" dậy, chúng thậm chí còn ngủ gục khi đang ăn sáng một cách uể oải nữa. "Thấy chưa, nếu các con chịu ngủ sớm hơn thì giờ đã không mệt mỏi thế này" - Tôi vừa nhăn nhó vừa càu nhàu, cảm thấy năng lượng của mình cũng "sụt" thê thảm sau một đêm không ngon giấc vì phải dỗ con, giờ lại phải thấy vẻ vật vờ của tụi nó nữa. Nhưng mặc cho tôi có dọa dẫm: "Nếu tối nay các con vẫn cứ như vậy, ngày mai mẹ sẽ phạt thật nặng đấy!" hàng... tỉ lần thì những ngày sau vẫn... chẳng có sự thay đổi nào hết.

Các con của Suzane lúc nào cũng vui vẻ, thoải mái, đó là bí quyết giúp con thông minh của mẹ Suzane (nguồn internet).


Vậy bằng cách nào Suzane có thể khiến các con mình ngủ ngoan như vậy? Giải đáp cho những thắc mắc của tôi, cô ấy đưa ra những lời khuyên nghe có vẻ rất đơn giản nhưng vô cùng hợp lý. Cách cô ấy "ru" con mình ngủ chỉ là:

- Giải thích với con rằng giấc ngủ quan trọng như thế nào:

Theo Suzane thì, các mẹ vẫn thường giải thích với bé rằng tại sao con phải ăn rau, thịt thì quan trọng như thế nào, và tại sao con phải tập thể dục cũng như chạy bộ nữa,... Nhưng có khi nào mẹ giải thích với bé rằng vì sao con phải ngủ chưa, cả về tầm quan trọng của giấc ngủ nữa. Chắc hẳn là chưa, hoặc bọn trẻ thường nhận được câu trả lời cho những thắc mắc của chúng một cách rất… khó thuyết phục như: “Đã đến giờ con phải đi ngủ rồi!” hoặc: “Nếu không ngủ thì sáng mai con sẽ mệt lắm đấy!” Thế nên, chẳng khó hiểu khi lũ trẻ luôn coi giấc ngủ như một sự… trừng phạt, hoặc một khoảng thời gian tồi tệ mà chúng bị cách ly với mọi người trong căn phòng tối om.

Gia đình hạnh phúc của Suzane



Thế nhưng, giấc ngủ thực ra không phải là điều tồi tệ như các con vẫn nghĩ, và hơn ai hết, mẹ nên cố gắng giải thích điều đó với bé: Giấc ngủ - theo các nhà khoa học – là khoảng thời gian phục hồi sức khỏe sau một ngày hoạt động, vui chơi, học tập đầy mệt mỏi. Đó cũng là lúc cơ thể con phát triển và về thể chất lẫn tinh thần. Ngủ đủ và sâu giấc còn giúp con tăng cường hệ miễn dịch, tinh thần thoải và vui tươi hơn. Ngoài ra, giấc ngủ còn giúp thực hiện việc “thanh lọc” trí não của bé nữa. Nó lọc những kí ức hình thành trong suốt một ngày của con. Những điều không liên quan sẽ bị loại bỏ và chỉ giữ lại những điều quan trọng hơn, rồi di chuyển chúng từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn của não bộ, để “nhường” chỗ cho những kiến thức mới mà bé sẽ tiếp thu.

Matthew Walker – 1 chuyên gia về giấc ngủ - thuộc Đại học California, Berkeley đã có một so sánh rất trực quan về giấc ngủ, rằng: “Nó giống như khi ta làm việc với 1 hộp thư vậy, cần loại bỏ những thư “rác” và chỉ giữ lại những thư quan trọng, để có không gian nhận những tin nhắn mới”. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những kiến thức và kĩ năng bé mới học sẽ được củng cố và tăng cường sau một đêm ngủ ngon. Điều đó có nghĩa là con sẽ đá bóng, chơi đàn hay nhân chia,… giỏi hơn chỉ bằng cách ngủ thật ngon!

Anh Henk Netten (chồng Suzane) và con gái (nguồn internet).

"Tôi nói dài dòng như vậy, là muốn nhắn nhủ với các mẹ khác rằng: Khi muốn giải thích cho con một điều gì đó, thì chính họ cũng phải hiểu một cách rõ ràng nhất" - Suzane giải thích. Cô ấy nói thêm: "Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: Khi bố mẹ giảng giải cho con về tầm quan trọng của giấc ngủ, bé sẽ có phản ứng tích cực với nó hơn. Giống như khi bé biết được ăn rau rất tốt cho cơ thể, con sẽ thích và ăn rau nhiều hơn. Giấc ngủ cũng hoàn toàn như vậy. Trong rất nhiều nghiên cứu được tiến hành với các học sinh ở nhiều lứa tuổi, kết quả cho thấy phần lớn các bé đó đều ngủ sớm và ngon giấc hơn, sau khi biết được điều đó quan trọng như thế nào. Rất nhiều bố mẹ cũng vui mừng cho biết, ngủ đủ giấc khiến con họ giảm tình trạng “gà gật” vào ban ngày. Chúng cũng vui vẻ, hoạt bát hơn nhưng không còn quá hiếu động, bốc đồng hay cáu gắt, khó chịu nữa".

- Luôn đề cao tầm quan trọng của giấc ngủ:

"Mỗi tối khi chuẩn bị đến giờ ngủ, vợ chồng tôi thường tỏ ra vội vã với các con: "Thôi chết, bố mẹ đã sắp muộn giờ ngủ mất rồi. Bố mẹ sẽ phải ngủ ngay bây giờ thôi, còn khi nào các con mới bắt đầu ngủ thế?" Hỏi như vậy để các con thấy rằng, giấc ngủ là thứ gì đó rất quan trọng. Và nếu không ngủ ngay, chúng sẽ bỏ lỡ một điều vô cùng đáng tiếc. Thế là, ngay sau đó cả mấy đứa đều nháo nhào: "Bọn con cũng sắp muộn mất rồi!" và lập tức leo lên chiếc giường ấm áp của mình, nhắm mắt và... ngủ tít ngay sau đó" - Suzane cười nói: "Làm cách này đôi khi giống như bố mẹ "đánh lừa" bọn trẻ vậy. Nhưng điều đó sẽ tốt hơn cho các con nhiều".

