Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Tại sao cha mẹ Nhật dạy chữ sớm cho con?

Đọc sách là hình thức giáo dục sớm ở Nhật, được nhiều bố mẹ ưa chuộng. Những cuốn truyện có hình minh họa dành cho trẻ thơ với những đề tài liên quan đến cuộc sống hàng ngày như các sự vật trong tự nhiên, đồ đạc trong gia đình, tình cảm gia đình, bạn bè…

Truyện thiếu nhi là hình thức giáo dục sớm mà nhiều cha mẹ Nhật lựa chọn (ảnh minh họa)
Dạy chữ sớm bằng sách truyện thiếu nhi

Có lẽ nhiều người đã biết rằng không chỉ ở trường mẫu giáo mà cha mẹ Nhật thường dạy chữ sớm cho con. Có một kết quả không chính thức (kết quả điều tra trên trang internet dành cho các cha mẹ), khoảng 75% các cha mẹ Nhật đều đã từng dạy chữ cho con trước khi con vào tiểu học, còn lại thì các em được dạy ở trường mẫu giáo.

Việc dạy chữ cho con được thông qua việc đọc cho con nghe những cuốn truyện thiếu nhi từ khi con mới lọt lòng, và đọc đi đọc lại cho con nghe nhiều lần mỗi khi con muốn. Những cuốn truyện dành cho trẻ thơ, và các sách tham khảo về động vật, thực vật, lịch sử, khoa học đều được viết rất hấp dẫn và trình bày dễ hiểu, gần gũi với các bé. Rất nhiều người lớn nói rằng dù bây giờ đã trưởng thành nhưng họ vẫn thích đọc những truyện thiếu nhi vì nội dung thật trong sáng và triết lí sống thì vẫn luôn đúng dù thời gian có trôi qua.

Dạy chữ sớm kiểu “học kèm gia sư”?

Có thể có nhiều người hiểu lầm rằng cha mẹ Nhật dạy con học chữ bằng cách bắt con ngồi học rồi mẹ sẽ kèm bên cạnh chỉ cho con đây là chữ A, đây là chữ B, cái này đọc là “con thỏ”, rồi kiểm tra bài xem con có nhớ không giống như kiểu “học kèm gia sư”. Tuyệt nhiên không hề có chuyện ép buộc con phải học đúng giờ, học đúng trình tự như một số người vẫn hiểu lầm và đang áp dụng để dạy con mình trước khi đi học tiểu học.

Bằng trải nghiệm của tôi và thông qua những câu chuyện tôi được nghe từ bạn bè, người quen, tôi đã hiểu ra rằng việc dạy chữ cho con xuất phát từ ham muốn được khám phá và tìm hiểu của trẻ được hình thành từ trong môi trường tiếp xúc với những cuốn ehon hàng ngày. Việc cho con tiếp xúc với sách truyện từ khi con mới sinh ra, và kiên nhẫn đọc đi đọc lại cho con nghe những cuốn truyện khi con muốn chính là môi trường làm cho trẻ trở nên thích việc đọc chữ. Bởi vì khi trẻ được cha mẹ đọc cho nghe vài lần thì trẻ sẽ nhớ được nội dung, tiếp đến là nó sẽ khơi gợi sự hứng thú, rồi từ sự hứng thú đó sẽ dẫn đến trẻ sẽ muốn tự mình đọc được, đó là động lực được hình thành một cách tự nhiên.

Như vậy, cha mẹ Nhật dạy chữ sớm cho con không phải vì muốn con có thành tích tốt ở trường, hay để đến lớp con không bị thụt lùi so với các bạn khác. Nó xuất phát từ chính nhu cầu ham hiểu biết của trẻ thơ được xây dựng một cách tự nhiên bằng chính tình thương, cùng sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của cha mẹ. Đó cũng chính là ý nghĩa thực sự của việc dạy chữ sớm cho con của cha mẹ Nhật.

Tác dụng của việc đọc sớm

Một thực tế chứng minh rằng năng lực giỏi tiếng quốc ngữ cũng tỉ lệ thuận với địa vị và thu nhập trong xã hội đủ chứng tỏ tiếng quốc ngữ có vai trò rất quan trọng. Tất cả các vấn đề liên quan đến đời sống đều phải sử dụng đến tiếng quốc ngữ. Trẻ biết đọc sớm sẽ là một cơ hội rất lớn giúp trẻ tiếp xúc với những tri thức mới, mở mang trí tuệ, kích thích trí tưởng tượng từ sớm. Từ những trải nghiệm trẻ được gặp gỡ thông qua những cuốn sách, truyện, trẻ sẽ tự tìm ra cái mình yêu thích, và đôi khi nó làm thay đổi cuộc đời và giấc mơ của trẻ. Nói cách khác, tùy thuộc vào những việc cha mẹ làm trong những năm tháng đầu đời mà cuộc đời và vận mệnh của con mình sẽ thay đổi.

Theo glenndomanvietnam

Học mẹ Mỹ tạo bảng nhắc việc con cực hay

Đây là ý tưởng tuyệt vời để mẹ không cần phải “gào thét” vào mỗi buổi sáng, bé vẫn răm rắp làm theo những điều mẹ yêu cầu.

Có lẽ không mẹ nào còn lạ lẫm với sáng nào cũng cuống cuồng lên phòng con và “lôi” bé dậy sau khi đã thấm mệt vì khá nhiều công việc buổi sáng. Đã thế, mẹ còn phải khản cổ để nhắc con đi đánh răng, đi vệ sinh, xuống nhà ăn sáng,… để rồi khi vào bàn ăn, mẹ bực bội khi thấy con vẫn ngồi “ôm” TV hay cuốn truyện tranh, trong khi thức ăn trên bàn còn nguyên mà giờ học đã trễ đến nơi rồi. Vậy đấy, những điều đó tuy được coi là “nhỏ nhặt”, nhưng ngày nào cũng phải đối mặt với nó khiến mẹ phát… stress!

Điều đáng nói là không phải bé nào cũng “cứng đầu cứng cổ” và không biết nghe lời, khiến ngày nào mẹ cũng phải nhắc đi nhắc lại như vậy. Nhưng nhiều khi, trẻ nhỏ thường dễ quên mọi thứ hơn, đó là lý do mỗi sáng thức dây, mọi việc lại “đâu đóng đấy” dù hôm trước con đã hứa là sẽ không “tái phạm” nữa.

Một bà mẹ rất thông minh – Lisa - đã nghĩ ra ý tưởng cực hay ho để nhắc nhở Harry - cậu con trai 6 tuổi của mình. Đó là dán những “thông điệp” xung quanh nhà để con có thể lập tức nhớ ra nhiệm vụ của bé khi vừa thức dậy, tới khi chuẩn bị lên giường đi ngủ. Nhờ đó, mỗi ngày của bé trở nên quy củ hơn, và mẹ thì không còn phải mệt mỏi, bực bội khi liên tục phải nhắc nhở con nữa. Lâu dần, việc này khiến bé hình thành nên một thói quen rất tốt, đó là thực hiện thời gian biểu mỗi ngày một cách khoa học, trình tự. Cùng xem những bảng nhắc việc rất đơn giản nhưng hiệu quả của mẹ Harry nhé:

Harry phải thức dậy vào lúc 6h30. Cậu bé có 3 việc phải làm trước khi xuống cầu thang, đó là: 1 Thức dậy - 2. Vào phòng tắm - 3. Mặc quần áo
Sẽ không được xem TV, không được đọc truyện trước khi đi ngủ và không Ipad vào cuối tuần nếu Harry không chịu thực hiện những việc bên dưới mỗi ngày.
Harry phải chuẩn bị quần áo cho sáng hôm sau vào 7 giờ tối mỗi ngày

Giáo viên mầm non của Harry - bạn của Lisa cũng cho rằng phương pháp này rất hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, cô ấy cũng đưa ra lời khuyên với các mẹ có con như Harry hoặc nhỏ tuổi hơn cách tạo bảng nhắc việc cho con: Nên tập trung vào hình ảnh và "cắt" bớt phần chữ. Như thế, khi con chưa đọc được nhiều bé vẫn hiểu được những thông điệp của mẹ. Hơn nữa, trẻ con thường hứng thú với những hình ảnh ngộ nghĩnh, thú vị hơn những câu chữ khô khan.

Theo glenndoman

Phát triển thính giác cho bé 0-3 tháng theo Glenn Doman

Theo phương pháp Glenn Doman, thính giác là một trong những giác quan quan trọng nhất để tồn tại. Thị giác và thính giác giúp con người hình thành và duy trì ngôn ngữ nói và viết. Hãy cùng con phát huy tối đa tiềm năng còn bỏ ngỏ của não bộ qua bài tập phát triển thị giác hằng ngày nhé

Bài tập phát triển thính giác 0 – 3 tháng

Phát triển thị giác để làm gì?

Dạy con thông minh bên cạnh phát triển thị giác, bố mẹ cần kết hợp phát triển thính giác. Chương trình kích thích thính giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào kích thích phản ứng đối với tiếng động mạnh. Glenn Doman cho rằng nếu khả năng phản ứng đối với tiếng động mạnh ở trẻ không được thuần nhất thì chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng trở nên thuần nhất hơn. Đồng thời chương trình này còn giúp biến các phản ứng của trẻ đối với tiếng động mạnh từ các phản ứng giật thót toàn thân sang các phản ứng nhẹ nhàng hơn

Mục tiêu: thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối với tiếng động mạnh.

Mục đích: Kích thích phản ứng đối với tiếng động mạnh.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Gõ mạnh hai khúc gỗ vào nhau.

Trường độ: Khoảng 10 giây.

Quy trình: 3 lần kích thích.

Môi trường: Một căn phòng yên tĩnh.

Cách thực hiện bài tập phát triển thính giác

Đặt bé nằm ngửa thật thoải mái sao cho bạn có thể dễ dàng quan sát bé và bé cũng dễ dàng nhìn thấy bạn. Mỉm cười và nói với bé “Giờ con sẽ nghe tiếng gỗ va vào nhau nhé!”. Giữ hai khúc gỗ cách bé khoảng hơn nửa mét và gõ mạnh chúng vào với nhau. Quan sát phản ứng của bé, đợi ba giây rồi tiếp tục gõ mạnh hai khúc gỗ lần nữa, quan sát phản ứng của bé. Một lần nữa đợi 3 giây rồi gõ mạnh hai khúc gỗ lần cuối. Mỗi lần gõ hai khúc gỗ vào nhau bạn hãy nói thật to và rõ ràng từ “khúc gỗ”. Khi thực hiện xong bạn hãy hỏi bé “Con có thích tiếng động của các khúc gỗ không?” hoặc “Mẹ lại gõ các khúc gỗ lần nữa nhé?”. Hãy cùng bé tận hưởng những khoảnh khắc thư thái nhất.

Lưu ý: Bạn nhận thấy rằng phản ứng đầu tiên của trẻ mạnh hơn so với các phản ứng thứ hai và thứ ba. Đây là trường hợp điển hình ở các trẻ sơ sinh. Bé cần trải nghiệm qua một hay hai kích thích trước khi tín hiệu đến được não bộ. Khi bạn tiếp tục kích thích trẻ qua nhiều lần khác nhau, phản ứng của trẻ dần thuần nhất ngay từ lượt đầu. Phản ứng thuần nhất chính là biểu hiện đáng tin cậy nhất cho thấy dây thần kinh cảm giác của trẻ đã phát triển đáng kể. Khi bạn quan sát thấy các phản ứng thuần nhất, điều này có nghĩa các dây thần kinh cảm giác của trẻ đang được nuôi dưỡng tốt nhờ bạn cung cấp cho trẻ cơ hội sử dụng chúng.

