Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman: Bước 4 Câu

Thực ra những cụm từ đơn giản chúng ta nhắc đến trên là những câu ngắn. Nhưng bây giờ trẻ đã sẵn sàng cho bước quan trọng tiếp theo sau khi đã phân biệt được các từ. Giờ trẻ có thể học cả câu hoàn chỉnh thể hiện suy nghĩ đầy đủ hơn. Nếu chỉ có thể hiểu được những câu chúng ta đã từng gặp thì khả năng đọc của chúng ta sẽ bị hạn chế. Tất cả niềm say mê khi lật mở một cuốn sách nằm trong quá trình tìm kiếm cuốn sách nói về những điều mà trước đây chúng ta chưa bao giờ đọc.

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman: Bước 4 Câu

Bây giờ chúng ta có thể sử dụng các phương pháp tương tự như khi học cụm từ. Tuy nhiên một câu phải có nhiều hơn 3 từ, thay vì chọn ra 5 danh từ và 5 động từ để tạo thành những cụm từ đơn giản như “Mẹ đang ăn”, chúng ta hãy thêm vào 5 đồ vật và nói “Mẹ đang ăn một quả chuổi”. Khi tạo thành những câu 4 từ sử dụng 3 phương pháp như trong phần học cụm từ thì bạn có thể bổ sung thêm các trạng từ và tính từ để tạo thành một câu đúng. Khi viết thêm từ, bạn cần thu nhỏ cỡ chữ một chút, giờ cỡ chữ chỉ còn 3,5cm. Nếu đang chơi trò cấu tạo câu, bạn sẽ thấy rằng trẻ rất thích thú khi tạo ra những câu hài hước.

Nếu học câu hiệu quả, mẹ và bé sẽ cùng tạo ra những kết hợp câu lạ, nghe rất vui và buổi học sẽ kết thúc trong sự vui vẻ. Vì mỗi câu đều được đặt trên các tấm thẻ hoặc trong sách cấu tạo từ các từ đơn lẻ nên bạn sẽ phải đọc trước cẩn thận, có thể con bạn sẽ lướt qua các câu rất nhanh. Sẽ rất thông minh nếu bạn chỉ dùng khoảng 50 từ và cùng trẻ tạo thành càng nhiều câu càng tốt. Bằng cách đó, trẻ sẽ thật sự nắm bắt được các từ này. Sự tự tin của trẻ sẽ tăng lên để khi gặp bất kì câu mới nào trẻ cũng có thể đọc được.

Trong giai đoạn này, bạn sẽ vẫn giới thiệu ngữ liệu cho trẻ, bạn sẽ đọc to các câu hoặc sách cho trẻ nghe. Tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng ngôn ngữ, tính cách mà bạn có thể nói to một số từ nào đó một cách vô tình hoặc đọc to cả câu. Nếu trẻ cũng nói tự nhiên thì rất tốt, chúng ta sẽ nói thêm về vấn đề này sau. Vì chuyển những câu 4 từ sang câu 5 từ và dài hơn nên bạn sẽ không còn chỗ trống trên tấm thẻ 15x40cm hay cuốn sách 25x30cm nữa. Bây giờ bạn sẽ làm ba việc sau : Giảm cỡ chữ; Tăng số lượng từ; Thay đổi màu chữ từ đỏ thành đen.

Hãy bắt đầu bằng việc giảm dần cỡ chữ cho các bé học trong mỗi ngày. Bây giờ đã đến bước cuối cùng thú vị nhất trong tất cả các bước : làm quen với sách. Chúng ta đã có những nền tảng vững chắc với sách từ ghép, sách cụm từ và sách câu nhưng nếu những bước này là bộ xương thì bước tiếp theo là phần thịt. Con đường đã trở nên rõ ràng, vì thế hãy tiến hành.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman: Bước 3 Cụm từ

Giáo dục sớm Glenn Doman – Tiếp theo các bước học đọc sớm với các từ đơntừ ghép, bé sẽ chuyển sang giai đoạn học các cụm từ. Có rất nhiều gợi ý cho các mẹ để các bé làm quen với các cụm từ một cách hiệu quả.

Dạy trẻ biết đọc sớm Glenn Doman: Bước 3 Cụm từ


Đây là một bước đơn giản để chuyển từ từ ghép sang cụm từ. Lúc này, bước chuyển được thực hiện bằng cách bổ sung hành động cho các từ ghép và tạo thành một câu ngắn : Mẹ đang nhảy; Billy đang học; Bố đang ăn. Thậm chí với vốn từ vựng cơ bản từ 50-70 từ là đã có thể kết hợp được rất nhiều. Có ba cách rất hay để dạy các cụm từ đơn giản và một bà mẹ thông minh sẽ không dùng một cách mà dùng cả ba.

- Hãy lấy ra 5 tên của người hoặc động vật, 5 thẻ có chữ “đang” và 5 thẻ “hành động”. Chọn mỗi thứ một thẻ và tạo thành một từ và đọc lên cho trẻ nghe. Giờ hãy để trẻ chọn ra một từ trong mỗi nhóm và tạo thành cụm từ, đọc cụm từ đó cho trẻ nghe. Cùng trẻ tạo ra 3-5 cụm từ, sau đó cất tấm thẻ đi. Bạn có thể chơi trò chơi này thường xuyên nếu trẻ thích. Hãy nhớ thay đổi danh từ và động từ thường xuyên để trò chơi lúc nào cũng mới.

- Dùng một tấm bảng khoảng 40 x 15 cm để tạo một cột 5 cụm từ. Bạn sẽ phải giảm bớt cỡ chữ để viết vừa 3-4 từ trên tấm thẻ. Bây giờ hãy viết chữ cao khoảng 5 cm cho trẻ xem 3 lần/ngày liên tục trong 5 ngày.