"Cậu út" đáng yêu (nguồn internet).

Suzane còn kể thêm: "Mỗi lúc chơi cùng nhau, mình thường hỏi các con: "Trò này có vui không, có thú vị không,..." Hiển nhiên là các con sẽ trả lời: "Có!!!!" Thế là mình lại tiếp tục: "Vậy mai các con muốn chơi tiếp chứ, hay là chúng ta thử trò khác nhỉ?" Lúc này, dù bọn trẻ có trả lời như thế nào đi nữa, mình cũng đều nói: "Vậy tối nay hãy ngủ sớm một chút nhé, nếu không các con sẽ không đủ sức để chơi vui thế này đâu!" Hiển nhiên, từ đó, trong đầu con lúc nào cũng có ý niệm về sự cần thiết phải ngủ sớm. Kết quả là đến tối mình cũng chẳng phải nhắc câu nào luôn.

- Trò chuyện với con thật nhiều:

Bé chỉ ngủ tốt khi đầu óc con hoàn toàn thoải mái thôi. Vì vậy, mẹ chăm chỉ trò chuyện, lắng nghe con để bé "giải tỏa" hết những bức xúc, những ấm ức trong lòng là cách rất hiệu quả để bé có giấc ngủ sâu, "thẳng" giấc về đêm. Cũng nên hạn chế quát mắng, cáu gắt với con để bé không bị căng thẳng, dẫn đến giấc ngủ chập chờn. Theo Suzane, chỉ cần mẹ cố gắng bình tĩnh, kiềm chế một chút thì sẽ bớt được bực bội với các con, cho dù chúng có gây phiền phức thế nào đi nữa.

Nhờ những "bí kíp" như trên mà các con của Suzane lúc nào cũng hoạt bát, khỏe mạnh và vui vẻ do được ngủ đủ giấc. Nhờ vậy, các bé có hứng thú hơn với chuyện học hành, vui chơi cũng như tất cả các động khác. Thật đáng để tham khảo phải không các mẹ?

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Muốn con "đọc thông viết thạo": Dễ ợt!

Trong khi hầu hết các bé khác đã thuộc "làu làu" mặt chữ để chuẩn bị đi học lớp 1 rồi, thì Tin Tin nhà mình vẫn "lờ mà lờ mờ", chữ nhớ chữ không. Là lỗi tại bố mẹ cứ di chuyển công tác suốt nên toàn "tha lôi" con đi theo, khiến bé chẳng được học cố định ở một nơi nào. Có khi con đến lớp mẫu giáo chưa kịp làm quen với các bạn, với chương trình thì đã "bay" sang trường khác theo bố mẹ rồi. Kết quả là giờ bố mẹ đã có thể bắt đầu "cắm chốt" lại thành phố và ổn định nhà cửa, công việc để con đi học, thì mới "giật nảy" vì kiến thức "ù ù cạc cạc" của cục cưng nhà mình.

Cuống cuồng lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì, bố mẹ bình tĩnh ngồi "kiểm điểm" lại bản thân vì lâu nay chẳng chăm lo gì đến việc học hành của con; khiến Tin Tin có nguy cơ "đuối" khi đi học do không theo kịp các bạn. Sau đó thì đưa ra giải pháp: mẹ sẽ nghỉ phép ở nhà 1 tuần để kèm cặp cho Tin Tin đôi chút, để con đỡ bỡ ngỡ khi đến trường. Nhất là để con không bị lạc lõng so với bạn bè với vốn "chữ nghĩa" ít ỏi của mình.

Thế nhưng, với 1 tuần ngắn ngủi, mình cảm thấy thực sự hoang mang vì không biết làm thế nào để kèm cặp cho con một cách hiệu quả được. Không lẽ ngày nào cũng bắt Tin Tin ngồi "mài mông" cả ngày học chữ hay sao? Đã thế lâu nay con lại chẳng mấy khi phải gò bó như vậy cả, giờ làm sao để bé ngoan ngoãn mà học hành? Phương án "nhồi cấp tốc" cho con nhanh chóng bị loại bỏ vì theo mình nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì, ngoài việc phải nghe Tin Tin gào thét. Lâu nay, thằng bé chỉ hứng thú với mỗi đống đồ chơi của nó thôi mà. Đồ chơi, đồ chơi,... ôi, mình phải làm thế nào đây???

Con nhớ được rất nhiều chữ cái qua những trò chơi. (Ảnh minh họa)

A, mà nhắc đến đồ chơi mới nhớ, tại sao mình không "biến" những chữ cái kia thành đồ chơi cho con nhỉ? "Vắt óc" suy nghĩ một hồi, mình "hí hửng" thực hiện "sáng kiến" có vẻ khá hay ho vừa nghĩ ra. Không ngờ Tin Tin lại hưởng ứng nhiệt tình chứ. Mình vui lắm, nhờ vậy mà sau 1 tuần ngắn ngủi, về cơ bản là Tin Tin đã thuộc nằm lòng bảng chữ cái và biết ghép vần rất tốt. Tuyệt vời nhất là con lại rất thích thú mỗi khi học. Vì thế, mình tin khi tới trường, con sẽ không còn bỡ ngỡ và "bắt nhịp" chương trình tốt hơn. Mình chia sẻ một chút về cách "luyện" con học chữ bằng trò chơi nhé, hi vọng là nó có ích cho một số mẹ cũng đang lo lắng như mình 1 tuần trước ạ.