Theo glenndoman

Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman

Thời điểm để trẻ bắt đầu học toán

Không nhận định nào đúng hơn nhận định về khát khao học hỏi của trẻ, trẻ khao khát tìm hiểu và muốn biết về mọi thứ. Trẻ bắt đầu tìm tòi trước khi chúng được sinh ra và chúng học được trông qua trực giác. Khi trẻ mới ra đời, chúng suy nghĩ dựa trên bản năng và những gì quen thuộc. Suy nghĩ và học hỏi là điều thiết yếu với bất kì đứa trẻ nào ở độ tuổi nào đi nữa. Trẻ một tuổi tin rằng học hỏi là điều cần thiết, không thể thiếu được và cũng là chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của cuộc đời chúng.Quan trong hơn với chúng, học hỏi cũng là trò chơi thú vị nhất. Điểm mấu chốt là cả trẻ và cha mẹ phải tiếp cận các kiến thức Toán học một cách đúng đắn nhất. Các nhà giáo dục lại cho rằng chúng ta không nên ép trẻ học nhiều khi chúng còn bé, như thế là đánh mất đi tuổi thơ quý giá của trẻ, nhưng học không hề biết trẻ khao khát học hỏi. Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng :

- Học hỏi là thứ trò chơi thú vị nhất trong cuộc sống, nó không hề là bắt buộc con trẻ.

- Kiến thức là phần thưởng, không là sự trừng phạt.

- Kiến thức thú vị, không hề nhàm chán.

Học Toán sớm là một nhánh quan trọng của quá trình nhận thức.


Được học tập là quyền không hề phủ nhận ở trẻ. Chúng ta nên nhớ lấy điều này, không nên là mất đi quyền lợi này ở trẻ. Một điều đúng đắn nữa mà chúng ta không thể quên đó là nếu trong quá trình học tập, cả trẻ và mẹ đều không thấy thoải mái thì nên dừng lại, chúng ta có lẽ làm sai ở đâu đó.

Theo Glenn Doman độ tuổi để bắt đầu học toán của trẻ có lẽ là khi trẻ bắt đầu được sinh ra. Trẻ sẽ nhận thức khó khăn hơn về số lượng và giá trị sau khi chúng 2 tuổi, vậy chúng ta nên bắt đầu dạy trẻ học Toán khi chúng 1 tuổi hay sớm hơn, làm như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm được thời gian, sức lực hơn. Cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ ngay thừ khi chúng vừa ra đời. Việc bạn nói chuyện với von khi chúng mới ra đời, giúp cho khả năng thính giác của trẻ phát triển. Chúng ta có thể cho trẻ biết đến ngôn ngữ Toán học thông qua cá hình vẽ, điều này giúp cho thị giác của trẻ được nâng cao. Có 2 yếu tố ta cần quan tâm khi dạy trẻ đó là :Thái độ và phương pháp của bạn; Tài liệu dạy con của bạn.

Trong quá trình dạy con học Toán của cả mẹ và bé, chúng ta không nên dạy khi trẻ không cảm thấy thoải mái, nếu trẻ đói, mệt mỏi hay cáu kỉnh thì đó không phải là lúc thích hợp cho việc dạy và học. Mẹ cũng không nên dạy trẻ học Toán khi không cảm thấy thoải mái bởi như thế cũng không có hiệu quả. Một bà mẹ sáng suốt sẽ biết tìm ra thời điểm thích hợp nhất để dạy con mình, khi đó cả mẹ và bé sẽ tìm thấy niềm vui và sự hào hứng trong dạy và học.

Bạn hãy nhớ rằng thời gian dạy trẻ không nên quá dài, bước đầu tiên nên ba lần một ngày, nhưng mỗi lần chỉ nên kéo dài vài phút. Chúng ta cũng nên tính trước thời gian kết thúc cho mỗi lần dạy trẻ. Nên nhớ là luôn luôn dừng trước khi trẻ muốn nghỉ ngơi, cha mẹ cũng nên nắm được suy nghĩ của trẻ để biết con mình nghĩ gì, muốn gì và nên dừng lại đúng lúc. Bởi nắm được tâm lý của trẻ cũng là một cách thức nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi của trẻ.

Cách dạy học Toán cho trẻ

Một buổi học Toán dù bạn đang dạy về số lượng, hay về phép cộng, phép trừ thì cốt yếu vẫn cần sự nhiệt tình của cha mẹ. Trẻ muốn học và chúng học rất nhanh, do đó chúng ta cũng cần phải chuẩn bị tài liệu học thật nhanh. Cha mẹ thường truyền đạt cho trẻ quá chậm chạp, nhất là khi đưa ra các ví dụ minh họa trong quá trình dạy. Nhìn chung, chúng ta đều muốn trẻ ngồi và nhìn chăm chú và các tài liệu để thể hiện chúng rất tập trung. Chúng ta luôn muốn trẻ thể hiện một cách nghiêm túc khi học, thế mới là chúng đang học, nhưng thực chất trẻ lại thấy việc học rất thích thú, người lớn chúng ta mới không nhận ra được những điều thú vị khi học.

Chúng ta nên thiết kế các tài liệu học tập cẩn thận và rõ ràng để trẻ nhận biết được dễ dàng, người lớn cũng nên học cách sử dụng các tài liệu học tập đó sao cho đúng đắn nhất. Đôi khi một người mẹ nói nhanh như máy khi giảng cho trẻ, sẽ làm mất sự nhiệt tình cũng như tính hài hòa trong giọng nói của cô ấy. Chúng ta không thể vừa nói nhanh vừa nói hay mà vẫn giữ được sự nhiệt tình trong giọng nói của mình. Sự thích thú và hăng hái học Toán của trẻ gắn với 3 điểm sau:

- Tốc độ truyền đạt của các tài liệu học.

- Số lượng các tài liệu mới.

- Thái độ tích cực của cha mẹ.

Các tài liệu được truyền đạt càng nhanh, càng nhiều và cha mẹ càng nhiệt tình thì trẻ sẽ tiếp thu càng tốt. Trẻ không tỏ ra chăm chú học hành, chúng cũng không cần phải tỏ ra như vậy, chúng hiểu được ngay, ngấm mọi thứ nhanh như bọt biển vậy. Người lớn cần biết cách tổ chức, sắp xếp tài liệu một cách hợp lý và thống nhất để thiết lập nên một chương trình học nhất quán. Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi các bậc cha mẹ hay mắc phải. Xem lướt qua tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng gì tới trẻ. Khi có cơ hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình có xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có ai bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những trường hợp thường ngày đơn giản như chỉ là đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ , có mấy ngón tay trên một bàn tay, có bao nhiêu bậc thang trong nhà. Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó làm cho trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn nên bắt đầu từ phần bạn dừng, đừng quay lại từ đầu. Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy tự tin và hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.

Dạy học cho trẻ cũng như việc cho trẻ những thông tin mới hay tặng cho trẻ một món quà và kiểm tra lại là cách để lấy lại những điều đó. Dạy học là một quá trình tự nhiên và thú vị- kiểm ta lại là quá trình rất khó chịu và đáng ghét. Dạy trẻ chứ đừng kiểm tra trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và cách giải quyết chúng ở bài sau.

Theo glenndoman

Học Toán sớm với Dot card

Những tài liệu được chuẩn bị sử dụng trong dạy Toán cho trẻ hết sức đơn giản. Những tài liệu này được thiết kế dựa trên nhiều năm nghiên cứu của một nhóm các nhà thần kinh học nghiên cứu về việc phát triển não bộ cho trẻ, cũng nghiên cứu về sự phát triển và chức năng của não bộ.

Thẻ chấm (dot card) dùng trong học Toán theo phương pháp Glenn Doman

Sử dụng tài liệu mới trong việc dạy trẻ học Toán

Ở đây chúng ta nên bàn về tốc độ học của trẻ, không chỉ ở riêng môn Toán mà bất cứ một môn nào khác. Đừng ngại ngần làm theo các mong muốn của trẻ, bạn có thể sẽ kinh ngạc khi biết được khả năng tiếp thu của chúng. Người lớn chúng ta được nuôi dạy trong một môi trường mà ở đó chúng ta buộc phải nghi nhớ “2+2=4″, chúng ta nhai đi nhai lại hàng ngày. Chúng ta làm đi làm lại các phép toán và chính việc nhai đi nhai lại mãi một phương trình Toán học như thế làm chúng ta mất hết tập trung cũng như học Toán.

Thay vì làm lại những phương trình Toán học trong phạm vi 20, tại sao không làm những phép toán trong phạm vi 1000 một cách nhanh gọn và hứng thú. Bạn chẳng cẩn phải là một thiên tài Toán học mới biết là toán cộng trong phạm vi 1000 khó hơn so với các phép tán trong phạm vi 20. Vấn đề ở đây đơn giản là trẻ có thể tiếp thu được nhiều hơn những gì mà ta dạy chúng. Điểu mấu chốt là chúng ta dạy trẻ làm các phép toán trong phạm vi 1000 hay 20 trước mà thôi, đó là một trong những bí quyết trong việc dạy trẻ.

Chúng ta cần tôn trọng niềm vui sướng của trẻ khi được học hỏi những thứ mơí, sự tò mò và ham mê học hỏi ở trẻ cũng cần được nâng niu và nuôi dưỡng. Điều tồi tệ là cách dạy học truyền thống đã đóng hoàn toàn cánh cửa của niềm đam mê học hỏi của trẻ nhưng may mắn là một phương pháp mới đã mở mang và bảo đảm cho niềm đam mê ấy. Để đảm bảo cho trẻ có một trí tuệ minh mẫn và khỏe mạnh chúng ta cần dạy trẻ biết tư duy theo nhiều hướng.

Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi các bậc cha mẹ hay mắc phải. Xem lướt qua tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng gì tới trẻ. Khi có cơ hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình có xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có ai bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những trường hợp thường ngày đơn giản như chỉ là đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ , có mấy ngón tay trên một bàn tay, có bao nhiêu bậc thang trong nhà. Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó làm cho trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn nên bắt đầu từ phần bạn dừng, đừng quay lại từ đầu. Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy tự tin và hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.

Những tài liệu được chuẩn bị trong dạy Toán cho trẻ

Những tài liệu được chuẩn bị sử dụng trong dạy Toán cho trẻ hết sức đơn giản. Những tài liệu này được thiết kế dựa trên nhiều năm nghiên cứu của một nhóm các nhà thần kinh học nghiên cứu về việc phát triển não bộ cho trẻ, cũng nghiên cứu về sự phát triển và chức năng của não bộ. Họ nhận thấy những ưu điểm và những hạn chế trong bộ máy thị giác của trẻ sau đó thiết kế các tài liệu đáp ứng tất cả những nhu cầu từ thô sơ nhất đến tinh vi nhất và từ chức năng não bộ đến kiến thức về não. Tất cả các tài liệu học Toán hay còn gọi là các thẻ Toán nên được làm bằng bìa cứng màu trắng để chúng có thể đứng thẳng và sử dụng thuận tiện hơn, để bắt đầu chúng ta cần:

- Những chiếc thẻ bằng bìa cứng hình vuông có kích thước cỡ 28x28cm, nếu tìm được thì ta nên mua để tốn thời gian cắt. Chúng ta cần ít nhất 100 tấm thẻ như vậy cho bước đầu chuẩn bị.

- Chúng ta cũng cần thêm 50 chấm tròn có thể được dính và các tấm bìa cứng.

- Một bút đánh dấu lớn bằng dạ, có màu đỏ, đánh dấu càng to càng tốt.

