Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Chế biến thịt bò cho bé ăn dặm

Xay thịt bò sống trước khi nấu sẽ không bị bã, lại đảm bảo không bị mất quá nhiều chất có trong thịt. Thịt bò giàu sắt, protein và canxi nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.

Ảnh minh họa

Thời điểm cho bé ăn thịt bò

Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.

Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.

Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo.

Ăn thịt bò giúp bé hấp thu được chất sắt.

Cách chế biến thịt bò cho bé ăn dặm

Mẹ có thể dùng máy sinh tố xay thịt bò sống với một chút nước đến khi thịt gần mịn thì cho thêm

rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt bò nấu bột cho bé thì bột không bị bã lại đảm bảo đủ chất xơ.

Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò băm nhuyễn. Sau đó có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn tùy theo độ tuổi của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể

băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, bạn nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách.

thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được.

Dinh dưỡng có trong 100g thịt bò là:

- Vitamin B1 (6mg), vitamin B2 (16mg).

- Phôtpho (186mg), magiê (20mg), sắt (2mg), canxi (6mg), kali (241mg), folate (10mcg), Nitrat (5,43mg). 

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com


Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua

Lỗi ‘khổ lắm nói mãi’ khi cho con ăn sữa chua mà mẹ cần đặc biệt ghi nhớ.

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, vì vậy, đây là món ăn vặt hay tráng miệng không thể thiếu hàng ngày. Và việc cho trẻ ăn sữa chua tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại khá phức tạp và có nhiều ‘vấn đề’ mà một trong số đó là hiểu lầm của mẹ về lợi ích của sữa chua và cách cho ăn.

Để chăm con khỏe mạnh hơn, dưới đây là nguyên tắc ’3 không, 2 có’ khi cho trẻ ăn sữa chua mà mẹ phải ‘cập nhật’ và cẩm nang của mình.

Ảnh minh họa

Nguyên tắc ’3 không’

Không cho trẻ ăn lúc đói

Khi đói, tính axit trong dạ dày dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua, do đó, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, ăn sữa chua khi đang đói khiến dạ dày trẻ co bóp mạnh, dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh calci xuống ruột và bài tiết ra ngoài, bé sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn. Thậm chí là đau bụng, đau dạ dày.

Không cho trẻ ăn quá nhiều

Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng. Trẻ bị tiêu chảy cũng nên “kiêng” sữa chua cho đến khi bụng được ổn định.

Lượng sữa chua/ ngày hợp lý theo độ tuổi của trẻ là:

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml

- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml

- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml

Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua thì giảm bớt sữa nước.

Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh/nóng

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất các bậc cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn sữa chua. Nếu làm nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, lúc này sữa chua đã bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hoá cũng giảm đi đáng kể. Còn nếu dùng lạnh quá (để ngăn đá), các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi phần nào, thêm nữa, bé rất dễ bị viêm họng.

Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.

Nguyên tắc ’2 có’

Ăn sữa chua buổi tối

Cho trẻ ăn sữa chua buổi tối sẽ chẳng hấp thụ được gì lại phí tiền? Nếu bà mẹ nào có suy nghĩ như thế thì nên xem xét lại. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua thời điểm vàng giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.

Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.

Ăn sau bữa điểm tâm

Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất ‘mong manh’. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học), hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống. Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm, vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Hướng dẫn cách dạy trẻ sơ sinh tập bơi

Mùa hè đang bước vào những tháng nóng oi ả nhất. Thay vì cứ mãi ở trong phòng kín, với chiếc điều hòa chạy ro ro cả ngày đêm, sao mẹ không cùng bé yêu đi bơi. Được vẫy vùng trong làn nước mát sẽ là những giây phút thư giãn cực kì tuyệt vời cho cả hai mẹ con. Nếu mẹ lo bé còn quá bé? Đây không phải là vấn đề lớn. Nên nhớ: trẻ sơ sinh đã có 9 tháng 10 ngày “bơi” trong môi trường nước ối trước khi chào đời. Nước đối với trẻ như người bạn quen thân và phản xạ bơi, thở trong nước của con là hoàn toàn bản năng.

Xin mách mẹ một vài phương pháp dạy con tập bơi ngay từ 12 tháng tuổi:


Dạy con tập nhảy xuống nước

Bài tập này vô cùng quan trọng. Nó không những giúp bé biết lặn, ngụp sau này mà còn có tác dụng dạy con làm quen với nước, cách xuống nước an toàn.

Mẹ có thể bắt đầu bài tập này bằng cách để con ngồi trên thành bể bơi. Mẹ xuống nước trước và con phải đợi. Đừng lo việc con không hiểu. Trẻ nắm bắt nhanh hơn mẹ nghĩ.

Một khi đã sẵn sàng, hãy nắm tay bé và hô to “1,2,3 nhảy”. Rồi kéo nhẹ bé nhảy xuống nước cùng mẹ. Nên nhớ, mẹ có thể dùng bất cứ khẩu lệnh nào. Tuy nhiên chúng phải đồng nhất, không được thay đổi.

Khi con đã quen, mẹ có thể để con tự nhảy rồi hãy nhấc con lên khỏi mặt nước.

Chú ý: Để đề phòng trơn trượt, mẹ nên cho con xuống nước trong tư thế ngồi và nắm hai tay bé để giữ thăng bằng.


Tập thở

Thổi bong bóng là một trong những cách tốt nhất để giúp bé quen với việc thở dưới nước và hình thành phản xạ thở ra chứ không nuốt khi miệng ngập nước. Trẻ em thường rất thích phun nước nên bài tập này sẽ rất vui vẻ đối với chúng.

Tập ngụp lên xuống liên tục cũng là một ý tưởng tốt. Mẹ có thể hô to 1,2,3 ngụp rồi để trẻ ngập xuống nước. Nhanh chóng nhấc lên. Làm liên tục nhiều lần. Ban đầu, chỉ để nước chạm cằm bé, rồi đến môi, mũi… và sẽ đến lúc, bé hoàn toàn có khả năng ngụp cả đầu xuống nước.