- Giúp con nhớ mặt chữ bằng trò câu cá:

Mình dành 1 buổi tối cắt các chữ cái đầy màu sắc rồi dán vào những chú cá trong bộ trò chơi câu cá mà Tin Tin vẫn hay chơi. Hôm sau, mình "dụ" Tin Tin vào bàn để chỉ cho bé sơ qua về bảng chữ cái và hứa rằng: "Nếu con tập trung để nhớ, lát nữa chúng ta sẽ được chơi 1 trò mới cực kì thú vị". Vậy là Tin Tin ngồi vào bàn, nhưng cách học "suông" này khiến con cố gắng lắm cũng chẳng tập trung được bao nhiêu. Mình phải "thay đổi chiến thuật" bằng cách cùng con chơi trò câu cá trước. Đầu tiên, mẹ sẽ là người chọn 1 chữ cái nào đó, để Tin Tin "câu" được con cá có dán chữ đó, sau đó thì đổi lại. Vì chưa nhớ lắm bảng chữ, nên Tin Tin toàn thua mẹ trong trò này. Đó cũng là động lực để con quyết tâm "ngồi vào bàn và học thật thuộc bảng chữ". Sau mỗi lần như vậy, con đều chơi giỏi hơn 1 chút và được mẹ khen. Cuối cùng, Tin Tin đã có thể thắng được mẹ trong trò chơi này. Con mẹ thì nhận được "phần thưởng" là con đã hoàn toàn nhớ rõ bảng chữ cái, không bị lẫn lộn các chữ với nhau nữa. Tuy vậy, mỗi ngày 2 mẹ con mình vẫn chơi lại trò này để đảm bảo là Tin Tin không quên chữ nào.

- Giúp con học vần bằng cách phân chia đồ vật:

Mẹ bảo: "Để chúng ta không bị lẫn lộn đồ đạc với nhau, mẹ con mình nên ghi tên các đồ vật để phân biệt. Chẳng hạn: "Búp bê" thì sẽ là của Tin Tin, còn "bàn là" thì của mẹ,..." Để chơi được trò này, trước hết Tin Tin phải học cách ghép vần trước. Bắt đầu từ những từ rất đơn giản như: Mẹ, bố, bà,... và bếp ga, tủ lạnh, đồ chơi,... Mỗi khi ghép được một từ nào đó, 2 mẹ con lại tập viết thật đẹp lên 1 mảnh giấy nhỏ rồi dán vào đồ vật. Ngày hôm đó, cả nhà mình đã chi chít những mẩu giấy ở khắp nơi. Tin Tin thích chí đánh vần "véo von" mỗi khi mở tủ lạnh, ngồi vào bàn hay khi muốn dùng bất cứ thứ đồ gì. 2 mẹ con còn giao hẹn là nếu chưa đánh vần được tên đồ đạc, sẽ không ai được "đụng đến" chúng nữa.

Con được "chơi mà học" qua những trò bổ ích. (Ảnh minh họa)


Ngày tiếp theo, 2 mẹ con lại chơi lại trò đó bằng cách mới hơn. Đầu tiên là mẹ sẽ nói "tủ lạnh", nếu Tin Tin đánh vần đúng từ đó thì sẽ được "bóc" bảng tên trên tủ lạnh ra và cho vào giỏ của mình. Sau đó đến lượt mẹ. Cuối cùng, nếu giỏ ai có nhiều bảng tên hơn thì sẽ thắng cuộc. Mẹ còn hứa là nếu Tin Tin chơi giỏi hơn, buổi tối mẹ sẽ dẫn con đi siêu thị. Cuối cùng thì sau 1 ngày chơi vui vẻ và miệt mài, Tin Tin không chỉ đánh vần thêm được rất nhiều từ, mà còn được bé chở đi chơi nữa. Con tỏ ra thích lắm!

- Trò chơi "tìm đồ vật" trong siêu thị:

Mình "đố" con tìm được những vật gì có tên bắt đầu bằng chữ "A", chữ "B",... và để bé suy nghĩ, tìm tòi. Trò này với Tin Tin cũng thú vị không kém, bằng chứng là con cứ chạy loăng quăng khắp nơi để tìm kiếm. Kết thúc một buổi tối "mệt phờ" ở siêu thị, khả năng đánh vần của Tin Tin tăng lên thấy rõ. Và sau 1 đêm ngủ say sưa, sáng hôm sau, cu cậu đã dậy từ sớm để đòi mẹ chơi trò viết tên đồ vật cho những thứ vừa mua được hôm trước.

Thực ra, trong ngày một ngày hai, Tin Tin chưa thể làm tốt tất cả mọi thứ được, cũng như chưa thể viết hay đánh vần những từ khó. Thế nhưng với mình, đó cũng là một thành công rất lớn so với trình độ "gà mờ" của con mấy ngày trước rồi. Ít nhất, con cũng nắm được những gì cơ bản nhất để có thể tiếp thu những kiến thức mới. Bởi có học toán, học văn hay những môn "cao siêu" đến đâu thì cũng phải biết chữ trước phải không các mẹ?

Đặc biệt là nhờ được truyền cảm hứng qua những trò chơi vui vẻ như vậy, Tin Tin càng ngày càng hào hứng với việc học chữ hơn. Mình cũng thường xuyên động não để sáng tạo những trò chơi mới để bé vừa chơi vừa học như vậy. Với mình, đó là cách hiệu quả để con "thấm" những bài học đầu tiên, chứ trẻ con thường ghét bị ép buộc làm bất cứ điều gì mà.

Chia sẻ của mẹ bé Tin Tin

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Mẹ Nhật: Cứ để con đi bộ đến trường

Hãy xem Tama - 1 bà mẹ Nhật dạy con sống tự lập như thế nào nhé!

Tama bảo rằng, khi nào Tsuta lớn hơn một chút, cô sẽ dạy con đi xe đạp. Còn bây giờ, dù muốn hay không Tsuta cũng sẽ phải tự đi bộ thôi. Đơn giản là vì con hoàn toàn có thể làm điều đó.

Tama là cô bạn thân hồi sinh viên của tôi. Cô ấy đang sống cùng chồng và 1 cậu con trai rất đáng yêu – bé Tsuta (4 tuổi) – tại tỉnh Saitama, Nhật Bản. Khó khăn lắm chúng tôi mới gặp lại nhau, sau khi tôi về nước và bị cuốn đi với lu bù công việc, nhất là chuyện chăm sóc con cái tốn quá nhiều thời gian. Lần này, trong chuyến công tác sang Nhật, nhân tiện tôi ghé thăm trường cũ (trường Đại học quốc tế Saitama) và có dịp gặp lại người bạn thân của mình.