Sau đó mỗi ngày bổ sung thêm 2 cụm từ mới và bổ 2 cụm từ cũ đi. Con bạn sẽ học được những cụm từ này rất nhanh vì vậy hãy sẵn sàng để chuyển sang những cụm từ mới càng nhanh càng tốt.

- Hãy làm một quyển các cụm từ đơn giản . Quyển này cần có 5 cụm từ và minh họa đơn giản cho từng cụm. Chú ý chọn khổ giấy cho phù hợp, nếu tấm bảng của bạn là 45 x 60cm, hãy cắt thành những hình vuông nhỏ để làm thành những trang cỡ 25 x 30cm và chữ cái màu đỏ 5cm. Các trang có cỡ chữ đặt trước và tách riêng hình minh họa. Thật thú vị khi biến cuốn sách này thành quyển nhật ký đơn giản của bé.

Có thể sử dụng những tấm hình của trẻ để minh họa cho cuốn sách này. Cuốn sách nhỏ bé này sẽ trở thành cuốn đầu tiên đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Bất cứ trẻ nào may mắn có được người mẹ nhiệt huyết dành thời gian làm cuốn sách này cũng sẽ yêu thích nó. Mỗi quyển chỉ có 10 trang, mẹ đọc cho trẻ nghe 2-3 lần/ngày liên tục trong vài ngày. Sau đó mẹ sẽ giới thiệu một chương mới sử dụng những từ vựng tương tự.

Những quyển nhật ký làm như thế này là minh chứng sống động cho cuộc sống của trẻ và sử dụng tất cả những bức ảnh tuyệt vời của trẻ mà người mẹ nào cũng lưu giữ lại trong đầu năm mới.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Đừng bao giờ để con vui chơi vô bổ trong những năm tháng đầu đời

Bài viết này dành cho những ông bố bà mẹ đang phân vân tự hỏi có nên áp dụng giáo dục sớm cho con? Vẫn đang loay hoay trong sự choáng ngợp của thông tin về giáo dục sớm trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay.

1. Quan điểm cho rằng học tập là phải ngồi trên lớp, học có hệ thống.

Quan điểm truyền thống cho rằng việc học phải được tiến hành trên lớp, có hệ thống mà không biết rằng việc dạy học trên lớp chỉ là một hình thức của giáo dục. Hình thức này hoàn toàn không phù hợp với trẻ 0 – 6 tuổi. Từ khi chế độ tiếp thu bài giảng trêm lớp ra đời cách đây 200 năm, thêm vào đó là bức tường thành dày hàng ngàn năm của quan niệm truyền thống đã khiến con người âm thầm thừa nhận rằng học tập là việc tiếp thu những kiến thức được truyền thụ, không thể tiến hành bên ngoài lớp học. Chính vì thế mà trẻ nhỏ bị bắt buộc lên lớp, nghe giảng. Vậy là ngay cả việc muốn có được tri thức đơn giản nhất là phân biệt gà trống gà mái cũng phải được học trên lớp. Liệu đó có phải cách tiếp thu duy nhất?

Việc học tập của trẻ nhỏ được tiến hành thông qua truyền tải thông tin, và các trò chơi trong cuộc sống. Bản năng cho phép trẻ tiếp nhận mọi thông tin đi vào cơ thể qua các giác quan. Chỉ cần có cuộc sống phong phú đa dạng, tăng cường những điều mắt thấy tai nghe cho trẻ, từ đó trẻ phát triển trí tuệ, kỹ năng, thói quen và tính cách. Vì vậy, bố mẹ nên chú trọng tạo cho trẻ một môi trường sống phong phú: muốn con thông minh ham học thì xây dựng môi trường học tập trong gia đình, trong chính thói quen đọc sách của bố mẹ. Muốn con có khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật thì thường xuyên đưa con đi triển lãm tranh, cùng con quan sát các tấm bìa, cùng con vẽ các hình đơn giản. Muốn con có kỷ luật thì ăn uống phải đúng bữa, đúng giờ, không bế dong, đút khi con đã có thể học cầm thìa…

“Việc trẻ 0 – 6 tuổi có đi học hay không không phải là điều cấp bách, điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng, trẻ khỏe mạnh và được vui chơi là được” cách suy nghĩ này cần được thay đổi và thực tế là đã đang được thay đổi. Trước khi vào lớp 1 đã được bố mẹ cuống cuồng tìm các lớp học chữ ghép vần để kịp với các bạn.

Có những trường mầm non 11h30 cho trẻ đi ngủ, tới hơn 3h chiều mới gọi trẻ thức giấc. Như vậy mỗi buổi trưa ngủ đến ba bốn tiếng đồng hồ chỉ làm trẻ mụ mị đầu óc. Lại có những gia đình thay vì giúp con hình thành khả năng chơi một mình, lại để nó ngồi bô cả tiếng vì để con đỡ chạy đi chạy lại… Có thể nói rằng số lượng bố mẹ thiếu sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức nuôi dạy con cái trầm trọng. Chỉ nghĩ rằng học là phải bắt đầu vào lớp 1. Chắc chắn sau khi xã hội giải quyết được vấn đề ăn no mặc ấm thì vấn đề phát huy tiềm năng của bé từ 0 – 6 tuổi đặc biệt giai đoạn 0 – 3 tuổi sẽ bố mẹ suy nghĩ cẩn trọng hơn.

2. Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, con mình mà muốn được như vậy là điều không thể

Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?

Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.

Hình ảnh một ông bố cho con tìm hiểu về cây xấu hổ trong hội cha mẹ theo phương pháp giáo dục sớm (ảnh sưu tầm).



3. Quan điểm cho rằng trẻ thông minh sớm sẽ sớm tự mãn, dễ tự kiêu hoặc tự kỷ

Tự kiêu là kiểu tâm lý hình thành do trẻ cảm thấy những gì được học trên lớp quá dễ với mình, nảy sinh tâm lý bất cần, không muốn lắng nghe. Trong khi đó tự kỷ lại diễn ra khi trẻ có được trình độ cao hơn các bạn, không ai hiểu được mình, tự chui vào một chỗ và cô lập mình. Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này.