Bài tập cuối cùng của giai đoạn tập thở này là mẹ sẽ cùng ngụp lặp với con. Ban đầu hai mẹ con có thể ngụp chưa đến 2 giây, về sau, thời gian nín thở dưới nước có thể tăng dần.

Chú ý: Chỉ thực hiện bài tập này nếu mẹ thấy trẻ đã sẵn sàng học với thái độ vui vẻ thích thú. Nếu con không hợp tác, có thể dừng ngay.

 
Bài tập cuối cùng của giai đoạn tập thở: mẹ sẽ cùng ngụp lặp với con

Dạy con di chuyển trong nước

Một khi con đã thoải mái và làm quen được với việc thở dưới nước, mẹ có thể bắt đầu dạy bé những động tác đạp nước để di chuyển đầu tiên.

Mẹ dùng hai tay giữ nách của con. Có thể giữ con ở ngang hông mẹ, đứng đối diện với con hay đứng sau lưng tùy ý. Từ từ đừa con di chuyển trong nước, cố gắng khuyến khích bé đạp và cảm nhận sự tiến lên. Dần dần, mẹ có thể bỏ tay cho bé tự tiến về phía mẹ trong vòng vài giây rồi tăng dần thời gian và khoảng cách.


Bơi ngửa

Bằng việc có thể nổi ngửa trên mặt nước, em bé có thể học bơi, lật qua để đón hơi thở và làm thêm một số động tác khác.

Bài tập bơi ngửa này rất đơn giản – dùng hai tay đỡ lưng bé, để con nằm ngửa và giúp con nổi. Lúc đầu mẹ cần giữ chặt bé để con cảm thấy an toàn và làm quen với cảm giác “mới lạ” này. Sau đó, thả lỏng tay và giảm dần đồ tiếp xúc của tay mẹ với lưng bé cho đến khi bé hoàn toàn có thể tự nổi ngửa. Nếu bé không thoải mái ở vị trí này lần đầu tiên, mẹ có thể sáng tạo các cách làm khác - ví dụ: gối đầu của em bé trên vai của mẹ, để bé thoải mái vui đùa, đạp chân, cù nhẹ vào bụng bé…. Bé sẽ dần dần trở nên quen với vị trí nằm ngang.

Ban đầu, hầu hết trẻ đều không quen với việc bơi ngửa

Hướng dẫn con cách lên bờ an toàn

Nếu bé của mẹ chưa biết leo bậc thang để lên bờ, mẹ có thể hướng dẫn con phương pháp sau: Để bé bám hai tay vào thành của bế bơi. Phản xạ của trẻ là leo trèo. Chúng sẽ rất nhanh tự nắm bắt được việc làm thế nào để leo lên bờ, chỉ cần một cú hích mông nhẹ của mẹ là bé sẽ hoàn thành nhiệm vụ này. Tất cả những gì mẹ cần làm là luôn đứng sau hỗ trợ khi bé cần, đảm bảo an toàn cho con.



Các mẹ có thể tham khảo những hình ảnh thực tế về việc dạy trẻ sơ sinh học bơi qua clip dưới đây:


Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Những quan điểm sai lầm về giáo dục sớm

1. Quan điểm sai về Giáo dục sớm là Giáo dục trước tuổi.

Chúng ta vẫn quen với khái niệm 6 tuổi trẻ mới đi học lớp 1, trước 6 tuổi thì mọi sự dạy dỗ đều vô ích, trẻ biết gì mà học, thậm chí là có tội vì “đánh cắp tuổi thơ” của trẻ. Trước 6 tuổi chỉ cần trẻ ăn no, ngủ kỹ, khỏe mạnh tươi vui là tốt rồi. Đây là quan điểm sai lầm, lãng phí 6 năm đầu đời là lãng phí 90% tiềm năng của con người, ngày nay quan điểm này đã thay đổi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Phải chăng chúng ta cũng đến lúc phải thay đổi? Thực tế là dù cha mẹ không dạy thì trẻ vẫn học, vẫn tiếp thu thông tin, vì thế, thay vì để trẻ học những điều xấu hoặc những điều vô bổ, hãy giúp trẻ học những điều bổ ích có lợi cho trẻ sau này. Trẻ học từ trong bụng mẹ, vì thế ko có mốc nào là mốc “tuổi đi học”, chính xác ở đây phải gọi là “trước tuổi đi học lớp 1”, vì thế chúng ta cứ dùng từ “giáo dục sớm” và tạm định nghĩa giáo dục sớm là phương pháp giáo dục trước 6 tuổi – tuổi đi học lớp 1.

2. Quan điểm sai về dạy trẻ trước 6 tuổi giống dạy trẻ tại trường tiểu học.

Quan niệm truyền thống cho rằng học là cứ phải đến lớp, nhìn lên bảng, nghe cô giáo giảng bài. Phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi, và nếu ai đó dạy trẻ theo cách này thì tức là đã phạm phải 1 trong 5 không của giáo dục sớm: “tiểu học hóa Phương pháp này chỉ hại trẻ mà thôi.

Giáo dục sớm đúng nghĩa là dạy trẻ trong cuộc sống, học trong trò chơi. Bản năng cho phép trẻ tiếp nhận mọi thông tin đi vào các cơ quan cảm giác của chúng, lúc nào chúng cũng có thể nhìn, nghe, sờ, làm, ghi nhớ và đặt câu hỏi. Chỉ cần cuộc sống phong phú và đa dạng là có thể tăng cường những điều mắt thấy, tai nghe cho trẻ một cách có hiệu quả, từ đó giúp chúng phát triển trí tuệ, bồi dưỡng kỹ năng, tăng cường thể chất, hình thành tính cách, thói quen và phẩm chất đạo đức tốt.

