Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong phap glenn doman. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong phap glenn doman. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

7 lợi ích của việc dạy trẻ hội họa sớm theo Glenn Doman

Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh. Theo giáo sư Glenn Doman thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn.

day-tre-hoc-ve-som

1.Hội họa giúp trẻ rèn luyện trí nhớ

Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày.

Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi.

2. Nâng cao khả năng tưởng tưởng thông qua những bức tự vẽ

Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ.

Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.

3. Nâng cao khả năng quan sát cho trẻ
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con.

Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.

4. Giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn

Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.

Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.

Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.

5. Hội họa giúp não trẻ hoạt động không ngừng

Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn.

Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.

6. Thể hiện cảm xúc thông qua những bức tranh

Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.

7. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều

Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.

Đôi khi những tác phẩm trong giai đoạn bé còn nhỏ chỉ như vầy:

day-ve-som

Nhưng biết đâu nó là tiền đề cho những kiệt tác sau này.

Vì vậy dạy trẻ hội họa chính là thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. 

Theo glenn-doman.biz

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chương trình dạy flash card theo phương pháp Glenn Doman tham khảo

Nếu các bạn nào không có điều kiện đọc sách thì hãy tham khảo một chương trình dạy flash card theo phương pháp Glenn Doman sau đây. Lưu ý rằng đây chỉ là chương trình tham khảo. Các mẹ hãy tùy thái độ của bé mà tự ra một chương trình riêng cho bé nhé. Vì không phải bé nào cũng giống bé nào. Nếu bé không thích thú với chương trình học thì ta hãy đổi một chương trình khác ít hơn hoặc nhiều hơn chứ đừng cứng nhắc rập khuôn nhé.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI DẠY:
1. Những việc nên làm:
  • Luôn cổ vũ trẻ!
  • Luôn tự nhiên, tự phát, không gò bó!
  • Luôn vui vẻ!
  • Hãy Thoải mái!
  • Hãy là chính mình!
2. Những việc không nên làm:
  • Không chờ đợi trẻ học
  • Không ép trẻ học
  • Không đe dọa trẻ
  • Không cao giọng với trẻ
  • Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.
3. Thái độ đúng khi dạy trẻ học sớm:
  • Luôn tin con mình
  • Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
  • Chuẩn bị trước mỗi lần dạy
  • Quan sát trẻ
  • Tự tin
4. Không thực hiện chương trình khi:
  • Trẻ không muốn học.
  • Khi trẻ bị ốm
  • Khi bạn có tâm trạng không tốt.
  • Khi bạn đi du lịch.
  • Khi bạn đang đi công tác và không ở nhà để thực hiện chương trình?
5. Không gian dạy trẻ
  • Phòng học màu nền trắng hoặc một màu
  • Không treo gì trên tường.
  • Không có đồ chơi dưới sàn
  • Nếu có thể hai bố mẹ cùng ở trong phòng.
  • Tắt đài, tivi.
  • Không để người nhà làm trẻ phân tán

CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM

1. Chương trình học cho trẻ mới bắt đầu:
  • 25 từ/ngày = 5 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Lặp lại trong 5 ngày liền nhau.
  • Luôn xáo trộn thẻ trước khi tráo
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ một thẻ cũ và cho vào một thẻ mới. Mỗi thẻ được tráo 15 lần trước khi bị bỏ ra.
  • Sau mỗi thẻ viết ngày bắt đầu tráo thẻ để theo dõi.

2. Chương trình trung bình:
  • 50 từ/ngày = 5 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ 2 thẻ cũ và cho vào 2 thẻ mới (cho mỗi nhóm).

3. Chương trình nâng cao:
  • 100 từ/ngày = 10 nhóm thẻ
  • Tráo 3 buổi học/ngày cách nhau ≥ 15 phút
  • Vào ngày thứ 6 trở đi, lấy ra mỗi nhóm thẻ 4 thẻ cũ và cho vào 4 thẻ mới (cho mỗi nhóm).

CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRẺ HỌC TOÁN
2. Chương trình học toán: 
  • Mỗi buổi học: 10 thẻ = 2 bộ
  • Tần suất 3 buổi/ngày
  • Thời gian 10 giây/buổi
  • Nội dung hàng ngày: 10 thẻ
  • Thẻ mới thêm vào : mỗi ngày 2 thẻ.
  • Ngày 1-3 bắt đầu với những thẻ chấm từ 1-10
  • Ngày thứ 4 bắt đầu xáo trộn tất cả các thẻ và trộn 10 thẻ với nhau, rồi chia 2
  • Ngày thứ 5 thực hiện giống ngày thứ 4
  • Ngày thứ 6, bỏ chấm 1 và chấm 2 và thêm vào chấm 11 và chấm 12
  • Từ ngày thứ 7 trở đi, bỏ đi 2 thẻ và thêm 2 thẻ mới mỗi ngày
  • Khi thẻ thứ 20 được cất đi, hãy cho trẻ thực hiện phép cộng trong 2 tuần
  • Sau phép cộng sẽ là phép trừ, phép nhân và phép chia
  • Trong mỗi phần, hãy thực hiện 3 phép toán khác nhau
CHƯƠNG TRÌNH DẠY THẾ GIỚI XUNG QUANH
1. Cung cấp thông tin về các thẻ:
  • Một buổi học : 1 bộ (10 thẻ)
  • Tần suất: 3 buổi học/ngày
  • Thời gian:  ≥ 10 giây
  • Một nhóm sẽ tráo trong 10 ngày, sau đó đổi bộ mới
  • Có thể lên đến 10 bộ/ngày
2. Chương trình thông minh:
  • Một ngày chỉ dùng một nhóm thẻ, 10 thẻ trong một nhóm
    • Một buổi học không nên có nhiều hơn 5 dữ kiện
    • Đọc dữ kiện sau khi giới thiệu tên thẻ
    • Dạy theo từng nhóm
    • Dạy trẻ những dữ kiện tương tự nhau
KẾT HỢP CÁC BỘ TRONG NGÀY
Bộ A: 5 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ B: 5 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ C: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ + 5 NN + 3 phép toán
Bộ D: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ
Bộ E: 0 thẻ toán + 5 thẻ đọc + 5-10 thẻ TGXQ
Tần suất 3 buổi/ngày
  • Thời gian: giữa 2 loại thẻ là không đáng kể; giữa 2 bộ là ≥ 5 phút
  • Mẹ đi làm thì 1 bộ/ngày; mẹ ở nhà có thể lên đến 5 hoặc 7 bộ/ngày
Tuy nhiên khi kết hợp các mẹ hãy theo dõi kỹ thái độ học của bé. Nếu có gì bất thường hãy liên hệ hot line: 0988 23 8068 để được tư vấn thêm.

Dạy gì cho trẻ giai đoạn 11 và 12 tháng

Tiếp theo loạt bài về phát triển thị giác cho trẻ sơ sinh, hôm nay Glenn Doman xin giới thiệu với các bạn các bài tập cho trẻ từ 11 đến 12 tháng. Ngoài các giác quan chúng ta cần chú ý thêm về vận động và dạy chữ cho bé.

Thị giác.
Cho trẻ xem các sách có nhiều tranh, sách bằng hình ảnh. Đưa trẻ đến trước bảng chữ cái, mỗi ngày một chữ, đọc đi đọc lại nhiều lần cho trẻ nghe. Cho trẻ đứng trước gương và tập nói chuyện với mẹ.
Hàng ngày dẫn trẻ đi dạo, giới thiệu cho trẻ xem các con vật ưa thích, các phương tiện đi lại. Giấu đồ chơi của trẻ bên dưới hộp rồi để trẻ tự tìm ra, có thể dùng 2 chiếc hộp và đố trẻ lấy đúng.

Thính giác.
Bắt chước tiếng kêu của các con vật và để trẻ nhặt đúng tấm card có hình con vật đó.
Hỏi những câu hỏi như: Mắt con đâu? Tai con đâu? và dạy trẻ dùng tay chỉ. Thời kỳ này trẻ có thể phân biệt được các bộ phận của cơ thể.
Dạy trẻ những hiểu những câu từ cơ bản như: đưa cho mẹ cái gì, cái đó không được.
Thời kỳ này trẻ hay đập, vỗ mọi thứ, bất kể là gì. Có thể thử cho trẻ chơi những đồ có tính chất cơ khí, ví dụ như món đồ mà hễ lắc là phát ra tiếng kêu, hoặc khi ấn vào sẽ có âm thanh. Cũng có thể chơi trò bắt chước tiếng mẹ hay tiếng các con vật…

Xúc giác.
Cho trẻ một tờ giấy để vo tròn lại, hoặc cho trẻ chơi với giấy bóng kính. Động tác vo tròn giấy sẽ tập cho trẻ dần dần biết vẫy tay, ấn nút, vỗ tay…
Dạy cho trẻ nhặt những món đồ nhỏ để luyện cách cầm nắm bằng ngón cái và các ngón khác. Điều này rất quan trọng vì chỉ có con người mới làm được.