Một là trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ. Hai là cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ. Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.

4. Quan điểm về khó và dễ:

Trong suy nghĩ của trẻ không có sự phân biệt giữa khó và dễ. Chúng không hề biết khó hay dễ là cái gì, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Chúng chưa bao giờ có cảm giác nghĩa vụ, cảm giác trách nhiệm hay cảm giác khó khăn. Người lớn nghĩ đi bộ dễ chứ học bơi thì khó, học tiếng mẹ đẻ dễ chứ học ngoại ngữ rất khó. Nhưng trẻ lại không nghĩ thế. Đã có những đứa trẻ 6 tháng bơi được, trước cả khi biết đi. Có đứa trẻ nói được nhiều thứ tiếng do mẹ nói tiếng Việt, bố nói tiếng Anh, bà nội nói tiếng Pháp… Với chúng cái gì học trước thì biết trước, ngôn ngữ mà xuất hiện càng nhiều ở xung quanh thì nó là tiếng mẹ đẻ, cái gì hứng thú thì học, không hứng thú thì ép cũng chỉ vậy mà thôi.

5. Quan điểm về khổ và sướng: người lớn thường sợ trẻ con khổ sở khi phải học từ sớm. Có người còn tuyên bố rằng: Tôi không để con mình phải học, chỉ cần nó tự do tự tại vui chơi là được. Thế nhưng người đó đâu biết rằng giáo dục ngay từ đầu một cách khoa học chính là cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ. Trẻ là một đối tượng không sợ bất cứ một áp lực nào, không có một đứa trẻ bị bắt ép nào mà lại thông minh sớm cả. Giáo dục sớm kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, “học mà chơi, chơi mà học”. Nếu bạn đọc cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” sẽ thấy mẹ của bé Diệc Đình đã áp dục giáo dục sớm bằng cách thường xuyên nói chuyện với con, hai mẹ con, đi xe đạp, rồi xe buýt, rồi tung tăng dưới cánh đồng làng ngoại ô, rồi mẹ giải thích về sự thụ phấn của hoa; thậm chí lúc bé Đình còn nhỏ, mẹ đã không sợ bẩn cho con vào chuồng gà để được sờ vào con gà để được biết bằng lông gà thế nào, gà ấm thế nào… Sống một cuộc thơ đầy trải nghiệm như vậy, liệu có phải là “khổ”?

Như vậy để tạo ra tính cách tốt và phát huy được khả năng trí tuệ còn bỏ dở của trẻ, bố mẹ phải kích thích thật nhiều, tạo cho con một môi trường sống cực kỳ phong phú ở giai đoạn 0 – 3 tuổi cho đến 6 tuổi. Không có gì khó, không có gì khổ cả. Một lần nữa xin nhắc lại bố mẹ nên áp dục giáo dục sớm cho con, còn áp dụng bằng phương pháp nào, mỹ hay nhật, Glenn Doman hay Shichida… là do chính bố mẹ.

Giáo sư Phùng Đức Toàn, cha đẻ của Phương án 0 tuổi đã nói: “Bạn có thể có nhiều điều nuối tiếc trong tuổi thơ của mình, nhưng bạn không thể cho con mình một tuổi thơ đầy hối tiếc; bạn có thể không phải là thiên tài, nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành cha mẹ và thầy cô của những thiên tài”.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ thông minh do môi trường giáo dục hơn là yếu tố di truyền

Thí nghiệm về việc tách hai đưa trẻ song sinh ra nuôi dưỡng trong hai môi trường khác nhau, đặc biệt là sự kiện hai cô bé người sói được sống trong môi trường bày đàn từ lúc sinh ra dẫn đến việc mất đi khả năng giao tiếp con người… đã chứng minh yếu tố môi trường quyết định tính cách, sự thông minh và con người của trẻ.

Ảnh minh họa


1. Ảnh hưởng của di chuyền và môi trường lên trẻ em

Có rất nhiều điều bí ẩn tuyệt vời xung quanh các bé mà cần các bậc làm cha mẹ đi tìm hiểu. Các bé là những mầm non bé bỏng, những mần non này có được phát triển khỏe mạnh có được nở thành những bông hoa đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách giáo dục và môi trường bạn tạo ra cho bé. Trong bài iết này chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ điển hình chứng minh cho các bạn thấy sự phát triển của trẻ được quyết định chủ yếu dựa vào môi trường và giáo dục hơn là yếu tố di truyền.

Tại Israel người ta đã tạo ra Kibbutz một mô hình kinh tế nông thôn độc đáo và kì lạ. Một học giả của Đại Học Chicago tên Bloom đã điều tra và so sánh chỉ số thông minh của những đứa trẻ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Kibbutz với những đứa trẻ gốc Phi di cư sang Israel. Kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt rất lớn, chỉ số thông minh trung bình của những đứa trẻ Do Thái là 115 trong khi những đứa trẻ gốc Phi chỉ có 85. Bloom cho rằng căn nguyên của sự chênh lệch này là do sự khác nhau về chủng người và huyết thống. Nghĩa là sự phát triển năng lực của trẻ không phụ thuộc vào môi trường sống hay giáo dục.

Tuy nhiên, một học giả khác tên là Ford đã tiến hành các thí nghiệm trong một thời gian dài. Ông đã chọn ra những đưa trẻ sơ sinh của các cặp vợ chồng người Châu Phi để cho vào học cùng trong một nhà trẻ với những đứa trẻ người Do Thái. Kết quả cho ra rằng những đứa trẻ này khi lên 4 tuổi chỉ số thông minh của chúng là 115 bằng với những đứa trẻ Do Thái.

Thông qua nghiên cứu này, Ford cho rằng năng lực của trẻ không phụ thuộc vào chủng tộc người. Hay nói một cách khác, tài năng của con người không phải là bẩm sinh, cũng không phải là sự khác nhau về chủng tộc hay huyết thống, mà nó được quyết định bởi môi trường và cách giáo dục trẻ khi mới ra đời.