3. Quan điểm sai về khả năng lý giải.

Giáo dục sau tiểu hoc chủ yếu dựa vào khả năng ghi nhớ thông qua lý giải, đây là điều không thể chối cãi. Nhưng khả năng ghi nhớ máy móc là quá trình tất yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, đồng thời cũng là một loại dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu đối với trẻ.

Trẻ sơ sinh từ lúc không hiểu mọi thứ đến việc từng bước hiểu được vạn vật, từ không có ngôn ngữ tới có ngôn ngữ, tất cả đều phải dựa vào khả năng ghi nhớ ấn tượng (khả năng ghi nhớ máy móc) và sự lĩnh hội từ các tình huống trong cuộc sống. Khi người lớn dạy trẻ học nói, không nên yêu cầu chúng lý giải được.

Thế nên mới có nguyên tắc “đàn gảy tai trâu” và “mưa dầm thấm lâu”. Bản thân trẻ có hứng thú ghi nhớ máy móc vì như vậy chúng sẽ có thông tin để lấp đầy bộ não đang còn trống rỗng. Nhiều trẻ thích nghe đi nghe lại 1 câu truyện hay 1 bài hát là vì như vậy.

4. Quan điểm sai về khó hay dễ.

Người lớn thường áp đặt quan điểm của mình về một việc nào đó là khó hay dễ của mình lên trẻ, dẫn đến việc chỉ dạy những điều dễ mà bỏ qua những điều khó, điều này làm hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của trẻ. Với trẻ, sự khó hay dễ hoàn toàn không giống người lớn.

Trong suy nghĩ của trẻ, chúng không phân biệt cái gì là khó, cái gì là dễ, chỉ có hứng thú và không hứng thú, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Ví dụ như bơi và đi bộ, người lớn nghĩ là bơi khó hơn đi, nhưng nếu dạy trẻ bơi, thì ngay từ khi chưa biết đi trẻ đã có thể bơi thành thục nếu được dạy.

Nhà khoa học Czarknowski người Nga đã huấn luyện thành công cho trẻ 2 tuần tuổi biết bơi lên để thở và lặn xuống để bú sữa. Ví dụ khác là chúng ta nghĩ học tiếng mẹ đẻ dễ hơn học tiếng nước ngoài, nhưng trẻ sơ sinh thì không nghĩ thế, loại ngôn ngữ nào với chúng cũng là ngôn ngữ mới, vì thế hoàn toàn không có sự phân biệt ngôn ngữ nào khó hơn ngôn ngữ nào, nếu cho tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, chúng sẽ học hết.

5. Quan điểm sai về khổ và sướng.

Chúng ta luôn coi học là khổ, từ xưa đã vậy rồi, thế mới có câu “khổ học, khổ luyện”, “mười năm miệt mài khổ luyện”, ... vì vậy người lớn thường sợ trẻ nhỏ “khổ sở khi phải học từ sớm”. Thế nhưng, mọi người không hiểu rằng giáo dục sớm là để tạo cho trẻ niềm đam mê thích thú, từ đó không còn khái niệm “khổ” vì học nữa, trẻ sống và học bằng tất cả niềm thích thú của mình, chính điều này giải thoát cái cảm giác “khổ” mà chúng ta đã có từ ngàn năm nay.

Giáo dục sớm đúng nghĩa kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi. Học có 2 dạng: học một cách khổ sở và học một cách thú vị chính là vui chơi. Vui chơi có 2 dạng: chơi một cách có ích và chơi 1 cách vô ích. Vui chơi có ích chính là học, mà học vui vẻ chính là vui chơi. Thế mới gọi là “học mà chơi, chơi mà học”.

6. Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy cũng vẫn thông minh.

Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ thông minh là do được dạy dỗ tốt. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn. Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được.

Chúng là làm một ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?

Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.

7. Quan điểm cho rằng trẻ thông minh sớm sẽ sớm tự mãn, không tập trung học và bị cô lập với các bạn và có xu hướng bị tự kỷ.

Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này:

Một là: trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ.

Hai là: cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ.

Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.

8. Quan điểm cho rằng não to thì thông minh hơn.

Khoa học đã chứng minh, sự thông minh của con người không nằm ở khối lượng bộ não hay số tế bào não, mà nằm ở sự phức tạp trong liên kết giữa các nơ ron thần kinh của não bộ. Vì thế, não to hay nhỏ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi, chất lượng các kết nối thần kinh mới là yếu tố quyết định.

9. Quan điểm cho thiên tài thì đoản mệnh.

Đã từng có một số nghiên cứu và kết quả là những người được coi là thiên tài thường sống lâu hơn một chút so với người bình thường. Thực tế thì cũng là người, cũng chịu chi phối của quy luật sinh – lão – bệnh – tử, những người kiệt suất khác một chút là họ sống có đam mê, có nhiệt huyết nên sống lâu hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc liên tục hoạt động sẽ giúp não làm chậm được một số quá trình lão hóa, nên nhiều nhà khoa học sống rất thọ. Liên tưởng đến sức khỏe, bạn nghĩ người thường xuyên rèn luyện thể thao hoặc thường xuyên làm việc chân tay có khỏe hơn người không luyện tập không? Với não thì suy nghĩ là cách luyện tập, và rõ ràng não được luyện tập sẽ khỏe hơn là không rồi.

10. Nhiều người cho rằng giáo dục sớm thì phải tráo thẻ và cứ tráo thẻ mới là giáo dục sớm.

Tráo thẻ chỉ là một hoạt động trong hàng nghìn hoạt động giáo dục sớm. Tráo thẻ giúp phát huy khả năng chụp hình của trẻ, giúp phát triển não phải.

11. Chỉ có thể tráo thẻ với trẻ dưới 3 tuổi? Trẻ lớn có tráo thẻ được không?

Xin thưa là được, nhưng phải rất nhanh. Đến người lớn còn học tráo thẻ được nữa là trẻ con. Các sách dạy đọc sách nhanh đều dạy đọc bằng cách chụp, đó có phải là chụp hình hay không? Chính xác là có.

