Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy bé vận động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy bé vận động. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Dạy gì cho trẻ giai đoạn 11 và 12 tháng

Tiếp theo loạt bài về phát triển thị giác cho trẻ sơ sinh, hôm nay Glenn Doman xin giới thiệu với các bạn các bài tập cho trẻ từ 11 đến 12 tháng. Ngoài các giác quan chúng ta cần chú ý thêm về vận động và dạy chữ cho bé.

Thị giác.
Cho trẻ xem các sách có nhiều tranh, sách bằng hình ảnh. Đưa trẻ đến trước bảng chữ cái, mỗi ngày một chữ, đọc đi đọc lại nhiều lần cho trẻ nghe. Cho trẻ đứng trước gương và tập nói chuyện với mẹ.
Hàng ngày dẫn trẻ đi dạo, giới thiệu cho trẻ xem các con vật ưa thích, các phương tiện đi lại. Giấu đồ chơi của trẻ bên dưới hộp rồi để trẻ tự tìm ra, có thể dùng 2 chiếc hộp và đố trẻ lấy đúng.

Thính giác.
Bắt chước tiếng kêu của các con vật và để trẻ nhặt đúng tấm card có hình con vật đó.
Hỏi những câu hỏi như: Mắt con đâu? Tai con đâu? và dạy trẻ dùng tay chỉ. Thời kỳ này trẻ có thể phân biệt được các bộ phận của cơ thể.
Dạy trẻ những hiểu những câu từ cơ bản như: đưa cho mẹ cái gì, cái đó không được.
Thời kỳ này trẻ hay đập, vỗ mọi thứ, bất kể là gì. Có thể thử cho trẻ chơi những đồ có tính chất cơ khí, ví dụ như món đồ mà hễ lắc là phát ra tiếng kêu, hoặc khi ấn vào sẽ có âm thanh. Cũng có thể chơi trò bắt chước tiếng mẹ hay tiếng các con vật…

Xúc giác.
Cho trẻ một tờ giấy để vo tròn lại, hoặc cho trẻ chơi với giấy bóng kính. Động tác vo tròn giấy sẽ tập cho trẻ dần dần biết vẫy tay, ấn nút, vỗ tay…
Dạy cho trẻ nhặt những món đồ nhỏ để luyện cách cầm nắm bằng ngón cái và các ngón khác. Điều này rất quan trọng vì chỉ có con người mới làm được.

Tri thức
Dạy trẻ cách thao tác những đồ chơi đơn giản. Đặt một chiếc hộp âm nhạc trước mặt trẻ, lên dây cót, để hộp xoay rồi quan sát xem khi chiếc hộp dừng lại trẻ sẽ làm thế nào. Buộc đồ chơi trong chiếc khăn tay và quan sát trẻ. Tiếp theo buộc một bộ phận của đồ chơi. Sau đó giấu vào hộp, giấu dưới gậm bàn… Đầu tiên trẻ sẽ chưa biết tìm ra vật bị giấu, nhưng dần dần sẽ làm được. Có rất nhiều trò chơi theo kiểu đó. Hãy thử để trái bóng từ chỗ trẻ không với tới lên bàn tay và mang đến gần trẻ. Để đồ chơi lại gần chân trẻ trong khi trẻ đang ngủ. Nếu đồ chơi để ở chỗ cao hơn trẻ có lấy được không? Trẻ có giẫm vào đồ chơi không? Đổi món đồ gần chân trái, rồi chân phải xem sao…
Dạy trẻ bắt chước theo mẹ. Bắt chước há miệng, vỗ tay, xoa tay, nắm tay thành nắm đấm, gõ 2 món đồ vào nhau… Thử cho trẻ chơi trò xếp gạch lên cao, cao bằng mẹ chẳng hạn. Để chiếc gối chắn trước bức tường vừa xếp xem trẻ sẽ làm gì. Để đồ chơi ở cạnh bàn, rồi chắn cái gối giữa trẻ và đồ chơi, nếu trẻ đẩy mạnh cái gối thì đồ chơi sẽ rơi mất. Nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ biết cách lấy gối một cách khéo léo.
Giấu đồ chơi dưới 3 món đồ khác trẻ cũng tìm được. Đầu tiên trước mặt trẻ úp cái bát lên món đồ, trẻ sẽ lấy được ngay. Phủ thêm chiếc khăn giấy lên trên, trẻ vẫn lấy được. Tiếp tục giấu dưới tạp dề của mẹ để trẻ tìm. Khi trẻ biết lấy đồ dưới 2 món khác thì 3 món trẻ cũng sẽ làm được. Hãy ghi nhớ lại xem khi nào trẻ làm được những việc đó.

