Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Dạy con học tiếng Anh sao cho chuẩn?

Việc cho bé làm quen Tiếng Anh ngay từ nhỏ là rất quan trọng vì ở lứa tuổi này bé dễ bắt chước, dễ uốn nắn âm và tiếp thu ngôn ngữ mới.

1. Cho bé làm quen với Tiếng Anh từ sớm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định: cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ sớm (khoảng 18 tháng) giúp bé có thể ghi nhớ, học hỏi tốt nhất. Hơn nữa, học Tiếng Anh cũng sẽ dần tạo lập sự tự tin, khả năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm… và gây hứng thú học tập cho các bé. Tuy vậy, cha mẹ không nên xem đây là một môn học mà đặt ra những yêu cầu quá cao cho bé.

2. Phải dạy bé chuẩn ngay từ đầu

Dạy bé Tiếng Anh ở thuở đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là nền tảng sau này cho bé. Nếu cha mẹ dạy sai, bé cũng sẽ học sai, nói sai…rất khó sửa và có ảnh hưởng không tốt tới bé. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cách dạy con học ngoại ngữ thật khoa học và chuẩn. Đừng nghĩ kiểu gì sau này bé cũng được học Tiếng Anh, nên giờ chỉ chỉ cần dạy bé nói Tiếng Anh “bồi”, không chính xác một chút cũng chẳng sao. Nếu không tự tin vào khả năng phát âm của mình, cha mẹ nên mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho bé tại nhà. Qua đó, bé sẽ học được cách phát âm chuẩn, tránh được lỗi phát âm “bừa” mà nhiều phụ huynh hay mắc.

Ảnh minh họa


3. Hiểu bằng khái niệm

Khi cho bé làm quen với Tiếng Anh, cha mẹ nên tránh việc dịch nghĩa từ ra Tiếng Việt, thay vào đó hãy giúp bé hiểu bằng khái niệm. Bạn có thể cầm quả táo – hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với bé: “Apple” – nhưng tuyệt đối không nên dịch từng từ kiểu: “apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam”. Cách dịch như vậy sẽ khiến bé học như một con vẹt chứ không thực sự hiểu bản chất và tư duy đúng cách.

4. Học qua bài hát

Hãy cho bé tiếp xúc với môi trường tiếng Anh qua các bài hát: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát. Khi bé vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào bé một cách tự nhiên nhất. Bé sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: “clap your hand” (vỗ tay), “turn around” (đi vòng tròn) hay “sit down”(ngồi xuống). Cha mẹ nên chú ý chọn các bài hát có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để bé có thể nghe rõ lời và hát theo được.

Ảnh minh họa

5. Học qua tranh ảnh

Học Tiếng Anh bằng hình ảnh sẽ giúp giảm bớt những khó khăn trong việc ghi nhớ những cụm từ của bé. Đồng thời, trên cơ sở đó bé sẽ hiểu được một số câu hỏi đáp đơn giản về đồ vật, một số màu cơ bản… và giúp bé phát triển khả năng tư duy và nhận thức trong Tiếng Anh. Điều này cũng sẽ tạo tiền đề một cách tự nhiên cho việc phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học tốt Tiếng Anh cho bé sau này.

Ảnh minh họa


 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy kỹ năng giao tiếp cho bé 3 tuổi

Bé 3 tuổi đang phát triển kỹ năng giao tiếp theo hình thức mô phỏng là chủ yếu. Bạn có biết những câu nói của cha mẹ dù vô tình hay chủ ý sẽ dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc, sự cảm ơn, biểu đạt mong muốn… dần dà hình thành nên lối giao tiếp của trẻ?

Bé 3 tuổi và bước tiến trong kỹ năng giao tiếp

Ở lứa tuổi lên 3, trẻ đang dần dà học cách thể hiện những gì mình muốn làm hoặc nhờ người khác làm. Đây cũng là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.

Bé sẽ quan sát và mô phỏng lại cách giao tiếp của ba mẹ để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như mỗi khi bạn nói: “Xin lỗi” trước khi bạn cắt ngang một cuộc trò chuyện, bé 3 tuổi sẽ ý thức được rằng đây là cách gián đoạn nhã nhặn mà không xen vào vô phép.

Hãy cẩn thận! Các bé 3 tuổi đang quan sát và bắt chước bạn đấy (ảnh minh họa)

Chú ý khi giao tiếp với trẻ

Có thể bạn đang tạo ra rất nhiều tình huống mô phỏng như vậy mà không nhận ra điều này:

Những lúc bạn nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là bạn đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.

Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách bạn dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.

Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc bạn dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.

Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mô phỏng cách phân chia công việc.

Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc bạn nổi trận lôi đình, bởi trẻ đang quan sát và mô phỏng “bắt chước” rất nhanh những điều học được từ cha mẹ. Bạn nên đảm bảo mình đang giao tiếp với trẻ theo cách bạn mong muốn được đáp lại từ con.

Cuộc sống của mẹ: Làm sao để thu hút sự chú ý của bé?

Các bé 3 tuổi thường ít tập trung, dễ phân tâm bởi những lôi cuốn bên ngoài. Nếu muốn bé chú ý, cha mẹ nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng thôi.

Bạn nghĩ rằng nói to hơn sẽ là cách tốt, nhưng thực ra la hét có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nếu phải nghe mắng quá thường xuyên, thông thường trẻ sẽ lảng trốn hoặc bỏ ngoài tai.

Mặc khác, nói chuyện dịu dàng hoặc thì thầm lại rất có sức hấp dẫn với trẻ. Bé sẽ không có cách nào khác là chạy đến gần hơn để nghe điều mẹ đang nhắn nhủ.

Kích thích trí tò mò của trẻ: Trẻ mẫu giáo cũng thấy hấp dẫn đối với những từ như bí mật,đặc biệt và kỳ diệu, điều này làm trẻ nghĩ tất cả những lời đề nghị sẽ có điều gì đó tuyệt vời và thú vị sắp xảy ra.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích việc lặp đi lặp lại

Đã là lần thứ “một trăm” bé chơi cùng một bộ xếp hình. Bé cũng thích nghe đi nghe lại một bài hát và chỉ xem đúng một cuốn sách. Trẻ 3 tuổi học được gì? Bé tìm thấy gì thú vị trong những hành động lặp lại ấy?

Bé 3 tuổi học được gì qua việc lặp đi lặp lại?

Bạn đã phải đọc đi đọc lại câu chuyện gia đình khủng long tới mức sắp “nổ tung” và tự hỏi không biết bé yêu 3 tuổi tìm thấy điều gì hấp dẫn trong đó nữa?

Có thể việc đọc tới lui một câu chuyện khiến bạn mệt mỏi, nhưng đây lại chính là điều bé cần. Đây là cách bé có thể học hỏi và phát triển kỹ năng.

Khi thuộc một câu chuyện, bé có thể dự đoán được diễn biến tiếp theo. Bé thấy “đắc thắng” với cảm giác biết trước. Đó cũng là lý do tại sao bé lặp đi lặp lại một việc. Bé thích thú cảm giác kiểm soát và làm chủ một kỹ năng nào đó.

Để làm cho câu chuyện nhàm chán trở nên thú vị hơn, cho bé đoán tình tiết diễn biến tiếp theo và thay đổi cách sử dụng từ ngữ. Bé sẽ cảm thấy rất tự hào khi bắt được “lỗi” của bạn.

Kiên nhẫn với sở thích đọc đi đọc lại của bé vì nó giúp con bạn tự tin hơn với việc biết trước diễn biến câu chuyện (ảnh minh họa)

Cuộc sống của mẹ

Bạn có bị khó ngủ không? Nếu đã từng bị gián đoạn giấc ngủ trong một vài năm qua kể từ khi bé yêu chào đời, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn xem lại thói quen đi ngủ và có biện pháp phục hồi sức khỏe.

Thiết kế phòng ngủ được chắn sáng tốt, bạn có thể lắp thêm rèm chắn sáng nếu cần. Không nên đặt tivi hoặc bàn làm việc trong phòng ngủ. Bạn cũng không nên lắp đặt thiết bị theo dõi bé gần giường ngủ nữa vì những cử động nhẹ hay tiếng thở của bé có thể khiến bạn xao lãng và khó ngủ. Bé cũng đã đủ lớn nên nếu thực sự bé cần, bạn chắc chắn sẽ nghe thấy tiếng bé kêu khóc.

Bạn cứ nghĩ là sau khi bé đã ngủ thiếp đi, bạn sẽ cố gắng làm thật nhiều việc khác. Đừng vội mừng vì bé có thể sớm thức giấc và bạn cũng không thể nào thức canh bé ngủ suốt được.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy bé 2 tuổi rưỡi học vẽ

Bé 2 tuổi rưỡi đã có thể vẽ nên những hình ảnh xác định và bé cũng rất thích nhõng nhẽo với mẹ.

Bạn có nhận ra sự thay đổi trong những bức vẽ nguệch ngoạc của bé hay không? Khi được 12 đến 15 tháng tuổi, điều bé có thể làm với bút sáp màu và giấy trắng là nắm chặt bút màu trong tay và hí hoáy quẹt hết đường này đến đường kia và bé nắm lấy cây bút màu bằng cả bàn tay mình. Bé phải cố hết sức để tạo nên đường thẳng và đường lượn sóng ngắn đầy ngẫu nhiên với tất cả áp lực dồn hết vào cổ tay. Tuy nhiên, ở giai đoạn bé 2 tuổi rưỡi này, các ngón tay của bé đã phát triển những kỹ năng điêu luyện hơn. Hiện tại, bé có thể cầm bút màu bằng cách kẹp giữa ngón cái và các ngón tay còn lại. Bé có thể kiểm soát được bàn tay mình tốt hơn và một vài hình thù bắt đầu “lộ diện” trên trang giấy: nét vẽ người đơn giản, những vòng tròn và cầu vồng đầy màu sắc.

Bạn có thể tạo điều kiện cho bé 2 tuổi rưỡi sáng tạo nghệ thuật với nhiều loại vật liệu khác nhau (ảnh minh họa)


Ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé cơ hội được tiếp xúc và sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau như bút màu sáp, bút chì màu, bút lông, phấn màu, màu nước. Bên cạnh vẽ tranh, bé 2 tuổi rưỡi cũng thích chơi với đất sét màu hay bột nặn. Thật khó để trông đợi một bức tranh nghệ thuật ra đời, nhưng ba mẹ sẽ thích thú khi xem cách bé tập trung vào tác phẩm nghệ thuật của mình như thế nào.

Làm sao để nói “Không” với bé 2 tuổi rưỡi?

Một vài bí quyết bạn có thể áp dụng khi cần nói “Không” với bé 2 tuổi rưỡi:

Cho bé điều bé muốn bằng trí tưởng tượng: “Mẹ ước gì mẹ mua cho con tất cả những con búp bê trong cửa hàng này, nhưng hôm nay thì không thể rồi. Hay mẹ con ta lấy búp bê ở nhà của con ra công viên chơi cùng nhé?”.