Thật ngạc nhiên, sau 1 khoảng thời gian khá dài, Tama dường như chẳng hề thay đổi chút nào. Nhất là khi đến nhà, tôi thấy “ghen tị” vì cuộc sống quá ư thảnh thơi của bạn (có lẽ vì thế mà cô ấy trẻ lâu). Dù cũng có con nhỏ, chồng lại bận việc cả ngày và bản thân Tama cũng đang đi làm, thế nhưng nhà cửa cô ấy “siêu” gọn gàng và sạch như li như lau. Thật khác xa với ngôi nhà của tôi ở Việt Nam – dù rộng rãi hơn rất nhiều nhưng luôn luôn không có chỗ nào để đặt chân xuống sàn, vì bị Pupu biến thành “bãi chiến trường” với vô số đồ chơi. Mỗi ngày tôi đều phải dọn đến vã mồ hôi nhưng ngày mai lại “đâu đóng đấy”. Trong khi Tama chẳng khi nào tỏ ra tất bật vào mỗi buổi chiều, cô ấy thảnh thơi uống trà và trò chuyện với tôi mà không cuống quýt lên lo việc đón con, tắm và nấu ăn cho bé, rồi dỗ con chơi để chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Bởi vì, khi vừa ở lớp mẫu giáo về (trường học của Tsuta cách nhà khoảng 2km nên bé tự đi bộ), cậu bé biết tự cởi giày xếp lên giá, thay đồ và đem bỏ quần áo bẩn vào máy giặt. Tama bảo, một lát nữa con sẽ tự đi tắm trong khi mẹ nấu ăn.

Trẻ em Nhật tự đi bộ đến trường từ rất nhỏ. (Ảnh minh họa)


Quả là như vậy, sau khi ngồi trò chuyện cùng mẹ về những điều xảy ra ở trường, Tsuta liền vào phòng lấy đồ mẹ chuẩn bị sẵn để đi tắm. Lát sau, cậu bé còn thích thú vào bếp rửa mỳ, nhặt vỏ táo và làm những việc “lặt vặt” giúp mẹ. Trời ạ, nhìn cảnh đó mà tôi “phát sốt” vì thèm muốn. Ở nhà tôi, mỗi buổi chiều là cả một trận chiến mà ai nấy đều mệt phờ. Pupu thì từ lúc được đón về mặt mày ỉu xìu, phụng phịu và cứ bám riết lấy mẹ. Nịnh nọt mãi cu cậu mới chịu theo mẹ vào bếp chơi để mẹ nấu ăn tối, thì quay đi quay lại đã thấy muôi thìa, rau củ, gạo lung tung khắp sàn. Đã thế lại chẳng dám quát mắng con vì Pupu mà hờn thì không ai dỗ được. Xong bữa cơm, “công đoạn” mệt nhoài nhất của tôi là “lôi” Pupu đi tắm. Thôi thì nịnh đủ kiểu con cũng chẳng để mẹ kì cọ, gội đầu và thay đồ. Nước nôi thì bắn tung tóe khắp nơi vì con nghịch, kết quả là tắm cho con xong mà mẹ cũng ướt như... chuột! Đến là mệt. Giờ nhìn bé Tsuta tự giác làm mọi thứ như vậy, tôi mơ ước Pupu có thể làm được dù là 1 nửa như thế thôi. Chứ không phải cứ đến bữa là mẹ vừa ăn vừa rát cổ nài nỉ và mỏi tay đút, con mới nhai được thìa cơm. Trong khi Pupu thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả Tsuta nữa. Nghĩ mà buồn.

Tôi định “giấu nhẹm” đi những điều đó với bạn, vì cảm thấy xấu hổ. Nhưng cuối cùng, đang “đà” tâm sự với bạn về cuộc sống, về gia đình, tôi lỡ tuôn ra hết mọi chuyện. Xong tôi lại cảm thấy ngại vô cùng vì con mình chẳng được ngoan ngoãn như Tsuta. Thế mà thay vì thông cảm với tôi, Tama lại tỏ ra bênh vực Pupu hơn. Cô ấy bảo: “Không phải lỗi của thằng bé, mà tại cậu quá chiều con thôi. Nếu cậu không để Pupu được tự lập, con sẽ phải phụ thuộc vào người khác rất lâu nữa”. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu ý, Tama nói tiếp: “Không phải ngẫu nhiên mà Tsuta biết cách làm mọi việc như vậy. Là mình đã rèn con sống tự lập từ rất sớm đấy!” Tôi hỏi: “Rèn một đứa trẻ nhỏ xíu tự lập ư? Cậu đùa đấy à?” Tama liền lắc đầu: “Vấn đề là ở chỗ đó. Tại cậu cứ nghĩ trẻ con thì chẳng làm nổi thứ gì và cứ làm thay bé tất cả, nên Pupu mới ỷ lại như thế. Nhưng cậu có biết, ngay cả khi còn nhỏ xíu thì lũ trẻ vẫn có thể làm được những việc nhất định. Giống như Tsuta, mình để cho con tự đi bộ đến trường vì con có thể đi được mà không gặp vấn đề gì. Mình dạy con cách đi giày, cởi giày và cất lên giá, vậy là bé có thể tự làm điều đó khi cần mà mẹ không phải tất bật làm thay. Mình nghĩ, một đứa trẻ 4 tuổi như Tsuta thì hoàn toàn có thể tự tắm, tự bỏ quần áo vào máy giặt và có thể làm rất nhiều việc nho nhỏ khác, như phụ mẹ nấu ăn chẳng hạn. Không có gì quá sức với con cả, bằng chứng là bé nhà mình làm điều đó một cách dễ dàng và đầy hứng thú chứ không hề ngại ngần hay kêu ca. Cậu thấy đấy, mình đâu phải ép con chút nào. Hơn nữa, khi con được hoạt động như vậy, không chỉ thể lực và trí não cũng được vận động. Do đó, con sẽ nhanh nhẹn, thông minh hơn là suốt ngày chỉ ngồi ù lì một chỗ…”.