Tri thức
Dạy trẻ cách thao tác những đồ chơi đơn giản. Đặt một chiếc hộp âm nhạc trước mặt trẻ, lên dây cót, để hộp xoay rồi quan sát xem khi chiếc hộp dừng lại trẻ sẽ làm thế nào. Buộc đồ chơi trong chiếc khăn tay và quan sát trẻ. Tiếp theo buộc một bộ phận của đồ chơi. Sau đó giấu vào hộp, giấu dưới gậm bàn… Đầu tiên trẻ sẽ chưa biết tìm ra vật bị giấu, nhưng dần dần sẽ làm được. Có rất nhiều trò chơi theo kiểu đó. Hãy thử để trái bóng từ chỗ trẻ không với tới lên bàn tay và mang đến gần trẻ. Để đồ chơi lại gần chân trẻ trong khi trẻ đang ngủ. Nếu đồ chơi để ở chỗ cao hơn trẻ có lấy được không? Trẻ có giẫm vào đồ chơi không? Đổi món đồ gần chân trái, rồi chân phải xem sao…
Dạy trẻ bắt chước theo mẹ. Bắt chước há miệng, vỗ tay, xoa tay, nắm tay thành nắm đấm, gõ 2 món đồ vào nhau… Thử cho trẻ chơi trò xếp gạch lên cao, cao bằng mẹ chẳng hạn. Để chiếc gối chắn trước bức tường vừa xếp xem trẻ sẽ làm gì. Để đồ chơi ở cạnh bàn, rồi chắn cái gối giữa trẻ và đồ chơi, nếu trẻ đẩy mạnh cái gối thì đồ chơi sẽ rơi mất. Nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ biết cách lấy gối một cách khéo léo.
Giấu đồ chơi dưới 3 món đồ khác trẻ cũng tìm được. Đầu tiên trước mặt trẻ úp cái bát lên món đồ, trẻ sẽ lấy được ngay. Phủ thêm chiếc khăn giấy lên trên, trẻ vẫn lấy được. Tiếp tục giấu dưới tạp dề của mẹ để trẻ tìm. Khi trẻ biết lấy đồ dưới 2 món khác thì 3 món trẻ cũng sẽ làm được. Hãy ghi nhớ lại xem khi nào trẻ làm được những việc đó.

Vận động
Cho trẻ đu xà.
Với trẻ biết đi thì cho trẻ đi thật nhiều.
Cho trẻ leo lên cao, đá những quả bóng to, ném bóng nhỏ.

Chữ và ngôn ngữ
Đây là thời kỳ quan trọng nhất cho việc phát triển từ vựng. Từng bước hướng dẫn để trẻ biết làm theo lời mẹ nói. Về con chữ thì trẻ có thể nhớ được 1 chữ, từ đó cho trẻ chơi trò tìm xem chữ đó nằm ở đâu. Khi trẻ nhớ được chữ thì viết chữ đó vào tấm card, rồi từ đó gia tăng dần số tấm card. Tấm card không phải để cho trẻ đọc mà là để cho trẻ nghe hiểu. Nếu trẻ chưa nhớ được cũng không cần sốt ruột, có khi để nhớ được chữ phải mất cả nửa năm. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ, và điều quan trọng là không được từ bỏ.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Dạy gì cho trẻ 4 tuổi?

Theo Glenn Doman, trẻ ở giai đoạn 4 tuổi, đây là thời kì trẻ có khả năng nhớ từ nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con càng nhiều từ càng tốt. Vậy thì nên làm thế nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ? Việc quan trọng trước tiên là việc hàng ngày cha mẹ phải nói chuyện với con mình hết khả năng có thể được. Quan trọng là nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc, dùng từ chính xác như nói với người lớn, và dùng cách nói chuyện theo chủ để, có cốt truyện để trẻ có thể tư duy, suy luận được.

Kỹ năng vận động ở trẻ lên 4
• có sự phối hợp sắp xếp và cân bằng của một người trưởng thành – cũng như sức mạnh của các cơ bắp để thực hiện các họat động phức tạp hơn.
• thích chuyển động không ngừng – leo trèo, đu đưa, nhảy lộn nhào và nhảy chân sáo.
• thích viết, vẽ, tạo dáng, cắt dán và xây dựng các mô hình.
• những hình ảnh trong các bức vẽ bằng tay sẽ bao gồm tất cả các thành phần quan trọng như mắt, mũi và miệng – mặc dù chúng không có vẻ gì giống người đối với bạn.

Kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ lên 4
• có thể đếm đến 10 hoặc hơn thế.
• có thể kể ra ít nhất bốn màu sắc.
• Thích sử dụng các từ ngữ không hay lắm mà bé vô tình nghe được và đặc biệt thích thú với vẻ sửng sốt trên gương mặt bạn khi bé thốt ra chúng – đừng phản ứng quá mạnh mẽ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu những từ đó có ý nghĩa không hay, ở độ tuổi của trẻ thì không nên

Những thay đổi ở trẻ 4 tuổi
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ 4 tuổi sẽ chậm lại so với lứa tuổi trước đó. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ chính thức bước vào lứa tuổi thiếu thiếu niên. Bạn bắt đầu lo lắng khi thấy cả năm quần áo con mình mặc không có biểu hiện cộc hay chật chội. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Thực ra, nếu để ý bạn sẽ nhận ra những chiếc quần đã bắt đầu ngắn đi. Ttốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ tuổi tăng được khoảng 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn.
Chúng ta cũng không thể đo được tốc độ phát triển của đôi chân. Có khi chúng phát triển rất nhanh, chúng ta sẽ phải thay một đôi giày khác nhưng cũng có khi một đôi giày chúng sẽ đi được trong khoảng thời gian dài. Nói chung, chân và tay của trẻ sẽ phát triển cân đối cùng với sự phát triển của chiều cao. Nếu bạn đánh dấu chiều cao của con mình lên cánh cửa và nhận thấy con mình cao chậm hơn 2cm trong 6 tháng thì hãy tìm đến những lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Còn nếu bạn thấy quá lo lắng vì con mình hơi mũm mĩm thì hãy đo chỉ số BMI để kiểm tra xem con mình có bị béo phì hay không. Bạn cần lưu ý rằng chỉ số BMI tăng theo từng độ tuổi.

Các kĩ năng trẻ 4 tuổi đạt được
Trẻ em 4 tuổi có khả năng nhảy cao, nhảy chân sáo, nhảy lò cò, ném bóng, đá bóng , leo trèo và hoàn toàn có thể tự mặc được quần áo mặc dù thỉnh thoảng bé vẫn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Chúng ta nên hiểu rằng, trong giai đoạn này, nếu hỗ trợ bé vấn đề gì thì chỉ là sự hướng dẫn để bé luyện tập và làm theo, không nên làm thay cho bé. Cũng trong độ tuổi này, bé đang rất hiếu động, một số trò chơi vận động như leo trèo, đá bóng rất được các bé yêu thích. Tuy nhiên, một số bé vẫn còn e dè khi tham gia chơi cùng các bạn, phụ huynh nên lưu ý để động viên bé kịp thời.
Ở độ tuổi này, trẻ em có những cố gắng lớn trong việc dùng kéo và có khả năng vẽ một vài bức tranh giống như đang miêu tả con người. Mặc dù khi ngừơi lớn chúng ta nhìn vào thì khả năng cầm bút vẫn còn rất vụng về nhưng trên thực tế, cách cầm bút của chúng đã cứng cáp hơn rất nhiều. Nếu bạn động viên và khen ngợi kịp thời, con bạn có thể sẽ viết được cả tên của mình. Một số trẻ 4 tuổi có khả năng buộc được cả dây giày nhưng con số này rất ít.

Chứng khó phối hợp động tác
Khoảng 5% trẻ em ở độ tuổi này gặp khó khăn trong việc sử dụng dao dĩa, buộc dây giày và bắt bóng. Đối với một số, đây chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian, còn đối với số khác, đây lại là ảnh hưởng của điều kiện phát triển, khoa học gọi là chứng khó phối hợp động tác. Điều này xảy ra do não không có khả năng sắp xếp các trình tự công việc. Biểu hiện thường thấy là trẻ hay đung đưa chân, vụng về và không chịu ngồi yên một chỗ. Những nhóm trẻ này cũng rất hay gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Hai cách tốt nhất để giúp nhóm trẻ này là động viên để trẻ cố gắng thực hiện mục tiêu và tạo điều kiện để trẻ tập trung chú ý vào việc mình đang làm. Hầu hết trẻ mắc chứng khó phối hợp động tác đều không cần tìm đến bác sĩ nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, gặp khó khăn trong học tập thì chúng ta nên tìm lời khuyên từ chuyên gia và cho trẻ tập các bài tập trị liệu.

Mẹo dành cho cha mẹ có con tuổi lên 4
Trẻ lên 4 đang ở trong giai đọan học hỏi khá quan trọng. Hãy để bé sải những bước chân tự nhiên trong khi bạn đưa ra cho bé các cơ hội để khuyến khích thúc đẩy lòng hăng hái và sức sang tạo ở bé. Đưa bé đến sở thú, các bảo tàng và đừng bỏ qua các phòng trưng bày tranh. Có rất nhiều sách hay có thể làm rõ các khái niệm không gian mà bé cần biết như trên và dưới, cũng như các khái niệm đối nghịch như to và nhỏ.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Hội thảo: Giáo Dục Sớm - Khơi Dậy Tiềm Năng Cho Con