Tỏ ra đồng cảm với bé: “Mẹ biết là con muốn ăn món tráng miệng này trước vì trông nó ngon tuyệt, nhưng để dành nó sau bữa tối thì bánh cũng vẫn rất ngon mà”.

Tìm cách trì hoãn: “Mẹ biết là con không muốn về nhà, vậy mẹ cho con trượt thêm 2 vòng nữa rồi mẹ con ta cùng về nhé”.

Đánh lạc hướng bé: “Màu sáp là để vẽ trên giấy, không phải trên bàn đâu con à… Đây, con hãy nhìn vào bút màu sáp này, khi vẽ nó trên trang giấy, nó thật là đẹp phải không nào?”

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Giúp trẻ phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn

Để phát triển sự thông minh này, bạn nên khuyến khích trẻ viết nhiều, đọc nhiều, kể chuyện hoặc chơi ô chữ cùng trẻ. Hãy cùng đọc sách với trẻ, lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của trẻ.

Theo Thomas Armstrong, tác giả cuốn “7 loại hình thông minh”, con người có ít nhất 7 loại trí thông minh khác nhau. Mỗi người có thể trội ở trí thông minh này, nhưng lại kém ở trí thông minh khác, hoặc đồng đều ở nhiều loại thông minh khác nhau. Bạn hãy bỏ thời gian quan sát con mình và xem trẻ nổi trội ở trí thông minh nào nhé:

1. Trí thông minh về ngôn ngữ

Đối với trẻ có năng khiếu này, niềm say mê được viết, được đọc sách và kể chuyện hiện rõ trên nét mặt. Trẻ sẽ rất cân nhắc trong từng lời ăn tiếng nói của mình, cũng như hay suy nghĩ về những lời nói của người khác. Đây là kiểu thông minh có ở nhiều người nhất, và thể hiện rõ ràng ở các nhà văn, nhà thơ, phóng viên, biên tập viên hay các diễn giả,… Tài năng về từ ngữ là dấu hiệu cho thấy trẻ sau này có thể trở thành luật gia, nhà soạn kịch, thi sĩ hay nhà hùng biện.
Ảnh minh họa

Để phát triển sự thông minh này, bạn nên khuyến khích trẻ viết nhiều, đọc nhiều, kể chuyện hoặc chơi ô chữ cùng trẻ. Hãy cùng đọc sách với trẻ, lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của trẻ. Khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc, tạo cơ hội cho trẻ được đến các thư viện công cộng hoặc các nhà sách.

2. Trí thông minh về logic

Nếu con bạn ưa thích những con số, mô hình, các trò chơi chiến lược và thích làm thí nghiệm, ắt hẳn trẻ thuộc nhóm có năng khiếu trong lĩnh vực logic, toán học. Đây là một loại năng khiếu thông minh “rất thông minh” không phải trẻ nào cũng có. Bạn hãy tự hào về những gì mà trẻ sẽ đạt được ở lĩnh vực khoa học tự nhiên và đừng đắn đo, ngăn cản khi sau này trẻ chọn con đường này vì đó là một con đường bằng phẳng đối với trẻ.

Ảnh minh họa

Hãy giúp trẻ phát triển bằng những bài toán, những con số và những trò chơi đòi hỏi sự logic như xếp tranh, lắp ráp, cùng chơi các loại cờ với trẻ như cờ vua, cờ caro, cờ tướng,… hoặc từ chính những công việc nhỏ lặt vặt trong nhà như tạo ra các màu sơn mới bằng cách trộn các màu sơn có sẵn, yêu cầu con bạn giúp bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn,…

3. Trí thông minh về không gian

Nếu trẻ luôn miệt mài quan sát, so sánh giữa những vật thể với nhau hay mơ mộng và thích thú vẽ tranh, nặn tượng; hoặc nếu trẻ là một người rất nhạy bén với chất liệu, màu sắc, hình khối,… và luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ tranh lôi cuốn thì trẻ có khả năng có trí thông minh nổi trội về không gian. Đây là dấu hiệu cho biết tương lai của trẻ được định dạng trong các lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ hoặc thiết kế thời trang.

Ảnh minh họa

Bạn hãy khuyến khích trẻ chơi các trò chơi nói trên, mua cho trẻ các trò chơi sắp xếp hình khối, nhà cửa,… để giúp trẻ phát huy trí thông minh này.

4. Trí thông minh vận động

Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt, có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể. Đa phần những trẻ mang năng khiếu này thường rất nhanh nhẹn, dẻo dai, ưa vận động và thích chơi thể thao. Ngoài ra, nó còn biểu hiện thông qua sự khéo léo, tỉ mỉ trong các hoạt động thường nhật. Đây sẽ là những vận động viên, nghệ sĩ múa, diễn viên, người mẫu,… trong tương lai.

Ảnh minh họa


Hãy giúp trẻ phát triển bằng cách tạo mọi điều kiện cho trẻ được thỏa sức hoạt động. Bạn đừng quá lo ngại nếu trẻ cứ mải miết ở ngoài nắng mặc cho mồ hôi đầm đìa hay khi trẻ quá chú tâm, tỉ mỉ cắt tỉa từng mảnh giấy, mảnh vải,… vì đó là lúc năng khiếu trong trẻ đang được thỏa mãn và phát triển đấy.

5. Trí thông minh âm nhạc

Bạn hãy thử quan sát xem trẻ nhà bạn có hay hát và hát đúng theo những giai điệu mà trẻ vẫn thường hay nghe không? Trẻ có cảm thụ được bài hát hay có được tâm trạng mà bài hát mang lại dù cho chưa hiểu được nội dung bài hát không? Nếu câu trả lời là có, đồng nghĩa với việc trẻ là một người nhạy cảm và đặc biệt là tai phát triển tốt. Có khả năng cảm nhận độ cao thấp, nhịp điệu, âm sắc, nói chung là các kiểu âm thanh. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,…

Ảnh minh họa

Điều này sẽ rất phù hợp nếu bạn cho trẻ tham gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa, các khóa học thanh nhạc, học chơi nhạc cụ. Bạn có thể nghĩ đến việc trẻ sẽ trở thành một ca sĩ, một nhạc công, một giáo viên thanh nhạc, một nhà soạn nhạc chẳng hạn. Trẻ sẽ rất thích hợp với những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.

6. Trí thông minh xã hội

Trẻ có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc giao lưu với người khác. Trí thông mình này còn thể hiện ở việc trẻ có khiếu lãnh đạo bẩm sinh, trẻ giao tiếp tốt, thích gặp gỡ, trò chuyện và biết thấu hiểu người khác. Nhờ thế trẻ có thể trở thành những nhà quản lý, thầy giáo, bác sĩ giỏi hoặc những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Ảnh minh họa

Để rèn luyện kiểu thông minh này, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, đặc biệt là những nơi đông người, khuyến khích trẻ chơi những trò chơi tập thể, các hoạt động nhóm.

7. Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu được bản thân một cách sâu sắc, và cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Nó giúp trẻ phân tích và làm chủ được những phẩm chất, hành vi của mình. Trẻ có trí thông minh này thường có tính trầm, trẻ có năng khiếu thông hiểu nội tâm người khác. Khi lớn lên, trẻ có thể trở thành chuyên gia tâm thần học, nhà tư vấn, triết gia, hoặc bác sĩ.

Ảnh minh họa

Vì thế, bạn hãy dành nhiều thời gian tâm sự với trẻ, giáo dục trẻ thông qua những câu chuyện và nên cận trọng vì những trẻ này rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

Cách nuôi và dạy con của mỗi bậc phụ huynh là khác nhau. Mỗi kiểu sẽ có ưu và khuyết điểm riêng. Hãy cùng tự kiểm nghiệm và khám phá xem bạn thuộc kiểu cha mẹ nào để phát huy ưu điểm cũng như khắc phục khuyết điểm nào.

Kiểu áp đặt

Những bậc cha mẹ thuộc típ này thường ít khi chịu lắng nghe con cái. Họ luôn tin rằng mình đúng ở bất kỳ trường hợp nào. Tư tưởng “Tôi là cha mẹ, tôi làm ra tiền, tôi nuôi con ăn học, tôi…tôi… tôi…, nên con tôi phải luôn vâng lời” luôn hiện hữu trong suy nghĩ của mẫu cha mẹ này.

Ưu điểm: Khi trẻ con có những đòi hỏi vô lý và trở nên ngỗ ngược, cha mẹ có thể dùng quyền “phủ quyết” để đưa bé con trở về trật tự vốn dĩ.

Khuyết điểm: Gây nhiều ức chế cho con trẻ. Lâu dần có thể hình thành sự bất phục và thái độ chống đối ngấm ngầm ở con.

Kiểu vô tư

Nếu tự kiểm điểm thấy mình không biết bé con đang chơi với những bạn nào ở lớp mẫu giáo, không có khái niệm về việc bé thích và ghét món gì,… bạn đích thị là kiểu cha mẹ vô tư. Mới nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng xã hội hiện nay đang tồn tại một lớp phụ huynh vô tư hoàn toàn ỷ lại vào ông bà nội ngoại thậm chí là người giúp việc chăm cháu.

Ưu điểm: Cha mẹ có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào sự nghiệp hoặc các niềm đam mê khác trong cuộc sống.

Khuyết điểm: Cha mẹ và con thiếu sự gắn kết tình cảm. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ không cảm thấy gắn bó, thân thuộc với bậc sinh thành của mình.

Kiểu kỷ luật thép vì bảo bọc con

Ắt hẳn bạn cũng đã thấy đâu đó ngoài đời hoặc trên phim kiểu cha mẹ này. Họ có thể cấm bé con không được nghịch đất vì sợ “Vi trùng có thể tấn công con tôi” hoặc không cho bé đến nhà bạn chơi qua đêm vì “Tôi không yên tâm khi phải xa bé con quá lâu”.

Ưu điểm: Các bậc làm cha làm mẹ với kiến thức người lớn của mình có thể biết được điều gì nên làm và nên tránh. Từ đó, bạn có thể giúp bảo vệ bé yêu một cách tuyệt đối trong vòng kiểm soát của mình.

Khuyết điểm: Mẹ ơi, bé con tuy nhỏ nhưng cũng cần có khoảng trời riêng để “vẫy vùng” đó mẹ. Nếu quá bảo bọc con, bạn có thể vô tình làm cho bé ỷ lại hoặc nhút nhát và khó hòa nhập với xã hội sau này.

Còn niềm hạnh phúc nào hơn đối với trẻ khi có được những người bạn tốt là chính cha mẹ mình (ảnh minh họa)

Kiểu bạn bè

Trong tất cả các hình mẫu cha mẹ thì đây là kiểu trung hòa và nên được noi theo nhất. Kiểu mẫu cha mẹ bạn bè luôn đặt mình vào suy nghĩ của con để hiểu được vì sao trẻ làm hoặc muốn thế. Ngoài ra, với tư cách bạn bè, cha mẹ cũng có thể khuyên bảo và uốn nắn con cái một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần được tôn trọng từ phía con. Ông bà ta vẫn bảo, cách tốt nhất để dạy dỗ một đứa trẻ là hãy làm gương cho chúng noi theo cơ mà.