Không cần bố mẹ phải đưa đón. (Ảnh minh họa)


Càng nghe bạn giảng giải, tôi càng nhận ra những thiếu sót của mình khi đã quá nuông chiều Pupu. Hậu quả là mẹ luôn phải chịu đựng sự mệt mỏi, còn con sẽ chẳng có xu hướng trở thành một đứa bé ngoan. Thế nhưng, tôi thực sự không biết làm thế nào để khiến Pupu bướng bỉnh trở nên biết nghe lời, biết tự lập từ sớm như Tsuta cả. Và Tama đã khuyên tôi như sau:

- Muốn con tự lập, mẹ phải kiên nhẫn: Tama bảo, những ngày Tsuta mới đi học, cậu bé nhất định không chịu đi bộ và đòi mẹ phải bế. Nhưng Tama chỉ nhẹ nhàng bảo: “Hãy nhìn xem, mọi người đều tự đi bằng chân của mình mà, con cũng làm được như vậy đấy!” Nhưng Tsuta có vẻ không hợp tác tí nào, bé bắt đầu hờn dỗi và “ăn vạ” bằng cách khóc nhè rồi nhất định không chịu bước đi. “Mình vẫn mặc kệ con như vậy và không hề dỗ dành. Đến khi thằng bé dừng lại sau một hồi khóc lóc, la hét vì thấm mệt, mình lại nhẹ nhàng nói: “Thấy chưa, nếu con chịu đi ngay từ đầu thì giờ này đã tới trường rồi. Nhưng không sao, vẫn còn kịp nên chúng ta phải đi ngay rồi, chắc con không muốn là người đến muộn nhất đúng không?” Rồi mình giơ tay ra để khích lệ con, thằng bé phụng phịu một lúc nữa rồi cũng chịu bám vào tay mẹ để đứng dậy.

Rất nhiều ngày như thế, mình chỉ kiên nhẫn khích lệ con chứ nhất định không chịu bế bé đi học, hoặc “tống” con vào xe rồi chở đến trường cho nhanh. Nếu làm thế có nghĩa là bố mẹ đã “đầu hàng” trước, và thằng bé sẽ không bao giờ biết cách tự thực hiện nhiệm vụ của mình”.

- Thay vì cấm cản, hãy khích lệ con: Theo cô bạn tôi, lũ trẻ thường có xu hướng tò mò với những việc chúng không được phép làm, hoặc là chưa làm được. Ví như, khi Tsuta chưa cần thiết phải vào bếp, mình sẽ nói con có thể ở trong phòng và tự chơi một mình. Sau đó thì sao? Tsuta “mò” xuống nơi nấu nướng của mẹ và trong chốc lát làm mọi thứ bừa bộn hết cả. Mình nghĩ, nếu con đã thích, tại sao không dạy cho bé làm nhỉ? Vậy là mình hướng dẫn Tsuta cách nhặt rau, “rủ” con cùng gọt hoa quả với nhiệm vụ… nhặt hết vỏ và đổ vào thùng rác. Tsuta cũng được học cách ngâm rửa mì như thế nào cho đúng. Mỗi lần con hoàn thành, mình thường khen con bằng cách nói: “Cảm ơn Tsuta rất nhiều, mẹ đã đỡ vất vả đi đấy!” Chỉ vậy thôi mà những lần sau con có đầy hứng thú và động lực để tiếp tục làm.

Hầu hết các bé được "luyện" thói quen tự lập từ rất sớm. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cũng có lúc Tsuta tỏ ra lười biếng, nhất là sau khi "phá hỏng" một việc gì đó. Nhớ có lần, con làm đổ sạch cả hộp mì ra sàn. Mình bảo bé nhặt lại nhưng Tsuta lại lắc đầu: "Con không muốn". Lúc ấy, mình biết chẳng thể quát bé được, nên đã "nảy" ra ý định khác. Thế là hai mẹ con cùng chơi trò "tập đếm". Mình ngồi nhặt từng sợi mì đưa cho Tsuta để con xếp lại vào hộp, và không quên dặn bé đếm xem đã xếp được bao nhiêu rồi. Thế là Tsuta vẫn phải góp phần "giải quyết" vấn đề mà bé gây ra, nhưng với tâm trạng rất thích thú. Dần dần, con đã tự biết phải làm gì trong những tình huống như thế. Nhất là "trình" tập đếm của bé đã tăng lên đáng kể. Với mình, đó cũng là cách để kích thích trí não của con phát triển.

- Hãy để cho con được "sai": Vì không ai trong chúng ta có thể luôn luôn làm đúng, làm tốt mọi việc được. Do đó, con cũng có những lần khiến mọi thứ "bung bét" hết cả. Nhưng nếu mẹ lập tức quát mắng, phàn nàn, bé sẽ chẳng con tinh thần mà muốn tiếp tục nữa. Vì vậy, ngay cả khi rất bực tức, mẹ cần kiềm chế và phân tích để con hiểu: con làm đúng chỗ nào, sai chỗ nào, nên khắc phục ra sao,... Như thế, bé sẽ không mang nặng cảm giác sợ làm sai, nhờ đó mà con luôn muốn làm mọi việc hơn, thay vì thích nhưng lại sợ bị mắng nên không dám làm.

Chỉ nhờ những điều nho nhỏ như vậy, mà Tama có thể "rèn" cho con cách sống rất tự lập từ nhỏ. Có lẽ đây cũng là cách của khá nhiều bà mẹ khác như Tama, vì tôi thấy trẻ em ở Nhật bé nào cũng biết tự đi học, tự mang đồ, tự sắp xếp đồ đạc cho mình và làm được nhiều việc khác nữa.

Nói cho cùng, chỉ cần "cố" thêm 1 chút thì người mẹ hoàn toàn có thể làm thay con những chuyện đó một cách nhanh chóng. Thế nhưng, Tama đã nói một điều rất đáng để suy ngẫm rằng: "Cậu không thể cứ làm thay con mọi việc suốt đời được. Vì thế, trẻ cần được học cách làm mọi việc để khi lớn lên, con có thể tự lo cho bản thân mình mà không cần dựa dẫm vào ai. Hơn nữa, con phải biết cách xử lý, giải quyết vấn đề ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất "Điều đó mới tốt cho con hơn cả".

Giờ thì tôi đã hoàn toàn "thông" những tư tưởng hết sức ý nghĩa trong cách dạy con của bạn. Tôi tự nhủ, khi về Việt Nam, tôi sẽ là người tự rèn cho mình tính kiên nhẫn trước, sau đó cả hai mẹ con sẽ cũng nhau... làm việc và sống tự lập!

Chia sẻ của mẹ bé Pupu

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con kiểu đãi cát tìm vàng

Có một điều mà không ít các bậc phụ huynh đều nhận thấy được đó là ở Việt Nam chưa có khái niệm “văn hóa dạy con” và hầu hết các ông bố bà mẹ đều xót con, chiều con hơn là dạy con, khác hẳn với cách giáo dục trẻ của người phương Tây.