Bạn sẽ chú ý tới những chấm đỏ đầu tiên, chúng có màu đỏ bởi như thế sẽ bắt mắt trẻ, chúng được thiết kế để các đướng truyền dẫn thị giác còn non nớt của trẻ có thể phân biệt được dễ dàng. Thực tế, mỗi khi trẻ nhìn vào những tấm đỏ khả năng thị giác cúng phát triển đáng kể, để khi chúng ta dạy trẻ số học chúng có thể nhìn nhận được và học dễ dàng hơn là khi bạn không dùng thẻ chấm. Bạn sẽ bắt tay vào việc làm những tấm thẻ chấm để sử dụng chúng trong việc dạy trẻ số lượng và giá trị thực của các con số, để làm được điều này hãy bắt tay vào làm tấm thẻ trên đó có từ 1 chấm đến 100 chấm. Việc này dễ mất thời gian nhưng rất dễ dàng với những gợi ý hữu ích sau:

- Bắt đầu từ tấm thẻ có 100 chấm và đếm lùi lại tới tấm thẻ 1 chấm. Những con số lớn hơn làm khó hơn mà chắc chắn là bước đầu bạn sẽ làm cẩn thận hơn khi gần kết thúc.

- Đếm sẵn số chấm trước khi dính vào thẻ, bởi chắc chắn bạ sẽ nhầm khi đêm số chấm sau khi dán vào, đặc biệt với những tấm thẻ trên 20 chấm.

- Viết các chữ số bằng bút chì ở 4 góc đằng sau tấm thẻ trước khi bạn dính những chấm đỏ lên mặt trước thẻ.

- Hãy chắc chắn là bạn không đặt các chấm đỏ theo một hình dạng như hình vuông, tam giác hay chức nhật hay bất kì một hình dạng nào khác.

- Xếp các chấm trên tấm thẻ ngẫu nhiên nhất, có thể ở giữa, phía ngoài nhưng chúng không được xít vào nhau hay xếp đè lên nhau.

- Nhớ để lại một khoảng trống xung quanh tấm thẻ để bạn có nơi đặt ngón tay và chắc chắn một điều là ngón tay của bạn không đè lên một chấm nào cả khi bạn cho trẻ xem tấm thẻ.

Chúng tôi đã sớm phát hiện ra rằng tốt nhất là nên đi trước dẫn đường, đó là lí do tại sao bạn nên tự làm 100 tấm thẻ chấm trước khi bạn tự bắt tay vào dạy trẻ, sau đó bạn đã có được một nguồn tài liệu thích hợp trong tay để sẵn sàng sử dụng bất kỳ lúc nào. Bạn không làm được điều này thì bạn sẽ thấy bản thân bị tụt lại phía sau, việc cho trẻ xem đi xem lại những tấm thẻ cũ thực sự quá nhàm chán, nó sẽ trở thành thảm họa chương trình bạn dạy sẽ thất bại. Trẻ không thể thấy hứng thú nếu chúng cứ xem đi xem lại một thứ tài liệu quá lâu.

Chuẩn bị tài liệu cho trẻ thực sự rất thú vị. Chuẩn bị sẵn mọi thứ sẽ dạy cho trẻ trước một tuần, hay một tháng không nên để nước đến chân mới nhảy. Đi trước dẫn đầu, biết dùng và tái tổ chức đúng lúc nếu cần thiết, nhưng đừng bao giờ bắt trẻ phải học đi học lại tài liệu cũ. Tóm lại đây là nguyên tắc cơ bản để dạy con học Toán:

- Bắt đầu dạy trẻ từ lúc chúng càng nhỏ càng tốt.

- Luôn tạo hứng thú cho trẻ.

- Tôn trọng trẻ.

- Chỉ dạy trẻ khi cả cha mẹ và bé thoải mái.

- Luôn cho trẻ nghỉ ngơi trước khi chúng yêu cầu.

- Luôn truyền đạt các thông thin cho trẻ nhanh nhất có thể.

- Thường xuyên đưa ra những tài liệu mới.

- Tạo nên một giáo án học thống nhất.

- Chuẩn bị trước và kĩ lưỡng tất cả các tài liệu bạn cần sử dụng.

- Luôn ghi nhớ chìa khóa an toàn : ” Nếu cả bạn và trẻ đều không cảm thấy vui thích trong việc dạy và học thì nên biết dừng lại”. Có lẽ bạn làm sai điều gì đó rồi.

Theo glenndoman

Phát triển thị giác cho bé 0-3 tháng theo Glenn Doman

Theo giáo sư Glenn Doman, thị giác là giác quan quan trọng nhất để tồn tại, và về cơ bản thì trẻ sơ sinh mù câm điếc lúc vừa sinh ra. Để nghe, nhìn, và cảm, chúng phải thực sự nỗ lực. Người lớn chúng ta chẳng mất nhiều công sức vẫn có thể làm được, bởi thế chúng ta khó lòng hình dung được nỗ lực lớn lao của bé để có thể nhìn, nghe và cảm nhận.

Trẻ 3 tháng dạy gì? (ảnh minh họa)


Vì sao phải kích thích thị giác

Theo giáo sư Glenn Doman: chúng ta cần tạo ra một môi trường giúp trẻ dễ dàng nhìn, dễ dàng nghe và dễ dàng cảm nhận. Các điều kiện môi trường sẽ khuyến khích trẻ tận dụng cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác thường xuyên hơn. Chúng ta không buộc trẻ thực hiện các công việc này. Chúng ta chỉ đơn giản tạo ra các kích thích đối với các dây thần kinh cảm giác trao cho bé cơ hội bộc lộ phản ứng.

Bộ não lớn lên nhờ hoạt động. Các dây thần kinh thị giác, thính giác và xúc giác là một phần của bộ não. Dây thần kinh thị giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ mắt đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần kinh thính giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ tai đến não phát triển nhờ được hoạt động. Dây thần khinh xúc giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ da đến não phát triển nhờ được hoạt động.

Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào bé nhìn, dây thần kinh thị giác của bé cũng thực sự phát triển. Nhờ đó khả năng nhìn của bé trở nên tốt hơn và dễ dang hơn. Chu trình cải thiện này chỉ thành công hơn khi dây thần kinh thị giác của bé đã phát triển hoàn toàn.

Một chương trình kích thích giác quan giúp xác định được quá trình phát triển thị giác diễn ra như thế nào khi bé vừa lên ba, biểu hiện như thế nào là hoàn hảo, hoặc khi bé lên sáu tuổi, biểu hiện như thế nào là bình thường hoặc khi bé được chín tuổi biểu hiện như thế nào là nghiêm trọng, thế nào là một trường hợp đáng lo ngại và thế nào được gọi là mù lòa. Những kết quả khác nhau tùy thuộc vào việc trẻ có cơ hội phát triển thị giác sớm, thường xuyên và hoàn toàn hay không, tất nhiên nó còn phụ thuộc vào cấu trúc não bộ của trẻ nữa.

Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với các dây thần kinh thính giác và xúc giác, cũng như với khứu giác và vị giác. Tuy nhiên,ở người thì khứu giác và vị giác không đóng vai trò quan trọng yếu sống còn với sự phát triển của não bộ như ở động vật.

Chương trình kích thích thị giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích phản ứng đối với ánh sáng. Chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng đối với ánh sáng diễn ra nhanh nhạy hơn và chính xác hơn, nhờ đó trẻ sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn.

Mục tiêu: thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối với ánh sáng.

Mục đích: Kích thích phản ứng đối với ánh sáng.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Ánh sáng đèn pin.

Trường độ: Khoảng một phút.

Quy trình: mỗi mắt được kích thích 5 lần.

Môi trường: Một căn phòng tối hoàn toàn.

Kỹ thuật: Bế trẻ trên tay bạn hoặc đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái. Dịu dàng hôn và ôm trẻ rồi nhẹ nhàng che mắt trái của trẻ. Giữ đèn pin cách trẻ từ 15 đến 20 cm và rọi ánh sáng vào mắt phải của trẻ, quan sát đồng tử mắt trẻ co hẹp lại. Phản ứng này thường diễn ra ngay một, hai giây đầu tiên, nhẹ nhàng dùng tay che mắt phải của trẻ và chiếu đèn vào mắt trái. Tiếp tục quan sát sự co lại của đồng tử mắt trẻ. Đợi trong bóng tối khoảng năm giây rồi lặp lại quy trình như trên. Luân phiên giữa hai mắt. Bạn có thể tạo được năm kích thích cho mỗi bên mắt trẻ trong vòng một phút.

Lưu ý: Đôi khi phản ứng đối với ánh sáng của mắt trẻ tỏ ra vượt trội so với các lần khác. Điều này có thể khiến bạn lúng túng, nhất là khi lần đầu bạn đánh giá cơ quan thị giác của trẻ hoàn hảo. Tuy nhiên bạn đừng làm nhặng xị lên, các phản ứng của trẻ sơ sinh thường không đồng nhất. Khi bé hoàn toàn tỉnh táo, bạn sẽ thấy phản ứng của trẻ tốt hơn hẳn so với khi bé buồn ngủ hay bứt rứt vì thời tiết.

Nếu bạn tiếp tục các kích thích thị giác cùng với các kích thích thính giác và xúc giác, ban sẽ thấy các phản ứng của bé càng lúc càng thuần nhất hơn. Mỗi lần chiếu ánh sáng vào mắt bé, bạn nên nói to và nói rõ với bé từ “ánh sáng”. Như vậy, cơ quan thính giác của bé cũng đồng thời được kích thích, bạn còn dạy được cho bé từ “ánh sáng”. Khi đã xong công đoạn kích thích trẻ, bạn hãy vỗ về bé lần nữa và thì thầm với bé những lời yêu thương.

Theo glenndoman

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Những chuyện cười "rách miệng" khi nhà có em bé

Những câu chuyện nuôi con được bà mẹ trẻ Kawa Chan - tác giả bộ truyện từng gây sốt "Nhật ký của mẹ" lột tả đầy chân thực và hài hước.


Bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh và nội dung hài hước, toàn bộ những hoàn cảnh "trớ trêu" của các bà mẹ trẻ nuôi con đầu lòng đều được khắc họa đầy đủ trong bộ truyện tranh "Nhà có em bé". Từ việc cho con ngủ, cho con ăn đến việc chăm con ốm, cho con uống thuốc, cắt tóc cho con... câu chuyện nào cũng khiến người xem cảm nhận được sự vất vả khi làm mẹ, nhưng cũng khiến người ta phải bật cười, không chỉ bởi vẻ đáng yêu của bé Đậu Đậu (con của Kawa Chan) và còn ở nét vẽ gần gũi và cái nhìn đầy hài hước của bà mẹ trẻ.














Theo glenndoman

Bí quyết dạy trẻ mẫu giáo đọc làu làu (P1)

Để con nhanh biết đọc, trước hết mẹ phải "gợi" tình yêu với sách vở của con đã nhé!

Dạy con biết đọc là 1 quá trình bài bản dành cho cả bố mẹ và bé, dù mẹ muốn dạy bé có thể đọc chữ trước khi đi học, hay đơn giản là chỉ muốn cho bé bắt đầu làm quen với con chữ. Dù không hề dễ dàng, tuy nhiên, nếu mẹ khéo léo áp dụng những "bí kíp" dưới đây, mẹ sẽ khiến con có thể đọc vanh vách trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Ảnh minh họa


1. Thường xuyên đọc sách cho bé nghe

Ngay cả khi con còn nhỏ xíu và chưa thể ý thức được sách là gì, mẹ vẫn nên đọc cho con nghe mỗi ngày. Đó là cách tự nhiên nhất để bé bắt đầu tiếp xúc với sách vở. Việc này nên được duy trì tới tận khi bé đi học; vì giống như để con có thể làm bất cứ việc gì khác, điều quan trọng đầu tiên là phải tiếp xúc với nó trước.

Để bé yêu thích và quan tâm tới sách vở hơn, mẹ nên thường xuyên đọc cho con nghe những câu chuyện thú vị, hấp dẫn. Khi bắt đầu dạy con học chữ, mẹ cũng nên tìm mua những cuốn sách có nhiều hình ảnh, màu sắc,.. và thậm chí cả mùi hương đi kèm để kích thích các giác quan của bé hoạt động linh động hơn, cũng như để việc học của bé bớt nhàm chán.

