Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Phương pháp giáo dục sớm đúng cách



Chúng ta biết là luật của nhà nước cấm dạy trẻ tập đọc, tập viết từ nhỏ, cấm giáo viên dạy bổ túc lớp 1 trước khi vào lớp 1. Chúng tôi gọi đó là “tiểu học hóa”, nghĩa là mang phương pháp dạy trẻ tiểu học để dạy trẻ mầm non (trẻ dưới 6 tuổi), chúng tôi cũng phản đối cách học này. Dạy trẻ trước 6 tuổi có những nguyên tắc riêng của nó, chúng tôi xin tổng kết 6 điểm cơ bản sau:

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt, phù hợp với mức độ phát triển

Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp được. Vì thế, cần bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ trong thai kỳ. Nhưng không phải hoạt động nào cũng thực hiện sớm, phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành. Thời gian và cường độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất thiết phải đúng độ tuổi. Nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện được các hoạt động của trẻ lớn hơn thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngược lại trẻ lớn mà chưa làm được các hoạt động cơ bản thì cần phải tập như trẻ nhỏ.

Chúng tôi xin ví dụ phản xạ với ánh sáng của trẻ mới sinh. Ví dụ này được nêu trong cuốn sách Dạy trẻ thông minh sớm – GS Glenn Doman. Trẻ khi sinh ra phải làm quen với ánh sáng, phản xạ đầu tiên trẻ cần học được là khả năng điều tiết con ngươi.

Có 3 trẻ cùng được thụ thai vào cùng 1 thời điểm: 1 trẻ sinh non khi được 7 tháng tuổi, 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở thành thị và 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở một dân tộc vùng núi đặc biệt. Trẻ thứ 1, sinh non vào lúc 2 tháng tuổi (9 tháng từ khi sinh ra), đã tiếp xúc với ánh sáng và được luyện tập, đã có thể điều tiết con ngươi tốt do đó có thể tập bước tiếp theo là xem ảnh đen trắng. Trẻ thứ 2, sinh đủ tháng, nhưng tại thời điểm sinh ra, mắt vẫn phải luyện tập với các bài tập điều tiết con ngươi (bật tắt đèn buổi tối) mặc dù về tuổi sinh học chỉ bằng trẻ thứ 1. Còn trẻ thứ 3, do đặc điểm của dân tộc này để con trong lều tối đến 1 tuổi, thì 1 năm sau khi sinh trẻ vẫn phải học cách điều tiết con ngươi như trẻ mới sinh ra, và khả năng thị lực sẽ không bao giờ đạt được hoàn thiện như hai trẻ đầu tiên.

Vậy các phụ huynh phải chú ý, giáo dục càng sớm càng tốt nhưng phải phù hợp.

2. Khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học

Trẻ dưới 6 tuổi phải chơi mà học, học mà chơi. Với trẻ nhỏ, chơi có ích nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: trẻ thấy mẹ quét nhà, trẻ cũng bắt chước đòi quét nhà, và trẻ quét một cách vui vẻ, đó là học mà chơi, chơi mà học. Hoặc như trẻ chơi thể thao, chơi nhảy lò cò, chơi nhảy dây, chơi đồ, tập làm bác sĩ, tập nấu cơm, chơi đố vui, đọc truyện, làm toán,... bất kỳ hoạt động nào, miễn là trẻ có hứng thú, có đam mê. Trẻ có một bản năng bắt chước, trẻ bắt chước rất giỏi và rất thích bắt chước. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai đó làm một việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chước và dần dần tạo nên hứng thú. Đó là cách thông dụng nhất để khơi dậy đam mê trong trẻ.

3. Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách mắng, phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực

Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, chính môi trường và các yếu tố bên ngoài sẽ nhào nặn chúng. Vì thế, người lớn phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn ngữ để ngầm cổ vũ khích lệ trẻ, khen ngợi trẻ nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh cảm giác đồng tình, vui vẻ, tự tin và không ngừng nỗ lực vươn lên. Ngược lại, những lời chỉ trích, trách mắng, đòn roi chỉ làm trẻ sợ hãi, buồn bực, mặc cảm, ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng hành vi của trẻ sau này.

4. Biến khó thành dễ: cái gì khó học trước

Với trẻ nhỏ không có khái niệm dễ và khó, chỉ có khái niệm thích và không thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó. Quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.

Những sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ, trong suy nghĩ của chúng chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự tuyệt.

5. Cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, không cần thứ tự

Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực thi giáo dục sớm và là trường học duy nhất trong giai đoạn trước 6 tuổi. Trẻ nhỏ đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, bản năng của chúng cần tới sự hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, gân cốt, trẻ không thể ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu.

Sự chú ý vô thức chiếm đại đa số, nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý của chúng, không thể bắt trẻ lên lớp và cưỡng chế để dạy theo các tiết học trong một giáo trình. Trẻ quan tâm tới cái gì, cha mẹ lập tức dạy trẻ cái đó, thay đổi theo hứng thú của trẻ. Nội dung học trong cuộc sống rất phong phú, nơi nào cũng có thông tin, niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ tự mình liên kết các thông tin và tổng kết thành các quy luật. Chúng rất giỏi việc này.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: hoạt động ăn. Hãy khiến trẻ coi mỗi một bữa cơm là một cuộc khám phá: nhận biết màu sắc, nhận biết hình dạng, nhận biết hương vị, nhận biết độ nóng lạnh, nhận biết độ cứng mềm,... của các món ăn. Hãy dạy trẻ các quy tắc: trước khi ăn phải rửa tay, phải tham gia dọn mâm cơm, phải chờ đủ người mới ngồi ăn, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, so đũa, mời ông bà bố mẹ, cám ơn bà cám ơn mẹ đã nấu cho ăn,... qua đó giúp trẻ trẻ hình thành sự lễ phép, hiếu kính, tôn trọng, biết ơn,... Mọi hoạt động trong đời sống đều có thể trở thành những bài học quý giá.

6. Thực hiện Giáo dục sớm ở cả gia đình và trường mầm non

Cả gia đình và nhà trường đều phải thực hiện việc Giáo dục sớm phù hợp với trẻ. Phần lớn thời gian trẻ ở nhà, mọi hình ảnh, mọi âm thanh đều được trẻ tiếp thu và bắt chước. Do đó trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường gia đình và mọi người trẻ tiếp xúc, chúng sẽ bắt chước và ghi nhớ gần như mọi thứ chúng nhìn thấy, nghe thấy. Người lớn trước mặt trẻ phải vui vẻ, đoàn kết, tư tưởng tốt, hành vi tốt, cư xử đúng mực, thống nhất. Cha mẹ và người thân phải trở thành những tấm gương tốt để trẻ noi theo.

Khi trẻ đã đi học, môi trường học tập vui chơi được mở rộng, thầy cô giáo, bạn bè, trò chơi,... đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Sẽ thật tuyệt vời nếu cả gia đình và nhà trường đều phối hợp, mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp nhất.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)