Ưu điểm: Không cần bàn cãi gì nữa, ưu điểm lớn nhất của dạng cha mẹ bạn bè là luôn được con tin tưởng, yêu thương và thường xuyên tham vấn ý kiến, do bởi “Đây là bạn của mình mà”.

Khuyết điểm: Nếu cha mẹ không thật sự cứng rắn trong một số trường hợp, trẻ có thể “lạm quyền” bạn bè và bất tuân mệnh lệnh của cha mẹ (nhất là những trẻ thông minh).

Dù cho bạn thuộc dạng cha mẹ nào, mẫu số chung của tất cả hình mẫu cha mẹ là đều mong muốn mang điều tốt nhất đến cho con cái. Do đó, bạn đã biết mình thuộc dạng nào rồi. Giờ thì hãy đọc kỹ lại một lần nữa để hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm và học hỏi thêm những mặt lợi của những hình mẫu còn lại để có sự “tung hứng” phù hợp trong cách nuôi và dạy con nha mẹ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con ngoan: Bạn đã biết thưởng – phạt đúng cách?

Diễn giả Ailien T.Tran đã có một buổi thảo luận về phương pháp dạy con không bạo lực mang tên “Kỷ luật không nước mắt” tại nhà sách Mẹ và Con vào cuối tháng 9/2011. Buổi thảo luận với nhiều thông tin đáng tham khảo cho những bậc cha mẹ quan tâm đến việc dạy con nên người.

Trong xã hội hiện tại, vẫn còn nhiều bậc cha mẹ dùng các hình thức đòn roi, tát, bỏ đói, quỳ gối,… làm hình phạt con mình. Tuy nhiên, theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, việc phạt con như trên sẽ để lại hậu quả rất lâu dài.

Và câu hỏi được đặt ra là có cần thiết phải đánh con hay không? Và sau khi bị đánh như thế, trẻ có sợ và có lặp lại lỗi lầm? Khi đánh phạt trẻ, nhiều người thường cho rằng: Trẻ lầm lỗi à bị đánh à không lầm lỗi nữa. Nhưng thực ra trẻ con không có khả năng liên kết ba vấn đề này lại với nhau vì có thể trẻ không có cơ hội thực hiện lỗi lầm mà trẻ từng phạm phải một lần nữa.

Thực ra, Thưởng và Phạt là một hệ lưỡng cực, tương tự như Âm – Dương, Nhỏ – Lớn, Hiền – Dữ, Trắng – Đen. Nhưng cốt lõi là Thưởng và Phạt ảnh hưởng tâm lý lên đứa trẻ như: Thưởng sẽ làm trẻ vui sướng, Phạt thì sẽ làm trẻ sợ hãi và buồn khổ. Vì thế mà có sự tương quan giữa hai hệ thống trên: Nếu không làm gì có lỗi thì không bị đánh, nhưng nếu làm tốt thì được thưởng để động viên. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ phải làm sao để trẻ được thích thú, cảm thấy được tôn trọng mỗi ngày.

Trẻ em cần được ăn, được ngủ, được chu cấp đầy đủ về dinh dưỡng, học hành, chơi đùa. Nhưng để đủ thì trẻ cần được khích lệ, tôn trọng, yêu thương, thông cảm và lắng nghe. Khi bạn cho trẻ đủ, đứa trẻ sẽ lớn lên tốt cả ở thể chất lẫn tinh thần.

Chính vì vậy, muốn thưởng con bạn hãy cho con cái con MUỐN, chứ không phải cái con CẦN. Bởi khen tặng là cái con cần, cái con muốn chẳng hạn như là đi chơi quá giờ, được mua một món đồ chơi mới. Tất nhiên việc đi chơi quá giờ này hay những việc con muốn khác không có nguy hại khủng khiếp nào và bạn phải cho con hiểu là con giỏi lắm con mới được như thế này.

Muốn dạy con ngoan hiệu quả, ba mẹ cũng cần hiểu cách suy nghĩ của con (ảnh minh họa)


Bạn cần phải phân biệt được đâu là cái con MUỐN và cái con CẦN để dùng nó làm hình thức thưởng hay phạt. Ví dụ: Hàng tuần bạn đã cho con đi nhà sách chơi vào cuối tuần, thì điều này đã trở thành một thông lệ và đó không còn là điều trẻ MUỐN, là một phần thưởng của trẻ nữa. Chính vì vậy, nếu khi trẻ lầm lỗi và bạn không cho trẻ đi nhà sách nữa và lấy đó làm hình phạt thì đó không phải là phạt. Trẻ chỉ sẽ nghĩ là bạn không giữ lời hứa, và trong mắt con, bạn trở thành một người không giữ uy tín. Bởi trẻ chỉ hiểu đi nhà sách là chuyện đương nhiên, và trẻ không chuẩn bị tinh thần để biết là nó bị phạt.

Một vài cách phạt trẻ dưới 5 tuổi:

- Time out : Cho trẻ ngừng chơi, tìm một góc an toàn, không có vật nhọn, không có con vật gì nguy hiểm trong nhà, mỗi khi trẻ hư thì cho trẻ vào góc ngồi 3 phút. Dùng đồng hồ đếm giờ để báo hiệu khi nào hết giờ phạt. Nếu trẻ không chịu ngồi thì bạn nói rằng bạn sẽ vặn đồng hồ thêm một phút nữa hoặc cho trẻ vào phòng riêng.

- Nếu bạn không muốn con đụng vào bếp lò nóng thì hãy cho bé đụng vào thử cho con biết là nó nóng như thế nào.

- Cho con thấy hậu quả chắc chắn xảy ra là như vậy. Ví dụ khi con làm điều hư, bạn hãy nói rằng “Nếu con làm như vậy thì con sẽ không được đi chơi cuối tuần nữa!”

- Giữ lại điều con muốn. Ví dụ con muốn được sang nhà bạn chơi, con muốn có một món đồ chơi mới,… thì bạn sẽ tạm thời không cho con điều đó nữa.

- Đừng thưởng con dựa trên hành động mà hãy thưởng con dựa trên kết quả: “Nếu con làm hết bài tập thì con sẽ được đi chơi cuối tuần.”

- Chuẩn bị tinh thần cho con. Ví dụ: Bạn cho con biết rằng con sẽ được coi phim trong vòng nửa tiếng. 5 phút trước khi hết giờ bạn nhắc con một lần. 1 phút trước khi hết giờ là tắt. Nếu trẻ khóc thì bạn vẫn cứ tắt, cứ để trẻ khóc, và không bắt trẻ nín.

- Nếu bạn lên tiếng bắt trẻ nín khóc, trẻ sẽ thấy khóc là có tác dụng và càng khóc to hơn nữa.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
 
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Dạy con về cuộc sống thông qua các quy luật

Quy luật có ở quanh ta

Đã bao giờ bạn đếm số bậc cầu thang, số cửa sổ ở trong nhà, hoặc để ý họa tiết trên bức tường nhà bạn? Đó là một phần của xu hướng thiết lập những trật tự trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn đưa cho con một chiếc hộp đựng những chiếc cốc giấy, bé sẽ thử làm sắp xếp chúng theo một vài cách thú vị nào đó, nhưng đến cuối cùng bé vẫn sẽ chồng chúng lên nhau như hình kim tự tháp. Điều này thể hiện những bản năng tự nhiên đối với các quy luật dựa trên những kinh nghiệm chúng ta có được trong cuộc sống hàng ngày.

Ảnh minh họa

Quy luật giúp trẻ hiểu được những trình tự và đưa ra những dự đoán, từ đó có thể phát triển kỹ năng toán học, nắm bắt được những cấu trúc logic và học cách thiết lập trật tự cuộc sống. Trẻ khi mới biết đi có thể phân loại những miếng ghép màu xanh với màu vàng khi bé chơi xếp hình, và bắt đầu chú ý những đồ vật được lặp lại theo một thứ tự nhất định dựa vào kích thước, hình dạng hoặc màu sắc. Những trẻ lớn hơn ở độ tuổi mẫu giáo có thể nhận biết được những trật tự phức tạp hơn như số ngày trong một tuần, số tháng trong một năm, hoặc số chẵn và số lẻ.

Dạy con phát hiện ra quy luật

Trẻ em học hỏi hiệu quả nhất là qua các trò chơi, và điều này càng đúng hơn khi bạn dạy con về những khái niệm quy luật. Khi con có hứng thú với các hoạt động mà con làm, con sẽ nhanh chóng hiểu được trình tự của các đồ vật và bắt đầu đưa ra dự đoán: “Thứ tiếp theo là gì nhỉ?”

Nếu con ở độ tuổi mẫu giáo hoặc nhỏ hơn, hãy để con tập phân loại đồ vật trước khi bắt đầu với bất kỳ hoạt động nào khác liên quan tới quy luật. Bạn có thể dùng một chiếc bình lớn đựng những nút áo, và yêu cầu con chọn ra những chiếc nút có màu phù hợp nhất mỗi khi bạn định khâu một chiếc áo nào đó. Các bé thường rất có hứng thú với những hoạt động như vậy và không nhận ra rằng đây thực ra là những bài học dành cho các bé. Và hầu như bất kỳ thứ gì cũng có thể được dùng để dạy bé về quy luật, như là tất, đồ chơi, bánh kẹo, các hạt giống, các loại hộp…

Ảnh minh họa


Khi con đã nắm bắt được khái niệm về phân loại, bạn có thể bắt đầu dạy con những quy luật đơn giản. Ở trường tiểu học, trẻ được học về quy luật thông qua nhiều công cụ như các hình khối, các mô hình toán học. Ở nhà, bạn có thể để bé thực hiện nhiều hoạt động đa dạng hơn, bằng cách sử dụng những vật dụng có sẵn trong gia đình để nhấn mạnh tầm quan trọng của quy luật và những mối quan hệ.

Ví dụ, hãy thử bật một đoạn nhạc có nhịp điệu đơn giản và đề nghị con vỗ tay theo nhịp. Hãy làm mẫu cho con trước, vỗ tay vỗ chậm xen kẽ nhau và khuyến khích con làm theo. Điều này sẽ giúp con hiểu được về nhịp điệu và quy luật. Hoặc bạn cũng có thể nhảy theo nhạc với cùng quy tắc đó (ví dụ, nhảy nhanh, nhảy chậm, nhảy 3 lần rồi dừng lại…).

Với trẻ mẫu giáo, một cách rất hay để trẻ làm quen với quy luật để con dán đề can lên giấy. Hãy dán làm mẫu cho con, bắt đầu bằng những quy tắc đơn giản với 2 hoặc 3 miếng dán, ví dụ như hình quả táo, quả lê hoặc quả chuối.