12. Nhiều người cho rằng giáo dục sớm là Glenn Doman, hay Montesorri, hay Shichida và Việt Nam không có giáo dục sớm?

Đó chỉ là một vài đại diện tiêu biểu của các phương pháp giáo dục sớm trên thế giới. Ngoài các đại diện này ra, còn rất nhiều các trường phái khác nữa. Chính kinh thánh, kinh phật, kinh toran, v.v... cũng đều có các nội dung giáo dục sớm. Các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ, vè, v.v... có nội dung giáo dục cũng đều là giáo dục sớm. Các trò chơi trẻ được chơi ở trường mầm non công lập cũng có những hoạt động bổ ích cũng là Giáo dục sớm.

Riêng việc cha mẹ quan tâm tới con cái, nói chuyện trao đổi với con cái thường xuyên cũng là giáo dục sớm. Hãy nhớ lại định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: giáo dục sớm là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Mọi thứ đều là giáo dục sớm, và nếu chỉ 1 vài thứ thì là giáo dục sớm không toàn diện và đầy đủ.

Phương pháp giáo dục sớm đúng cách



Chúng ta biết là luật của nhà nước cấm dạy trẻ tập đọc, tập viết từ nhỏ, cấm giáo viên dạy bổ túc lớp 1 trước khi vào lớp 1. Chúng tôi gọi đó là “tiểu học hóa”, nghĩa là mang phương pháp dạy trẻ tiểu học để dạy trẻ mầm non (trẻ dưới 6 tuổi), chúng tôi cũng phản đối cách học này. Dạy trẻ trước 6 tuổi có những nguyên tắc riêng của nó, chúng tôi xin tổng kết 6 điểm cơ bản sau:

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt, phù hợp với mức độ phát triển

Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp được. Vì thế, cần bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ trong thai kỳ. Nhưng không phải hoạt động nào cũng thực hiện sớm, phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành. Thời gian và cường độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất thiết phải đúng độ tuổi. Nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện được các hoạt động của trẻ lớn hơn thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngược lại trẻ lớn mà chưa làm được các hoạt động cơ bản thì cần phải tập như trẻ nhỏ.

Chúng tôi xin ví dụ phản xạ với ánh sáng của trẻ mới sinh. Ví dụ này được nêu trong cuốn sách Dạy trẻ thông minh sớm – GS Glenn Doman. Trẻ khi sinh ra phải làm quen với ánh sáng, phản xạ đầu tiên trẻ cần học được là khả năng điều tiết con ngươi.

Có 3 trẻ cùng được thụ thai vào cùng 1 thời điểm: 1 trẻ sinh non khi được 7 tháng tuổi, 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở thành thị và 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở một dân tộc vùng núi đặc biệt. Trẻ thứ 1, sinh non vào lúc 2 tháng tuổi (9 tháng từ khi sinh ra), đã tiếp xúc với ánh sáng và được luyện tập, đã có thể điều tiết con ngươi tốt do đó có thể tập bước tiếp theo là xem ảnh đen trắng. Trẻ thứ 2, sinh đủ tháng, nhưng tại thời điểm sinh ra, mắt vẫn phải luyện tập với các bài tập điều tiết con ngươi (bật tắt đèn buổi tối) mặc dù về tuổi sinh học chỉ bằng trẻ thứ 1. Còn trẻ thứ 3, do đặc điểm của dân tộc này để con trong lều tối đến 1 tuổi, thì 1 năm sau khi sinh trẻ vẫn phải học cách điều tiết con ngươi như trẻ mới sinh ra, và khả năng thị lực sẽ không bao giờ đạt được hoàn thiện như hai trẻ đầu tiên.

Vậy các phụ huynh phải chú ý, giáo dục càng sớm càng tốt nhưng phải phù hợp.

2. Khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học

Trẻ dưới 6 tuổi phải chơi mà học, học mà chơi. Với trẻ nhỏ, chơi có ích nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: trẻ thấy mẹ quét nhà, trẻ cũng bắt chước đòi quét nhà, và trẻ quét một cách vui vẻ, đó là học mà chơi, chơi mà học. Hoặc như trẻ chơi thể thao, chơi nhảy lò cò, chơi nhảy dây, chơi đồ, tập làm bác sĩ, tập nấu cơm, chơi đố vui, đọc truyện, làm toán,... bất kỳ hoạt động nào, miễn là trẻ có hứng thú, có đam mê. Trẻ có một bản năng bắt chước, trẻ bắt chước rất giỏi và rất thích bắt chước. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai đó làm một việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chước và dần dần tạo nên hứng thú. Đó là cách thông dụng nhất để khơi dậy đam mê trong trẻ.

3. Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách mắng, phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực

Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, chính môi trường và các yếu tố bên ngoài sẽ nhào nặn chúng. Vì thế, người lớn phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn ngữ để ngầm cổ vũ khích lệ trẻ, khen ngợi trẻ nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh cảm giác đồng tình, vui vẻ, tự tin và không ngừng nỗ lực vươn lên. Ngược lại, những lời chỉ trích, trách mắng, đòn roi chỉ làm trẻ sợ hãi, buồn bực, mặc cảm, ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng hành vi của trẻ sau này.

4. Biến khó thành dễ: cái gì khó học trước

Với trẻ nhỏ không có khái niệm dễ và khó, chỉ có khái niệm thích và không thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó. Quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.

Những sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ, trong suy nghĩ của chúng chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự tuyệt.

5. Cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, không cần thứ tự

Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực thi giáo dục sớm và là trường học duy nhất trong giai đoạn trước 6 tuổi. Trẻ nhỏ đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, bản năng của chúng cần tới sự hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, gân cốt, trẻ không thể ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu.

