Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

6 lỗi nuôi dạy có thể làm hỏng tương lai của trẻ

Mỗi gia đình có cách nuôi dạy con khác nhau, tuy nhiên nếu không thận trọng có thể bạn sẽ mắc những lỗi không ngờ làm ảnh hưởng tới tương lai của con.


1. Quá bao bọc


Trong một thế giới có quá nhều tin tức kiểu như giết người, bắt cóc trẻ em, lạm dụng ma túy, Internet, an toàn thực phẩm …cha mẹ nào cũng lo lắng bảo vệ con mình hơn bao giờ hết. Nhưng thực tế những trẻ vị thành niên có bố mẹ quá kiểm soát và bao bọc dường lại tồi tệ hơn và gặp nhiều vấn đề rắc rối hơn những trẻ được bố mẹ đối xử đúng cách.


Đối với những trẻ vị thành niên khi biết bố mẹ quá bao bọc, không muốn cho trẻ làm những gì mà bạn bè chúng có thể làm như đi chơi, đến dự các buổi tiệc, hay đi trung tâm mua sắm… chúng sẽ bắt đầu bí mật và nói dối để đạt được nguyện vọng của mình. Với những đứa trẻ có bố mẹ cấm làm những điều đơn giản như nói chuyện điện thoại, hoặc ngồi máy tính khi không có sự theo dõi của bố mẹ… chúng sẽ tự đặt câu hỏi về quyền lực của bố mẹ mình bởi vì những bố mẹ khác không đối xử với các bạn của chúng như thế.

Ảnh minh họa
Một phụ huynh quá lạm dụng quyền lực làm cha mẹ của mình đối với con cái sẽ làm mất đi sự tôn trọng của chúng đối với họ. Đừng tự biến mình là nguyên nhân gây nổi loạn của những đứa trẻ.

2. Thiếu trách nhiệm

Không để cho trẻ phải chịu trách nhiệm về những điều như nói dối, lừa dối, ăn cắp và những hành vi không phù hợp khác có thể tiêm nhiễm vào đầu trẻ rằng “những quy tắc đó có thể không phải áp dụng với mình”. Khi trẻ luôn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình từ khi còn rất nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng tìm hiểu về hậu quả của hành vi không phù hợp. Theo đó, trẻ cũng sẽ tìm hiểu về kết quả nếu làm những hành vi tích cực.

Cần dạy cho trẻ hiểu trẻ sẽ đánh mất sự tự do và các đặc quyền nếu vi phạm những điều như ăn cắp hoặc nói dối. Việc làm này giúp trẻ thấm nhuần những nguyên nhân và hệ quả cho các hành vi sau này trong cuộc đời của mình. Bố mẹ cần tránh việc ngay lập tức đến “cứu hộ” khi trẻ có những hành vi tiêu cực. Vì nếu được bố mẹ “cứu hộ” trẻ thành con người thiếu tính chịu trách nhiệm. Trong những trường hợp như thế trẻ sẽ hiểu chúng đang ở trong những tình thế không mong muốn vì đã hành động tiêu cực và chỉ có tự bản thân trẻ mới giúp thoát khỏi tình trạng đó. Khi trẻ đã học được những điều này, trẻ sẽ tự quyết định và rèn luyện để ít đưa ra những quyết định kém thông minh trong cuộc sống sau này.

3. Ít giao tiếp với con

Hãy để cho trẻ hiểu rằng chúng có thể đến bên cha mẹ và nói về bất cứ điều gì – đây là bước đi đầu tiên để tạo ra những cuộc giao tiếp cởi mở với con. Nếu bạn muốn trẻ mở lòng với mình, bạn cần mở lòng với trẻ trước và làm cho chúng hiểu rằng chúng sẽ không bị chê trách nếu nói ra các vấn đề của mình cho bố mẹ biết. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách bạn đã đặt mình vào vị thế của trẻ và bạn có thể thảo luận cùng con thay vì đưa ra những lời giáo huấn, giảng giải.