Vận động
Cho trẻ đu xà.
Với trẻ biết đi thì cho trẻ đi thật nhiều.
Cho trẻ leo lên cao, đá những quả bóng to, ném bóng nhỏ.

Chữ và ngôn ngữ
Đây là thời kỳ quan trọng nhất cho việc phát triển từ vựng. Từng bước hướng dẫn để trẻ biết làm theo lời mẹ nói. Về con chữ thì trẻ có thể nhớ được 1 chữ, từ đó cho trẻ chơi trò tìm xem chữ đó nằm ở đâu. Khi trẻ nhớ được chữ thì viết chữ đó vào tấm card, rồi từ đó gia tăng dần số tấm card. Tấm card không phải để cho trẻ đọc mà là để cho trẻ nghe hiểu. Nếu trẻ chưa nhớ được cũng không cần sốt ruột, có khi để nhớ được chữ phải mất cả nửa năm. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ, và điều quan trọng là không được từ bỏ.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Dạy gì cho trẻ 4 tuổi?

Theo Glenn Doman, trẻ ở giai đoạn 4 tuổi, đây là thời kì trẻ có khả năng nhớ từ nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con càng nhiều từ càng tốt. Vậy thì nên làm thế nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ? Việc quan trọng trước tiên là việc hàng ngày cha mẹ phải nói chuyện với con mình hết khả năng có thể được. Quan trọng là nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc, dùng từ chính xác như nói với người lớn, và dùng cách nói chuyện theo chủ để, có cốt truyện để trẻ có thể tư duy, suy luận được.

Kỹ năng vận động ở trẻ lên 4
• có sự phối hợp sắp xếp và cân bằng của một người trưởng thành – cũng như sức mạnh của các cơ bắp để thực hiện các họat động phức tạp hơn.
• thích chuyển động không ngừng – leo trèo, đu đưa, nhảy lộn nhào và nhảy chân sáo.
• thích viết, vẽ, tạo dáng, cắt dán và xây dựng các mô hình.
• những hình ảnh trong các bức vẽ bằng tay sẽ bao gồm tất cả các thành phần quan trọng như mắt, mũi và miệng – mặc dù chúng không có vẻ gì giống người đối với bạn.

Kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ lên 4
• có thể đếm đến 10 hoặc hơn thế.
• có thể kể ra ít nhất bốn màu sắc.
• Thích sử dụng các từ ngữ không hay lắm mà bé vô tình nghe được và đặc biệt thích thú với vẻ sửng sốt trên gương mặt bạn khi bé thốt ra chúng – đừng phản ứng quá mạnh mẽ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu những từ đó có ý nghĩa không hay, ở độ tuổi của trẻ thì không nên

Những thay đổi ở trẻ 4 tuổi
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ 4 tuổi sẽ chậm lại so với lứa tuổi trước đó. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ chính thức bước vào lứa tuổi thiếu thiếu niên. Bạn bắt đầu lo lắng khi thấy cả năm quần áo con mình mặc không có biểu hiện cộc hay chật chội. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Thực ra, nếu để ý bạn sẽ nhận ra những chiếc quần đã bắt đầu ngắn đi. Ttốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ tuổi tăng được khoảng 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn.
Chúng ta cũng không thể đo được tốc độ phát triển của đôi chân. Có khi chúng phát triển rất nhanh, chúng ta sẽ phải thay một đôi giày khác nhưng cũng có khi một đôi giày chúng sẽ đi được trong khoảng thời gian dài. Nói chung, chân và tay của trẻ sẽ phát triển cân đối cùng với sự phát triển của chiều cao. Nếu bạn đánh dấu chiều cao của con mình lên cánh cửa và nhận thấy con mình cao chậm hơn 2cm trong 6 tháng thì hãy tìm đến những lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Còn nếu bạn thấy quá lo lắng vì con mình hơi mũm mĩm thì hãy đo chỉ số BMI để kiểm tra xem con mình có bị béo phì hay không. Bạn cần lưu ý rằng chỉ số BMI tăng theo từng độ tuổi.