Một cách tuyệt vời để giới thiệu cho trẻ về khái niệm quy luật toán học là sử dụng những con số và yêu cầu con hoàn thành một chuỗi dãy số: 1 2 3 4…Tiếp theo sẽ là số nào? Hoặc bạn có thể để con điền vào chỗ trống, A B C…E F, như một cách luyện tập với các chữ cái. Hãy nhớ rằng đa số trẻ em mẫu giáo chỉ có thể nhận ra các số từ 1 đến 20, và có thể gặp khó khăn để nhớ hết được bảng chữ cái.

Học quy luật từ tự nhiên

Một cách nữa rất hiệu quả để dạy trẻ về quy luật là hãy ra ngoài trời. Đó không chỉ là một cơ hội rèn luyện thân thể cho tất cả mọi người mà còn là một phương pháp dạy học rất tự nhiên. Hãy yêu cầu con mang theo bút chì, bút màu và những tấm giấy trắng để có thể vẽ lên. Khi con khám phá những cảnh vật xung quanh, hãy để con tìm kiếm các quy luật và vẽ lại những gì mình phát hiện ra. Như là, trật tự của các hòn gạch trên tường; họa tiết trên vỉa hè; số vòng trên thân cây; họa tiết của những chiếc lá; số cánh hoa trên bông hoa; màu sắc, hình dạng, kích thước của nhà hàng xóm…

Bạn sẽ rất ngạc nhiên với những gì mà con tìm thấy! Bạn có thể nói chuyện với con về những khám phá của mình, con sẽ nhận được lợi ích từ những hoạt động này và hiểu được rằng thiên nhiên có thể cho con rất nhiều bài học cuộc sống.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Phương pháp rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ

Khi các bậc cha mẹ nắm bắt một cách chính xác cảm nhận của con trẻ, thì sẽ dể dàng tìm được những giải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.

Diễn đạt cảm xúc thành lờiTrẻ em thường buồn bã và hành động khi chúng không biết làm thế nào để nói lên cảm xúc của mình. Trẻ cảm thấy thất vọng và bị kích động về thể chất. Giáo sư Sal Severe, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để cư xử với trẻ mẫu giáo” khuyên rằng: Các vị phụ huynh hãy tìm cách nói chuyện với trẻ về những gì con đang cảm nhận. Hãy dùng những câu hỏi định hướng như: “Con đang cảm thấy tức giận hay chán nản? Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Cái gì khiến con có cảm xúc như vậy?”… Khi bạn nắm bắt một cách chính xác cảm nhận của con trẻ, bạn sẽ tìm được những giải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.

Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế từ khi còn rất nhỏ (ảnh minh họa).

Hít thở thật sâu

Hít thở sâu là một cách để lấy lại bình tĩnh và trẻ có thể học biện pháp này ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng cách đặt bàn tay trẻ lên lồng ngực của mình khi thực hiện công việc này và yêu cầu trẻ bắt chước. Trẻ lớn hơn có thể đếm đến 5 khi hít thở sâu. Khi hít vào hãy đếm trong đầu và thở ra từ từ trong khi đếm lại từ 1 đến 5. Bạn có thể nói trẻ hình dung những cảm xúc tiêu cực đã theo hơi thở đi ra ngoài.

Rèn luyện sự đồng cảm

Một trang web uy tín liên kết với các chương trình truyền hình cha mẹ hướng dẫn một cách để xây dựng sự đồng cảm với những đứa trẻ buồn bã. Hãy hỏi con trẻ suy nghĩ thế nào nếu cách cư xử của con có ảnh hưởng tới những người khác. Điều này có hiệu quả rõ rệt ngay cả với trẻ nhỏ miễn sao cách bạn truyền đạt có thể giúp trẻ hiểu. Ví dụ: “Khi con buồn, cả nhà đều không vui vì lo lắng cho con”. Với những đứa trẻ lớn hơn có thể hỏi: “Con sẽ làm gì để xử lý tốt hơn vấn đề này” để khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình.

Ngừng suy nghĩ

Trẻ em có thể dùng phương pháp nhận thức để bắt đầu chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Dạy cho trẻ nhận biết dấu hiệu của sự căng thẳng và vẽ trong đầu một biểu tượng “STOP” (dừng lại) màu đỏ, màu xanh hay bất kì màu nào khác có thể nhắc nhở trẻ dừng những suy nghĩ đáng lo ngại của mình.

Sau đó trẻ có thể sử dụng một kĩ thuật khác như hít thở sâu hay thực hiện một hành động khác để tránh những cơn thịnh nộ. Bạn có thể sử dụng một hình thức sửa đổi linh hoạt với trẻ nhỏ, dạy cho chúng một “từ mã” mà bạn hay trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy bắt đầu mất kiểm soát. Từ này đóng vai trò gợi ý để chúng ta bình tĩnh hơn. Ví dụ khi bắt đầu thấy mệt mỏi, căng thẳng, mình có thể tự nói (hoặc nghĩ trong đầu): “bình tĩnh nào” hay “mọi chuyện sẽ ổn thôi”…

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

5 cách giúp bạn tạo thói quen đúng giờ cho trẻ

Nếu bé yêu của bạn thường hay bị muộn giờ kinh niên vì bé thiếu trách có trách nhiệm với thời gian biểu của mình, hãy tham khảo và áp dụng những cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ.

Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ

Bạn có thể nói “Chúng ta sẽ ra khỏi nhà lúc 8h. Nếu con chưa xong, mẹ sẽ đi trước và con có thể đi bộ tới trường”. Với trẻ lớn, đây là cách rất tốt. Bạn có thể nghĩ là trẻ không muốn đi học, nhưng thực tế hầu hết trẻ đều muốn đến trường, chúng chỉ chưa tuân theo tổ chức và có lẽ không muốn phải đối mặt với một số vấn đề của hôm nào đó (như chưa làm bài tập chẳng hạn).

Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ (ảnh minh họa).


Đừng bào chữa cho sự chậm trễ của con

Nếu con chậm giờ hay lỡ buổi học vì không có trách nhiệm chuẩn bị và có mặt tại lớp đúng giờ, đừng giúp con lấy lý do cho sự vắng mặt. Đừng viết giấy phép, xin lỗi cô giáo thay trẻ. Hãy nói với thầy cô về đúng những gì đã xảy ra và để con gánh hậu quả vì sự chậm trễ của mình.

Dùng đồng hồ báo thức khi trẻ còn nhỏ

Đặt một đồng hồ báo thức trong phòng trẻ từ lúc nhỏ. Điều này sẽ dạy trẻ rằng chúng cần có trách nhiệm phải dậy và tuân theo thời gian biểu. Đây như một phần thông điệp với trẻ rằng chúng phải học cách tổ chức cuộc sống của mình để trưởng thành.

Để trẻ phải trả giá vì sự chậm trễ

Một điều khác bạn có thể làm, đặc biệt với trẻ nhỏ, là tính phí cho sự chậm trễ của chúng. Hãy nói với con “Mỗi phút bố mẹ phải đợi con, con mất đi 5 phút xem chương trình con thích”.

Cách này hiệu quả vì dạy cho bé bài học phải chịu trách nhiệm và trả giá khi để cho người khác muộn giờ. Trẻ sẽ nhận thức được giá trị của thời gian.

Để con lỡ các buổi tập

Không có vấn đề gì khi để trẻ lỡ các buổi tập, kể cả chính khóa hay ngoại khóa. Nếu con bạn không thể sẵn sàng để đúng giờ, trẻ sẽ lỡ buổi tập. Nếu trẻ lỡ buổi tập 1-2 lần thì không thể bỏ lỡ tiếp, và nếu không chấp nhận điều này, bé có thể ngồi ở hàng ghế dự bị cho đến khi nào biết tuân theo đúng lịch.

Việc giúp con có trách nhiệm tuân theo thời gian biểu rất quan trọng. Trẻ lớn hơn, bạn thực sự phải rất cứng rắn trong việc này, vì trong tương lai khi con đi làm hay vào đại học, không ai cằn nhằn hay trừ điểm của con nữa mà chúng phải trả giá cho sự chậm trễ của mình. Nếu trẻ không hiểu được sự cần thiết phải tuân theo giờ giấc và tôn trọng điều đó, rất có thể chúng sẽ tụt hậu và không thể hoàn thành trách nhiệm của mình.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Gợi ý để giúp trẻ vừa chơi vừa học toán tại nhà

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con, và nghiên cứu đã cho thấy sự tham gia tích cực của cha mẹ trong quá trình học sẽ làm tăng cường khả năng tiến đến thành công của con trẻ. Việc học toán cũng vậy. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng hầu hết các gia đình đều có lịch trình rất bận rộn, và sẽ thật khó để bạn dành thêm thời gian giúp con học toán tại nhà. Hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa những hoạt động toán học tuy nhỏ nhưng rất vui và bổ ích vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và giữ chúng như một thói quen.

Ảnh minh họa

Trẻ em thuộc lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo thường rất say mê toán học. Ở độ tuổi này, các con có thể dễ dàng so sánh những nhóm đồ vật khác nhau để biết được nhóm nào có số lượng nhiều hơn, và sắp xếp các nhóm từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc chỉ ra con số cụ thể của các nhóm đồ vật đó là bao nhiêu và chúng hơn kém nhau như thế nào. Khi đếm, trẻ có thể biết mình đã đếm đến bao nhiêu, nhưng lại không hiểu được rằng con số cuối cùng chính là tổng số. Lứa tuổi này cũng chính là lứa tuổi mà trẻ rất say mê với việc thu thập và phân loại các loại đồ vật. Sau đây là những gợi ý để bạn có thể giúp con học toán một cách vui vẻ và dễ dàng hơn:

Cho trẻ nhiều cơ hội để tập đếm:

- Chơi những trò chơi có liên quan tới con số trong hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đếm số bước chân, số xe tải đi qua khi trẻ được bố mẹ chở trên đường, hoặc đếm số quần áo được mẹ mang đi giặt.

- Xem lịch và đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa là đến một sự kiện nào đó.

- Trẻ có thể đếm được số mặt hàng mà bạn mua trong siêu thị. Khi bạn mua cùng một mặt hàng với số lượng nhiều (ví dụ như 10 hộp thức ăn cho mèo), bạn hãy để trẻ tập đếm 2 số một, 3 số một, hoặc nhiều hơn.

- Cho trẻ đếm số lượng tiền lẻ mà bạn cần để trả cho một mặt hàng nào đó

- Hãy quan sát cách con bạn chơi để xem sự nhận biết toán học của con đang ở mức độ nào. Khi con đếm, con có chạm vào từng đồ vật không? Giọng của con có vang lên đồng thời với động tác của con không?

- Để trẻ chia bánh kẹo hoặc những món đồ chơi cho các thành viên trong gia đình với số lượng bằng nhau cho mỗi người.