Ảnh minh họa
“Kiểu Tây” là kiểu gì – “kiểu ta” thì sao?

Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ. Nhập cả… từ tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy “kiểu Tây” là kiểu gì? Dạy “kiểu ta” thì làm sao mà phải “dòm ngó” “kiểu Tây”? Và nếu “kiểu Tây” tốt thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai… đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?

Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy “con Tây” có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động… ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, 10 tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là… rách việc lắm, cái gì cũng “mẹ”!

Nhưng nhìn kỹ thì phát hiện “kiểu Tây” thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con Tây “biến” khỏi nhà, một đi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm… hàng xóm. Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: sốc nặng!

Không giống dạy theo “kiểu ta”: ngoài 30 tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay cái đứa “không hợp tuổi” thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị”; là con hiếu thảo thì phải “hầu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phải học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng!? Thế mới thỏa mãn, mới hài lòng.

Nhưng rồi vẫn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho… được tất mà không mất gì!

Ảnh minh họa

Đãi cát tìm vàng

Nhìn lại cách giáo dục “kiểu ta” với tuyên ngôn: “cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con”, cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo học giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: xử lý tình huống. Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình đi học để làm gì, vì con không hề có cơ hội sử dụng kiến thức, tư tưởng lười học – ỷ lại cũng phát sinh theo “mọi chuyện đã có mẹ lo”. Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!

Ngó qua cách giáo dục “kiểu Tây”, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đầy đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng… tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.

Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có “vàng” trộn lẫn với “cát”!

Giữ “vàng” cách nào – vứt “cát” ra sao?

“Vàng” trong giáo dục “kiểu Tây” là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé – bé là từ 1 tuổi! 1 tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy… Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập, năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.

“Vàng” trong giáo dục “kiểu ta” là sự gắn bó quyến luyến sâu đậm với gia đình. Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương, và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì ta càng yêu thương người đó. Muốn bé yêu thương gia đình càng yêu thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.

Làm việc nhà như một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương, gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng” ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho cô giúp việc. Còn những bé cưng thì toàn bị… ăn “cát”. Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tư vấn “dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?”.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con thành tài không khó!

Con thành công khi cha mẹ đủ nhẫn tâm nhìn con đương đầu với thực tế khắc nghiệt.

Cha mẹ muốn con nối nghiệp mình, hơn mình mọi mặt nhưng lại không đủ nhẫn tâm nhìn con tự đương đầu với thực tế khắc nghiệt.

Cho nên mới có những bà mẹ khóc vì con mình quen người lạ trên mạng, hay thảng thốt khi thấy con xem phim cấp ba; những ông bố nổi trận lôi đình cắt nát bộ quần áo thiếu vải của con gái vì bắt chước cô người mẫu trên Facebook.

Không nên trầm trọng hóa

Phải thừa nhận rằng các bạn trẻ hiện nay tiếp cận với công nghệ mới khá nhanh nhạy. Đó là lý do chính khiến cha mẹ cảm thấy bất an, nhất là những bậc cha mẹ sinh ra vào khoảng thập niên 1960, thời đại của những cánh đồng xanh ngát, bờ đê trải dài hay những tình cảm ngọt ngào trong trẻo của Em tan trường về, mưa bay mờ mờ. Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở. Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương (1).

Những kinh nghiệm đầu đời khiến cha mẹ vẽ nên một “giáo trình” dành riêng cho con cái của mình. Nhưng bọn trẻ có lý lẽ riêng của chúng.

Với chúng, những suy nghĩ của cha mẹ không thật và thực tế bằng những thông tin mà chúng tìm được trên mạng (Ít nhất là nhìn tận mắt, nó khác xa với điều mà cha mẹ kể: mắt không thấy mà tay cũng không chạm vào được). Do đó, chúng tiếp tục với hành trình của chúng mà không chút đếm xỉa đến những gương mặt đang héo hon của các bậc phụ huynh.

Phải chăng trong những tiếng kêu than trách móc Internet đang cướp mất những đứa trẻ ngoan là cảm giác bất lực của các bậc cha mẹ vì không tìm ra cách thức giao tiếp với con?

Ảnh minh họa
Cha mẹ thường mặc định đứa trẻ từ 3-18 tuổi không lường trước được những khó khăn của cuộc sống, nên những lời dạy bảo của cha mẹ là liều thuốc quý chúng nên trân trọng. Tuy vậy, những bậc cha mẹ ấy hình như đang quên mất thời tuổi trẻ của họ. Thời của những thanh niên hăm hở khám phá thế giới với sự hồn nhiên và và táo bạo tuổi trẻ. Họ muốn đập phá xây lại, thử và nếm, tò mò và háo hức.

Có gì khác biệt với những đứa trẻ của 20 năm sau tò mò với các mối quan hệ trên mạng xã hội, háo hức với các phát hiện về giới tính và muốn nếm trải cảm giác làm một người trưởng thành được tự quyết định mọi thứ? Những đứa trẻ đang được cha mẹ liệt vào danh sách hư hỏng, không thể dạy bảo do ảnh hưởng của Internet chẳng qua đang thể hiện đúng với bản chất của lứa tuổi chúng – là một điều rất bình thường mà các bậc phụ huynh không nên trầm trọng hóa.

Hướng dẫn con làm quen với thực tế

Có một câu chuyện về gia đình đại bàng: đại bàng con khi đã đủ lớn thường được chim mẹ dẫn đến những hẻm vực sâu.

Bài học bay đầu tiên là cú hất của chim mẹ để những đôi cánh bé nhỏ phải đập liên hồi chống chọi lại những cú rơi tự do xuống vực thẳm. 20% đại bàng con đã chết do không vượt qua được thử thách này, nhưng mỗi năm đại bàng mẹ vẫn đẩy con mình xuống những hẻm núi.

Không vượt qua được những cú đập cánh đầu đời, đại bàng con không thể trở thành biểu tượng của sự dũng mãnh mà chúng ta đang thấy ngày nay. Đó là sự thật về những con đại bàng – loài vật kiêu hãnh, luôn ngự trên những đỉnh núi cheo leo, khắc nghiệt gió và tuyết.