Ảnh minh họa


2. Luôn đặt ra các câu hỏi tương tác

Tuy bé chưa biết đọc, nhưng con đã có thể hiểu được rất nhiều. Vì thế, khi đọc cho con nghe một câu chuyện xong, hãy hỏi bé về cốt truyện, về các nhân vật,... Làm như thế để kích thích khả năng tư duy, trí tò mò, óc phán đoán, phân tích,... của bé. Đặc biệt, nó khiến bé có hứng thú hơn với nội dung của những câu chuyện khác và hiển nhiên, con bắt đầu thích được học chữ để có thể tự làm điều đó.
Ảnh minh họa
3. Để con dễ dàng tiếp xúc với sách vở

Hãy thiết kế những giá sách thấp hoặc "bày biện" sách vở trên những chiếc kệ trong tầm tay của con. Tốt nhất, hãy đặt những kệ sách đó trong khu vực mà con thường vui chơi. Như thế, bé có thể dễ dàng tiếp xúc và có hứng thú với sách hơn. (Thay vì giá sách tít trên cao, có lẽ con sẽ chẳng bao giờ biết sách vở là gì).

Nhờ tiếp xúc với sách thường xuyên, nhất là nhiều những cuốn sách có hình ảnh sinh động, thu hút giúp các bé nuôi dưỡng lòng đam mê đối với sách từ sớm. Đó cũng là lý do khiến con hứng thú với việc học chữ hơn.

Ảnh minh họa


4. Mẹ hãy làm gương cho con

Đối với bé, bố mẹ chính là những người thầy vĩ đại nhất. Do đó, những thói quen hàng ngày của bố mẹ rất hay được các bé “bắt chước” làm theo. Khi còn nhỏ, bé chưa thể ý thức được sách là gì, tác động của nó như thế nào, chính vì vậy bố mẹ cần tác động vào lòng hiếu kỳ, sự chú ý của trẻ bằng cách duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày vào những khoảng thời gian nhất định.

Trong khi đọc sách, mẹ hãy tạo ra những hành động thân thiện với bé như: Nói cho con biết về những gì mẹ đang đọc, chỉ vào hàng chữ trên trang để tạo ra "sợi dây liên kết" giữa những gì con nghe và những gì bé thấy.

Ảnh minh họa


5. Đưa con đến thư viện

Nếu mẹ không đủ điều kiện để tạo ra một thư viện mini ngay ở nhà với những cuốn sách hấp hấp, hãy chăm chỉ đưa bé đến thư viện công mỗi tuần. Có một cuốn sách hay trên tay, bé sẽ yêu thích việc đọc sách hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa


6. Tạo hứng thú thay vì ép buộc

Mọi sự ép buộc đều không có giá trị và không mang lại kết quả nếu thực sự các bé không muốn. Nếu suốt ngày bạn la mắng, ép buộc con đọc sách thì chỉ khiến chúng sợ hãi và né tránh dần các cuốn sách mà thôi. Vì thế, hãy biết cách khơi dậy lòng yêu sách, niềm hứng thú đọc sách của các bé từ những việc đơn giản nhất, bé sẽ yêu thích sách một cách tự nhiên nhất thay vì sợ hãi.

Theo glenndoman

Trẻ kém thông minh vì ăn nhiều… mì tôm!

Không chỉ gây nóng trong người, ăn nhiều mì tôm còn gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của bé mà có thể mẹ chưa biết.

Tiện lợi, giá rẻ mà trẻ con nhiều khi lại rất thích ăn mì tôm thay vì cơm, cháo, bún, phở,... Thế là trong nhà lúc nào mẹ cũng “tích trữ” cả thùng mì để lúc nào con muốn ăn là có ngay. Nhưng mẹ có biết rằng, nếu bé ăn nhiều mì tôm quá thì vô cùng có hại cho sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của con nữa. Dưới đây là rất nhiều lý do mà mẹ nên hạn chế cho con sử dụng sản phẩm này:

Thiếu dinh dưỡng cho não

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Mì tôm (mì ăn liền) còn ức chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé dưới 5 tuổi. Vì thế, sau khi ăn, nhiều bé sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh khác mà chúng ăn.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, muốn duy trì và nâng cao chức năng sinh lý bình thường của não, nhất định phải có 8 chất dinh dưỡng gồm: lecithin, protein, đường, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B. Trong khi ở mỳ tôm, hàm lượng các chất lecithin, vitamin rất thấp. Do đó, bé thường xuyên ăn mì sẽ không có lợi cho hoạt động tư duy và phát triển não. Hiển nhiên, con sẽ kém thông minh đi so với khi ăn thức ăn lành mạnh.


Nguy cơ ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Đặc biệt là một số hóa chất có trong mì ăn liền có khả năng gây ung thư. Ví dụ chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị rửa trôi từ các hộp nhựa chứa mì khi đổ nước nóng vào.

Những tô mì ngon lành, hấp dẫn nhưng không hề tốt cho trẻ (ảnh minh họa)

Rất nhiều nghiên cứu khác cũng kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Rối loạn chức năng dạ dày

Mì tôm là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bé ăn xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Trong mì tôm còn có chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia. Vì thế, cho bé ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những bé thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Không tốt cho xương và thận

Mì tôm thường được ướp rất nhiều muối. Vì thế khi ăn nhiều có thể gây hại cho thận của bé. Hơn nữa, lượng phosphate giúp cải thiện mùi vị thức ăn chứa trong mì không hề tốt cho xương. Nó có thể gây loãng xương, mất xương và răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Gây béo phì ở trẻ

Trong những gói mì tôm tưởng chừng hấp dẫn, ngon lành chứa rất nhiều chất béo và natri gây giữ nước trong cơ thể. Do đó, bé ăn quá nhiều mì có thể bị béo phì. Đặc biệt là nếu con đang bị thừa cân, mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn thực phẩm này nhé!

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Mẹ có để ý rằng, khi đổ nước nóng vào bát mì thì một lúc sau sáp sẽ nổi trên mặt nước. Hoặc nếu để bát mì nguội lạnh, một lớp sáp như váng mỡ nổi lên trên. Đó chính là chất propylene glycol, một hóa chất chống đông cũng như giữ ẩm. Chất này có tác dụng “bao” lấy sợi mì để sợi mì không đóng bánh lại khi đổ nước nóng vào. Tuy nhiên, điều đáng ngại là chất sáp này lại khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng, do chất propylene glycol dễ dàng được hấp thụ và tích tụ trong tim, gan, thận gây những bất thường và tổn thương. Đặc biệt, nó còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở trẻ.

Đó là những lý do mà mẹ hoàn toàn không nên cho con ăn nhiều mì tôm, dù bé có “thích mê” đi chăng nữa. Tốt nhất, mẹ nên dành thời gian để nấu nướng cho bé những thức ăn lành mạnh và ngon miệng, để con lớn lên khỏe mạnh và thông minh hơn.


Theo glenndoman

40 điều nằm lòng bố mẹ cần dạy cho trẻ

Không dễ để thuyết phục con trẻ tin vào những chân lý mà bạn truyền lại cho chúng. Suy cho cùng, cũng như chúng ta mà thôi, có đứa trẻ nào lại tin răm rắp vào những gì bố mẹ dạy bảo khi chúng đang 20 tuổi cơ chứ?


Nhưng các chuyên gia tin rằng, nếu được chia sẻ từ khi còn nhỏ, những cẩm nang sống khôn ngoan này sẽ có thể "ngấm" một cách tự nhiên vào tâm hồn trẻ hơn. Theo thời gian, khi lớn lên và va chạm nhiều hơn vào cuộc đời, những bài học mà trẻ rút ra sẽ giúp chúng hiểu hơn và liên hệ lại với những gì đã được dạy từ nhỏ.

Vì thế, hãy tỉ tê với con trẻ những điều dưới đây, càng sớm càng tốt:

1. Con không phải là công việc. Con cũng không phải là tài khoản đang cất trong ngân hàng. Nói tóm lại, con không phải là tài sản.

2. Hãy tìm kiếm đam mê của mình. Những thứ khơi gợi cảm hứng nơi con, những thứ con muốn được làm và theo đuổi bằng mọi giá. Rất có thể, con sẽ tìm được cách để kiếm tiền từ những đam mê này.

3. Tình yêu luôn gây tổn thương. Nhưng thà thế còn tốt hơn nhiều so với việc khép mình trong vỏ ốc vì nỗi sợ sẽ bị tổn thương mà không dám trải nghiệm thế nào là yêu.

4. Giao tiếp và tôn trọng là nền tảng của một mối quan hệ bền lâu.

5. Có 3 điều tối cần trong một mối quan hệ: Tình yêu, "chuyện ấy" và những giá trị chung.

6. Không bao giờ so sánh chính mình với "con nhà người ta". Đó là một sự phí sức. Không một ai giống con trên đời và con có những tài năng của riêng mình để phục vụ thế giới.

7. Luôn để ý đến sức khỏe của mình, cả về thể chất lẫn tâm lý và tinh thần.

8. Đừng kêu ca phàn nàn. Hãy quyết định rằng con sẽ chịu đựng cuộc đời và tiếp tục sống.

9. Hãy lập ra những ranh giới giữa công việc, gia đình và bạn bè.

10. Đừng coi thường những chuyện nhỏ nhặt. Đường dài mới biết ngựa hay.

11. Hãy luôn biết ơn cuộc đời. Mỗi ngày, hãy kể ra những việc/thứ/người mà con cảm thấy biết ơn thực lòng.

12. Thất bại không phải là chết. Hãy rút ra bài học, sau đó đứng dậy và thử lại từ đầu.

13. Đừng ngần ngại có những giấc mơ hoành tráng. Con sẽ sung sướng đến mức nào khi chúng trở thành sự thật.

14. Hãy hành xử ngay thẳng mọi lúc, mọi nơi.

15. Luôn hiểu rõ giá trị của mình. Không để ai xâm phạm vào những điều mà con coi là quan trọng, kể cả khi đó là sếp hay bạn đời của con đi nữa.

16. Con không cần phải ôm hết mọi việc vào một lúc. Suy cho cùng, mai lại là một ngày mới.

17. Hãy hít thở thật sâu và chậm rãi để xốc lại tinh thần cho mình.

18. Hãy lắng nghe đối thoại nội tâm của chính mình. Liệu con có trò chuyện với người mình yêu quý theo cùng cách đó hay không?

19. Chấp nhận nguy cơ và hãy vững tin. Rồi con sẽ như hổ mọc thêm cánh.

20. Hãy sẵn lòng giúp đỡ người khác. Quan tâm đến họ. Mọi người sẽ luôn nhớ những gì con làm cho họ.

Con không cần là ai khác ngoài chính mình. Sự hoàn hảo nằm chính trong những khiếm khuyết của con (nguồn internet).
21. "Không" là một câu hoàn chỉnh.

22. Đừng quá stress với những quyết định. Đâu phải quyết định nào cũng có hiệu lực vĩnh viễn.

23. Hãy nuôi dưỡng tình bạn. Với tình yêu và sự quan tâm, tình bạn có thể kéo dài cả đời. Nhưng đồng thời, cũng đừng sợ kết thúc một tình bạn khi cần.

24. Con không cần cố trở thành ai khác ngoài chính mình. Sự hoàn hảo nằm ngay chính trong những khiếm khuyết của bản thân con.

25. Hãy học cách đón nhận những lời khen. Chỉ cần nói "Cám ơn" là đủ.

26. Sẵn sàng cho mọi người thấy sự yếu đuối của con. Trên thực tế, đó mới là hành động thể hiện sự dũng cảm cao nhất.

27. Con không bao giờ cô độc cả.

28. Hãy tha thứ, trước hết là cho chính mình rồi sau đó là những người khác. Sai lầm thuộc về tất cả mọi người.

29. Thái độ sống luôn có thể lựa chọn được.

30. Hãy cười thật nhiều. Sống vui vẻ.

31. Phép màu không bao giờ xảy ra trong tháp ngà. Hãy bước ra khỏi vỏ ốc của mình và tìm kiếm nó.

32. Hãy học cách yêu chính bản thân mình. Đừng để đến lúc quá già rồi mới nhận ra điều đó.

33. Đừng lo nghĩ về suy nghĩ của người đời. Thực ra, họ nghĩ về con ít hơn nhiều so với tự con tưởng tượng.