Giúp trẻ nhận biết được mối quan hệ của kích thước và hình dạng:

- Tại các cửa hàng tạp hóa, hãy để con bạn tìm kiếm các mặt hàng có hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và các hình dạng khác.

- Yêu cầu con bạn xác định và phân loại những hàng hóa bạn mua theo hình dạng của hộp đựng hoặc theo kích thước.

- Tổ chức một trò chơi ngoài trời yêu cầu con bạn phải tìm đồ vật với những hình dạng khác nhau.

- Tập gấp giấy hình bông tuyết một cách đối xứng. Gập đôi một mảnh giấy hình vuông theo đường chéo để tạo thành hình tam giác, rồi gập làm đôi thêm hai lần nữa. Cắt những mảnh nhỏ từ các cạnh theo hình tròn hoặc hình kim cương, sau đó mở tờ giấy ra. Chúng ta sẽ được hình bông tuyết. Hãy thử nghiệm với nhiều cách gấp và những hình dạng khác nhau.

Dạy trẻ cách thu thập và quản lý thông tin:

- Nhìn quanh nhà và tìm những nhóm đồ vật có 2 món, ví dụ như 2 chiếc tất hoặc 2 chiếc găng tay. Tiếp tục tìm kiếm những nhóm đồ vật có 3, 4, hoặc 10 món.

- Phân loại quần áo theo nhiều cách khác nhau, như là theo màu sắc hoặc theo người sở hữu bộ quần áo đó.

- Đo đạc xung quanh nhà.

- Sử dụng băng dính và những tờ giấy có màu sắc khác nhau để ghép những dải giấy thành một chuỗi giấy. Khuyến khích con bạn tạo nên trình tự bằng cách lặp lại màu sắc hoặc sắp xếp theo một nguyên tắc nào đó. Hoạt động này có thể được thực hiện kết hợp với việc xem lịch và đếm ngược tới ngày một sự kiện diễn ra mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

- Thu thập những thứ trong tự nhiên – lá cây, hòn đá, vỏ cây và những thứ tương tự. Khi về tới nhà, hãy để con bạn sắp xếp chúng theo màu sắc, kích thước hoặc chủng loại, và hỏi con những câu tương tự như: có bao nhiêu món thuộc cùng một loại?

Giúp trẻ phát triển khả năng lý luận

- Giúp con bạn suy nghĩ về sự cố định trong số lượng của một nhóm đồ vật. Đặt 6 đồng xu liên tiếp nhau, sau đó thay đổi thứ tự của chúng và hỏi con bạn: “Số lượng đồng xu có thay đổi hay không?”.

- Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo yêu thích sự lặp đi lặp lại và tính khuôn mẫu, chính những điều này có thể thúc đẩy tư duy toán học. Bạn có thể dùng phương pháp vỗ tay để giúp con bạn phát hiện ra trình tự vỗ và dự đoán xem bạn sẽ tiếp tục vỗ như thế nào.

Một số trò chơi gia đình sử dụng kỹ năng toán học phù hợp với trẻ mẫu giáo

Trẻ chơi trò chơi "Ô ăn quan" (ảnh minh họa)

- Chơi bài để rèn luyện kỹ năng đếm và giữ điểm số.

- Chơi xúc xắc và domino giúp trẻ học cách nhận ra nhóm các dấu chấm từ 2 đến 12.

- Chơi các trò chơi sắp xếp trên bàn gỗ đòi hỏi phải đếm những hình vuông.

- Chơi X O để rèn luyện khả năng nhận ra những chuỗi 3 hoặc 4 điểm.

- Chơi ghép hình. Chơi ô ăn quan.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng, là giai đoạn có sự khác biệt giữa trẻ được vài tháng và trẻ 1 tuổi. Bé trở nên nhanh nhẹn hơn và cần nhiều không gian hơn để di chuyển, chơi đùa và khám phá.

1. Đặc điểm về thể chất

Ở giai đoạn này, thể trọng của trẻ tăng khá nhanh, bé trai nặng khoảng hơn 9kg, bé gái hơn 8kg khi được 9 tháng tuổi. Chiều cao của trẻ tăng 1,5 – 2cm một tháng. Bé trai cao khoảng hơn 75cm, nữ cao khoảng 70cm.

Từ 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu mọc răng, đến 9 tháng tuổi có một số trẻ mọc từ 2- 4 cái, răng hàm dưới mọc trước và hàm trên mọc sau.

Ảnh minh họa

Giai đoạn này các vận động phát triển mạnh và hoạt động khá nhịp nhàng. Lực của cánh tay và chân mạnh hơn. Tháng thứ 6 trẻ biết lật, tháng thứ 7 biết ngửa bằng 2 chân và bò. Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn , trẻ có thể cầm đồ vật lâu trên tay. Trẻ còn có thể tự nằm, ngồi dậy, biết vẫy tay, biết dùng tay với lấy đồ chơi mà mình thích, nhưng thường cho vào miệng.

2. Đặc điểm về tâm sinh lý

Thời gian ngủ của trẻ giảm dần còn 14 -16 giờ một ngày. Ban đêm trẻ có thể chỉ ngủ 8 giờ.

Bắt đầu từ giai đoạn này, trẻ có sự hình thành tính cách, năng lực và tình cảm phức tạp. Lúc này trẻ đã hình thành một chút cá tính. Trẻ có thể đọc được tình cảm của người khác. Lúc này biểu hiện điệu bộ và âm điệu của mẹ được trẻ nhận biết, trẻ sẽ làm quen với sự trao đổi thông tin từ mẹ. Trẻ cũng bắt đầu biết lo lắng và sợ hãi khi mẹ rời xa trẻ dù chỉ là trong tích tắc thôi.

Ảnh minh họa

Đây cũng là giai đoạn trẻ nói bập bẹ và sử dụng từ ngữ. Trẻ 9 tháng đã có thể nói một số từ đơn giản, có trẻ biết nói sớm đã có thể nói một số song âm tiết “ma – ma”, “ba- ba”.

3. Đặc điểm về bệnh lý

Sau 6 tháng tuổi, miễn dịch của mẹ đã cạn, khả năng miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ, trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài do đó trẻ có khả năng nhiễm bệnh nhiễm. Tăng cao nhất là nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, tiêu chảy…

Trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng và còi xương nếu trẻ không được nuôi và cho ăn đúng cách. Ngoài ra trẻ cũng có thể dễ bị sốt cao co giật, các phản ứng màng não gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Tiêm chủng cho trẻ

Khi trẻ đã được tiêm chủng đầy ở các tháng trước đó thì khi đến 9 tháng tuổi, trẻ cần phải được đảm bảo đã tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin và số mũi theo yêu cầu của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể trẻ sẽ cần được tiêm chủng:

- 9 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vacxin phòng bệnh sởi.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được tiêm chủng thêm vacxin phòng bệnh quai bị, rubella và thủy đậu.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

6 mẹo nhỏ giúp bé thức dậy vui vẻ

Đánh thức trẻ dậy vào buổi sáng không phải là điều dễ dàng của nhiều ông bố, bà mẹ. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn đánh thức bé dễ hơn và tạo cho bé một cảm giác thoải mái và vui vẻ.

Để cún cưng đánh thức

Bạn có thể dùng cún cưng gọi bé dậy nếu nhà bạn có nuôi một chú cún cưng. Bảo cún cưng nhảy lên gường và đánh thức con thay bạn. Đây là một phương pháp khá hiệu quả. Được con vật yêu quý của mình gọi dậy vào buổi sáng sẽ giúp bé bắt đầu một ngày mới tràn đầy những tiếng cười.

Ảnh minh họa

Không đặt đồng hồ báo thức trong phòng bé

Không đặt đồng hồ báo thức trong phòng bé là một trong những mẹo mà bạn nên học theo để đánh thức bé hiệu quả. Bạn sẽ không phải vội vàng chạy sang phòng để tắt tiếng chuông ầm ĩ trong phòng bé, mà bạn hãy gọi bé dậy bằng một giọng nói nhẹ nhàng. Bởi vì, cũng giống như bạn, tiếng chuông báo thức buổi sáng có thể khiến bé rất khó chịu.

Ảnh minh họa

Bữa sáng yêu thích cho con

Vào bữa sáng, bạn nên chuẩn bị những món ăn bé ưa thích. Nó sẽ giúp bé khởi động một ngày một cách vui vẻ. Thay vì ép bé ăn trứng rán, bạn có thể cho bé ăn gà rán theo sở thích của bé, rau ngót thay cho cà rốt… Bữa sáng theo tiêu chuẩn là cần thiết nhưng bé không phải đến trường với cái bụng đói meo quan trọng hơn nhiều.

Nói về kế hoạch trong ngày

Khi đánh thức bé dậy, bạn có thể xoa nhẹ lưng cho bé vừa nhẹ nhàng và âu yếm nói con nghe về những hoạt động thú vị trong ngày sắp tới. Nói rằng bố sẽ đưa con đến lớp, mẹ sẽ đón con khi tan lớp, rồi bé được chơi trò chơi sau khi làm bài tập xong. Kế tiếp, bạn nói về những thức ăn ngon mà bạn sẽ chuẩn bị cho bé trong bữa tối, cũng như bộ phim cả nhà sẽ xem khi đêm xuống. Chắc chắn bé sẽ thức dậy ngay khi bé cảm giác một ngày thú vị sắp đến.

Để con chọn quần áo đi học từ tối hôm trước

Bạn có thể để bé tự chọn bộ đồ đi học ưa thích của bé từ tối hôm trước, thay vì vội vã tìm bộ quần áo hợp ý bé vào buổi sáng. Bạn có thể cùng bé chọn áo quần và tư vấn giúp con chọn quần áo thích hợp với thời tiết.

Ảnh minh họa

Đánh thức từ từ

Thật không dễ dàng để đánh thức bé khi bé còn ngái ngủ. Bé phải đi ngủ muộn với những bài vở từ tối hôm trước sẽ khiến bé không đi ngủ đúng giờ, và hậu quả là bé rất khó dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, đánh thức bé dậy trong một thời gian ngắn càng khó khăn hơn, nhiều khi nó còn khiến bạn và bé căng thẳng hơn.

Ảnh minh họa

Vì vậy, bạn cần tập cho bé lên giường sớm trước nửa tiếng, và thức dậy sớm hơn nữa tiếng vào ngày hôm sau. Bạn không phải thúc giục bé dậy ngay và luôn, mà có thể kéo con khỏi sự mơ màng từ từ. Buổi sáng cố nhiều thời gian hơn sẽ làm bạn và con đều thấy thoải mái, và bắt đầu một ngày mới vui vẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Sự phát triển của trẻ thời kì răng sữa

Thời kì răng sữa hay thời kì trước đi học được chia làm hai thời điểm tuổi nhà trẻ trẻ từ 1 – 3 tuổi và tuổi mẫu giáo trẻ từ 3- 5 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ, chức năng của các bộ phận dần hoàn thiện.