Câu chuyện về bài học bay đầu đời của đại bàng con làm dấy lên câu hỏi: chim mẹ có lường được hiểm nguy mà chim con phải đối mặt khi hất chúng xuống núi không?

Để trở thành chim mẹ ngày hôm nay, đại bàng mẹ chắc chắn đã phải đối mặt với vực thẳm ít nhất một lần trong đời. Nó biết hiểm nguy mà chim non gặp phải nếu không cố gắng thắng được những cơn gió và sức hút của vực sâu. Nó hiểu điều đó, nhưng vẫn muốn chim non phải tham gia thử thách sống còn. Bởi lẽ nó biết chim non lớn lên có thành đại bàng hay không tùy thuộc vào khả năng chiến thắng tự nhiên của nó.

Ở một khía cạnh nào đó, việc cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cũng giống như cách đại bàng mẹ hất con xuống núi. Sẽ không có đại bàng trên bầu trời cũng như không có những người thành công trên đời nếu không có những cú huých đầu đời.

Nhưng đáng lẽ phải như đại bàng mẹ cho con thấy ý thức được sự khắc nghiệt của cuộc sống, thì nhiều bậc cha mẹ lại bao bọc con mình và đưa ra các quy tắc an toàn dựa trên kinh nghiệm người lớn của mình. Chính vì thế, sự ưa thích khám phá của lũ trẻ bị tổn thương và chúng trở nên nổi loạn trong mắt cha mẹ, hoặc chúng mãi mãi chỉ là những con gà đại bàng, không bao giờ cất nổi cánh lên trời, chôn vùi ước vọng về một ngày chim non sẽ tung cánh đại bàng của cha mẹ.

Ảnh minh họa


Công nghệ thông tin ngoài những mặt tiêu cực còn chứa nhiều tác động tích cực đối với xã hội. Ngăn cấm hay cách ly hoàn toàn với công nghệ không phải là một giải pháp khả thi. Việc của cha mẹ là biến mình thành những đại – bàng – mẹ sẵn sàng hất con xuống vực, cho những chú chim non làm quen môi trường thực tế với sự hướng dẫn về các quy tắc an toàn tối thiểu.


Chim non sẽ tự đập cánh và chịu trách nhiệm về hành động của mình trong sự quan sát và điều chỉnh kịp thời của cha mẹ. Làm một đại bàng mẹ tốt hơn làm một bà mẹ lo âu và rầu rĩ!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Dạy trẻ học toán sớm Glenn Doman bước 1: Số Và Lượng

Bước đầu tiên là dạy trẻ nhận biết được các số thực, nghĩa là giá trị thực của các chữ số, nhớ được rằng chữ số chỉ đơn giản là những kí hiệu để biểu diễn giá trị thực của các con số.

Dạy toán sớm theo phương pháp Glenn Doman với Dot Card



Bạn sẽ bắt đầu dạy trẻ từ những thẻ chấm từ 1-10, đầu tiên là từ 1- 5. Bạn cũng nên tìm thời gian thích hợp trong ngày, lúc trẻ thực sự thoải mái để chúng có thể tiếp nhận thông tin tốt nhất, sử dụng một nơi thích hợp trong nhà để trẻ có thể tập trung nhất cả về thị lực lẫn thính lực, ví như ta nên tránh xa những nới có đài hay các tiếng động khác. Nên sử dụng một góc phòng nơi không có những vật làm trẻ mất tập trung như tranh ảnh hay cấc đồ dùng khác. Bây giờ là lúc ta thực sự dạy trẻ, đơn giản chỉ cần tấm thẻ lên cho trẻ xem và nói với chúng một cách thích thú ” Đây là một “. Nói nhanh ngắn gọn trong một đến hai giây và cũng không cần minh họa hay thêm điều gì miêu tả. Lần lượt làm như vậy với các tấm thẻ hai chấm,ba, bốn, năm chấm. Chúng ta nên cho trẻ xem lần lượt từng tấm thẻ theo cấp độ từ thấp đến cao.

Các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy số lượng các chấm của tấm thẻ bởi bạn ghi các con số tương ứng với thẻ ở mặt sau, như vậy bạn có thể dễ dàng quan sát sự tập trung của trẻ khi bạn cho chúng nhìn các tấm thẻ. Điều này thật tuyệt vời, bởi vì bạn có thể dồn hết sự tập trung cũng như hứng thú vào việc quan sát trẻ hơn là quan sát tấm thẻ. Cho trẻ qquan sát các tấm thẻ càng nhanh thì trẻ sẽ chú ý và quan tâm nhiều hơn, cũng nên lưu tâm rằng trẻ cần sự thích thú và chú ý của bạn đối với chúng khi bạn đang dạy chúng. Đùng bắt trẻ nhắc lại những con số mà bạn vừa cho chúng xem mà hãy ôm hôn thể hiện tình cảm với trẻ, cho trẻ thấy chúng thông minh và tuyệt vời thế nào, bạn cũng hanh phúc khi dạy chúng. Lặp lại quá trình trên 2 lần nữa trong này đầu tiên, trong tuần đầu bạn nên chia thời gian mỗi lần cách nhau hơn nửa tiếng, sau này nên chỉ cách 15 phút.

Vậy là bạn đã hoàn thành bước đầu tiên trong quá trình dạy trẻ học toán. Ngày thứ 2 lặp lại quy trình căn bản ba lần, thêm vào 5 tấm thẻ chấm tiếp theo. Lặp lại quá trình tương tự như trước trong 3 lần. Sau đó cho trẻ xem 2 bộ trong 2 ngày đầu dạy học, mỗi bộ 3 lần như vậy 6 lần trong một ngày cho hai bộ thẻ. Nhớ thể hiện tình cảm của bạn đối với trẻ, khen trẻ thông minh sau mỗi buổi học nhé.

Điều cảnh báo duy nhất là trong quá trình học Toán chính là sự nhàm chán, nên nhớ rằng chậm chạp chính là nguyên nhân gây ra nhàm chán. Con trẻ của chúng ta có thể tiếp thu được mọi thứ mà chúng ta truyền tải. Trẻ đã àm được hai điều phi thường dưới sự trợ giúp của chúng ta:

- Khả năng thị giác của trẻ đã được nâng cao đáng kể và hơn thế trẻ đã có thể phân biệt giữa số lượng và giá trị thực sự.