Ở Nhật Bản, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm để xem sự khác nhau giữa hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dạy ở hai môi trường khác nhau. Kết quả cho thấy rằng hai đứa trẻ theo lẽ đương nhiên thừa hưởng những đặc tính di truyền giống nhau từ cha mẹ, nhưng được nuôi dưỡng bởi những người khác nhau, ở hai môi trường khác nhau sẽ mang lại những tính cách hoàn toàn khác nhau khi trưởng thành, không chỉ vậy năng lực và tài năng cũng khác nhau.

Vấn đề được đặt ra ở đây là nôi dạy thế nào để tài năng của trẻ được phát triển toàn diện nhất. Vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng và đưa ra những thành tựu vô cùng to lớn. Thêm vào đó, nhiều bậc làm cho mẹ không hài lòng với cách giáo dục của nhà trường nên đã thử nghiệm những phương pháp mới trực tiếp lên con cái mình. Tuy nhiên những thí nghiệm này không thể trực tiếp áp dụng lên trẻ thơ, người ta đã tiến hành đối ới khỉ và chó, phát hiện ra nhiều bất ngờ.

2. Sự thông minh của trẻ không phụ thuộc vào là con ai

Không ít các bà mẹ đã từng thốt lên rằng: ” thằng con tôi nó giống bố nó, chẳng có chút gì ề năng khiếu hội họa hay âm nhạc gì cả”, hay là ” chồng tôi là nhà văn, con tôi nó viết văn hay vì nó được thừa hưởng tài năng từ bố nó”. Tôi cũng phải thừa nhận rằng, có nhiều trường hợp con của nhạc sỹ lại trở thành nhạc sỹ , con của hạc giả sẽ trở thành học giả.

Tuy nhiên, ở đây không hề tồn tại thứ gọi là giống bố hay tài năng di truyền từ bố mẹ, đơn giản chỉ bởi vì đứa trẻ đó sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nào mà thôi. Môi trường sống mà các bậc cha mẹ tạo nên chính là môi trường dạy con cái lớn khôn, tài năng của trẻ sẽ được vun đắp từng ngày khi ở tại môi trường đó, trẻ có những sở thích và niềm đam mê bởi trẻ được tiếp xúc với chúng hàng ngày.

Tôi giả sử rằng, tài năng của trẻ được tạo nên do huyết thống, di truyền thì thế giới này sẽ giống như chế độ phân chia đẳng cấp xã hội ngày xưa, cha truyền con nối.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay đã có những tiến bộ hơn rất nhiều, không hiếm thấy những trường hợp con của nhà khoa học lại trở thành nghệ sĩ, hay con của bác sỹ trở thành nhà văn. Nhạc sỹ violin nổi tiếng Koji Toyoda, người chỉ huy dàn nhạc dao hưởng Berlin, hay nhạc sỹ Kenji Kobayashi đều là những người xuất thân trong gia đình không liên quan đến nghệ thuật. Chính môi trường nghệ thuật từ khi mới lọt lòng đã tạo nên những người vĩ đại này. Các bạn hãy thử để ý những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận ra rằng không phải con những cha mẹ tài giỏi sẽ trở nên tài giỏi. Người ta mỉa mai gọi những đưa trẻ này là ” đứa con bất tài”, ” không được thừa hưởng gene trội từ cha mẹ”. Tuy nhiên lỗi không phải do chúng mà chính là môi trường giáo dục đã tạo ra những đứa trẻ bất tài này.

Ngược lại cũng không hiếm những trường hợp con của một người cha lười biếng, rượu chè lại trở thành những kỹ sư xuất sắc hay những nghệ sỹ tài ba. Nói một cách thậm xưng là “diều hâu đã sinh ra đại bàng”, tài năng của con người này đương nhiên không phải do thiên phú hay di truyền, mà tài năng của họ được phát triển nhờ môi trường nuôi dạy tốt.

Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng như nhau, giống như đứa trẻ mới lọt lòng đứa nào cũng như đứa nào, đỏ hỏn đầy nếp nhăn. Môi trường giáo dục sẽ tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt. Nghề nghiệp, trí tuệ của cha mẹ không liên quan trực tiếp đến tính cách và trí tuệ của trẻ. Con của một bác sỹ trở thành bác sỹ chẳng qua từ nhỏ đứa trẻ đó lớn lên trong môi trường thuốc men, áo blouse trắng hay tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mà thôi.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Không có gì là quá sớm với trẻ nhỏ

Từ trước đến nay, người lớn chúng ta đều lầm tưởng rằng có nhiều điều là quá sớm, quá tầm với của trẻ nên không dám cho trẻ tiếp xúc. Nhưng không hẳn như vậy, chính việc bạn ngại ngần rụt rè trong việc dạy dỗ trẻ sớm vô hình chung đã làm lãng phí khả năng phát triển của trẻ.

Khả năng học hỏi của trẻ em vượt ngoài sức tưởng tượng của người lớn (ảnh minh họa)


Các bà mẹ là những người tiếp xúc hàng ngày với trẻ có thể không nhận ra sự thay đổi từng ngày, từng giờ của trẻ nhưng sự thực trẻ lớn nhanh hơn những gì chúng ta tưởng. Giáo sư Jean Piaget (1896-1980) một nhà tâm lý học và triết học nổi tiếng thế giới người Thụy sỹ đã sáng lập ra học thuyết giai đoạn trưởng thành bằng chính việc quan sát sự trưởng thành của ba người con của mình. Trong học thuyết của mình, ông đều đề cập đến tầm quan trọng trong việc tạo môi trường giáo dục thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ thơ.

Theo quan sát của ông thì đứa trẻ mới được sinh ra sẽ bú bất kỳ thứ gì để vào môi chúng, nhưng sau 20 ngày tuổi, chúng sẽ phân biệt được sữa khi phát hiện thứ chúng vừa bú không phải là sữa, chúng sẽ ngừng ngay và ọ ẹ đòi bú.