Chức năng vận động phát triển nhanh từ lúc trẻ bắt đầu biết đi, dần dần biết chạy, biết nhảy, làm được những động tác khéo léo tự phục vụ bản thân, biết tập vẽ, tập viết. Tốc độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi này rất nhanh, đây là giai đoạn trẻ cần được sự giáo dục – xã hội hóa một cách tích cực.

Luyện tập dáng đi thẳng đứng

Bé có thể phát triển những sự giao lưu độc lập và trực tiếp với thế giới bên ngoài, có khả năng định hướng không gian, chơi với những đồ vật khác nhau, giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm cho bản thân nhờ dáng đi thẳng đứng. Trẻ có khả năng bước sang một bên hay thụt lùi, trẻ có thể vụng về kéo theo sau một món đồ chơi , nếu trẻ được người lớn giúp đỡ, trẻ có thể trèo lên ghế vào tháng thứ 18. Trẻ bắt đầu biết chạy khi được 20 tháng tuổi. Và trẻ biết vận chuyển một số đồ vật và có sự tiến bộ rõ rệt trong việc chạy , bước lên cầu thang khi được 2-3 tuổi.

Ảnh minh họa

Hoạt động với đồ vật và công cụ :

Hoạt động với đồ vật, công cụ là hoạt động chính của trẻ trong thời kì này. Trẻ có những tiến bộ đáng kể trong việc cầm nắm và xử dụng bàn tay, có sự phối hợp mang tính thuận nghịch cả hai bên, trẻ có thể mở một cái hộp, cầm ly, sử dụng muỗng. Trẻ sẽ trưởng thành được là nhờ trò chơi. Điều này giúp cho trẻ khám phá ra những chức năng, bản tính của đồ vật; đây là tiền đề có ý nghĩa cho các hoạt động vui chơi với đồ chơi; trẻ học và biết các quy tắc sử dụng đồ vật phù hợp. Trẻ sẽ dần dần khám phá ra chính mình qua những hoạt động mà chúng ta gọi là những trò nghịch ngợm. Trẻ có khả năng tự mặc quần áo hay là cởi quần khi được 2 tuổi. Bé có thể tự lấy ăn một cách gọn gàng, biết mở một cái gói, ném một quả bóng và tô theo hình vuông khi được 3 tuổi.

Ảnh minh họa


Sự phát triển ngôn ngữ :

Sự hình thành ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ, đây là một sự kiện quan trọng cho lứa tuổi trước đi học, trẻ có thể bị các rối loạn tâm lý nếu khả năng ngôn ngữ không được phát triển đúng mức .

Bố mẹ đã tập cho con hiểu được ngôn ngữ của mình trong quá trình chăm sóc, chơi đùa cùng con. Vì vậy, trẻ có thể hình thành ngôn ngữ chậm chạp với vốn từ nghèo nàn nếu trẻ mồ côi hay lớn lên trong các trung tâm nuôi dưỡng.

Ảnh minh họa

Trẻ có khoảng 200 từ khi được 2 tuổi. và những từ này thường là danh từ chung, và trẻ hay hỏi : Cái này là cái gì ? Bố mẹ và những người xung quanh có thể điều khiển trẻ bằng lới nói, trẻ có hứng thú lắng nghe và cố gắng hiểu nội dung các câu nói khi được 3 tuổi.

Trẻ bắt chước âm thanh của người lớn để biểu lộ những ham muốn, nguyện vọng của mình từ khi 1-2 tuổi. Khi đi mẫu giáo (trẻ 3-6 tuổi) trẻ bắt đầu có sự thông đạt với người lớn, trẻ muốn người ta nghe nó nói, và điều khó chịu nhất là khi người lớn tỏ ra không hiểu.

Sự phát triển về nhận thức

Về tri giác

Trẻ có thể nhận biết các đồ vật, hiện tượng xung quanh một cách toàn diện nhờ sự phối hợp giữa các giác quan, nhưng trẻ chưa có khả năng phân tích và giải thích sự khác biệt giữa các đồ vật cùng loại. Trẻ có thể phân biệt được những màu sắc khác nhau. Trẻ sẽ có những tác động trong sự phát triển tâm lý khi đến lứa tuổi trưởng thành nếu trẻ chịu ảnh hưởng từ những điều người lớn nói với trẻ, kể cả những chuyện không có thật.

Về nhận thức

Nét đặc thù của trẻ là tư duy trực quan bằng hình ảnh, tạo cho trẻ có nhiều khả năng nhận thức nhưng chưa mang lại những sự hiểu biết chính xác. Đến cuối tuổi mẫu giáo mới có khả năng hình thành các việc tưởng tượng có tính sáng tạo.

Về cảm xúc

Ở thời kì này, tình cảm bắt đầu có sự phức tạp, phân hóa tình mẹ con, tình thương của người thân, tình cảm liên quan đến nhu cầu giao lưu của trẻ. Việc ý thức về chính mình và phân biệt với người khác thường diễn vào cuối năm 3 tuổi, trẻ bắt đầu có ý thích độc lập, muốn tự mình hành động, vì thế trẻ có những tình cảm như ấm ức vì người lớn vẫn tỏ ra chăm sóc và hụt hẫng vì có những điều trẻ không làm được thì người lớn lại bỏ qua. Giai đoạn này cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Gặp mẹ Việt dạy con biết nói từ 7 tháng tuổi

Mới 2 tuổi nhưng mỗi khi có khách đến nhà, bé Nhật Minh đều biết tự ra chào rất lễ phép và rõ ràng: "Con chào ông, con chào bà, chào cô chú,..." Rồi khi mọi người trò chuyện, bé hồn nhiên "đối đáp" một cách rành rọt khiến ai nấy hết sức ngạc nhiên. Không ngờ một cậu bé nhỏ xíu mà có thể trò chuyện với mọi người bằng những câu rất dài như vậy, đặc biệt là khả năng phát âm cực "chuẩn".

7 tháng đã bập bẹ gọi bà

Chị Nguyệt (mẹ bé Nhật Minh) cho biết, từ khi 7 tháng là bé đã có thể gọi bà, gọi bố và bi bô rất nhiều từ khác, tuy chưa được "tròn vành rõ chữ" cho lắm. Lúc ấy, vợ chồng chị bảo nhau "giao tiếp" với con nhiều hơn, và kết quả là vài tháng sau con đã có thể hát líu lo rồi. Giờ thì bé đã có thể diễn đạt những gì mình muốn một cách rành mạch, rõ ràng.

Nhờ có mẹ chăm dạy con học nói mà bé Nhật Minh đã biết bập bẹ khi mới 7 tháng.



Để con nói được nhiều như vậy, một phần là nhờ chị Nguyệt chăm chỉ trò chuyện với con từ khi... có bầu. Chị cho biết: "Hồi mang thai mình rất hay "tâm sự" với con. Nhiều người còn bảo bé đã biết gì đâu mà nói, nhưng mình vẫn tin là con sẽ cảm nhận được. Rồi khi sinh xong, vợ chồng mình vẫn giữ thói quen trò chuyện với con như thế. Lúc bé đói, mình nhìn con và bảo: "Von uống sữa nhé!", sau đó mới cho bé bú. Lúc thay tã cho con mình cũng "tỉ tê": "Von giơ chân lên nào, mẹ lau nhé! Mặc quần cho con này,..." Thực ra, những lúc ấy mình chỉ muốn được nói chuyện với con thôi, chứ mình cũng nghĩ bé như vậy thì con đâu có hiểu gì. Thế nhưng dường như con lại cảm nhận được, nên mới vài tháng mà bé đã biết thể hiện tình cảm với mẹ rồi. Thích nhất là những lúc 2 mẹ con nhìn nhau, xong bé bỗng nhoẻn cười và quơ tay níu lấy mẹ, miệng ê a như muốn nói gì đó.

Rồi lúc gần 7 tháng, mình thấy con bật ra tiếng "ba" đầu tiên. 2 vợ chồng hạnh phúc muốn khóc luôn! Mình tin rằng những lần bố mẹ trò chuyện với con, bé nghe và cảm nhận được nên mới sớm biết nói như vậy".
Chị Nguyệt cho biết bí quyết để dạy con biết nói sớm là nhờ 2 mẹ con lúc nào cũng "tâm sự" với nhau

Từ đó, anh chị càng thích nói với con nhiều hơn. Đặc biệt là anh rất hay hát cho bé nghe, thế nên mới 2 tuổi mà Nhật Minh đã thuộc rất nhiều bài rồi, cả bài "Happy birthday" bằng tiếng Anh nữa. Mỗi lần bé có dịp "khoe giọng" là ai nấy trầm trồ vì ngạc nhiên.

Bé nhanh biết nói nhờ gần gũi với bố mẹ

"Gần gũi" ở đây không có nghĩa là bố mẹ "kè kè" bên con cả ngày cả đêm. Bởi không phải ai cũng có nhiều thời gian đến thế. Hơn nữa, nếu bố mẹ chỉ có ôm ấp con như vậy thì chẳng giải quyết được gì. Nếu muốn nhanh được nghe thấy bé ê a gọi bố, gọi mẹ một cách vô cùng đáng yêu, thì bố mẹ phải chăm thể hiện tình cảm với con, chăm trò chuyện, thủ thỉ với bé mỗi ngày. Chị Nguyệt cho biết: “Ở nhà mình, cả 2 vợ chồng đều rất thích “tâm sự” với con, từ khi bé còn nhỏ xíu. Vì cho dù con không hiểu được những gì bố mẹ nói, nhưng con sẽ dần dần “tích tụ” được vốn từ cần thiết. Và đến một lúc nào đó, con sẽ nói thật nhiều khiến bố mẹ ngạc nhiên và vui vô cùng”.

Gia đình hạnh phúc của chị Nguyệt.



Chị chia sẻ thêm: "Thực ra trẻ con có bé thì nhanh nói, có bé lại chậm hơn một chút. Nhưng mình nghĩ để nói được, bé phải có một vốn từ cần thiết, và phần nào hiểu được những từ đó để thể hiện ý muốn của mình. Vậy nên khi bố mẹ cho rằng con chưa hiểu gì, mà "bơ" con, thì chắc chắn sẽ rất lâu con mới có thể nói được. Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên trò chuyện với con trong mọi tình huống, thường xuyên thể hiện tình cảm với bé, con sẽ "ngấm" dần và khi muốn thể hiện, con sẽ nói ra được điều mình muốn".

Muốn con nói "sõi" thì bố mẹ không được ngọng!

Chị Nguyệt bảo rằng, nhiều bố mẹ cứ thắc mắc là vì sao con mình nói được nhiều nhưng lại bị ngọng. Đó là vì bố mẹ cứ hay nói "lái" đi để bé bắt chước. Chẳng hạn thay vì phải nói "con chó", nhiều mẹ lại nói "con tó" để bé học theo. Làm như thế, bố mẹ đã vô tình khiến bé bị ngọng mà không hay.

