Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Ngừa táo bón khi trẻ đến trường

Táo bón là triệu chứng rất hay gặp với trẻ lần đầu tiên đến trường, vì nhiều trẻ không quen với nhà vệ sinh “công cộng” dẫn tới việc phải nín tiêu.



Cha mẹ nên chọn cho trẻ một thời điểm ngồi bô thống nhất trong các ngày, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động (ảnh minh họa).

ThS. BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, TP HCM có thể giúp các bậc cha mẹ chủ động trong việc phòng ngừa táo bón cho trẻ trong từng giai đoạn và trước khi trẻ nhập trường.

Các thời điểm trẻ dễ mắc táo bón

Táo bón đặc biệt thường xảy ra vào 3 thời điểm: Sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền; trong suốt thời gian tập ngồi bô, bồn cầu; sau khi bắt đầu đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón.

* Giai đoạn tập ăn dặm

Bé đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị táo bón do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước.

* Tập ngồi bô hay bồn cầu

Bé có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân:

- Chế độ ăn cần cho bé ở giai đoạn này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dễ bị thiếu chất xơ.

- Nếu bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, các bé sẽ cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn tới táo bón.

- Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay nín hơn để khỏi phải ngồi bô, bồn cầu.

* Giai đoạn bắt đầu đi học

Một số bé không quen khi phải dùng nhà vệ sinh tại trường, điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu gây táo bón.

Phòng ngừa như thế nào?

Vào thời điểm bé tập ngồi bô, bồn cầu, cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vị trí quá mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu. Hơn nữa, hãy đảm bảo có “chỗ dựa vững chắc” cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bồn cầu có kích thước của người lớn. Chỗ dựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể an tâm… rặn. Ngoài ra, đối với tất cả trẻ con, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động.

Khi bé đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào ở nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Hỏi xem liệu bé có gặp vấn đề gì không khi cố gắng đi tiêu ở những nơi không phải là nhà, nếu do thời gian bị hạn chế hoặc do mắc cỡ, bạn có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên của con khi ở trường.

Cách điều trị tại nhà

Đa số các trường hợp táo bón đều có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp khá đơn giản và bắt đầu có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào tuổi của bé mà cha mẹ có thể thực hiện các điều sau:

* Trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi:

- Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Khi bé 4-8 tháng tuổi, bé có thể uống 6-120ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể cho đến 180ml/ngày.

- Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm: Khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê)/ trái cây/rau cải đã nghiền nát với bột ngũ cốc.

- Chất sắt trong sữa công thức của trẻ nhỏ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón vì liều sắt rất nhỏ. Vì vậy, việc đổi sang sữa có nồng độ sắt thấp là không cần thiết vì điều này không có tác dụng.

- Si rô sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ cần uống giọt sắt cũng cần thay đổi chế độ ăn hoặc cần có chế độ điều trị khác để đảm bảo bé không bị táo bón.

* Trẻ đi học

Nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn bé đang dùng để bé đi phân mềm và không đau.

- Nước trái cây: Đối với trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120ml/ngày.

- Phụ huynh không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, đủ nước được lấy mốc là 960ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong 1 ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này.

- Cha mẹ cần lưu ý nuôi dưỡng bé bằng chế độ ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được ngay các thức ăn này và đừng dùng chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác. Chúng ta cần bé tăng trưởng và phát triển hoàn hảo chứ không chỉ điều trị riêng vấn đề táo bón. Chế độ ăn dư chất xơ sẽ làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác chẳng hạn chất đạm.

- Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn táo bón có thể bé không dung nạp được với đạm sữa bò. Bạn có thể phải bỏ sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như sữa chua, phô mai, kem trong 1-2 tuần. Nếu không cải thiện thì có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đi khám bác sĩ.

- Nếu bé đã biết ngồi bô, bồn cầu rồi mới bị bón, nên khuyến khích bé ngồi bô, bồn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày, một cách đều đặn.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Phải đi ngay khi bé đau bụng dữ dội.

Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé 2 ngày đi tiêu 1 lần, nay đã 3 ngày vẫn chưa đi).

Bé nhỏ hơn 4 tháng tiêu phân cứng thay vì phân mềm hoặc sệt.

Bé tiêu phân có máu.

Bé đau khi đi tiêu.

Bé đã bị nhiều đợt táo bón.

Bạn cảm thấy bất an.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)