Khi trẻ bước vào 3 tháng tuổi, trẻ sẽ biết bày tỏ ý muốn của mình, trẻ có thể đạp đạp hai bàn chân khi thích thú với những con búp bê đang đung đưa. Trẻ qua 1,5 tuổi sẽ có những ý tưởng sáng tạo như lấy chiếc que khều các đồ chơi ở xa lại gần. Trên 2 tuổi trẻ bắt đầu nhận thức về ngôn ngữ và tập lý giải những thứ mang tính trừu tượng hơn. Thí dụ như đâu là cha, mẹ, trời mưa…

Khi trẻ lên 4 tuổi, chúng bắt đầu quan sát và tập lý luận về những sự vật tỉ mỉ hơn. Ví dụ như: trẻ ngây thơ tin rằng lượng nước ngọt đựng đầy trong chiếc cốc nhỏ sẽ nhiều hơn trong chiếc cốc lớn, hay là bánh quy bị vỡ vụn thì nhiều hơn miếng nguyên.

Qua số tuổi tăng dần, trẻ sẽ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ với tốc độ chóng mặt. Chính vì thế, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với trẻ phải cảm nhận được trẻ đang muốn thứ gì, trẻ thích thú với điều gì để đáp ứng kịp thời và tạo ra một môi trường nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ. Cũng giống như việc bạn chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu học ngoại ngữ, việc dạy dỗ trẻ phù hợp với từng giai đoạn là việc làm cực kỳ quan trọng.

Để chứng minh điều này, nhà tâm lý học người Mỹ Phil McGraw đã theo dõi một cặp đôi song sinh. Một đứa trẻ cho học trượt patin từ khi tròn 11 tháng tuổi, đứa còn lại cho trượt khi bước sang 22 tháng tuổi. Kết quả cho thấy đứa trẻ học sớm thành thạo nhanh hơn nhiều so với đứa bé còn lại.

Từ trước đến nay, người lớn chúng ta đều lầm tưởng rằng có nhiều điều là quá sớm, quá tầm với của trẻ nên không dám cho trẻ tiếp xúc. Nhưng không hẳn như vậy, chính việc bạn ngại ngần rụt rè trong việc dạy dỗ trẻ sớm vô hình chung đã làm lãng phí khả năng phát triển của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Căn phòng yên tĩnh có hại đến sự phát triển của trẻ

Một căn phòng sạch sẽ, trần và tường nhà được sơn trắng bóng, cách âm tốt, không có những tiếng động bên ngoài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hẳn đây là một căn phòng lý tưởng mà nhiều bà mẹ ao ước có được cho đứa con mới chào đời của mình. Nhưng sự thực là một căn phòng quá yên tĩnh, không có tác động bên ngoài như vậy sẽ mang lại tác hại cho trẻ hơi là ích lợi.

Thiết kế phòng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (ảnh minh họa)


Bằng những kết quả thực nghiệm của mình, giáo sư Bruner người Mỹ đã chỉ ra rằng, tác động từ ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ thơ. Ông đã làm thí nghiệm kiểm chứng như sau: Ông chia những đứa trẻ mới sinh ra làm hai nhóm, một nhóm được nuôi trong phòng yên tĩnh cách âm như tôi đã nói ở trên, nhóm còn lại cho vào căn phòng xung quanh là tường kính, ở trong phòng có thể nhìn thấy rõ các bác sỹ, y tá đang làm việc, trần nhà cũng như các dụng cụ, giường chiếu trong phòng được trang trí hoa văn rất màu sắc, thêm vào đó trong phòng được mở nhạc thường xuyên.

Hai nhóm trẻ được nuôi như vậy trong mấy tháng trời, sau đó bọn trẻ được lần lượt đo chỉ số trí tuệ. Người ta đưa lại gần đứa trẻ một vật phát sáng nhỏ, rồi quan sát xem khi nào trẻ có thể đưa ra phản xạ cầm lấy vật sáng, dựa theo điều này để đánh giá chỉ số thông minh của trẻ. Kết quả là có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ nhỏ. Nhóm được nuôi trong căn phòng yên tĩnh không có tác động từ bên ngoài thì trí tuệ phát triển chậm hơn nhóm kia chừng ba tháng. Nên nhớ sự phát triển bộ não của trẻ giai đoạn từ 0-3 tuổi sánh ngang với sự phát triển bộ não của người giai đoạn từ 4-17 tuổi, điều này cho thấy 3 tháng trong giai đoạn từ 0-3 tuổi của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào. Cũng có một số ý kiến cho rằng, việc chậm trễ này có thể được bù lại bằng giáo dục, song chắc chắn sẽ tốn rất nhiều công sức của người dạy dỗ và sẽ tạo ra một gánh nặng to lớn cho chính bản thân các bé.

Ngày nay, những thí nghiệm tương tự như của giáo sư Bruner đang được rất nhiều các nhà tâm lý học nghiên cứu, thử nghiệm để xem những tác động như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của trẻ. Đây là một chủ đề đang được quan tâm. Những chiếc võng đung đưa, những quả bóng nhiều màu sắc những quả cầu phát sáng hay những đồ vật nhiều màu sắc đều đang trở thành những vật được lấy ra làm thí nghiệm của các nhà khoa học. Trong số đó những chiếc hộp âm nhạc khi mở phát ra những giai điệu du dương và những tấm màn gió có hoa văn là những giáo cụ đã được chứng minh là những chất xúc tác cho sự phát triển trí tuệ của trẻ thơ. “Một môi trường phong phú mà trẻ ngay khi mới sinh được tiếp xúc, sẽ tạo ra những tác động kỳ diệu lên sự phát triển sớm ở trẻ, đây là một điều không phải bàn cãi”- Giáo sư tâm lý học White trường đại học Harvard.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Hãy cho roi cho vọt con ở thời kỳ con còn chưa biết thế nào là "roi vọt"

Trẻ lên 3 tuổi, những bà mẹ tôn thờ chủ nghĩa nuôi con tự nhiên từ hiền dịu bỗng dưng trở nên nghiêm khắc, kiểm soát, đầy tham vọng trong việc con học hành. Tại sao? Sự nhầm lẫn giữa giai đoạn nghiêm khắc và nuôi dạy tự do đã làm con trở nên ích kỷ và không biết nghe lời…

Nghiêm khắc với con từ khi con chưa biết nghiêm khắc là gì (ảnh minh họa).