Từ khi con bắt đầu biết nói, vợ chồng chị luôn trò chuyện với con một cách chậm rãi, rõ ràng nhất để bé nghe và học dần. Vì thế nên bé Nhật Minh nói "chữ nào ra chữ đó" chứ không hề ngọng nghịu chút nào.

Nhật Minh hăng hái chơi cùng mọi người



Chị cũng chia sẻ thêm, để bé nhanh nói và nói nhiều như vậy thì ngoài việc dành nhiều thời gian trò chuyện với con, vợ chồng chị còn hạn chế nuông chiều con quá mức. Bởi vì nếu con lúc nào cũng được đáp ứng yêu cầu của bé một cách nhanh nhất, bé sẽ trở nên lười nói hơn. Chẳng hạn, khi bé chỉ tay đòi mẹ lấy đồ chơi, nếu mẹ đáp ứng ngay yêu cầu đó hay cuống quýt giơ từng món lên mà hỏi: "Con muốn cái này à? Cái đó phải không?..." và để bé chỉ việc gật đầu, như thế bé sẽ chẳng có cơ hội để nói. Hãy hỏi bé: "Con muốn gì? Con nói "ô tô" đi rồi mẹ lấy,..." hoặc đưa cho con một món đồ chơi khác để bé phải "bật" ra thứ mà con muốn. Đó là cách để kích thích bé thể hiện mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.

Ngoài ra, chị Nguyệt cũng thường xuyên cho con được tiếp xúc với môi trường bên ngoài để bé thêm dạn dĩ và thích giao tiếp với mọi người hơn. Thay vì giữ con "bo bo" trong nhà, anh chị hay đưa bé đi chơi ở những chỗ đông người như các trung tâm thương mại, công viên,... và cho con đi học từ khi 14 tháng. Nhờ vậy mà bé Nhật Minh không chỉ nói được nhiều, thích trò chuyện mà còn tỏ ra rất nhanh nhẹn và bạo dạn.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Trò chuyện với con bằng ngôn ngữ chuẩn là điều vô cùng cần thiết?

Một bé 2 tuổi cùng mẹ đi vào nhà hàng và người phục vụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy bé nói dõng dạc như người lớn, đúng hơn là giống hệt quảng cáo đang được trình chiếu trên TV. Hỏi ra thì mẹ bé giải thích rằng cháu hay xem quảng cáo trên TV và mỗi lần nghe là bắt chước nói lại y hệt như vậy. Rõ ràng là trẻ có khả năng nghe và nhắc lại những gì trẻ được nghe.

Giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi do trẻ nói chưa sõi nên người lớn thường có thói quen dùng ngôn ngữ trẻ con nói với trẻ, nói “con cún” thay vì “con chó” cho đơn giản, cảm giác dễ gần gũi với trẻ, con dễ tiếp nhận hơn. Nói với con “cho mẹ xơm một miếng nào” thay vì nói “thơm”. Nhưng các cha mẹ thấy đấy, TV đâu có dùng ngôn ngữ trẻ con mà trẻ tầm 2 tuổi vẫn có thể nhớ chính xác những nội dung không quá phức tạp.

Ban đầu khi trẻ ê a tập nói, con có thể nói “pà” thay vì “bà”, nhưng không phải là con thích nói như vậy mà do bộ phận phát âm của con chưa được hoàn thiện. Và chúng ta lại nói lại với trẻ y hệt như vậy, tưởng rằng trẻ nói thế thì ta cũng cần nói thế thì trẻ mới hiểu. Mọi người không biết rằng khi làm thế ở giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi là vô tình ta đã làm mất đi chức năng hình thành khả năng nói tiếng chuẩn ở trong não bộ của trẻ, sau này lớn lên trẻ sẽ rất khó sửa tật nói ngọng của mình.

Việc hình thành bản đồ ngôn ngữ ở trong não trẻ thời kì từ 0-3 tuổi không chỉ phụ thuộc vào việc cha mẹ nói chuyện với trẻ, mà còn thông qua việc trẻ nghe được cha mẹ nói với nhau, hay nghe những người xung quanh nói chuyện.

Các cha mẹ có thể thấy rằng, dù không cần dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ, thì trẻ được vài tháng có khả năng hấp thụ tốt vẫn có thể hiểu được lời nói của cha mẹ.

Một người mẹ Pháp có con gái đi lấy chồng đã nói với chàng rể tương lai như thế này: “Con gái tôi dù không có của hồi môn, nhưng có thể nói tiếng Pháp chuẩn mực”, đủ để ta thấy việc nói tiếng mẹ đẻ chuẩn mực quan trọng như thế nào. Vì thế ở giai đoạn ấu thơ, việc mẹ và con trò chuyện bằng ngôn ngữ chuẩn là điều vô cùng cần thiết.

(Các mẹ có thể tham khảo thêm cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn – Ibuka Masaru")

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Đu đủ: trái cây dinh dưỡng cho bé

Mang hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ đu đủ là món ăn thích thú của trẻ nhỏ. Đu đủ chứa nguồn vitamin dồi dào như vitamin a, B9, C, E, K cùng với các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ như kali, chất xơ và enzyme tự nhiên giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng trưởng tốt hơn.

Đu đủ tốt cho hệ tiêu hoá trẻ

Đu đủ chứa các enzyme tự nhiên với thành phần chính là papain hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Loại enzyme này phân giải các protein gọi là papain, hỗ trợ tiêu hoá và chuyển protein trong cơ thể thành axit amin. Thành phần Papain được tìm thấy nhiều hơn trong nhựa trái đu đủ còn xanh. Bạn nên cho trẻ thử trước với quả đu đủ chín, hay kết hợp trong các loại nước ép, sinh tố.

Đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hoá ở trẻ (ảnh minh họa)


Đu đủ có tác dụng hữu ích trị chứng ợ nóng, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, ngăn ngừa loét dạ dày ở trẻ. Nếu như trẻ có hiện tượng tiêu hoá kém, hay trẻ gặp phải các loại bệnh đường ruột khác đều có thể ăn đu đủ để giảm thiểu chứng bệnh. Bạn chỉ cần áp dụng thói quen cho trẻ ăn đu đủ sau bữa ăn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả.

Ngoài ra, đu đủ còn giúp trẻ giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím khi trẻ nghịch ngợm. Như vậy, đu đủ rất tốt cho cơ thể từ bên trong đến bên ngoài của trẻ.

Sinh tố đu đủ cho bé ngày hè

Để đu đủ được phát huy hết tác dụng đối với sức khoẻ trẻ mẹ hãy bắt tay thực hiện những món ăn liên quan tới đu đủ. Đặc biệt trong những ngày hè oi nóng, nước ép đu đủ và sinh tố đu đủ là món quà tuyệt vời mẹ giành cho bé. Nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng từ thành phần đu đủ vừa mang lại sự thanh mát, xua tan nóng hè và là thức đồ uống ngon tuyệt trong mỗi lần bé thức giấc.

Nguyên liệu:

- 1/2 quả đu đủ.

- 1 quả quýt.

- 1/2 quả chanh.

- 50ml nước lạnh.

Chế biến:

- Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt, cắt miếng.

- Quýt, chanh rửa sạch vắt lấy nước.

- Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố xay đều, cho ra ly trang trí.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

“Em đẻ thường cực dễ với rau mồng tơi”

Áp dụng “chiêu” ăn mồng tơi vào tháng cuối thai kỳ nên khi sinh em chỉ mất vỏn vẹn có 2 tiếng thôi.

Từ hồi còn con gái, nghe các mẹ, các chị thỉnh thoảng buôn chuyện đau đẻ mà em sợ và nghĩ rằng có lẽ mình chẳng dám lấy chồng sinh con nữa. Rồi cứ nghĩ khi yêu và lấy chồng khi đó cái mong ước có một thiên thần để cho tổ ấm tròn vẹn sẽ đánh bại cái nỗi sợ hãi sinh nở bấy lâu của mình thôi. Nhưng thực tế không phải vậy. Từ khi biết mình có thai, em hạnh phúc lắm nhưng đồng thời cái nỗi sợ đau đẻ lại trỗi dậy, liên tục ám ảnh em. Vì thế, em rất chăm chỉ lên mạng để học hỏi kinh nghiệm xem làm cách nào để sinh dễ và bớt đau. Em biết giờ nhiều mẹ chọn mổ đẻ vì sợ hỏng “vùng kín”, mổ cho nhanh, cho đỡ đau. Em nghĩ mổ đẻ mẹ đỡ đau thật đấy nhưng sức đề kháng của con sẽ không được tốt như các bé đẻ thường. Hơn nữa, nguy cơ mẹ đẻ mổ bị nhiễm trùng cũng tương đối cao. Vì biết được đẻ thường sẽ tốt cho cả mẹ và bé nên em đã hạ quyết tâm nhất định sẽ đẻ thường.

Tuy nhiên, khổ nỗi trộm vía em thuộc tuýp người có sức khỏe tốt lại chẳng nghén ngẩm gì nên em ăn uống được và cân nặng cũng cứ tăng vù vù. Em tăng cân nhanh quá đến mức mọi người cứ hù dọa em, cứ tăng cân theo đà này thì kiểu gì em cũng phải đẻ mổ, không có cơ hội mà đẻ thường đâu. Sợ quá em nhờ bác sĩ tư vấn và tích cực lên các diễn đàn học hỏi và áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, em tìm hiểu luôn các bí quyết để đẻ thường dễ dàng.

Tìm hiểu trên các diễn đàn em thấy nhiều mẹ chia sẻ bí kíp sinh thường dễ dàng nhờ ăn dứa, uống nước lá tía tô, ăn rau lang. Mặc dù khi đọc được một số kinh nghiệm của các mẹ, em cũng đã tháo gỡ được bớt nỗi lo sợ trong lòng, tuy nhiên em vẫn đem băn khoăn, lo lắng này tâm sự với đứa bạn em. Thật tuyệt vời là em đã có được lời khuyên hữu ích. Ban đầu em cũng nghi ngờ về cách của đứa bạn em lắm nhưng nghĩ lại, dù sao bạn em cũng đã “sản xuất” 2 tập rồi, có kinh nghiệm lại là một nhân chứng sống. Hơn nữa, cách của bạn em cũng là một trong những cách dân gian, không có hại gì nên em đã thử áp dụng.

Áp dụng “chiêu” ăn mồng tơi vào tháng cuối thai kỳ nên khi sinh em chỉ mất vỏn vẹn có 2 tiếng thôi. (ảnh minh họa)



Không biết do cơ địa em tốt nữa hay là do cách của bạn em hiệu quả thật nhưng em áp dụng thấy mình sinh dễ dàng lắm các mẹ ạ. Thấy có nhiều mẹ cũng khổ sở vì ám ảnh sinh nở giống như em nên em mạo muội chia sẻ kinh nghiệm mà em được đứa bạn truyền lại, và em là “chuột bạch” để các mẹ thử áp dụng xem sao.