Sự chú ý vô thức chiếm đại đa số, nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý của chúng, không thể bắt trẻ lên lớp và cưỡng chế để dạy theo các tiết học trong một giáo trình. Trẻ quan tâm tới cái gì, cha mẹ lập tức dạy trẻ cái đó, thay đổi theo hứng thú của trẻ. Nội dung học trong cuộc sống rất phong phú, nơi nào cũng có thông tin, niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ tự mình liên kết các thông tin và tổng kết thành các quy luật. Chúng rất giỏi việc này.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: hoạt động ăn. Hãy khiến trẻ coi mỗi một bữa cơm là một cuộc khám phá: nhận biết màu sắc, nhận biết hình dạng, nhận biết hương vị, nhận biết độ nóng lạnh, nhận biết độ cứng mềm,... của các món ăn. Hãy dạy trẻ các quy tắc: trước khi ăn phải rửa tay, phải tham gia dọn mâm cơm, phải chờ đủ người mới ngồi ăn, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, so đũa, mời ông bà bố mẹ, cám ơn bà cám ơn mẹ đã nấu cho ăn,... qua đó giúp trẻ trẻ hình thành sự lễ phép, hiếu kính, tôn trọng, biết ơn,... Mọi hoạt động trong đời sống đều có thể trở thành những bài học quý giá.

6. Thực hiện Giáo dục sớm ở cả gia đình và trường mầm non

Cả gia đình và nhà trường đều phải thực hiện việc Giáo dục sớm phù hợp với trẻ. Phần lớn thời gian trẻ ở nhà, mọi hình ảnh, mọi âm thanh đều được trẻ tiếp thu và bắt chước. Do đó trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường gia đình và mọi người trẻ tiếp xúc, chúng sẽ bắt chước và ghi nhớ gần như mọi thứ chúng nhìn thấy, nghe thấy. Người lớn trước mặt trẻ phải vui vẻ, đoàn kết, tư tưởng tốt, hành vi tốt, cư xử đúng mực, thống nhất. Cha mẹ và người thân phải trở thành những tấm gương tốt để trẻ noi theo.

Khi trẻ đã đi học, môi trường học tập vui chơi được mở rộng, thầy cô giáo, bạn bè, trò chơi,... đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Sẽ thật tuyệt vời nếu cả gia đình và nhà trường đều phối hợp, mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp nhất.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

Những sai lầm của cha mẹ trong việc dạy con hư

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình luôn ngoan ngoãn, nghe lời và không phạm phải những lỗi không mong muốn như cãi mẹ, nói dối, quá nghịch ngợm.vv… Tuy nhiên, hầu như không có đứa trẻ nào không mắc lỗi dù ít hay nhiều. Đối với những lỗi nhẹ, mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở để con không tái phạm, nhưng còn những lúc bé quá hư, nhất thiết phải sử dụng các hình thức kỉ luật, mẹ sẽ làm thế nào? Liệu cứ đánh hay mắng con thì bé mới nghe lời?

Trên thực tế, có một số phương pháp kỉ luật thậm chí còn làm tình hình tồi tệ hơn: bé không những không biết lỗi, mà còn cố tình chống đối lại mẹ và sẵn sàng lặp lại lỗi sai của mình.

La hét, quát mắng

Có lẽ không có bậc cha mẹ nào chưa từng lên giọng mắng con một lần trong đời. Tuy nhiên, việc quát mắng to tiếng lặp đi lặp lại không thực sự giúp mẹ giải quyết được vấn đề. Nó sẽ làm bé thêm lì lợm và không quan tâm đến những gì mẹ nói nữa. Như vậy sao mẹ có thể khiến bé nghe theo mình? 


Ảnh minh họa


Thông thường, hầu hết trẻ em sẽ có xu hướng “nhờn” với những hành động la hét, quát nạt của mẹ rất nhanh. Nếu mẹ thường xuyên la mắng, bé sẽ dần “miễn dịch” với quyền uy của mẹ. Kết quả là, thông điệp mẹ muốn bé hiểu và tiếp thu sẽ không được truyền tải đúng ý mẹ.

Nói dai dẳng

Việc dạy con theo phương pháp nói đi nói lại nhiều lần lại vô tình khiến bé trở nên vô trách nhiệm với hành vi của mình. Khi trẻ biết rằng chúng không cần phải nhớ những gì phải làm ngày hôm nay vì cha mẹ sẽ cằn nhằn nhiều lần, chúng sẽ không đặt bất kỳ nỗ lực nào vào việc sửa lỗi sai và hành xử có trách nhiệm hơn.

Mẹ có thể sẽ chỉ nhận được câu nói “Con biết rồi!” từ bé khi liên tục cằn nhằn về lỗi của con cả ngày. Hành động này của mẹ sẽ khuyến khích trẻ tranh cãi hoặc hứa sẽ cải thiện hành vi của mình lần sau, thay vì ngay lúc đó. Tốt nhất mẹ hãy chỉ nói một lần kèm theo một hình phạt bất kì và áp dụng hình phạt đó bất kì khi nào trẻ quên không nghe lời mẹ.

Dọa con lặp đi lặp lại

Nếu mẹ liên tục dọa bé nhưng lại không thực hiện lời dọa ấy, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được mẹ không thực sự nghiêm túc khi dọa nạt con. Chẳng hạn như việc mẹ lúc nào cũng nói “Nếu con không ngoan thì mẹ không cho con đi chơi nữa” hay “Con còn làm thế thì mẹ đánh đòn đấy”. Tại sao bé phải nghe lời mẹ nếu như bé biết trước rằng mẹ vẫn sẽ cho bé đi chơi vào cuối tuần và sẽ chẳng có trận đòn nào cả?

Ảnh minh họa

Việc dọa nạt lấy đi các đặc quyền của bé hay đưa ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bé không nghe lời sẽ chỉ có hiệu quả khi mẹ thực hiện đúng những gì mẹ nói.