“Một vị vua ngu ngốc được bao quanh bởi những trung thần mù quáng”, đó là câu nói muốn ám chỉ mối quan hệ từ xưa đến nay giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt khi trẻ 0 tuổi. Vì sao người ta lại ví von như thế? Vì trẻ vừa mới sinh ra chưa biết gì nên cũng giống như một vị vua ngốc nghếch, còn cha mẹ thì chiều chuộng ngay lập tức những đòi hỏi của trẻ cũng không khác gì những trung thần mù quáng vây quanh vua.

Khi trẻ còn ở giai đoạn chỉ ăn, ngủ thì không có gì phải bàn, nhưng khi được 2-3 tuổi trẻ sẽ đưa ra những đòi hỏi ương bướng thoát ra khỏi tầm tay của cha mẹ, khiến cha mẹ cáu gắt, la mắng, bắt phạt. Hầu hết cha mẹ lúc này mới bắt đầu nghĩ đến việc uốn nắn cho mình, dẫn đến kết quả là những bà mẹ biến thành “mẹ Hổ” và những huấn luyện được cha mẹ áp dụng hầu như không đem lại hiệu quả. (Mẹ Hổ là khái niệm chỉ những người mẹ nhiệt tâm thái quá trong việc giáo dục con bao gồm quá dễ dãi và quá nghiêm khắc).

Không biết các bậc cha mẹ có nhận ra nguyên nhân ở đây chính là vì khi trẻ ở giai đoạn 0 tuổi cha mẹ đã trót trở thành những “trung thần mù quáng” của trẻ hay không. Khi lên 2 – 3 tuổi trẻ bước vào giai đoạn bắt đầu đưa ra chính kiến của bản thân, hay còn gọi phản kháng, trẻ sẽ không tuân theo những mong muốn hay suy nghĩ của cha mẹ. Thấy trẻ không nghe lời thì cha mẹ lại càng làm dữ hơn, càng nghiêm khắc hơn, nhưng nó lại tạo ra một vòng luẩn quẩn là càng la mắng, càng bắt phạt thì trẻ càng trở nên phản kháng mạnh mẽ hơn. Để không xảy ra tình trạng này thì cha mẹ chỉ có thể uốn nắn nghiêm khắc với trẻ ở giai đoạn 0 tuổi, thời kỳ mà trẻ chưa biết được đưa ra chính kiến, chưa có mầm mống phản kháng.

Ví dụ ở giai đoạn trẻ mới sinh ra các bậc làm cha mẹ hãy luyện cho con thói quen đi tiểu, ăn đúng giờ giấc định sẵn, tránh bỏ bữa, biếng ăn, để sau này khi vào tiểu học trẻ sẽ không mắc các bệnh như táo bón hay có thói quen đi tiểu không đúng giờ. Những suy nghĩ rằng trẻ ở giai đoạn 0 tuổi thì không cần vội vàng chính là có hại cho trẻ. Ở giai đoạn 0 tuổi, trẻ sẽ không cảm nhận được như thế nào là cảm giác đang bị rèn với những uốn nắn nghiêm khắc của cha mẹ.

Ngược lại khi trẻ vào giai đoạn 2 đến 3 tuổi sẽ cảm nhận được rõ những uốn nắn nghiêm khắc đó. Chính vì thế mà quan niệm “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ở thời kỳ này sẽ chỉ làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những mầm mống của suy nghĩ phản kháng. Đó là lý do vì sao hãy cho roi cho vọt con ở thời kỳ con còn chưa biết thế nào là “roi vọt”.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con ứng xử khi đến nhà người khác

Trẻ em thường thích đi chơi, thích được hòa vào một không gian với nhiều người mới lạ và tham gia vào nhiều hoạt động… Nhưng trẻ con là trẻ con, rất có thể sẽ vô tình làm phiền đến những người xung quanh. Vậy nên, các bậc cha mẹ hãy dạy con mình phép lịch sự khi đến chơi hoặc thăm viếng nhà người khác, đặc biệt là trong dịp Tết nhất. Làm như thế không chỉ để lại ấn tượng đẹp trong lòng chủ nhà mà còn khiến họ muốn mời bạn quay trở lại trong những lần tiếp theo.

Phương pháp tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy con là hãy trở thành tấm gương tốt cho bé noi theo. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dành thời gian hướng dẫn bé những kỹ năng, phép tắc cơ bản khi đến chơi nhà người khác.

Đừng nghĩ con còn nhỏ tuổi mà bỏ qua việc dạy dỗ bé những phép tắc này, vì một khi cách cư xử không tốt đã trở thành thói quen, bạn sẽ rất khó khăn trong việc uốn nắn lại. Những cách nói như “Làm ơn”, “Vui lòng”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, “Con có thể…” cần được chỉ dạy ngay khi bé lên 2 hoặc 3 tuổi. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần tích cực hướng dẫn bé sử dụng những cụm từ trên trong những tình huống phù hợp. Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen cư xử và nói năng lịch sự.

Muốn Con lịch sự, bố mẹ hãy thực hiện việc tôn trọng trẻ trong tình huống hằng ngày (ảnh minh họa).
Nên nhớ là bạn phải thực sự kiên trì và luôn là hình ảnh mẫu mực để con trẻ noi theo. Trên nền phép lịch sự cơ bản ấy, bạn sẽ dễ dàng hướng dẫn con làm thế nào để trở thành một người khách quý.