Ảnh minh họa
Thiếu giao tiếp trong gia đình có thể khiến trẻ tìm đến bạn bè – những người cũng có khó khăn như trẻ và không thể đưa ra những quyết định phù hợp bởi chúng chư đủ trưởng thành để có thể hiểu được những quyết định đó tác động đến tương lai như thế nào.

4. Cấm trẻ làm những điều bố mẹ nghĩ là bạo lực

Trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, việc cấm đoán trẻ làm những điều họ nghĩ là bạo lực là cách tốt nhất để ngăn chặn trẻ nhưng thực tế không phải như vậy. Trẻ lớn lên trong những gia đình có bố mẹ không cho phép chơi với những món đồ chơi mô phỏng vũ khí như súng, gươm hoặc chơi trò chơi video bạo lực, hoặc xem phim bạo lực cũng sẽ vẫn tham gia vào các hành vi bạo lực vì trẻ chỉ chờ đợi để làm như vậy khi không có bố mẹ kiểm soát ở bên.

Thậm chí những trẻ quá được bảo vệ trước những thông tin về bạo lực vẫn sẽ tham gia vào các hành vi này và nhiều khả năng sẽ có thái độ ám ảnh về những điều đã bị cấm. Trẻ sẽ có xu hướng tiếp xúc với phim bạo lực và trò chơi video tại nhà bạn bè thậm chí tại các trung tâm mua sắm. Việc cấm đoán sẽ chỉ làm tăng ham muốn, và việc cố gắng tìm hiểu chúng có được chúng ở mức độ không bình thường.

Hầu hết trên ti vi ngày này là các tin tức về bạo lực, vì vậy việc ngăn ngừa bạo lực dường như là không thể. Thay vì cố gắng kiểm soát mọi thứ, bạn cần giảng giải cho trẻ sự khác biệt giữa đúng và sai trong cuộc sống thực sự. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian dài.

5. Không gương mẫu

Việc bạn dạy con một số hành vi là không thể chấp nhận được và cấm đoán con không được làm nhưng sau đó lại làm đúng những hành vi đó trước mặt chúng thực sự là một thảm họa. Ví dụ, bạn dạy con rượu không tốt cho sức khỏe nhưng lại không kiểm soát được lượng rượu mình uống trong bữa ăn. Hay bạn đã dạy con nói dối và ăn cắp là những hành vi xấu nhưng lại không trung thực, không trả lại tiền thừa khi người bán hàng thối lại nhầm, hay không trả tiền cho một món hàng mua tại quầy tạp hóa là những hành vi mâu thuẫn nhau. Bạn đang thể hiện những hành vi mà chính bạn đã cấm đoán trẻ. Trẻ sẽ không hiểu được những mâu thuẫn đó, chúng không nhận ra sự khác biệt. Và có thể sẽ phá vỡ các quy tắc bạn đã dạy từ đầu.

Vì vậy, hãy trung thực và để cho trẻ thấy rằng bạn cũng sống và tuân thủ theo những nguyên tắc mà bạn mong muốn trẻ làm. Trẻ sẽ tôn trọng bạn hơn khi bạn làm gương và sẽ làm theo những hành vi tốt của bạn.

6. Không bao giờ để cho trẻ lớn lên

Luôn luôn muốn kiểm soát trẻ ở tuổi vị thành niên sẽ khiến trẻ muốn lớn lên thật nhanh, kết quả là chúng sẽ không có sự chuẩn bị đầy đủ để bước vào tuổi trưởng thành. Thanh thiếu niên được bố mẹ đối xử chăm sóc, bao bọc như những đứa trẻ có thể có nhiều hành vi xấu. Thay vào đó chào đón giai đoạn trưởng thành của trẻ, hãy tìm hiểu tâm lý giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ để gắn kết cùng con. Bạn không thể trì hoãn quá trình lớn lên của trẻ. Làm như vậy hoàn toàn là vô ích và có hại cho sự phát triển cảm xúc của trẻ khi chúng trưởng thành. Cố gắng kìm hãm sự phát triển của trẻ là ích kỷ để lại những tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh đời sống của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)