Thư mời tham gia Hội thảo
GIÁO DỤC SỚM – KHƠI DẬY TIỀM NĂNG CHO CON

Các cha mẹ thân mến !
Làm cha mẹ, ai cũng muốn có những đứa con khỏe mạnh và thông minh. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng : Sự thông minh của mỗi chúng ta được quyết định bởi số lượng các tế bào thần kinh và số lượng các kết nối thần kinh giữa các nơ-ron thần kinh. Trong khi các tế bào thần kinh liên tục giảm thì các kết nối giữa chúng tăng lên từng ngày nếu có các kích thích đúng từ môi trường sống.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bổ dưỡng để kích thích sự phát triển của não bộ: như các loại sữa bột, thực phẩm chức năng, thuốc bổ…  Tuy nhiên có một loại thực phầm thần dược có công dụng tuyệt vời thì ít được chú ý. Đó chính là các bài tập phát triển thể lực.

dậy bé vận động theo phương pháp glenn doman
Phát triển thể lực cho bé theo phương pháp Giáo dục sớm


Ai cũng biết vận động giúp cơ bắp chắc khỏe, cơ thể mạnh mẽ. Có bố mẹ nào biết vận động nhiều giúp chúng ta và đặc biệt là con trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn? Vận động nhiều giúp chúng ta nhìn rõ hơn, nghe tinh hơn, cảm nhận tốt hơn, khéo léo cơ thể hơn?  Vận động nhiều giúp chúng ta tập trung hơn, phát hiện và xử lí vấn đề thông minh hơn? Vận động nhiều giúp chúng ta định hướng không gian tốt hơn, định vị thương hiệu và thị trường tốt hơn? Vận động nhiều hình thành năng lực cố gắng, vượt qua nghịch cảnh?..
Vậy khi nào thì dạy  con và nên dạy những gì là điều làm cha mẹ băn khoăn nhất hiện nay. Hiểu và chia sẻ với các gia đình nên Trung tâm FFC - KIDS’GYM đã tổ chức buổi hội thảo với nội dung “ Hiểu về giáo dục sớm” để cùng các cha mẹ chia sẻ và có cái nhìn toàn diện về Giáo dục sớm.

phát triển trí não cho bé
Phát triển trí não cho bé theo phương pháp Giáo dục sớm

Hội thảo sẽ đề cập đến:
-          Khái niệm về Giáo dục sớm
-          Cơ sở khoa học của giáo dục sớm
-          Phát triển thể lực và phát triển trí tuệ cho bé
-          Trải nghiệm chương trình vận động tại FFC – KIDS’GYM
Thời gian hội thảo : 15h00 – 16h40, Chủ nhật ngày 25/5/2014.
Địa điểm: Trung tâm Đào tạo và  Nghệ thuật Những Ngón Tay Bay.
Khu tổ hợp Hapulico, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chi tiết xin liên hệ: Phòng tuyển sinh, Trung tâm Đào tạo và  Nghệ thuật Những Ngón Tay Bay
Điện thoại: 04 6657 2929/ 04 6290 6767

Facebook: https://www.facebook.com/KidsGymVN

Các bố mẹ hãy nhanh tay đăng ký !!!
hội thảo giáo dục sớm - khơi dạy tiềm năng cho cho

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm dạy flash card phương pháp Glenn Doman hiệu quả