34. Hãy nghe theo trực giác mách bảo. Con sẽ luôn có được câu trả lời trong mọi tình huống.

35. Hạnh phúc khởi phát từ chính bên trong con. Đừng trông chờ người khác khiến cho hạnh phúc.

36. Hãy khôn ngoan về mặt tài chính. Luôn tiết kiệm tối thiểu 10%. Những khoản nợ không hề hay ho chút nào. Hãy tự chế biến bữa trưa để mang tới chỗ làm.

37. Cuộc đời không phải là cuộc đua. Hãy dừng lại và dành thời gian ngửi hương của một đóa hồng.

38. Khi bị quá tải, hãy tự hỏi bản thân rằng: "Liệu tình trạng này có còn kéo dài trong 5 năm tới?"

39. Thay đổi luôn xảy đến, đó là quy luật của cuộc đời. Do đó, hãy học cách thích ứng với sự thay đổi.

40. Luôn gọi cho bố mẹ. Dù có lúc này lúc kia nhưng bố mẹ luôn là người sẵn lòng hy sinh mọi thứ cho con.

Theo glenndoman

Những điều các bà mẹ không thích khi nuôi con ở thành phố

Có thể nói trẻ em thành phố có cuộc sống tốt hơn hẳn so với nông thôn: có điều kiện học hành tốt hơn, được ăn uống đầy đủ hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nhưng việc nuôi dạy một đứa trẻ ở thành phố cũng mang lại không ít những mặt trái khiến phụ huynh phiền lòng. Theo một bài viết mới đây trên Babycenter - một website uy tín dành cho các bậc làm cha mẹ - đã đăng tải những lý do như sau:

1. Giá cả đắt đỏ

Giá thực phẩm, giá sữa và các đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho trẻ em liên tục tăng nhanh ở các thành phố lớn, chênh lệch nhiều so với mức giá chung của cả nước. Việc nuôi con ở thành phố vì thế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các gia đình có thu nhập thấp và không ổn định.

2. Trẻ sẽ thiếu kỹ năng sống

Cuộc sống ở thành phố bận rộn, thiếu sân chơi lành mạnh khiến trẻ nhỏ thường xuyên ở trong nhà, ít có thời gian được tiếp xúc, vui chơi ngoài trời. Vì vậy hầu hết trẻ đều thiếu kỹ năng sống, thiếu trải nghiệm, trở thành những “con gà công nghiệp” lúng túng xoay xở với cuộc sống khi chỉ có một mình.

Trẻ em nông thông có nhiều cơ hội được vui chơi ngoài trời với trẻ em thành phố, điều đó thật xa xỉ (ảnh minh họa).
3. Thiếu tính tự lập

Trẻ em thành phố dường như sinh ra đã có sẵn nhiều thứ, được chăm bẵm đủ đầy. Chính sự bao bọc của bố mẹ đã khiến các em có thói quen dựa dẫm, thiếu tính tự lập. Điều này cũng khiến các em mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu một cuộc sống riêng khi trưởng thành so với trẻ em nông thôn.

4. Chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ

Sử dụng quá nhiều máy vi tính, tivi, điện thoại thông minh… là nguyên nhân gây ra cho trẻ em sự rối loạn phát triển thần kinh tập tính và trì trệ trí thông minh. Trẻ em thành phố ngay từ khi ra đời đã ít được tiếp xúc với môi trường trong lành và thiên nhiên nên hệ miễn dịch mất cơ hội phát triển sức đề kháng với vi khuẩn. Vì vậy, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa hơn cũng như các bệnh về mắt khác.

Ảnh minh họa

5. Trẻ dễ bị trầm cảm

Nghiên cứu của TS. Glyn Lewis ở Viện Tâm thần học London (Anh) cho thấy, nguy cơ mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu của trẻ em thành phố lớn hơn 39% so với trẻ em nông thôn. Lý giải điều này, ông chia sẻ: “Trẻ em thành phố ngay từ nhỏ đã phải chịu nhiều áp lực trong mọi việc, đặc biệt là việc học nên luôn ở trong trạng thái căng thẳng stress. Trong khi đó, cuộc sống của trẻ em nông thôn thường ôn hòa và ít áp lực hơn”.

Ảnh minh họa

6. Vấn đề sức khỏe

Chất lượng cuộc sống ở thành phố cao hơn nông thôn. Tuy vậy, trẻ em sinh ra và lớn lên ở thành phố lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. Trẻ em thành phố có nguy cơ mắc chứng ăn uống vô độ cao gấp 5 lần bạn bè ở miền quê. Ăn uống đầy đủ nhưng ít vận động dễ dẫn đến thừa cân, béo phì - nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh: tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, xương khớp, ung thư.

7. Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn, những khu dân cư đông đúc kém vệ sinh hay nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ chưa đảm bảo an toàn... vẫn luôn là vấn đề nhức nhối tại các thành phố lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, dị ứng...ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng bình thường của trẻ, làm gia tăng trẻ suy dinh dưỡng.

Theo glenndoman

Sức mạnh của lời nói trong giáo dục con của người Mỹ

Trong thời gian sinh sống ở Mỹ tôi quan sát và để ý thấy các bố mẹ người Mỹ sử dụng lời nói của họ đối với con cái rất hiệu quả, quả thật lời nói có sức mạnh. Chẳng hạn như thấy đứa bé tầm 4-5 tuổi chạy nhảy lung tung tại siêu thị, họ chỉ nói 1 lời là đứa bé có thể dừng hành động chạy nhảy lại ngay hoặc một đứa bé 2-3 tuổi đang khóc mà chỉ sau một lời nói là bé nín khóc và lại tươi cười. Vậy làm cách nào mà lời nói của họ có sức mạnh đến như vậy?

Tôi đi tìm hiểu câu trả lời này trong suốt thời gian dài, từ gặp gỡ tiếp xúc với các gia đình bạn bè người Mỹ đến các trường học nuôi dạy trẻ và cả sách vở lưu trữ tại thư viện. Tôi phát hiện ra rằng người Mỹ luôn được khuyến khích sử dụng lời nói luôn đi kèm với cảm thông, đồng cảm, và đặc biệt là có lý lẽ đối với trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Điều này khiến tôi vô cùng bất ngờ vì trước đây tôi nghĩ các thủ thuật đắc nhân tâm chắc chỉ dành trong giao tiếp xã hội, công việc buôn bán, thượng mại chứ ai lại dùng đối với giáo dục trẻ nhỏ, ấy vậy mà chúng được áp dụng ở đây một cách rất tự nhiên và nhuần nhuyễn, từ giáo dục mầm non đến cả ở giáo dục gia đình.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một vài tình huống thực tế để làm rõ cách người Mỹ dùng lời nói giáo dục con cái của họ như thế nào.

Người Mỹ được khuyến khích dùng lời nói thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ và có lý lẽ để nói với con (ảnh minh họa).


Tình huống 1: Con khóc khi bạn đang thay tả cho bé.

Thay vì nói: “Nín khóc nào. Không sao đâu”.

Thử nói như thế này: “Mẹ đang nghe thấy con khóc đây. Con đang khó chịu đúng không nào. Mẹ biết cảm giác khó chịu đó của con. Mẹ biết là con không muốn cho mẹ thay tả cho con. Mẹ sẽ cố gắng thay tả thật nhanh, nhanh nhất có thể để con không còn khó chịu nữa nhé. Sắp xong rồi con à, một chút xíu nữa thôi…vậy là xong rồi đó, con thấy dễ chịu chưa nào?”.

Ảnh minh họa
Lý do: Trong lúc này, thật sự con của bạn cảm thấy khó chịu mà bạn lại nói không sao đâu. Cũng giống bạn vậy đó, khi mà bạn đang khó chịu, buồn bực vì chuyện gì đó mà một người bạn của bạn lại nói với bạn là “không sao đâu” thì bạn có cảm thấy dễ nghe không? bạn có cảm thấy được cảm thông không? Chắc chắn là không. Đứa bé cũng vậy, nó cũng muốn được cảm thông, hiểu được cảm xúc và nhu cầu thực của bé. Bạn không chỉ đem đến cho đứa bé sự an toàn mà bạn cũng cần đem đến cho bé sự cảm thông, chia sẻ. Thông qua việc hiểu được cảm xúc của trẻ, bạn đồng thời dạy cho bé biết cách chia sẻ và sự chân thành, sau này bé lớn lên sẽ có ảnh hưởng tích cực về sự phát triển trí tuệ cảm xúc.

Tình huống 2: Con bạn làm rơi đồ chơi xuống nền nhà và bắt đầu khóc toáng lên

Thay vì nói: “Thôi bỏ nó đi, nó chỉ là đồ chơi thôi mà, con lấy cái khác đi.”

Thử nói như thế này: “Mẹ thấy con làm rơi đồ chơi của con rồi. Mẹ thấy con rất là buồn. Con chơi chưa xong với đồ chơi này phải không? Để mẹ tìm cách nhặt lên cho con chơi tiếp nhé! Con đợi mẹ chút xíu nhé!”

Lý do: Đúng là chúng ta chẳng có gì quá buồn khi rơi món đồ chơi, nhưng đối với trẻ nhỏ, món đồ đang chơi là một điều vô cùng quan trọng và đặc biệt. Rơi mất món đồ chơi đối với trẻ là một điều vô cùng buồn bã. Do vậy, hãy thể hiện sự cảm thông này đối với trẻ. Phải đặt bản thân mình vào tình huống của trẻ để hiểu cảm xúc của trẻ. Bằng cách chia sẻ cảm xúc với trẻ, trẻ cảm thấy bạn gần gũi và hiểu được chúng, bạn tạo cho chúng một sự an toàn. Đồng thời bạn cũng dạy được trẻ sự cảm thông và chia sẻ.

Ảnh minh họa

Tình huống 3: Con của bạn không muốn ngồi vào ghế để ăn cơm

Thay vì nói: “Con ngồi vào ghế để ăn cơm nào, nhanh lên!” hay “Có ngồi vào ghế không thì bảo!”

Thử nói như thế này: “Con muốn tự mình ngồi vào ghế hay con muốn mẹ phải bắt con ngồi vào ghế nào?”

Lý do: Cách nói này bạn vừa đưa ra mệnh lệnh nhưng vừa thể hiện sự chọn lựa. Lúc này con bạn sẽ được quyền chọn lựa, và bé sẽ có ít sự phản kháng hơn là chỉ có 1 mệnh lệnh duy nhất. Nếu con bạn lại tiếp tục từ chối ngồi vào ghế thì bạn có thể nói: “Có vẻ như con không có đói bụng phải không, chắc là con mệt quá rồi, con chẳng muốn ăn nữa phải không nào. Vậy thì con muốn ngồi vào ghế hay là muốn đi lên giường ngủ nào? Con chọn cái nào?” Nếu con bạn vẫn chưa quyết định được chọn cái nào thì bạn nói sẽ quyết định cho con, và bắt đầu đếm 1 đến 3 một cách chậm rãi để con suy nghĩ. Điều này sẽ dạy bé biết tự quyết định, và nếu không quyết định được thì sẽ bị người bắt phải làm theo.


Tình huống 4: Mặc dù đã đến giờ đi ngủ mà con của bạn vẫn cứ chạy lung tung quanh phòng đùa giỡn.


Thay vì nói: “Nằm vào giường nào. Mẹ đã bảo con là vào giường ngủ nào”


Thử nói như thế này: “Mẹ thấy con đang có vấn đề là không tự dừng vận động lại được. Có vẻ như con đang cần mẹ giúp con phải không nào.” Bạn đến ôm con hoặc bế bé lên nhẹ nhàng.