Trẻ nhỏ thường học theo kiểu bắt chước. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tập cho con khả năng tiếp thu những điều mới mẻ, đặc biệt là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, bởi ở độ tuổi này bé đã có thể hiểu và tiếp thu những gì bạn truyền đạt.

Đầu tiên, hãy tập trung vào những cụm từ, những cách nói thể hiện thái độ lịch sự và bạn phải luôn luôn là hình mẫu trong tất cả mọi điều bạn mong đợi ở con mình. Dành lời khen ngợi khi con có những biểu hiện tốt như chào hỏi người lớn, xin phép trước khi làm việc gì, cảm ơn khi được tặng quà hoặc được ưu đãi một điều gì đó. Đừng cho rằng con mình còn nhỏ mà bỏ qua các phép tắc này, vì hầu hết các bé đều đã có thể tự giác chào hỏi, cảm ơn ngay từ lúc còn rất nhỏ.

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi cần phải biết:

- Tự rửa tay trước khi ăn;

- Ngồi nghiêm túc bên bàn ăn hoặc bàn khách;

- Nói và thể hiện lời cảm ơn thông qua hành động, cử chỉ;

- Chào người lớn và biết bắt tay đúng cách;

- Biết sắp xếp đồ cá nhân, đồ chơi và những vật dụng một cách ngăn nắp sau khi được cho mượn;

- Nếu có nhu cầu đi vệ sinh, biết lịch sự hỏi xem nhà vệ sinh ở đâu; trong quá trình sử dụng, có gì thắc mắc thì biết hỏi chủ nhà để giữ gìn sự sạch sẽ và tránh làm hư hại các vật dụng.

Những kỹ năng này không hề khó nhưng cần phải luyện tập nhiều lần mới có thể ăn sâu vào trí nhớ của bé được. Bạn có thể cùng con đến chơi nhà người khác và chú ý nhắc nhở bé làm theo những nguyên tắc nêu trên. Hoặc thỉnh thoảng, khi có khách đến nhà chơi, bạn có thể cho con đóng vai trò chủ nhà để chúng hiểu rõ hơn vì sao mình lại cần phải có thái độ đúng đắn khi làm khách nhà người khác.

Hầu hết mọi đứa trẻ ở tuổi này đều là những vị khách lịch sự khi đi cùng bố mẹ, nhưng không ít trong số đó sẵn sàng phá vỡ nguyên tắc khi đi chơi một mình, thậm chí tỏ ra hoàn toàn trái ngược. Chúng tha hồ thể hiện sự tự do của mình vì không bị bố mẹ giám sát. Vì thế, bạn hãy thiết lập mối quan hệ thân thiết với những gia đình mà con đến chơi để có thể biết được bé cư xử như thế nào khi làm khách một mình và phối hợp uốn nắn kịp thời.

Và hãy nhớ, những điều bạn mong đợi ở con không thể thực hiện một sớm một chiều mà phải cần rất nhiều thời gian. Hãy tập trung vào những bài học cụ thể cho từng lứa tuổi khác nhau, như vậy bé mới tiếp thu và thực hành một cách tốt nhất. Nếu làm được điều này, bạn sẽ có được niềm hạnh phúc và tự hào của người làm cha làm mẹ có đứa con ngoan ngoãn và cư xử khéo léo.

Những điểm chính cần lưu ý:

- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi cần được học các kỹ năng ứng xử cơ bản; tùy thuộc vào từng thời điểm mà bạn có thể tập trung dạy bé những kỹ năng phù hợp;

- Các bậc phụ huynh cần tỏ ra gương mẫu không chỉ khi làm khách mà ngay cả trong chính ngôi nhà của mình. Nếu bạn là một tấm gương tốt, các con của bạn sẽ học hỏi theo và tiến bộ rất nhanh;

- Hãy tỏ ra bình tĩnh khi con có những sai phạm, và tuyệt đối không la mắng con trước mặt người khác, hãy nhắc nhở kín đáo để bé không bị xấu hổ và có thể tiếp thu một cách tốt nhất.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con học Toán không khó

Có rất nhiều cách để dạy trẻ học Toán. Trong vài viết này, chúng ta sẽ được khám phá những phương pháp mới đầy sáng tạo và hấp dẫn.

1. Sử dụng phương pháp đóng vai

Để dạy trẻ học Toán, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để trả lời các câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu?”, “Giải thích như này liệu có dễ hiểu không?”.

Hoặc trong quá trình dạy học, bạn cũng có thể cùng chơi trò chơi đóng vai. Ví dụ như để trẻ đóng vai làm một quả bóng hình tròn, hình cầu hoặc làm một hình hộp, lăng kính. Trong quá trình nhập vai, các khái niệm Toán học sẽ đi vào trí não trẻ một cách tự nhiên, không gò ép.

2. Sử dụng chính cơ thể của trẻ.

Yêu cầu trẻ đếm xem mình có bao nhiêu chân, bao nhiêu tay, mắt, mũi hay miệng. Nếu có một bạn trả lời mình có 3 chân, các bạn khác sẽ lập tức phản đối. Khi các bạn đếm được khá thành thạo, chúng ta sẽ bắt đầu chuyển sang đếm số đầu ngón tay, ngón chân. Các con số sẽ dần được hình thành và trở nên quen thuộc.

3. Chơi trò chơi

Hãy tạo ra những trò chơi vui vẻ, và lồng ghép trong đó là những phép tính, phép phân loại, tính đối xứng, v.v…Khi được vui chơi thoải mái, đầu óc của trẻ cũng trở nên linh hoạt hơn, tiếp thu kiến thức cũng nhanh hơn.
Ảnh minh họa
4. Tận dụng đồ chơi

Sử dụng các đồ chơi của trẻ để tạo ra những tình huống thú vị, phù hợp với sở thích của trẻ. Ví dụ, các bé trai thường rất hay thích đồ chơi ô tô, robot hoặc các trò chơi lắp ghép, xây dựng. Bạn có thể dàn cảnh 2 hoặc 3 chiếc ô tô đang chạy trên đường và thi nhau về đích, có một cái về trước tiên, vậy còn lại mấy cái đang ở đằng sau?