Các kĩ năng trẻ 4 tuổi đạt được
Trẻ em 4 tuổi có khả năng nhảy cao, nhảy chân sáo, nhảy lò cò, ném bóng, đá bóng , leo trèo và hoàn toàn có thể tự mặc được quần áo mặc dù thỉnh thoảng bé vẫn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Chúng ta nên hiểu rằng, trong giai đoạn này, nếu hỗ trợ bé vấn đề gì thì chỉ là sự hướng dẫn để bé luyện tập và làm theo, không nên làm thay cho bé. Cũng trong độ tuổi này, bé đang rất hiếu động, một số trò chơi vận động như leo trèo, đá bóng rất được các bé yêu thích. Tuy nhiên, một số bé vẫn còn e dè khi tham gia chơi cùng các bạn, phụ huynh nên lưu ý để động viên bé kịp thời.
Ở độ tuổi này, trẻ em có những cố gắng lớn trong việc dùng kéo và có khả năng vẽ một vài bức tranh giống như đang miêu tả con người. Mặc dù khi ngừơi lớn chúng ta nhìn vào thì khả năng cầm bút vẫn còn rất vụng về nhưng trên thực tế, cách cầm bút của chúng đã cứng cáp hơn rất nhiều. Nếu bạn động viên và khen ngợi kịp thời, con bạn có thể sẽ viết được cả tên của mình. Một số trẻ 4 tuổi có khả năng buộc được cả dây giày nhưng con số này rất ít.

Chứng khó phối hợp động tác
Khoảng 5% trẻ em ở độ tuổi này gặp khó khăn trong việc sử dụng dao dĩa, buộc dây giày và bắt bóng. Đối với một số, đây chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian, còn đối với số khác, đây lại là ảnh hưởng của điều kiện phát triển, khoa học gọi là chứng khó phối hợp động tác. Điều này xảy ra do não không có khả năng sắp xếp các trình tự công việc. Biểu hiện thường thấy là trẻ hay đung đưa chân, vụng về và không chịu ngồi yên một chỗ. Những nhóm trẻ này cũng rất hay gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Hai cách tốt nhất để giúp nhóm trẻ này là động viên để trẻ cố gắng thực hiện mục tiêu và tạo điều kiện để trẻ tập trung chú ý vào việc mình đang làm. Hầu hết trẻ mắc chứng khó phối hợp động tác đều không cần tìm đến bác sĩ nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, gặp khó khăn trong học tập thì chúng ta nên tìm lời khuyên từ chuyên gia và cho trẻ tập các bài tập trị liệu.

Mẹo dành cho cha mẹ có con tuổi lên 4
Trẻ lên 4 đang ở trong giai đọan học hỏi khá quan trọng. Hãy để bé sải những bước chân tự nhiên trong khi bạn đưa ra cho bé các cơ hội để khuyến khích thúc đẩy lòng hăng hái và sức sang tạo ở bé. Đưa bé đến sở thú, các bảo tàng và đừng bỏ qua các phòng trưng bày tranh. Có rất nhiều sách hay có thể làm rõ các khái niệm không gian mà bé cần biết như trên và dưới, cũng như các khái niệm đối nghịch như to và nhỏ.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Muốn con thành công, hãy để bé chơi vận động

Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.
Dưới đây là phân tích của tiến sĩ David Whitebread, giảng viên cao cấp về tâm lý giáo dục ở ĐH Cambridge (Anh) về cơ sở khoa học của việc nên để trẻ tự do chơi đùa và tại sao phụ huynh cần cho trẻ cơ hội lựa chọn các trò bé thích:
Ngày nay, nhiều bố mẹ cố gắng mua thật nhiều đồ chơi, đồng thời cho con lạm dụng các trò chơi trên ipad và máy tính. Thực tế, nhiều người đã quan niệm sai lầm về những gì là tốt nhất cho trẻ. Làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi, giữa chơi thô và chơi với đồ công nghệ là một bài toán không dễ giải, nhất là khi khoa học đã chứng minh mối quan hệ vững chắc giữa việc đùa nghịch của trẻ và sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh cảm xúc của chúng.

Chơi tự do
Chơi đùa không tốn tiền, cũng không cần phải tổ chức. Giáo dục sớm ở trường mầm non và tiểu học ngày càng trở nên quy củ và mô phạm, trong khi 30 năm trước, ở đó hầu như chỉ là chơi đùa. Các ông bố bà mẹ sống trong giai đoạn đó thường cảm thấy chịu áp lực khi liên tục phải giữ chân con mình nhưng cả tuần trẻ được chơi và chọn trò chơi chúng thích. Bạn không thể nhốt con trong nhà kính và buộc chúng phải chú ý đến cái gì đó. Cố gắng để làm như vậy có thể phản tác dụng. 
Thế hệ bố mẹ ngày nay quá lo lắng về việc để con cái mình ra ngoài mà không được bảo vệ đến mức hạn chế trẻ thái quá, ngăn chúng tự học hỏi. Trẻ học qua rủi ro nhưng chúng đang bị tước mất các cơ hội được "chơi nguy hiểm" như trèo cây, đào hang, chơi ở sông. Khi đó, trẻ cũng mất luôn cơ hội để học cách đánh giá những thứ mạo hiểm và nếu cần thiết, cách đương đầu để giải quyết hậu quả.
Người lớn hiện nay luôn sợ rủi ro, và vì vậy trẻ em càng bị giám sát chặt. Các em phải chơi trong nhà, trong vườn và trong những không gian vui chơi được thiết kế đặc biệt an toàn. 