Lý do: Trẻ con rất thích vận động, vốn tự nhiên của trẻ mà. Đôi khi chúng không thể nào tự chủ bản thân chúng được, chúng cần được chúng ta hướng dẫn và chỉ bảo, và dần dần theo thời gian chúng mới tự mình làm điều đó được. Do vậy không nên ép trẻ phải tự làm ngay. Thay vào đó là những hành động, cử chỉ nhẹ nhàng, êm ái từ cha mẹ, chúng hiểu được cảm xúc của yêu thương, và từ đó làm dịu sự nóng nảy của chúng.

Ảnh minh họa
Tình huống 5: Bạn cho con bạn một vài cái bánh, bé ăn hết, và lại đòi thêm nữa. Vừa đòi vừa khóc mếu.

Thay vì nói: “Không! Con ăn đủ rồi. Bánh hết rồi.”

Thử nói như thế này: “Mẹ biết là con rất thích ăn bánh. Ngày mai, mẹ sẽ cho con tiếp nữa nhé. Hôm nay con ăn vậy là đủ rồi. Nếu con còn cảm thấy đói thì con có thể ăn những thức ăn khác trên dĩa của con nhé.”

Lý do: Nếu bạn nói cấm đoán cộc lốc và đưa ra lý do không đúng để hạn chế món ăn ưa thích của bé thì bé sẽ thấy bạn không hiểu được cảm xúc của bé. Nhu cầu, sở thích của bé vô cùng quan trọng nên khi bị cấm, bé rất buồn và khó chịu. Bé có thể biết bạn đang nói dối bé. Nhưng nếu bạn nói đầy đủ và có lý hơn, bé sẽ học được cách chọn lựa món ăn khác và biết để dành cho tương lai. Đặc biệt là bé biết bạn đang hiểu nhu cầu và sở thích của bé.

Tình huống 6: Con bạn đang chơi với một bé khác và giựt lấy đồ chơi của bé đó.

Thay vì nói: “Con không được làm thế, hãy lịch sự nào” hay thậm chí là nói bé đó phải chia sẻ đồ chơi với con bạn.

Thử nói như thế này: “Con đã lấy đồ chơi của bạn. Mẹ nghĩ là bạn đang chơi lở dở, chưa xong đâu. Hãy đưa lại cho bạn và hỏi bạn là khi nào thì bạn chơi xong. Khi nào bạn chơi xong thì sẽ đến lượt con chơi mà.”

Lý do: Trẻ từ 18 tháng tuổi là đã có thể hiểu được khái niệm sở hữu rồi, trẻ sẽ không hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc chia sẻ cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Đối với trẻ, đồ vật chỉ là sự mở rộng của bản thân mà thôi. Đã là sở hữu là thuộc về bản thân mình. Bạn có muốn chia sẻ với người khác cánh tay hay bàn chân của bạn không? Chắc chắn là không. Vậy thì trẻ cũng hiểu như vậy đấy. Hãy giải thích cho trẻ biết là đồ chơi này là của bạn. Con muốn chơi thì phải hỏi ý của bạn trước, sau đó con cũng sẽ có cơ hội được chơi.

Theo glenndoman

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Gặp mẹ Việt tự xuất bản sách cho con gái nhỏ

Là một bà mẹ hết sức bình thường và giản dị như nhiều bà mẹ khác, cô con gái nhỏ luôn là niềm vui và mối quan tâm lớn nhất của chị Hoài Anh. Những chia sẻ hàng ngày đầy tình cảm về việc chăm sóc con, chơi với con của chị trên trang cá nhân luôn truyền tới mọi người một cảm giác ngọt ngào, ấm áp về tình cảm gia đình.

Đặc biệt, những cuốn sách nhỏ đáng yêu mà chị làm tặng con gái đã truyền cảm hứng đặc biệt tới rất nhiều bà mẹ khác như một gợi ý tuyệt vời để các mẹ lưu giữ tuổi thơ cho con và tận hưởng hành trình làm mẹ. Cùng gặp gỡ chị Hoài Anh để trò chuyện về những cuốn sách đặc biệt này.

Profile:

Mẹ: Phạm Thị Hoài Anh


Con gái: Nim - Sinh năm 2011


Chào chị, chị có thể chia sẻ một chút về những cuốn sách mà chị đã làm để dành tặng con gái không?

- Con gái mình hơn 3 tuổi, mỗi năm mình làm tặng bạn một cuốn sách nhỏ, đó là một cuốn sách ảnh về một ngày cuối tuần mùa thu đi chơi của bạn, một cuốn sách hai mẹ con làm tặng sinh nhật bố về những kỉ niệm và hình ảnh của hai bố con, cuốn sách mình dành nhiều thời gian hơn cả là cuốn “Nim - Những câu chuyện nhỏ”, ghi lại nhật ký và những câu chuyện đáng yêu của con mà mình ghi chép trong suốt 3 năm đầu đời của con.


Mỗi một cuốn sách đều là một kỉ niệm đặc biệt với mình. Ví dụ cuốn “Nim yêu bố”, em bạn thân mình đã vẽ minh họa và viết tay lại toàn bộ những câu chuyện của mình để in thành sách, điều đó thực sự làm mình cảm động vì luôn có bạn bè ủng hộ, chia sẻ và dành rất nhiều yêu thương cho gia đình mình.

Chị Hoài Anh và bé Nim.
Cuốn sách nào mang lại cho chị nhiều cảm xúc đặc biệt nhất?

- Mỗi cuốn sách mang đến cho mình một cảm xúc riêng, đặc biệt nhất cho đến lúc này chắc là cuốn “Nim – Những câu chuyện nhỏ” vì mình theo đuổi nó từ lúc mới sinh con ra. Từ những ý tưởng mộc mạc đầu tiên, mình vừa háo hức ghi lại mọi khoảnh khắc con lớn lên, vừa cặm cụi lên kế hoạch, tìm họa sỹ và cả… tiết kiệm tiền nữa (cười) để thực hiện ước mơ của mình.

Sau rất nhiều lần thất bại trong việc tìm họa sỹ vẽ minh họa suốt hơn 1 năm thì mình kết nối được với Đậu Đũa, một em họa sỹ vô cùng đáng yêu ở tận TP HCM. Trong gần 1 năm, hai chị em chỉ hoàn toàn làm việc, trao đổi ý tưởng với nhau qua email và điện thoại và cuốn sách hơn 200 trang, nặng ơi là nặng được in và gửi ra Hà Nội cho mình đúng trước ngày sinh nhật con gái tròn 3 tuổi.

Ngày sinh nhật của con, bạn bè đến chơi và có thể chia sẻ cùng mình những khoảnh khắc ngọt ngào của con, cùng ghi lại những lời yêu thương và cuốn sách này khiến mình cô cùng cảm động. Sau này lớn lên, mình luôn tin là cô bé của mình sẽ hạnh phúc khi sở hữu những món quà đầy yêu thương của mọi người như vậy.

“Con gái của bố mẹ tròn 3 tuổi rồi. Không phải tự nhiên mà ở khắp nơi trên thế giới đều có chung một cột mốc cho các em bé lên 3, đó là đi học mẫu giáo, chắc hẳn, cột mốc này phải có gì đó đặc biệt lắm lắm. Lên 3 tuổi, con sẽ không còn bé bỏng nữa, con đã trở thành EM BÉ LỚN rồi, bước chân con sẽ bước những bước dài hơn, tiếng nói con sẽ vang xa hơn, bàn tay con sẽ không còn lọt thỏm, rụt rè trong bàn tay bố mẹ nữa… Gói gém lại biết bao điều t đẹp, chúng mình lại được nạp đầy năng lượng để cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình – những chuyến phiêu lưu vòng quanh mặt trời. Bố mẹ và Nim sẽ lại mở rộng tâm hồn và trái tim mình để chào đón, trải nghiệm và ghi nhớ tất cả những điều mới mẻ và bất ngờ đang ở phía trước… “Sao phải xoắn”, khi chúng mình luôn là một đội, Nim nhỉ!”. (Trích từ sách “Nim – Những câu chuyện nhỏ)

Nim - cô bé hạnh phúc.
Vì sao chị lại có ý tưởng “xuất bản” sách để “làm của để dành” cho con gái mình?

- Ôi, nói là “xuất bản” thì to tát quá (cười) vì so với nhiều “công trình dành tặng con” của các bà mẹ khác, những cuốn sách mình làm tặng cho con vẫn chưa thấm tháp vào đâu. Việc làm này cũng xuất phát từ sở thích cá nhân của mình nữa, mình rất yêu sách và đam mê sưu tầm mọi thứ liên quan đến sách, bao gồm cả việc làm sách, vì thế khi có con, mình rất háo hức làm một điều gì đó “gộp” cả hai niềm đam mê đó của mình. Bây giờ, các thiết bị số hiện đại giúp việc lưu trữ hình ảnh của các con trở nên rất dễ dàng và đơn giản, nhưng mình thấy nó lại làm mất đi nhiều những cảm xúc rất đặc biệt so với việc viết nhật ký hay lưu lại những câu chuyện, khoảnh khắc đó bằng câu chữ.

Mỗi khi làm xong một cuốn sách cho con, mình luôn tin rằng, cuốn sách đó sẽ mãi ở bên con, để lúc lớn lên, có khi nào đó con hoang mang, mệt mỏi, cầm chúng lên, con sẽ hít hà thấy mùi của thời gian, của những yêu thương ấm áp mà những người thân yêu của con đã cố gắng bằng cách này hay cách khác níu giữ lại dành tặng cho con. Mình tin rằng, chính những điều đó sẽ giúp con hạnh phúc, vững tin và có một tâm hồn trong sáng. Mình vẫn chia sẻ với bạn bè là, mình có một ước mơ rất nhỏ bé và khiêm nhường thôi, đó là trở thành “người sưu tập những kỉ niệm ngọt ngào dành tặng con”.



Hai cuốn sách nhỏ ghi lại những khoảnh khắc yêu thương khi con gái vui chơi và những câu chuyện nhỏ về bố mà chị Hoài Anh dành tặng con gái.

Để hoàn thành mỗi cuốn sách, chắc hẳn chị phải “đầu tư” công phu lắm, cả về công sức và tiền bạc?

- Cũng nhiều bạn hỏi mình như thế đấy! (Cười) Đúng là rất công phu, nhưng chỉ là công sức thôi! Cả tiền bạc nữa chứ? Vì những cuốn sách chị đã làm tặng con đều rất “chuyên nghiệp”, chắc chắn không thể “đơn giản” mà làm được?

Mình rất tâm đắc với một câu nói trong cuốn cuốn “Kindergarten is too late” của tác giả Magaru Ibuka, câu đó là: “Thứ duy nhất mà cha mẹ cần làm đó là hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu thương con”. Mình ghi câu nói này ở trong mọi cuốn sổ làm việc của mình và các cuốn sách nhỏ mình làm cho con gái cũng chỉ thể hiện duy nhất một điều, đó là mình đã có nhiều thời gian ở bên con mà thôi.

Nhiều mẹ chia sẻ với mình, biết thế nào là “nhiều” khi mẹ còn phải vất vả, bươn chải với đủ thứ việc trên đời, việc nhà, việc công sở, việc chăm sóc cho bản thân của mẹ hay làm thế nào để “yêu thương con đủ” khi mà ngoài con, mẹ còn biết bao gánh nặng... Mình luôn nghĩ đơn giản, mọi khái niệm “nhiều, ít, vui, buồn, thiếu, đủ” chẳng phải đều do mỗi người tự “định lượng” đó sao, niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của người kia, một niềm vui bé xíu có thể khiến người này đủ đầy nhưng mãi vẫn khiến người khác không cảm thấy đủ.... Đối với các con, đừng nghĩ là mẹ đã dành nhiều hay ít thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương, mình chỉ nghĩ một điều duy nhất: Trong mọi sự lựa chọn, mình sẽ luôn chọn con đầu tiên. Trong mọi điều cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, mình sẽ luôn ưu tiên con ở vị trí số 1, thế thôi. Khi đã quyết định sinh con là khi mình sẵn sàng với việc đó, việc luôn đặt con lên đầu tiên trong mọi quyết định của cuộc đời mình!