Dạy chữ sớm bằng phương pháp Glenn Doman giúp bé phát triễn não phải , giúp bé phát triễn ngôn ngữ nói, bổ sung vốn từ phong phú cho bé. Ngoài ra dạy chữ bằng flash cards còn giúp bé luyện trí nhớ, biết đọc sớm nhằm tạo niềm đam mê đọc sách từ bé, tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ của loài người. Khoa học đã chứng minh rằng não của trẻ từ 0 đến 3 tuổi có khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn kể cả thông tin không có logic điển hình là ngôn ngữ nói.
flash card glenn doman
Vậy làm thế nào để dạy chữ sớm bằng flash card? Bạn phải chuẩn bị tối thiểu 1000 thẻ tiếng việt bao gồm 200 từ đơn , 800 từ ghép và câu đơn giản. Phương pháp dạy: mỗi ngày bạn cho bé xem 5 từ, mỗi từ 1 giây , ngày cho xem từ 2 đến 3 lần. Thẻ chữ đơn làm trên bìa cứng khổ 13x31cm , từ ghép và câu đơn giản khổ 13x40cm . Chiều cao chữ 7.4cm , nét chữ 1.25cm.
Ngày thứ nhất cho xem 5 từ đơn.
Ngày thứ 2 bỏ 1 từ cũ và thêm 1 từ mới.
Cứ như vậy lần lượt cho xem 200 từ đơn thì chuyển qua xem từ ghép. Khi bạn cảm thấy bé bắt đầu hứng thú với việc học này thì bạn tăng dần số chữ lên 1 lần xem lên . con mình 20 tháng 1 lần xem đến 40 thẻ và mỗi ngày bỏ 5 từ cũ ra và thêm 5 từ mới vào.
Nguyên tắc làm từ đơn: những từ thật gần gũi với bé, bé thường xuyên được nghe. Ngoài ra khi kết thúc việc dạy bạn nên bế con đi xung quanh và chỉ cho con xem mọi thứ xung quanh bé, đọc to những đồ vật đó lên.
Nguyên tắc làm từ ghép: ban đầu là ghép từ những từ đơn đã dạy. Có thể là 1 từ đơn đã dạy ghép với 1 từ mới hoặc cả 2 từ đều đã dạy. Càng về sau làm từ ghép càng phức tạp và quan trọng là phải đủ hết các vần của tiếng Việt. ví dụ như vần ân thì có từ cân, vần an thì có từ bàn. Đủ hết các vần để làm gì? Khi bạn dạy được 1000 thẻ từ ghép và đủ hết các vần thì não của bé đã tích hợp đủ thông tin để có thể tự tổ hợp ra từ mới chưa học mà bé vẫn đọc được? Nghe có vô lý lắm không? Thực sự là bé có khả năng đó. Để tìm hiểu thêm bạn hãy tìm đọc quyển ” Tăng cường trí thông minh cho trẻ” chương “hàng triệu kết nối trong 30 giây” để hiểu thêm về khả năng này.
Những nguyên nhân dẫn đến việc dạy chữ không hiệu quả:
Thứ 1: không đúng phương pháp. Bạn rất thích thẻ 1 mặt hình và một mặt chữ . Thực tế học thẻ này thì con bạn vẫn có thể đọc được một số chữ như “con bò”, “cái ghế”. Nhưng mà có rất nhiều từ không thể diễn tả bằng hình ảnh được. Bạn muốn bé học từ nào là hiểu từ đó có nghĩa là gì. Nhưng thực tế việc dạy chữ diễn ra trong thời gian rất nhanh và thời gian con lại đó là bạn chơi cùng bé, chỉ cho bé xem mọi thứ. Đến một lúc nào đó bé nhận ra được những từ mình học chính là những cái mình đã nghe, đã nhìn thì bé sẽ cảm thất vui sướng hơn rất nhiều nếu được biết nó ngay lập tức. Một nguyên nhân nữa là: bạn không đủ kinh phí để đầu tư 1 bộ 1000 thẻ hình mà bạn chỉ mua 100-300 thẻ và sau đó dạy xong rồi thôi. Bạn còn thích cả dán chữ lên tường. Bạn hi vọng là bé mỗi ngày đi qua đi lại sẽ được ôn lại nhiều lần. Thực tế là việc làm đó làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú với chữ nữa.
Thứ 2: Bạn có một khởi đầu không tốt. Ngày đầu tiên bạn đưa cho bé xem 5 thẻ và bé chẳng để ý gì đến bạn. Ngày thứ 2, thứ 3 kết quả cũng như vậy và bạn kết luận con mình không thích học cái này. Thực tế con bạn còn quá bé để hiểu được việc bạn đang làm gì . Và lời khuyên cho các bạn giai đoạn này là hãy cố gắng từ 2-3 tuần . Hằng ngày và đúng giờ. Việc làm này dần dần sẽ thu hút bé.
Thứ 3: Bạn tráo thẻ quá chậm. Bạn nên biết rằng não phải chỉ tiếp nhận thông tin 1 thông tin/1 giây. Nếu chậm hơn thì nó sẽ lưu vào não trái. Mà giai đoạn từ 0-3 tuổi não trái chưa phát triễn được nhiều dẫn đến việc trẻ rất khó nhớ hơn là flash nhanh.
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman – 0988.23.8068

Theo glenn-doman.biz

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-6 tháng

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Em bé hay bi ba bi bô rất nhiều. Bé cũng cần được nhu cầu giao tiếp. Mẹ nên cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé.
Cách nói chuyện với bé theo phương pháp Glenn Doman:
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
phat trien ngon ngu cho tre 4-6 thang
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh  cho bé 4-6 tháng tuổi.
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách nói chuyện với thai nhi dưới đây:
Từ tuần thứ 8, thính giác và tai của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là lúc bạn có thể giao tiếp với bé.
Âm thanh là cách kết nối đầu tiên của thai nhi với thế giới bên ngoài. Từ những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể tạo môi trường giao tiếp sôi động, kích thích thính giác của con phát triển.
Thai nhi nghe được từ lúc nào?
Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.
Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.
Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.
Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.
Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…
Những cách thức giao tiếp
Một số bố mẹ có con đầu lòng thường thắc mắc: “Bắt đầu nói chuyện với thai nhi như thế nào?” hay: “nói chuyện gì”.
Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…
Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe.
Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.
Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.
Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
Bố, ông bà, anh chị có thể trò chuyện, giúp bé kết nối với những người thân. Qua đó, tình thân sẽ càng thắt chặt hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Chia sẻ của bố mẹ áp dụng phương pháp Glenn Doman thành công