Các bài giảng lê thê

Hầu như trẻ sẽ không hiểu lỗi của mình là gì sau khi phải nghe mẹ nói giảng giải một bài “diễn văn” dài lê thê. Thay vì lắng nghe thông điệp của mẹ, trẻ thường sẽ chỉ nghĩ về việc bé không thích nghe mẹ nói chút nào.

 
Ảnh minh họa

Nếu cần phải giải thích cho con hiểu một vấn đề gì đó, hãy nói thật ngắn gọn. Mẹ chỉ cần giải thích lí do tại sao mẹ không muốn bé lặp lại lỗi đó nữa và kỳ vọng của mẹ trong tương lai.

Làm con xấu hổ

Làm con xấu hổ bằng cách đưa ra các hình phạt làm bẽ mặt bé sẽ gây phản tác dụng. Dù có những bậc cha mẹ tỏ ra tuyệt vọng khi con ngoài tầm kiểm soát, thì việc làm con xấu hổ không cải thiện được vấn đề.

Những hình phạt kiểu như nói xấu về lỗi của trẻ trước mặt người khác hay liên tục so sánh làm bẽ mặt con có thể làm con thêm tức giận và có thiên hướng chống đối nhiều hơn.

Đưa ra hình phạt không liên quan

Nếu bé đánh em và mẹ bắt bé viết 100 lần "Con sẽ không đánh em nữa ", điều này sẽ không dạy bé cách để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Cách tốt nhất để dạy các bé là đưa ra những hình phạt hợp lý và nhớ nói lý do tại sao bé lại bị phạt.

Đánh đập

Rõ ràng là cha mẹ không nên áp dụng cách trừng phạt này cho con dù với bất kỳ lý do gì.

Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhưng đó là một công cuộc vinh quang và tràn ngập tình yêu thương!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Thực đơn mùa hè cho bé

Trong tiết trời oi ả của mùa hè, bé yêu thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và rất lười ăn. Vì vậy mà mẹ cần quan tâm đặc biệt tới thực đơn dinh dưỡng của trẻ để cái nắng hè không cản trở sự phát triển.

Các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bé

Trung bình mỗi trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau để đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số lượng dưỡng chất này cần phân bổ đầy đủ cho 5 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Và để trẻ có thể tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các dưỡng chất trên, mẹ cần bổ sung thêm 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày cho bé và cho trẻ uống thêm 400- 500ml sữa tươi, sữa bột nguyên kem mỗi ngày.



Thực đơn mùa hè cho bé cần đảm bảo các loại thực phẩm mát, giải nhiệt

Thực đơn ăn uống cho trẻ

Để đối phó với thời tiết mùa hè, một thực đơn giúp giải nhiệt rất cần thiết cho trẻ. Ba mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ như rau dền, rau muống, bí, mồng tơi, mướp, canh chua… Các loại rau củ này không chỉ mang đến cảm giác thanh nhiệt mà còn cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, giúp bổ sung chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa co trẻ.

Đồng thời, mẹ nên hạn chế các món ăn rán, xào nhiều dầu mỡ. Các bữa ăn phụ mẹ có thể tham khảo và chuẩn bị cho bé các loại đồ ăn phụ bổ mát như chè hạt sen, bánh flan, sữa chua…

Thực đơn bù vitamin

Thời tiết ngày hè cơ thể tiết mồ hôi rất nhiều. Nhất là trẻ nhỏ ham vận động cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước và tiêu hao chất điện giải trong quá trình bài tiết, dẫn tới thiếu hụt các khoáng chất và vitamin như B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất.

Để bổ sung lại lượng vitamin bị mất ba mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây tươi ngon như dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… Không chỉ bù đắp lượng vitamin đã mất, trái cây còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch đối với các căn bệnh mùa hè nguy hiểm.


Hoa quả là cách bổ sung vitamin hiệu quả trong thực đơn cho bé vào ngày hè cho các bé


Thực đơn bù nước cho bé

Mất nước trong ngày hè chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm hệ miễn dịch và sự trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể. Điều đó, khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cúm, sốt vào mùa hè do thiếu dung môi điện giải trong cơ thể.


Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới lượng nước mà trẻ uống mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung nước từ các nguồn dinh dưỡng như sữa tươi, sữa đậu nành, sinh tố, nước ép trái cây. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên cho trẻ uống nước lạnh hay thêm nhiều đá khiến trẻ dễ bị viêm họng.

Lưu ý trong thực đơn của bé trong mùa hè


- Không để thức ăn của bé ngoài môi trường quá 2 giờ đồng hồ, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

- Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

- Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.

- Không cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.

Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.

Một số điểm lưu ý về thực đơn dinh dưỡng cho bé trong ngày hè sẽ giúp ba mẹ cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc con trẻ. Điều đó giúp bé yêu của mẹ khỏe mạnh và tránh xa được các nguồn bệnh tật vào mùa hè.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

Chuẩn bị thức ăn nhẹ cho bé yêu

Thức ăn nhẹ cho bé yêu

Con yêu của bạn thường bị hấp dẫn bởi những món ăn nhẹ có mùi vị thơm ngon hoặc trình bày ngộ nghĩnh. Dưới đây là những thức ăn nhẹ siêu tốt cho sức khoẻ của bé.


Bánh quy
Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.

Sữa tươi
Mỗi ngày bé cần khoảng 500ml tương đương với 2 hộp sữa tươi để tăng trưởng và phát triển. Sữa tươi chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA… giúp bé phát triển trí não và khỏe mạnh.


Sữa tươi, thức ăn nhẹ tốt cho bé yêu

Bánh mì và ngũ cốc
Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin cộng với hàm lượng tinh bột có sẵn. Bạn có thể cho bé sử dụng bánh mì, bánh ngọt hay ngũ cốc đóng gói đều rất vệ sinh và tiện lợi.