Những trang sách tuyệt đẹp trong một cuốn sách chị Hoài Anh làm tặng bé Nim.
Vậy có thể nói “thời gian” chính là khoản “tiền bạc” lớn nhất mà chị đã đầu tư để thực hiện đam mê này của mình?

- Đúng vậy! Những khoảng thời gian dành trọn vẹn cho con mang đến cho mình rất nhiều trải nghiệm. Đồng hành, quan sát con lớn lên, mình đã cùng con trải qua rất nhiều sự kiện thú vị và đáng nhớ. Việc duy nhất mình phải làm là ghi lại những khoảnh khắc đó rồi gom góp lại thành những cuốn sách nhỏ để sau này lớn lên con có thể đọc lại và hình dung về tuổi thơ của mình.

Chị có thể chia sẻ với các mẹ bí quyết để có những cuốn sách đẹp lung linh như vậy không?

- Như mình đã chia sẻ, bản thân mọi khoảnh khắc và câu chuyện về các bạn nhỏ đều đặc biệt, lung linh, lấp lánh và quá đỗi ngọt ngào rồi. Mỗi người mẹ chính là người cảm nhận rõ nhất điều đó. Mình nghĩ rằng, thay vì chỉ lưu ảnh trong laptop hay các ổ cứng, thay vì chỉ note lại chuyện về con trên facebook, điện thoại… thì vào các dịp đặc biệt nào đó của gia đình, các mẹ có thể in ảnh của con, dán và décor bằng các album DIY bán sẵn rất đẹp và ghi lại câu chuyện gắn với từng khoảnh khắc mà mẹ đã lưu lại. Những câu chuyện ngắn về con có thể viết vào một cuốn sổ nhật ký nhỏ. Những món đồ mà mẹ đã “handmade + heart-made” đó, cho dù giản dị, vụng về thì sau này vẫn sẽ là tài sản vô giá của các con.

Cảm ơn chị, chúc chị sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc hành trình làm mẹ và sẽ có thêm nhiều cuốn sách ngọt ngào nữa.

Theo glenndoman

Bí quyết dạy trẻ của ông bố Mỹ có 12 con vào đại học

Con lớn nhất 37 tuổi và nhỏ nhất 22, bố mẹ thành đạt đủ tiền để đáp ứng cho các con bất cứ thứ gì nhưng họ không làm vậy.

12 con của vợ chồng Francis L. Thompson đều có bằng đại học (hoặc đang ngồi trên giảng đường) và bố mẹ không phải tốn chi phí gì. Một số thành viên trong gia đình đã kết hôn với những người cũng có trình độ học vấn tương đương. Họ có 18 cháu – cũng đang học những điều mà bố mẹ chúng được dạy về lòng tự trọng, lòng biết ơn và khao khát cống hiến cho xã hội.

Các con ông Thompson sống tại Utah, Florida và California (Mỹ), còn hai vợ chồng ông ở Colorado. Họ đã kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Tình yêu được vun đắp giữa hai người góp phần vào thành công trong việc dạy dỗ con cái, để các con thấy cuộc sống gia đình êm ấm với sự gắn bó mà không cần phải thỏa hiệp.

Dưới đây là chia sẻ về những kinh nghiệm dạy 12 người con của ông bố Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ):

Để con làm việc nhà

- Trẻ có thể làm việc nhà từ 3 tuổi. Bé 3 tuổi không thể dọn nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng dần dần khi 4 tuổi, bé sẽ làm tốt.

- Trẻ nhận được một khoản nhỏ từ các việc nhà đã làm trong tuần.

- Từ 8 tuổi, các con tự giặt quần áo của mình vào một ngày nhất định.

- Khi trẻ bắt đầu biết đọc sẽ được tham gia làm bữa tối với bố mẹ bằng việc đọc công thức nấu ăn.

- Cả con trai và con gái đều phải học khâu vá.

Đại gia đình ông Francis L. Thompson năm 1998 (nguồn internet)
Học tập

Việc học tập luôn được ưu tiên trong gia đình và có những quy định cụ thể cho việc này:

- Giờ học là từ 18h đến 20h tối mỗi ngày. Không xem TV, máy tính, chơi game hay các hoạt động khác trong 2 tiếng này. Nếu không có bài tập thì các con đọc sách. Với các con nhỏ chưa đi học, một anh chị sẽ đọc sách cho các em nghe. Sau 2 giờ học tập, trẻ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là trước “giờ giới nghiêm”.

- Tất cả các con đều phải tham gia lớp nâng cao. Bố mẹ không lo ngại về điểm đầu vào của lớp này. Chúng tôi thường đề nghị giáo viên cho phép con học lớp đó với lời cam đoan các cháu sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu. Hàng ngày bố mẹ dành thời gian giúp con củng cố kiến thức để theo kịp. Sau đứa con đầu, nhà trường biết chúng tôi giữ lời hứa trẻ có thể theo kịp lớp nâng cao và không khó khăn gì với các cháu sau.

- Nếu con về nhà và nói có một giáo viên ghét cháu hay không công bằng, phản ứng của chúng tôi là khuyến khích con tìm ra cách để dung hòa. Trẻ cần tự tìm cách giải quyết các mối quan hệ vì bản chất cuộc sống thực luôn chứa đựng mâu thuẫn. Các con có thể sẽ gặp phải một ông sếp không ưa mình. Chúng tôi không cho phép trẻ đổ lỗi cho giáo viên vì không học được. Tất nhiên, chúng tôi luôn kèm con học 2 tiếng mỗi ngày và sẵn sàng giúp con khi chúng cần.

Kén ăn là điều không được phép

Cả gia đình tôi luôn ăn sáng và tối cùng nhau. Bữa sáng lúc 5h15 và sau đó trẻ phải làm việc nhà trước khi đến trường. Bữa tối lúc 17h30 chiều.

Nguyên tắc chúng tôi đưa ra cho các con là ăn những gì chúng ghét trước (thường là rau) và sau đó có thể ăn các loại thức ăn khác. Nếu không muốn ăn, trẻ có thể rời khỏi bàn. Nếu sau đó chúng kêu đói, chúng tôi có thể lấy đồ ăn con không thích ăn, hâm nóng trong lò vi sóng và mang tới cho con. Nếu con tiếp tục không ăn, sẽ không có thứ gì khác cho tới bữa sau.

Không ăn vặt giữa các bữa

Gia đình tôi luôn có 4 nhóm thực phẩm chính (thịt, sữa, tinh bột, trái cây và rau), hầu như luôn có vài món tráng miệng khác nhau. Tới nay, những đứa con tôi không sợ thử thức ăn mới và không dị ứng với thực phẩm. Chúng thử tất cả thực phẩm mới và ăn cho tới khi no. Một trong 4 đứa thậm chí còn hơi béo. Chúng gọn gàng, khỏe mạnh và năng động.

Hoạt động ngoại khóa

Tất cả trẻ phải chơi một số môn thể thao. Chúng được chọn môn mình thích. Các con bắt đầu học chơi các môn ở trường. Không quan trọng là bơi, đá bóng, bóng rổ, bóng chày, đấu kiếm hay tennis, chúng tôi không phiền lòng nếu trẻ thay đổi sở thích. Nhưng các con phải chơi thể thao.

Tất cả các con phải tham gia vào câu lạc bộ nào đó như hướng đạo sinh, lịch sử, kịch…

Trẻ được yêu cầu tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Chúng có thể làm tình nguyện tại địa phương hay ở nhà thờ. Thỉnh thoảng các con thu thập quần áo cũ và mang đi từ thiện. Trẻ được nhìn thấy cuộc sống của nhiều gia đình có hoàn cảnh khác nhau và chúng hạnh phúc vì việc làm của mình giúp được người khác.

Trẻ phải học cách tự lập

- Khi các con bước sang tuổi 16, chúng tôi mua cho mỗi đứa một chiếc xe – đó là lần đầu trẻ học được về sự tiết kiệm. Khi đứa con lớn nhất của tôi nhìn thấy chiếc xe tôi mua cho, nó nói: “Bố ơi, đó là một chiếc xe hỏng”. Tôi nói: “Đúng, nhưng ở đó có hướng dẫn sửa chữa và các dụng cụ sửa ở trong gara. Bố sẽ trả tiền cho các vật dụng cần thay, nhưng không trả công sửa”. 11 tháng sau, chiếc xe được tái tạo động cơ, nội thất mới bọc, vỏ sơn mới… Con gái tôi có một chiếc xe nổi bật nhất ở trường trung học và nó tự hào vì đã tự tay dựng lại chiếc xe hơn mức tưởng tượng. Đến giờ, các con tôi không đứa nào từng bị phạt vì vượt quá tốc độ, dù không ai sử dụng xe phân khối thấp.

- Chúng tôi cho phép các con mắc lỗi: Trước khi 16 tuổi, các con tôi phải đi chung xe với gia đình. Một lần, tôi bảo con trai Samuel khi ấy 11 tuổi, thay dầu xe và hỏi liệu cháu có cần giúp hay hướng dẫn không. Thằng bé nói “không” và một tiếng sau, nó gọi tôi hỏi: “Phải thay hết 18 lít dầu ạ?”. Tôi hỏi con cho 18 lít dầu vào đâu khi bình thường chỉ cần 5 lít. Hóa ra, thằng bé đổ hết dầu vào bộ phận tản nhiệt ở đầu xe. Chúng tôi đã phải mua bộ tản nhiệt mới và thay dầu lại. Tôi không trách mắng hay phạt con. Đó là một bài học cho nó. Con cái chúng tôi không sợ thử cái mới. Chúng được giáo dục rằng nếu chúng làm điều gì đó sai, chúng sẽ không bị phạt. Điều này thường khiến bố mẹ tốn tiền hơn nhưng chúng tôi đang nuôi dạy con chứ không phải tiết kiệm tiền.

- Mỗi đứa trẻ có máy tính riêng nhưng phải tự lắp ghép. Tôi mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, nguồn cung cấp điện, CPU, bàn phím, phần cứng, bo mạch chủ và chuột. Bọn trẻ phải tự ráp chúng với nhau và chạy các phần mềm. Việc này bắt đầu khi chúng 12 tuổi.

- Chúng tôi để các con tự đưa ra quyết định nhưng trong giới hạn. Chẳng hạn, con muốn đi ngủ ngay hay dọn phòng của mình. Hiếm khi chúng tôi đưa ra chỉ một “lệnh” trực tiếp, trừ phi đó là các nguyên tắc sống của gia đình mà mọi thành viên đều đã nhất trí. Điều này giúp các con cảm thấy chúng làm chủ cuộc sống của mình ở mức độ nào đó.

Tạo độ gắn kết giữa anh chị em

- Chúng tôi yêu cầu các con luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bé lớp 5 có thể đọc cho em lớp 1 nghe mỗi ngày 30 phút. Bé lớn sẽ dạy đại số, toán cho bé nhỏ hơn.

- Chúng tôi phân công anh chị dạy em nhỏ hơn và giúp em hoàn thành việc vặt hàng tuần.

- Chúng tôi để các con tham gia xây dựng nguyên tắc trong gia đình. Chẳng hạn, những đứa trẻ muốn có quy định không để đồ chơi trong phòng khách, phải để ở phòng ngủ hay phòng chơi. Vì vậy, ngoài các việc vặt phải làm mỗi ngày, tất cả trẻ phải dọn sạch phòng ngủ của mình. Chúng tôi dành cho các con cơ hội mỗi tháng được sửa hay tạo ra các quy định mới. Bố và mẹ có quyền quyết định cuối cùng.