Phương pháp Glenn Doman từ năm 2013 trở lại đây dường như có một bước tiếp cận rất mạnh mẽ tới các cha mẹ Việt Nam. Phải chăng đây chính là nỗ lực của những chuyên gia và sự mong mỏi đón nhận của những cha mẹ muốn con cái mình thành tài! Hãy cùng tham khảo các chia sẻ của các chuyên gia về giáo dục sớm cùng với cảm nhận của các phụ huynh đã áp dụng phương pháp này cho bé yêu của mình nhé!
PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người Việt Nam. Ông là những người đi đầu trong việc đưa phương pháp Glenn Doman dần phổ cập hơn tới các gia đình Việt. Ông cho biết:
“Thời gian từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn rất đặc biệt. Tiềm năng của đứa trẻ rất dồi dào, vì các kết nối của hàng tỷ tế bào thần kinh của trẻ xuất hiện. Vậy ở giai đoạn này nếu tác động vào thì ta làm cho đứa trẻ phát triển được về thính giác, thị giác, xúc giác, về vận động, về ngôn ngữ, giao tiếp, cảm xúc…“
Hơn nữa, ông cho rằng:
“Ngày nay người ta đang hiểu nhầm, tưởng là giáo dục sớm tức là nhồi nhét cho đứa trẻ, thì hoàn toàn không phải như vậy. Mà giáo dục sớm là kích thích các tố chất, tiềm năng mà bản thân đứa trẻ đã có“



Ông Lawrence Lee đến từ Singapore, là một diễn giả hàng đầu người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo và hướng dẫn các bậc phụ huynh giáo dục trẻ phát huy tối đa tiềm năng não bộ. Ông khẳng định rằng :
“Vai trò tối quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục sớm cho trẻ. Cha mẹ là người thầy tốt nhất của đứa trẻ. Và trẻ em cũng là học trò vâng lời nhất của cha mẹ. Bởi vì chúng yêu quý họ nhất. “

Chị Lê Thị Vân Anh, Mỹ Đình, Hà Nội cho biết:

“Tôi mong là sau hội thảo này, phương pháp này được đưa vào Việt Nam và truyền bá cho các trường hoặc cho các cha mẹ để họ tiếp thu được, học hỏi từ phương pháp này, áp dụng cho con cái mình làm sao để các cháu phát triển một cách tốt nhất, hiệu quả nhất”.
Chị Đặng Thị Trâm ở Hồ Chí Minh chia sẻ:

“Mới đầu nghe về phương pháp Giáo Dục Sớm Glenn Doman này thực sự là tôi không tin tưởng cho lắm, và sợ dạy bé sớm sẽ làm mất đi sự trong sáng và phát triển tự nhiên của bé. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ hơn tôi mới bắt đầu áp dụng thử, kết quả thật bất ngờ, bé nhà tôi giờ có thể nhận ra nhiều mặt chữ, nhận biết được thẻ chấm Dot card và ngày càng thông minh”


Khóa học Giáo dục sớm Glenn Doman
Các mẹ nhận chứng chỉ khóa học Giáo dục sớm Glenn Doman

Vua Solomon đã từng nói với một người mẹ nếu người chờ tới 2 ngày sau khi sinh con mới bắt đầu giáo dục trẻ thì thực sự nó là muộn rồi. Với phương pháp Glenn Doman, phương châm giáo dục là: chúng ta không cần phải chờ đợi cho đến khi họ đi học. Chúng ta có thể (hơn nữa, nên nghĩ rằng – chúng ta nên) bắt đầu giáo dục cho bé yêu của mình ngay từ khi sinh ra, hoặc, nếu con của bạn không phải là còn là một trẻ sơ sinh – hãy áp dụng ngay sau khi bạn đọc xong bài viết này.

Với Glenn Doman, chỉ cần ngày 3 – 4 lần cùng bé học, mỗi lần 1 – 3 phút, bạn hoàn toàn yên tâm và chờ đợi kết quả ít nhất là 3 tháng. Phương pháp đã được nhiều phụ huynh đánh giá là rất hiệu quả, đem lại những thành quả không ngờ trong việc giáo dục con của họ. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, hoặc qua chuyên mục sản phẩm giáo dục để tham khảo các bộ học liệu cho bé nhé!