- Trẻ đã có thể nắm chắc những gì mà chính chúng ta khi còn bé cũng chưa biết gì.

Ngày tiếp theo dạy trẻ thấy những tấm thẻ nhưng dưới một trình tự khác nhau, có thể đảo lộn lại, hoặc trộn lẫn thẻ chấm và bộ thứ hai là những con số còn lại. Việc này giúp tạo hứng thú và mới mẻ cho quá trình học. Trẻ sẽ không biết tấm thẻ nào là tấm thẻ tiếp theo là điều quan trọng giúp buổi học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Tiếp tục dạy những thẻ này trong 5 ngày tiếp theo, đến ngày thứ 6 bạn chuyển sang nhưng tấm thẻ mới.

Khi ta dạy trẻ với niềm vui thích và sự say mê thì cũng như ta đã cho trẻ một món quà quý giá nhất mà không đòi hỏi chúng phải đền đáp hay trả lại, trẻ đã lĩnh hội được những gì mà chỉ có rất người lớn trong lịch sử đã từng biết đến. Trẻ đã thực sự lĩnh hội được những gì mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy. Trẻ có thể phân biệt được 39 chấm với 38 chấm, 91 hay 92 chấm, trẻ đã nhận thức được giá trị thực sự chứ không chỉ là toàn những kí hiệu đơn thuần, và trẻ đã nắm được Toán học thực sự chứ không phải là ghi nhớ những công thức hay trình tự như ” Tôi đặt 6 xuống và nhớ theo 9″. Trẻ đã nhận được tức khắc 47 chấm, 47 đồng xu, hay 47 con cừu.

Nếu bạn có thể kiềm chế không kiểm tra trẻ, trẻ có thể chứng minh thực lực của mình một cách tự nhiên nhất. Hãy tin tưởng đừng bị ảnh hưởng bởi quan niệm ” trẻ không thể làm toán được theo cách này đâu, bởi chúng ta chưa thấy người lớn nào làm được cả”. Ấy thế mà có người lớn nào học tiếng Anh nhanh hơn một đứa trẻ? Bạn nên tiếp tục dạy trẻ những thẻ chấm như cách tôi đã nói, cho đến khi hết tấm thẻ 100 chấm, tuy nhiên có một số ông bố bà mẹ vẫn làm điều không cần thiết.

Chỉ cẩn 100 tấm thẻ chấm là đủ, khi trử thực sự nắm được từ 1đến 100 thì chúng đã có một tư duy nhất định về số lượng. Khi bạn hoàn thành việc dạy trẻ từ 1 đến 20 với những tấm thẻ chấm thì đây là lúc thích hợp để bắt đầu bước 2.

Ví dụ về dạy con học toán với dot card



Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy toán cho trẻ từ 7-12 tháng tuổi

Nếu bạn bắt đầu với trẻ 7 đến 12 tháng tuổi, bạn cần nhớ hai điều quan trọng sau đây: Tiến trình mỗi buổi học diễn ra phải nhanh gọn; Các buổi học phải diễn ra thường xuyên, đều đặn.

Trẻ 7 – 12 tháng tuổi học toán theo phương pháp Glenn Doman

Một đứa trẻ 4 tháng tuổi đôi khi muốn nhìn cả hai cặp thẻ chấm liên tiếp nhau trong một buổi học. Tuy nhiên đó là điều không tốt đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng. Bạn chỉ nên sử dụng một cặp thẻ trong mỗi buổi học và sau đó cất chúng đi. Lí do cho điều này rất đơn giản. Trẻ lớn lên và thay đổi từng ngày. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, hầu hết con vẫn ngồi yên một chỗ và quan sát, và sẽ nhìn rất lâu. Người lớn chúng ta cũng thích điều này, vì thế ta sẽ có thói quen đưa ra tất cả các tấm thẻ cùng một lúc. Nhưng trẻ thay đổi mỗi ngày. Khi con biết bò, cả một thế giới với những năng lực mới mở ra cho con. Con như người được cấp bằng lái xe và chỉ việc đi khám phá. Điều ngạc nhiên là bạn nhỏ ngồi yên một chỗ có thể nhìn 50 tấm thẻ một cách vui vẻ giờ không còn ngồi yên nữa. Con không có thời gian để ngồi yên học toán nữa. Chúng ta có thể thấy nản chí. Vậy chúng ta sai ở chỗ nào? Con không còn thích học toán nữa. Chúng ta thấy trở ngại và từ bỏ?

Trẻ cũng sẽ thấy nản. Con đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi học toán nhưng rồi những tấm thẻ chấm tròn và phép toán không còn hứng thú nữa. Đó không phải vì con không thích học toán nữa mà vì lịch trình của con trở nên bận rộn hơn. Con đang có cả một ngôi nhà để khám phá, có các ngăn tủ bếp để mở ra đóng vào, các công tắc điện để bật tắt, nhặt các sợi lông trên tấm thảm. Bạn phải chấp nhận rằng đĩa thức ăn của một đứa trẻ 7 tháng tuổi sẽ là một đống hỗn độn khi con muốn tìm hiểu và khám phá nó. Con cũng vẫn muốn khám phá toán học nhưng con không thể nhìn được 15 thẻ một lúc. Chỉ cần 5 tấm thẻ thôi là tốt hơn rất nhiều lần rồi.

Nếu chúng ta có những buổi học nhanh gọn, con sẽ tiếp tục nắm bắt thông tin mới rất nhanh chóng. Chỉ khi bạn khiến con phải ngồi muộn hơn vài giây trong khi có rất nhiều thứ khác đang chờ con, thì con mới đành bỏ dở buổi học và để bạn ngồi lại một mình trong phòng. Người lớn chúng ta thích tìm kiếm những lịch trình phù hợp và sau đó cố định lịch đó dù thế nào đi nữa. Trẻ em thì đầy năng lượng và không bao giờ ngừng thay đổi. Chúng ta tạo ra một lịch trình nhưng con lại luôn phát triển đến những cấp mới, bạn sẽ thấy chúng ta cần cố gắng theo con, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu tại phía sau. Chính vì thế bạn nên để buổi học của con diễn ra thật nhanh chóng và phù hợp với những năng lực vận động đã được mở rộng của con.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)