Kinh nghiệm của đứa bạn em rất đơn giản, đó là vào tháng cuối thai kỳ các mẹ hãy tích cực ăn rau mồng tơi. Theo em tìm hiểu thì trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đã nói mồng tơi có tác dụng hoạt thai làm dễ đẻ. Ngoài ra, bạn em dặn để giúp cổ tử cung mở nhanh thì em nên áp dụng phương pháp dân gian là uống nước lá tía tô. Đó là đến lúc thấy cơn đau chuyển dạ thì lấy nước lá tía tô đun sôi để uống. Áp dụng phương pháp này của bạn em thấy chuyện sinh đẻ của mình quả dễ dàng thật. Em chỉ mất có 2 tiếng từ lúc đau đẻ đến khi con chào đời thôi. Các mẹ bầu nếu muốn sinh thường dễ hãy thử chiêu này của em nhé.

Thêm thông tin nữa cho các mẹ là rau mồng tơi cũng là một lựa chọn lý tưởng cho các mẹ bầu ít sữa. Bởi trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ…

Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh. Vì thế, sau sinh các mẹ vẫn nên tiếp tục tích cực ăn rau mồng tơi nhé.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Muối – “vị cứu tinh” cho mẹ bụng phệ


Nhờ chăm chỉ đắp muối gừng mà bụng em rất nhanh thon gọn sau sinh nở các mẹ nhé.

Em thấy các mẹ hiện đại ngày nay thường rất “ngại” sống với mẹ chồng và thường chê các bà cổ hủ nhưng với riêng em, em lại khá hợp mẹ chồng và phải cảm ơn mẹ nhiều lắm về những kinh nghiệm được cho là “cổ hủ” của bà.

Em lấy chồng là con trai một trong gia đình nên ngay từ đầu đã xác định sẽ phải sống cùng gia đình chồng cả đời. Bố mẹ chồng em cũng đã ngoài 60 nên chỉ thích sống cùng con cháu cho vui cửa nhà. Ngày em chưa sinh con, vì đã nghỉ hưu nên bố mẹ em thường đón cháu ngoại sang chăm sóc nhưng đến ngày em bầu bí thì mẹ chồng “toàn tâm toàn sức” chăm sóc em và đứa cháu đích tôn trong bụng. Nhờ có mẹ chồng mà cả thai kỳ em khỏe re, chẳng mấy khi phải động đến cái bát, cái đũa hay đi chợ, nấu cơm. Không chỉ có thế, vì cũng là người có kiến thức nên mẹ chồng dạy em nhiều kinh nghiệm trong khi mang bầu và đặc biệt là sau sinh nở rất hay.

Là người thuộc thế hệ trước nhưng mẹ chồng em không quá cổ hủ. Sau khi em sinh Sóc, mẹ chồng không bắt em phải kiêng khem quá nhiều như các bà mẹ chồng khác. Đẻ xong 5 ngày, mẹ chồng cho phép em được tắm gội bằng nước ấm và cũng không bắt ăn uống kiêng khem mà ưu tiên những thực phẩm nhiều chất. Tuy nhiên, mẹ lại rất chú trọng đến việc đắp muối gừng để giúp em ấm bụng sau ca sinh thường. Mẹ bảo cách này mẹ học được của các bà ngày xưa, qua mấy lần sinh đều làm theo và thấy rất tốt cho sức khỏe lại có công dụng giảm bụng “phệ” nữa.


Sau sinh nở, em còn cả rổ mỡ trên bụng nhưng nhờ cách của mẹ chồng mà chỉ sau 3 tháng em đã eo thon. (ảnh minh họa)
Khi mang thai Sóc em tăng tất 23kg nên sinh xong rồi mà bụng em vẫn còn cả “rổ” mỡ. Nghe mẹ chồng nói thế em mừng lắm bởi nói thật cộng việc của em rất quan trọng vóc dáng. Em đã từng có ý định sinh xong sẽ đi hút mỡ bụng cơ mà. Nhờ có mẹ chồng giúp nên chỉ 3 ngày sau sin hem đã rất chăm chỉ đắp muối gừng để giúp ấm bụng và giảm eo. Cách làm của em như sau:

Cần chuẩn chuẩn bị: 1 kg gừng tươi, làm sạch, băm nhỏ; 1 bát muối nhỏ (muối hạt, muối tinh).

Cách thực hiện: Em thấy mẹ chồng thường rang muối với gừng đã được băm nhỏ để nóng lên sau đó bọc lại bằng khăn bông dày, mềm rồi chườm nhẹ nhàng quanh vùng bụng của em. Mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút và chườm 1-2 lần/ngày.

Mẹ chồng em bảo muối rang gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp các mạch máu hoạt động liên tục khiến phần bụng nhỏ đi. Ngoài ra, muối gừng còn giúp ấm vùng bụng sau ca sinh nở.

Không chỉ có cách làm này, trong những lần ngồi chườm muối gừng trên bụng cho em, mẹ chồng còn kể có rất nhiều cách để giảm mỡ bụng với muối nữa. Em xin liệt kê ra đây để các mẹ tham khảo nhé!

Hỗn hợp muối gừng giúp em giảm eo hiệu quả (ảnh minh họa).


Cách giảm mỡ bụng bằng muối rang

Theo mẹ chồng em thì muối rang giúp làm tan mỡ bụng nhanh chóng, cách giảm mỡ bụng này rất đơn giản mà mẹ nào cũng có thể áp dụng thường xuyên mỗi ngày. Để giảm mỡ bụng bằng muối rang các mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 bát muối nhỏ, đem rang thật nóng rồi bọc vào vải bông (nên chọn chất vải thoáng khí nhưng đủ dày để tránh da bị tổn thương do nhiệt nóng). Chườm túi muối rang lên bụng cho đến khi sức nóng giảm dần, túi chườm nguội đi.

Áp dụng cách giảm mỡ bụng bằng muối rang này khoảng 1 tháng mẹ sẽ thấy ít nhiều chuyển biến.

Cách giảm mỡ bụng bằng muối rang ngải cứu

Giảm mỡ bụng bằng muối rang ngải cứu là cách giảm mỡ bụng đơn giản, chi phí thấp mà mẹ nên thử áp dụng một lần. Ngải cứu và muối là hai bài thuốc giảm eo dân gian được nhiều người áp dụng. Để giảm mỡ bằng muối rang ngải cứu mẹ cần: 1 bát 1 hạt nhỏ, 1 kg ngải cứu.

Cách thực hiện rất đơn giản: ngải cứu làm sạch, để khô, rang trên bếp cho đến khi có màu sẫm. Kế tiếp mẹ đổ muối hạt vào chảo và đảo cùng ngải cứu thêm 1 vài phút cho đến khi hỗn hợp có màu vàng đen.

Đổ hỗn hợp này vào một chiếc khăn dày (để tránh làm bỏng da) rồi bọc lại. Tiếp theo, chườm nhẹ bọc muối rang lên bụng, chườm đều và nhẹ nhàng. Hơi nóng từ muối rang ngải cứu sẽ đánh tan mỡ thừa vùng bụng. Ngoài việc kết hợp cùng muối, ngải cứu cũng có thể giúp mẹ giảm cân khi chế biến thành món ăn. Mẹ chồng mình thường chế biến các món với ngải cứu như trứng rán ngải cứu, trứng vịt lộn tần ngải cứu… cho mình ăn suốt mấy tháng ở cữ. Ngải cứu có chứa những thành phần có khả năng phân giải chất béo rất tốt, làm giảm cholesterol trong máu.

Đúng là nhờ mẹ chồng mà mình không chỉ có sức khỏe tốt còn đẹp nhiều hơn sau sinh nữa. Bây giờ, tuy mới sinh con được 3 tháng nhưng vòng eo của mình đã về được mức ban đầu và vô tư diện bikini khi đi biển các mẹ nhé!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

8 thực phẩm mẹ nên ăn khi cho con bú

Hãy đọc để tìm hiểu 8 loại thực phẩm dưới đây, vì chúng rất tốt cho cả mẹ và bé bằng cách cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng để mẹ sản xuất sữa và cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trong thời gian cho con bú, tất cả mọi thứ bạn tiêu thụ đều chuyển qua em bé của bạn, vậy nên ăn uống hợp lý là điều cần thiết bạn nên làm.

1. Cá

Ăn 340 gram cá hoặc hải sản có vỏ mỗi tuần sẽ cung cấp cho một người mẹ rất nhiều protein, DHA và EPA, cũng như axit béo omega 3 có lợi cho não và phát triển mắt của bé.

Ảnh minh họa


2. Ngũ cốc nguyên hạt

Tinh bột và đường có trong ngũ cốc nguyên hạt là nguồn vitamin B tuyệt vời cho mẹ cho con bú. Nó cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn so với tinh bột đã chế biến.

Ảnh minh họa


3. Thực phẩm đúng mùa

Lựa chọn sản phẩm đúng mùa có thể thay đổi đáng kể những tác động của lượng thuốc trừ sâu mà bạn tiêu thụ. Quãng đường mà trái cây và rau củ đi từ nơi trồng đến nhà bếp của bạn càng ngắn thì các hóa chất cần dùng để làm tươi chúng càng ít đi.

Ảnh minh họa
4. Nước lọc

Vì một lượng nhỏ hóa chất có thể được tìm thấy trong nước máy, tốt nhất bạn nên uống nước đun sôi để nguội để có nguồn nước tinh khiết nhất.

Ảnh minh họa


5. Vitamin trước khi sinh

Dù bạn đã sinh con, không còn mang thai nữa, nhưng hãy tiếp tục sử dụng những viên thuốc trước khi sinh nhé! Những viên thuốc chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu này là sản phẩm mà một người mẹ cho con bú cần đến – đặc biệt với canxi và sắt, hai chất thường thấp trong chế độ ăn của phụ nữ.

Ảnh minh họa


6. Rau thì là

Rau thì là được biết đến với khả năng hoạt động như chất galactogogue – chất giúp tăng lượng sữa ở các bà mẹ cho con bú. Thế nhưng, rau thì là có một hương vị mạnh khiến không phải ai cũng là fan hâm mộ của nó, để khắc phục bạn có thể dùng rau thì ăn kèm với các món khác, ví dụ như món salad cam hoặc quýt.

Ảnh minh họa


7. Sản phẩm từ sữa

Vì cơ thể bạn đang ở chế độ sản xuất sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ cho con bú nên tiêu thụ ít nhất ba cốc sữa mình mỗi ngày. Uống sữa để sản xuất sữa rất ý nghĩa phải không?

Ảnh minh họa


8. Thịt bò

Thịt bò giàu chất sắt sẽ giúp các bà mẹ có thể theo kịp với tiến độ mà em bé nhà bạn yêu cầu. Thịt bò chín là một nguồn cung cấp lượng protein và vitamin B-12 tuyệt vời cho bạn.
Ảnh minh họa

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)