Để áp dụng tốt phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman cho trẻ, các bố mẹ có thể sử dụng các bộ sản phẩm Glenn Doman được thiết kế theo chuẩn sau:

- Bộ Sơ sinh: áp dụng cho trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi nhằm kích thích thị giác cho trẻ


- Bộ Dạy trẻ học toán: áp dụng cho trẻ từ trên 3 tháng tuổi gồm bộ Dot-card bộ Thẻ số

- Bộ Dạy trẻ biết đọc sớm: gồm thẻ từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu

- Bộ Dạy trẻ học Tiếng Anh: giúp bố mẹ dạy trẻ học song ngữ theo phương pháp Glenn Doman

- Bộ Dạy trẻ Thế giới xung quanh: áp dụng cho trẻ từ trên 8 tháng tuổi

Những quy luật vàng của Glenn Doman

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc quan trọng dưới đây:

1.    Bắt đầu càng sớm càng tốt
2.    Duy trì sự thích thú trong tất cả các thời gian học
3.    Tôn trọng và tin tưởng trẻ
4.    Chỉ dạy khi bạn và trẻ cảm thấy thích thú
5.    Tạo ra một môi trường học tập tốt
6.    Dừng trước khi trẻ muốn dừng
7.    Giới thiệu học liệu mới thường xuyên
8.    Gọn gàng và nhất quán
9.    Không được kiểm tra thẻ
10.  Chuẩn bị học liệu cẩn thận và để trước
11.   Nhớ luật thất bại – an toàn: nếu bạn không có một thời gian tuyệt vời và con bạn không có một thời gian tuyệt vời thì “hãy dừng lại”. Nếu tiếp tục thì bạn sẽ làm sai.

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc sau:

Và những lời khuyên chúng tôi dành cho bạn (Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman)

-    Việc nên làm:
+ Luôn cổ vũ trẻ.
+ Luôn tự  nhiên, tự phát, không gò bó.
+ Luôn vui vẻ.
+ Hãy thoải mái.
+ Hãy là chính mình.

-    Việc không nên làm:
+ Không chờ đợi trẻ học.
+ Không ép trẻ học.
+ Không đe dọa trẻ.
+ Không cao giọng với trẻ.
+ Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.

-    Thái độ đúng khi dạy trẻ học sớm:
+ Luôn tin cậy con mình.
+ Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
+ Chuẩn bị trước mỗi lần dạy.
+ Quan sát trẻ, tự tin khi dạy trẻ.

Đừng quan tâm đến kết quả nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dạy của bé cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ và bạn biết không, trong giai đoạn này chúng ta đang tập trung kích thích sự phát triển não phải cho bé, việc bạn kiểm tra bé là hành động bắt trẻ phải tư duy. Cha mẹ hãy nên nhớ rằng phương pháp Glenn Doman là vừa chơi vừa học bé sẽ nhận được rất nhiều trong quá trình học như  kích thích trí thông mình trong bộ não của trẻ bé với môi trường xung quanh, về toán học, về chữ, kích thích thị giác.
Để áp dụng tốt phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman cho trẻ, các bố mẹ có thể sử dụng các bộ sản phẩm Glenn Doman được thiết kế theo chuẩn sau:

- Bộ Sơ sinh: áp dụng cho trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi nhằm kích thích thị giác cho trẻ

- Bộ Dạy trẻ học toán: áp dụng cho trẻ từ trên 3 tháng tuổi gồm bộ Dot-card và bộ Thẻ số

- Bộ Dạy trẻ biết đọc sớm: gồm thẻ từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu

- Bộ Dạy trẻ học Tiếng Anh: giúp bố mẹ dạy trẻ học song ngữ theo phương pháp Glenn Doman

- Bộ Dạy trẻ Thế giới xung quanh: áp dụng cho trẻ từ trên 8 tháng tuổi

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Cách dạy bé học sớm theo phương pháp Glenn Doman

I. Dụng cụ
Dụng cụ : 1 bộ dot card gồm 101 thẻ.
Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 30x30cm dày 1cm. Cắt decal 5050 chấm đường kính 1.5cm.
Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài.
II. Phương pháp dạy
1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin hãy đọc phần đúng độ tuổi của trẻ rồi quay lại đọc phần này.
Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần.

Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây.

Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự.

Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự.

Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự lien tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây:

Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22.

Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24.

Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26.

Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28.

Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32.

Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34.

Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ.

Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau:

20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ.

Làm tương tự trong 1 tuần.

Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2x3=6, 5x6=30, 9x4=36.

Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2.

Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3x5=15, 90/3=30.

Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ 100 thẻ. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài.

2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần.
3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần.
4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn thì phương pháp này không còn thích hợp cho trẻ nữa. Bạn nên tìm phương pháp khác dạy sẽ tốt hơn.

Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần.
III. Các nguyên tắc khi dạy
1. Bắt đầu càng sớm càng tốt.
2. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi bắt đầu.
3. Chỉ dạy khi trẻ vui vẻ.
4. Không kiểm tra trẻ xem có nhớ hay không.

Theo hnews.vn

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)