- Chúng tôi cố gắng luôn nhất quán với nhau. Nếu bọn trẻ phải học hai tiếng mỗi tối, sẽ không có ngoại lệ cho việc này. “Giờ giới nghiêm” là 22h đêm trong những ngày đi học và 24h đêm cho ngày nghỉ, không có ngoại lệ.

Những kỳ nghỉ gia đình

Chúng tôi đưa gia đình đi nghỉ vào mỗi mùa hè trong 2-3 tuần. Chúng tôi có đủ khả năng để thuê khách sạn hay đặt tour nhưng không chọn cách này. Chúng tôi cắm trại và mang theo đồ đạc cần thiết. Nếu trời mưa, chúng tôi phải tìm cách để tự xoay sở.

Khi đi cắm trại, tất cả các con từ 6 tuổi trở lên phải mang hành lý và dựng lều. Vợ tôi sẽ ở cùng những đứa con nhỏ. Suốt 15 năm, cô ấy liên tục mang thai hoặc mới sinh. Các con lớn và tôi sẽ đi du lịch khám phá. Chúng tôi đã leo qua hẻm núi Grand Canyon, trèo lên đỉnh Mount Whitney, băng qua Continental pide, Yosemite…

- Chúng tôi gửi các con qua đường máy bay đi thăm họ hàng ở khắp nước Mỹ hay châu Âu 2-3 tuần một năm, khi các bé học mẫu giáo. Tất nhiên phải có chế độ đặc biệt cho hãng bay để họ nhận chăm lo cho một đứa trẻ 5 tuổi đi một mình. Chúng tôi chỉ gửi con nếu chúng muốn đi. Tuy nhiên, những bé nhỏ hơn khi thấy các anh chị lớn đi chơi kiểu này thì đều muốn có trải nghiệm. Các con sẽ học được từ sớm rằng bố mẹ sẽ luôn bên con, nhưng sẵn sàng để chúng trưởng thành bằng đôi cánh của mình và bay đi.

Tiền và vật chất

- Mặc dù có đủ tiền nhưng chúng tôi không giúp con cái mua nhà, trả tiền học đại học, chi trả cho đám cưới. Chúng tôi có thể tư vấn cho các con về cách tổ chức cưới hỏi thế nào, làm sao để mua được căn hộ hay cách nào giúp nguồn vốn sinh sôi. Chúng tôi giúp chúng liên lạc với công ty nhưng chúng phải đi phỏng vấn và kiếm việc.

- Chúng tôi luôn tặng quà sinh nhật và giáng sinh cho các con. Chúng tôi có thể nhờ ông già Noel tặng quà nhưng khi con lớn hơn và hỏi về điều đó, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi nói đó là một trò chơi và nó rất thú vị. Trước mỗi dịp lễ đó, chúng tôi lên danh sách thứ các con thích được tặng và chắc chắn bọn trẻ sẽ có được điều mình muốn. Nhờ Internet, thật dễ dàng gửi danh sách này đến những đứa trẻ khác và ông bà bọn trẻ. Những món quà tự làm thường được yêu chuộng nhất.

Để các con tự trải nghiệm thế giới thật

Chúng tôi yêu các con bất kể chúng có làm gì. Nhưng chúng tôi sẽ không ngăn chặn bất cứ hậu quả nào từ các hành động của con cái. Chúng tôi để các con chịu hậu quả và sẽ không cố gắng để giảm thiểu những hậu quả đó chỉ vì thấy các con phải chịu khổ. Chúng tôi cũng khóc và buồn nhưng không làm thay con cái hay gánh vác hậu quả từ hành động của chúng.

Theo glenndoman

Giáo dục sớm giúp trẻ thông minh sớm như thế nào?.

Điều gì tạo nên sự khác biệt về trí tuệ của trẻ lúc lớn lên khi mà mỗi trẻ đều được sinh ra với 100 tỷ tế bào thần kinh? Tại sao có những đứa trẻ thông minh hơn hẳn những đứa trẻ khác

Hẳn chúng ta đều biết sự thông minh hay khả năng học hỏi của trẻ đến từ ba yếu tố: di truyền, phương pháp giáo dục và dinh dưỡng. Một điều rõ ràng là chúng ta không thể tác động được yếu tố di truyền. Đối với yếu tố dinh dưỡng, các bậc phụ huynh đều có thể tự mình trang bị các thông tin, phương pháp, cách thức chăm sóc dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai. Với phương pháp giáo dục con từ sớm một cách khoa học và đúng đắn, cha mẹ có thể ươm mầm những hạt giống tương lai, phát hiện và bồi dưỡng những tiềm năng trí tuệ và trí thông minh vượt trội của trẻ.


Nguồn internet

Bé làm đài phun nước

Tiến sĩ Howard Gardner (Đại học Harvard), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về trí tuệ con người đã chỉ ra rằng hệ thống trường học thường tập trung vào một phạm vi hẹp của trí thông minh là ngôn ngữ học và logic/toán học. Mặc dù kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực này là rất cần thiết cho cuộc sống, ông cho rằng có đến tám loại trí thông minh khác nhau và hầu như tất cả mọi người chúng ta đều có sẵn chúng, ở những mức độ khác nhau. Tám loại trí thông minh đó bao gồm: Trí thông minh về Quan hệ xã hội, Nội tâm, Cơ thể, Ngôn ngữ, Logic/Toán học, Âm nhạc, Hình ảnh/Không gian và Tự nhiên.

Bé tập bơi (nguồn internet).
Làm thế nào để khám phá, bồi dưỡng và phát triển trí thông minh cho trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất của não bộ con người, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi? Cha mẹ và thầy cô, làm thế nào để nhận biết trẻ đang sở hữu loại hình trí thông minh nào vượt trội trong tám loại hình trên, và làm thế nào để giúp trẻ toả sáng theo cách của mình?

Bé tìm hiểu vòng tuần hoàn của nước (nguồn internet).
Bé vẽ tranh bằng túi trà lọc (nguồn internet).

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bằng các phương pháp giáo dục sớm hiện đại, Hệ thống trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy, đơn vị mầm non duy nhất tiên phong giáo dục sớm tại TP.HCM, đã ứng dụng thuyết trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner trong thiết kế giáo án và tổ chức giảng dạy nhằm giúp từng cá nhân trẻ phát triển phù hợp theo cách của mình và ngày càng thông minh hơn khi các tố chất tiềm năng của trẻ được kích hoạt và bồi dưỡng trước 3 tuổi.


Nhằm giới thiệu rộng rãi đến Quý phụ huynh tính ưu việt và tác dụng tích cực của giáo dục sớm trong những năm đầu đời của trẻ, Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy sẽ tổ chức các buổi Hội thảo và các lớp học thử miễn phí dành cho học sinh mới từ 12 tháng đến 5 tuổi, ứng dụng các phương pháp giáo dục sớm tại 2 cơ sở của Hệ thống nhà trường vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật trong tháng 8 như sau: ngày 3, 9, 17 và 23 tháng 8 năm 2014, từ 9:00 đến 11:00g. Giáo án các lớp học thử bao gồm các hoạt động phát triển ngôn ngữ, tư duy, thể chất, thẩm mỹ, thái độ, tình cảm và rèn kỹ năng sống cho trẻ, được tổ chức bằng phương pháp dạy học ứng dụng thuyết trí thông minh đa dạng. Phụ huynh cùng tham gia lớp học với bé và được cung cấp giáo án, gồm kiến thức và phương pháp giáo dục sớm từ Ban Giám Hiệu nhà trường.

Theo glenndoman

Bé hơn 2 tuổi chỉ bi bô có phải là chậm nói

Con trai em được 27 tháng tuổi mà cứ nói bi ba bi bô chứ không rõ ràng chữ nào. Khi bố mẹ nói gì, bé thích thì làm theo, không ưng thì không làm.

Với các biểu hiện như vậy thì bé nhà em chậm nói hay bị câm ạ? Nhờ các chuyên gia tư vấn giùm em? (Thư Hà) Trả lời Chào bạn, Đối với trẻ 27 tháng tuổi, trong sự phát triển ngôn ngữ trẻ cần đạt được các mốc như sau: - Nói câu 2 từ: Trẻ cần nói được những câu bao gồm 2 từ, ví dụ như “con mèo”, “con cá”, “quả cam”, “ăn cơm”, “uống nước”…

Ảnh minh họa


- Chỉ đúng 3- 4 hình: Chỉ vào hình ảnh khi người lớn gọi tên hình và hỏi trẻ, ví dụ mẹ đưa ra 4 tranh hình con chó, mèo, cá, ngựa và hỏi trẻ “con chó đâu?”, trẻ biết chỉ đúng hình con chó trong 4 hình đó, lần lượt với những con vật còn lại. - Gọi tên một hình: Gọi đúng tên hình ảnh đó khi bố mẹ đưa hình ảnh cho trẻ và hỏi trẻ “con/quả/cái gì đây?”

- Chỉ 6 bộ phận cơ thể: Chỉ đúng mũi, mắt, miệng, tai… 6 bộ phận khi bố mẹ hỏi, ví dụ “mũi con đâu?” hoặc chỉ vào con búp bê, người đối diện với trẻ.

- Hiểu lời trẻ nói: Những từ trẻ diễn đạt ra bố mẹ, người khác nghe và hiểu được điều trẻ nói.

- Hiểu 2 hành động: Đưa cho trẻ bức tranh hình con mèo, chó, chim, ngựa… hỏi trẻ xem con nào biết bay/kêu meo meo/sủa gâu gâu… trẻ đạt chỉ tiêu khi chỉ đúng 2/4. Khi trẻ đạt được 4/6 tiêu chí trên thì mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ đang ở ngưỡng phát triển bình thường.

Dưới 4 tiêu chí thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là nghi ngờ chậm phát triển hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. Theo thông tin mà bạn chia sẻ thì hiện tại bé nhà bạn đang bị chậm phát triển ngôn ngữ, cụ thể là bé chậm phát triển trong ngôn ngữ diễn đạt.

Bạn có lo lắng là bé chậm nói hay bị câm (theo tôi hiểu là bạn đang lo lắng không biết bé chỉ chậm nói trong một thời gian nhất định hay bị câm suốt đời). Với thông tin mà bạn chia sẻ thì chúng tôi chưa đủ điều kiện để kết luận về tình trạng chậm nói của trẻ xem trẻ có khả năng nói được hay không.

Để xác định xem bé có bị câm hay không bạn cần cho bé đi kiểm tra y học tại các bệnh viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra lưỡi, vòm họng, khả năng thổi hơi, phát âm, nghe và có thể kiểm tra cả não bộ của trẻ nữa, thông qua những thông tin này bác sĩ sẽ cho bạn biết tiền đề ngôn ngữ về mặt sinh học của bé có đáp ứng được hay không.

Bên cạnh đó bạn cần đưa bé đến các trung tâm tâm lý để kiểm tra các tiền đề ngôn ngữ về mặt tâm lý của trẻ, kiểm tra xem trẻ có bị rối nhiễu tâm lý nào ảnh hưởng đến ngôn ngữ hay không. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp các chuyên gia sẽ chỉ cho bạn phương pháp giáo dục can thiệp để khắc phục chứng chậm nói của trẻ. Tuy nhiên, đối với con bạn, theo những thông tin về bé, chúng tôi thấy rằng cháu có được một số tiền đề về ngôn ngữ khá khả quan, đó là bé có thể phát ra được những âm bi ba bi bô, khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ của bé khá tốt. Với những thông tin này chúng tôi rất hy vọng bé chỉ bị chứng chậm nói tạm thời.

Điều cần thiết bây giờ là bạn không nên quá lo lắng về trẻ mà cần đưa bé đi khám cả y học và tâm lý để xác định tình trạng chậm nói và định hướng giúp đỡ bé càng sớm càng tốt. Chúc gia đình bạn gặp nhiều may mắn và bé yêu ngày càng tiến bộ.

Theo glenndoman

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)