Chơi đùa vui vẻ
Không cần phải khéo léo, không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần chơi với con và tận hưởng mọi thứ. Niềm vui dễ lan tỏa và tạo ra ngay ở môi trường thân thiện, ấm áp khi vui chơi. Hãy đảm bảo thời gian bạn dành cho con là thời gian chất lượng cho cả hai. Các nhà khoa học thấy rằng cũng như tìm được cách để trẻ có nhiều trải nghiệm vui chơi, thái độ và mục tiêu của bạn khi chơi đùa cũng rất quan trọng.
Vì vậy, hãy đưa ra một chủ đề bạn thích, và nghĩ cách để kéo con tham gia. Cả bố mẹ và con đều có thể nhận được những giờ vui vẻ từ việc tham gia vào các trò chơi vận động, nhào lộn. Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng mang đến một phương tiện quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Vận động thô cùng bạn bè và gia đình còn tạo sự gắn kết tình cảm và tăng nhận thức biểu cảm. Thông qua loại tương tác này, trẻ học cách nhạy cảm với người khác và bắt đầu xây dựng giới hạn cho mình.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những bé trai thường xuyên được chơi các trò vận động mạnh với bố, sẽ có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn. 
Tự chơi
Chúng ta thường cảm thấy là bố mẹ thì cần giám sát con cái khi chúng chơi nhưng giá trị của việc tự chơi được chứng minh là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng quan trọng như việc để trẻ học cách chơi với các nhóm tuổi khác nhau.
Các nhà khoa học đã xem xét và thấy cách trẻ chơi trong các xã hội săn bắn hái lượm vẫn duy trì trong thế giới hiện đại và chúng chơi mọi lúc, bắt chước người lớn, và không cần tới sự hỗ trợ của người lớn. Họ đã thấy có rất nhiều điều tích cực từ những điều này và nó giúp trẻ có thể sẵn sàng bước vào thế giới người lớn. Nếu bạn không cho phép con cái có đủ tự chủ để phát triển những kỹ năng độc lập và khả năng phục hồi, bạn cũng không trang bị cho chúng những công cụ trẻ cần cho tương lai.
Giao tiếp trong nhóm nhiều độ tuổi là một phần quan trọng với sự phát triển của trẻ. Một số người cảm thấy một phần của cộng đồng ngày nay, với gia đình hạt nhân nhỏ và những người thân sống xa nhau, con trẻ có ít cơ hội tiếp cận với những trẻ ở độ tuổi khác. Và nếu con bạn đi nhà trẻ, chúng có thể bị hạn chế trong một nhóm trẻ ở độ tuổi nhất định.
Trong một nhóm chơi với nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau, trẻ bé hơn tự nhiên học các kỹ năng từ trẻ lớn hơn như một hình thức bắt chước, cũng như có cơ hội để đối mặt với những thách thức của sự tương tác với một khán giả lớn hơn. Những trẻ lớn hơn cũng được lợi bằng cách học hỏi kỹ năng tầm quan trọng quanh việc gánh trách nhiệm với bé nhỏ hơn mình.
Đừng hoãn bữa trưa gặp gỡ bạn bè với những người có con tuổi teen - cho trẻ cơ hội để tiếp cận với nhau và tìm ra cách riêng của chúng để giao tiếp.
Cho trẻ chơi: Các quy tắc chung
- Điều quan trọng - như với tất cả mọi thứ - là sự cân bằng và điều độ. Chẳng hạn quá nhiều thời gian chơi với đồ công nghệ cao rõ ràng là ngăn con chơi với các hoạt động khác vốn có lợi cho chúng.
- Cố gắng cho con có nhiều trải nghiệm trong phạm vi rộng nhất. Đừng đặt quá nhiều giới hạn. Cố gắng tạo những trò vui từ nguồn thiên nhiên.
- Cho phép con được nhiều quyền tự chủ nhất có thể. Cho phép chúng được khám phá và chấp nhận rủi ro. Để con được bẩn. Chúng cần chơi để học các quy tắc của thế giới và những giới hạn, không cần bạn giám sát.

(Theo Telegraph.co.uk)

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)