Trứng luộc
Trứng gà là một lọai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, trong lòng đỏ có chứa một lượng phong phú Vitamin A, D, B2. Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Không nên cho bé ăn trứng quá nhiều, với bé 3-5 tuổi 1 tuần ăn 3-4 quả.

Sữa chua ít chất béo
Sữa chua ít chất béo chứa nhiều Canxi, Protein. Nhờ vi khuẩn lactic nên sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung.

Nước ép trái cây
Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.


Chuối
3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé. So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi. Chuối có khả năng làm tăng năng lượng tức thời cho bé.


Ngoài ra, chuối có hàm lượng Kali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Cho nên, chuối là giải pháp tích cực cho bữa ăn nhẹ của bé mỗi ngày. Tuy nhiên, chuối chứa rất nhiều nguyên tố Magiê nên không tốt cho bé khi bụng đói.

Táo
Táo cung cấp các loại Vitamin A, C, E… và giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo cũng giúp bé ngừa được táo bón. Bạn có thể chế biến táo thành những món bé yêu thích như bánh táo, sinh tố, táo trộn sữa… Mẹ nên cho bé ăn táo trước bữa chính khoảng 10 phút để tăng cảm giác ngon miệng. Để hấp thu được nhiều Vitamin và tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn táo trước bữa ăn chính khoảng 10 phút.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

Top 10 thực phẩm tuyệt vời dành cho bé ăn dặm

Thực phầm dành cho bé ăn dặm
Thiên nhiên luôn là bà mẹ tuyệt vời của các bé. Sau đây là 10 thực phẩm tuyệt vời dành cho bé ăn dặm giúp mẹ nạp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ ngay từ đầu.

Bí đao
Bí là loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, kết cấu mềm, dễ ăn, cung cấp cho bé lượng vitamin A, C dồi dào. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng phòng ngừa táo bón, giảm viêm tấy. Bí đao là loại rau thanh nhiệt, chỉ sau dưa chuột.

Cách chế biến: mẹ lấy bí đao xay nhuyễn và nấu bột cho trẻ, trộn cùng với sữa bột hoặc sẽ mẹ, tạo thành món ăn dặm bổ dưỡng cho bé. Mẹ cũng có thể ép lấy nước bí đao cho bé uống.

Đậu lăng
Đậu lăng là nguồn dinh dưỡng tuyệt với cho bé tập ăn dặm. Món đậu này rất giàu protein và chất xơ, canxi giúp bổ sung dưỡng chất đa dạng cho bé. Đây được là loại thực phẩm rẻ và tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Cách chế biến: Các mẹ nghiền nhỏ đậu lăng, trộn cùng sữa để cho bé tập ăn dặm như các loại ngũ cốc thông thường.


 Đậu lăng là loại ngũ cốc rẻ và bổ dưỡng cho bé khi ăn dặm


Rau màu xanh đậm
Đây là loại rau cung cấp nhiều chất sắt và vitamin, beta-carotene. Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau bina có lẽ nổi tiếng nhất trong nhóm này, ngoài ra còn có cải xoăn, củ cải.

Cách chế biến: mẹ loại bỏ lá rau úa, vàng, lựa chọn các lá rau tươi non nhất rồi xay nhuyễn để chuẩn bị cho món ăn của bé. Mẹ có thể sử dụng bột “rau” để quấy với bột ngũ cốc, bột trẻ em, trộn cũng sữa để tăng cường rau trong khẩu phần ăn của bé.

Bông cải xanh
Giàu chất xơ, can xi, bông cải xanh có tác dụng chống ung thư. Các hợp chất trong súp lơ có hương vị độc đáo giúp mở rộng khẩu vị cho bé.

Cách chế biến: mẹ có thể hấp hoặc luộc bông cải xanh chín rồi dằm nhuyễn ra cho bé ăn.

Quả việt quất
Việt quất là loại quả có màu sắc rất đặc trưng, được mệnh danh là trái cây có lợi cho sức khỏe nhất, tốt cho mắt, não, thậm chí cả đường tiết niệu cho bé. Việt quất có tác dụng đề phòng các bệnh về tim mạch cho bé.

Cách chế biến: Mẹ có thể chuẩn bị cho bé món súp việt quất: trộn 1 cốc quả việt quất và ¼ cốc nước vào một bát cho vào lò vi sóng trong 1 phút, để nguội rồi cho một lớp sữa chua lên trên. Bé yêu của bạn có một món súp thật ngon miệng.


Việt quất rất tốt cho thị lực và não bộ của trẻ


Quả bơ
Trái bơ là một loại quả giàu chất béo không no, tương tự như thành phần chất béo trong sữa mẹ. Đây là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ sơ sinh.

Cách chế biến: bơ nghiền kết hợp với các loại thực phẩm khác như pho mát, táo, cá hộp…

Thịt
Thịt là một trong những thức ăn điển hình của trẻ mà không phải ba mẹ nào cũng biết. Nó là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất như sắt, protein hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện sức khỏe.


Cách chế biến: thịt hầm, thịt say nguyễn là một số món tuyệt ngon và bổ dưỡng trong bữa ăn dặm của trẻ.

Mận
Quả mận có nhiều chất xơ, có khả năng ngăn ngừa táo bón, nhất là khi bé ăn đồ ăn dặm đặc sệt hơn sữa mẹ. Mận cũng chứa hàm lượng lớn đường, axit hữu cơ, vitamin A và C, kali, sắt, đều rất tốt cho trẻ.


Cách chế biến: nghiện nhỏ mận, có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn cùng với bột ngũ cốc, táo xay… để có được vị ngọt tự nhiên. Nếu bé yêu của bạn bị táo bón, các chuyên gia gợi ý rằng bạn nên cho bé ăn từ 1 đến 2 muỗng cà phê mận xay trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.