5. Học Toán từ các câu chuyện thực tế

Hàng ngày, chúng ta phải vận dụng toán học vào rất nhiều tình huống trong thực tế, ví dụ như khi trả tiền mua đồ, tính toán khối lượng thức ăn cho bữa trưa, tối, ước lượng quãng đường đi, tính thời gian làm việc, học bài…

Bởi thế, trẻ cần phải tập làm quen với những điều này ngay từ khi còn nhỏ. Khi mới bắt đầu, các con sẽ tính toán từ số nhỏ, tình huống cơ bản, khi thành thạo và quen hơn, các con sẽ tiếp xúc với những con số lớn hơn, tình huống phức tạp hơn.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Hướng con đến sự thành công

Mỗi phụ huynh đều muốn trang bị cho các con mình những công cụ để thành công. Tuy không có một công thức duy nhất nào đã dẫn đến thành công, nhưng có một số đặc điểm chung cụ thể mà ta có thể thấy từ nhiều người thành đạt. Sau đây là những cách mà bạn có thể định hướng cho con có được những điều đó.

Có đam mê

Hãy truyền cho con sự nhiệt tình và lòng đam mê. Một người yêu nghề chắc chắn sẽ là một người làm việc tốt và tiến xa trong sự nghiệp. Họ là những con người không chỉ hoạt bát và thú vị, mà còn có năng suất công việc cao hơn những người chỉ làm mà không có sự đam mê.

Nếu con có tình yêu với những điều mình làm, chắc chắn bé sẽ tỏa sáng. Tuy nhiên đam mê không phải là thứ mà bạn có thể đơn giản là dạy cho bé, thay vào đó bạn hãy giúp bé khám phá ra đam mê của mình.

Ảnh minh họa
Bạn cần hiểu rõ được sở thích của con là gì. Một thực tế là bố mẹ thường bắt con học những hoạt động ngoại khóa mà bản thân các bé không yêu thích. Mặc dù đúng là các hoạt động này sẽ giúp con phát triển toàn diện, tuy nhiên thay vì áp đặt các bé làm những điều các bé không hứng thú, tại sao bạn không cho bé sự lựa chọn? Hãy cho bé một vài phương án và để bé tự chọn cho mình thứ mà bé thích làm, và chắc chắn bé sẽ thấy các hoạt động đó hấp dẫn bé hơn so với lúc bé bị bố mẹ ép buộcphải làm với hy vọng là sau này bé sẽ dần dần yêu thích chúng.

Có chính kiến

Dạy bé có chính kiến đối với những điều xảy ra xung quanh mình. Bạn hãy thường xuyên nói lên quan điểm của mình và dạy bé làm điều tương tự. Nếu như bé hỏi bạn chiếc váy xanh hay chiếc váy hồng đẹp hơn, đừng ba phải và nói rằng cả hai đều đẹp. Hãy nhìn bé và cho bé biết ý kiến của bạn. Không quan trọng là bé có đồng ý với bạn hay không, nhưng cách này sẽ giúp bé ý thức về việc cần có quan điểm riêngtrong mọi việc.

Mọi người quản lý đều là những người cần có chính kiến. Một người quản lý không có quan điểm riêng sẽ không thể đưa ra quyết định. Tuy nhiên, họ cũng cần tham khảo ý kiến của những người khác nữa. Không một người lãnh đạo tốt nào có thể đạt tới đỉnh cao mà không cần nhìn nhận suy nghĩ của mọi người hay không có khả năng đánh giá sự việc từ góc nhìn của người khác.

Khi cùng con xem tin tức hoặc một bộ phim nào đó, hãy đưa ra những lời nhận xét. Đó có thể là về diễn xuất, cách dàn dựng, hoặc tình tiết…Động viên con nói lên cảm nhận của mình, và đưa ra một số điểm mà có thể con chưa nghĩ tới. Cách này sẽ giúp con biết suy nghĩ từ nhiều góc độ và cũng đồng thời biết cách tôn trọng quan điểm riêng của người khác.

Biết thừa nhận sai lầm

Những người quản lý cũng thường xuyên mắc sai lầm. Một người quản lý tốt không thể là người khăng khăng đi theo lối mòn quan điểm chỉ vì tự ái cá nhân hoặc chỉ để chứng minh rằng mình đúng. Họ cần có khả năng nhận ra sai lầm của bản thân, cần là người đầu tiên thừa nhận chúng và cần có đủ dũng cảm để từ bỏ những hướng đi sai. Đây là một bài học rất quan trọng mà con cần được học để có thể trở thành một người thành công.

Các bé thường thấy khó khăn để thừa nhận sai lầm, và có thể sẽ tranh cãi với bạn đến cùng để chứng minh là bé đúng. Đó là vì khi con mắc một lỗi sai, bố mẹ thường chỉ ra một cách gay gắt và thậm chí còn giận dữ nữa. Thay vì như vậy, hãy hỏi con về điều con đã làm. Nói với con rằng đó không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng hỏi con xem con có thực sự nghĩ rằng mình đã làm đúng không. Hãy thực hiện điều này một cách tế nhị, và khiến cho con thừa nhận lỗi sai của mình mà không cần phải la mắng. La mắng con sẽ chỉ càng khiến con nghĩ rằng bạn vô lý, và con thậm chí sẽ tìm mọi cách biện minh cho hành động của mình và đó là điều cuối cùng bạn muốn nó xảy ra. Hãy nói với con rằng con không nhất thiết phải thừa nhận với bạn rằng con đã sai, nhưng bản thân con vẫn cần nhận thức được lỗi lầm của mình.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam


Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)