Đậu hà lan
Tương tự như đậu lăng và các hạt họ đậu khác, đậu hà lan rất giàu protein thực vật và chát xơ. Đây cũng là loại thực phẩm có giá thành vừa phải lại bổ dưỡng. Đậu hà lan có khả năng hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ miễn dịch tuyệt vời.


Cách chế biến: các mẹ nghiền nhỏ đậu hà lan và cho bé ăn như những loại ngũ cốc thông thường.


Cam quýt
Quýt và các quả họ cam khác rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Quýt cũng là một thức ăn nhẹ được yêu thích. Quýt mềm, và mọng nước rất dễ cho mẹ chế biến và bé nếm thử. Ngay cả khi bé chưa thể ăn, bạn cũng có thể cho bé ngậm, mút múi quýt có sự kiểm soát của ba mẹ. Ngoài ra, cam quýt cung cấp các loại vitamin thiết yếu giúp cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe của răng, da và xương của bé.

Cách chế biến: Quýt nên được ăn khi còn tươi thay vì dạng xiro hay có thêm đường bên ngoài. Bạn chỉ cần cắt thành miếng thật nhỏ và cho bé thưởng thức.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo glenndomanvietnam.com

Thức ăn dinh dưỡng cho bé cai sữa

Thức ăn dinh dưỡng cho bé cai sữa

Cai sữa là khoảng thời gian em bé dừng không bú mẹ và chuyển sang hấp thu dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Vì vậy mà các loại thực phẩm dinh dưỡng đầu tiên mẹ chuẩn bị cho bé cần đảm bảo dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho trẻ.

Tầm quan trọng của thức ăn dinh dưỡng khi bé cai sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất từ khi bé trào đời vì sữa mẹ gần như cung cấp khá đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Khi cai sữa, bé rất dễ rơi vào tình trạng sụt cân do nguồn cung cấp dinh dưỡng bị gián đoạn. Vì vậy, thức ăn dinh dưỡng khi cai sữa giúp bé bù đắp các chất còn thiếu trong sữa mẹ và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho bé.

Thực phẩm là loại thức ăn dinh dưỡng đầu tiên mẹ giới thiệu khi bé cai sữa

Rau củ

Các loại rau củ được dùng làm thực phẩm cai sữa cho trẻ nên có hương vị ngọt tự nhiên và mịn khi được xay nhuyễn. Ví dụ như cà rốt rất giàu beta-caroten là thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ cai sữa cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khoai tây, bí đỏ, củ cải cho bé cai sữa… Bí bí đỏ dễ tiêu hóa và hiếm khi gây dị ứng. Trong khi đó, củ cải cung cấp một lượng lớn tinh bột, chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C và E.

Ảnh minh họa

Khoai lang và khoai tây đều là nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất xơ . Chúng có thể được chế biến cùng với nhiều loại rau củ cho bé dễ ăn hơn.

Bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và cũng có chứa beta-caroten, acid folic, sắt, kali và thành phần chống ung thư. Cách chế biến bông cải xanh tốt nhất là hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng, vì bông cải khi được luộc trong nước sẽ mất đi khoảng một nửa hàm lượng Vitamin C có trong nó. Nếu em bé không kén ăn, bạn có thể trộn bông cải với một loại rau có vị ngọt như khoai lang hoặc bí đỏ.

Các loại quả

Táo là rất dễ tiêu hóa và có kết cấu nhỏ mịn khi nghiền, rất thích hợp cho bé cai sữa. Chế độ ăn uống Brat (bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) được các bác sỹ khuyên dùng trong việc phòng và chữa các bệnh tiêu chảy. Vì các thành phần trong táo như pectin, chất xơ hòa tan giúp chống lại tiêu chảy hiệu quả.
 Ảnh minh họa

Đu đủ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, chế biến đơn giản, vì vậy nó là thực phẩm lý tưởng trong thời gian bé cai sữa. Đu đủ rất giàu vitamin C và beta-caroten, chất xơ hòa tan. Đu đủ cũng chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa dễ hơn.

Chuối có chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, có tới 11 khoáng chất và 6 vitamin cần thiết cho sự phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Đặc biệt, chuối chứa nhiều tyrosin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Mơ là nguồn beta-carotene và chất xơ, sắt và kali dồi dào cho bữa ăn của bé. Nhờ làm lượng chất xơ hòa tan đó mà mơ được coi là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

Quả việt quất rất giàu vitamin C và cũng chứa beta-carotene. Các sắc tố Anthocyanin trong màu xanh da của quả việt quất giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh ung thư. Quả việt quất có khả năng chống oxy hóa cao nhất của tất cả các loại trái cây. Chúng được biết đến như loại quả tốt cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Bột gạo dành cho bé nên là ngũ cốc đầu tiên bạn giới thiệu vì nó không chứa gluten, là loại protein được tìm thấy trong lúa mì , yến mạch , lúa mạch, lúa mạch đen và có thể gây ra dị ứng thực phẩm nếu được giới thiệu trước 6 tháng. Bột trẻ em dễ tiêu hóa và gần với hương vị sữa giúp giảm bớt sự gián đoạn trong quá trình chuyển đổi chế độ ăn từ sữa mẹ hoàn toàn sang thức ăn đặc. Ngoài ra, bột gạo được dùng để giúp các loại bột từ lê, đào, mận đặc và dễ ăn hơn.

Bên cạnh rau củ, các loại thịt, quan trọng nhất là thịt đỏ cũng là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bé. Chúng cung cấp protein và khoáng chất cần thiết cho trẻ, trong đó có sắt. Vì thời gian cai sữa, bé rất cần sắt do nguồn dự trữ sắt từ sữa mẹ không còn. Ngoài thịt đỏ, các loại thực phẩm giàu sắt khác như ngũ cốc, gan… đều có thể xuất hiện trong khẩu phần ăn của trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)