Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

6 hoạt động các ông bố nên làm cùng con gái

Giữa bố và con gái luôn có một tình cảm yêu thương gắn bó đặc biệt nhưng không phải ông bố nào cũng biết cách thể hiện tình yêu và quan tâm con gái. 10 hoạt động được gợi ý dưới đây có thể giúp các ông bố thể hiện tình yêu con nhiều hơn nữa.

1. Nấu ăn

Dành thời gian nấu ăn hoặc học nấu ăn cùng con gái là một ý tưởng không tồi chút nào. Bạn có thể bắt đầu bằng việc cho con gái làm những việc phụ bếp như lấy dồ giúp bạn, nhặt rửa rau hay trộn các thứ lại với nhau. Điều đó vừa tạo ra niềm vui, vừa thu hẹp khoảng cách giữa bố và con gái, lại vừa có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Những bài học nội trợ đầu tiên không nhất thiết phải bắt nguồn từ những bà mẹ mà ngay cả những ông bố cũng có thể giúp các bé gái tự tin vào bếp và yêu thích công việc nội trợ. Dần dần bạn hãy thử những công việc thú vị hơn, có sự gắn kết cao hơn như làm bánh. Những chiếc bánh bố và con gái cùng làm để cả nhà thưởng thức hay để dành tặng mẹ sẽ làm những kí ức đẹp cho con gái của bạn.

2. Đi bộ

Đi bộ hoặc bất kì một hoạt động thể thao nào cũng giúp tình bạn giữa cha và con gái tăng lên một cách đáng kể. Các hoạt động ngoài trời kéo bố con bạn tránh xa sự xao nhãng mà tivi, máy tính và các thiệt bị điện tử mang lại. Cùng hít thở không khí trong lành, có thêm thời gian ở cùng nhau và tâm sự trong quá trình hoạt động thể thao là một hoạt động vô cùng lí thú và bổ ích bố và con gái.

Ảnh minh họa

3. Xem phim

Khi xem phim cùng con gái, những ông bố có thể nắm bắt được khá nhiều điều về tâm lí tình cảm của trẻ về sự yêu, ghét, thích thú..., những điều mà bình thường đôi khi bạn khó nhận ra. Bạn cũng có thể kiểm soát được nội dung trẻ tiếp nhận thông qua kênh phim ảnh.

4. Đọc sách

Khi những cô bé còn nhỏ, những người bố có thể đọc cho chúng những quyển sách mà mình chọn. Dần dần lớn lên bạn có thể chuyển quyền lựa chọn qua cho những đứa con gái. Đọc sách là khoảng thời gian bố và con gái ở cạnh nhau, truyền thông điệp cho nhau. Song song với việc đọc bạn có thể trao đổi và trả lời hàng vạn câu hỏi của các bé, kích thích tư duy của trẻ. Bản thân các ông bố sẽ lưu lại trong trí nhớ của các bé giọng đọc, sự tin cậy và vốn hiểu biết của bạn. Điều đó thật có ích.

Ảnh minh họa

5. Vẽ

Sự sáng tạo của con trẻ là rất đáng kinh ngạc mà chúng ta không thể nào có thể hiểu biết hết được mà người lớn dường như thường giết chết sự sáng tạo của con trẻ. Vẽ (hay các hoạt động sáng tạo khác như tô, nặn, ...) là thời gian để chúng ta có thể nắm bắt sự sáng tạo, luyện tập trí tưởng tượng của con trẻ và dành sự khích lệ cho chúng, tạo sự tin cậy.

6. Mua sắm

Mua sắm là sở thích của phần lớn các bé gái. Khi bạn thực sự dành thời gian cho việc đưa con gái đi mua sắm thì các bé gái sẽ đánh giá cao việc làm của bố. Bên cạnh việc có thời gian đi cùng nhau, chia sẻ niềm vui với con, việc đi mua sắm còn có thể sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về gu thẩm mĩ, sở thích của con gái. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dạy chúng cách tiêu tiền, một vài mẹo quà tặng dành cho bạn khác phái, giúp con gái hiểu thêm về thói quen mua sắm của mình.

Ảnh minh họa

Tình cảm của các ông bố dành cho con gái luôn khác biệt so với những cậu con trai tinh nghịch. Giữa bố và con gái luôn thân thiết và tình cảm hơn rất nhiều. Bất kỳ ông bố nào cũng hạnh phúc khi con luôn quấn quýt với mình. Bạn không thể thường xuyên dành thời gian cho cô con gái đáng yêu của mình nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng thời gian mình có một cách chất lượng và hiệu quả nhất để bạn và con có thể chơi đùa cùng nhau.

Theo glenndoman

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Quá đáng yêu với bộ tranh "Nhật ký của mẹ"

"Tiêu rồi..." là câu đầu tiên mẹ thốt lên khi biết tin mình... có bầu. Và kể từ đó có không biết bao thay đổi đã diễn ra được người mẹ trẻ tâm sự qua những nét vẽ trong "Nhật ký của mẹ".

Những dòng tâm sự hài hước qua tranh của một bà mẹ trẻ có nick name là Kawa Chan về những thay đổi khi mang bầu đang được cộng đồng mạng cũng như các mẹ hết sức yêu thích. Nội dung cuốn Nhật ký của mẹ bằng tranh này kể về một thời "tuổi trẻ mẹ chỉ thích rong chơi" và "chưa từng nghĩ đến việc chăm sóc một em bé". Thậm chí khi biết tin có bầu, cảm giác đầu tiên của người mẹ trẻ này là: "Tiêu rồi".

Thế nhưng những điều kì diệu mang tên "đứa trẻ" đem đến đã làm thay đổi mọi suy nghĩ của người phụ nữ vốn ham chơi và vô lo vô nghĩ này. Chúng tôi cá với bạn rằng, khi xem những bức tranh này bạn cũng sẽ tìm thấy mình ở trong đó.

Cùng xem bộ tranh Nhật ký của mẹ đầy hài hước, thú vị nhưng vô cùng xúc động này nhé!




Theo glenndoman

Cách tránh sai lầm khi dạy con

Trong nhiều trường hợp, các bé có thể khiến ba mẹ hoàn toàn mất kiểm soát. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn khi ba mẹ mắc sai lầm trong cách dạy con như không tuân thủ nguyên tắc hay chỉ chú ý đến các mặt tiêu cực… Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn cải thiện tình hình

Ảnh minh họa


Không rời xa nguyên tắc

Một khi bạn đã đặt ra nguyên tắc như bé lớn không xưng hô “mày, tao” với bé nhỏ, không đi giày khi đã bước vào nhà… thì cần nhắc bé làm theo. Nếu bạn quá lơi lỏng, bé sẽ không hiểu tại sao có lúc bạn cho phép, đến lúc khác thì lại không cho phép những hành động này.

Vì vậy, đối với các nội quy trong nhà, thời khóa biểu ăn, ngủ, học tập, bạn cần thực hiện chặt chẽ để tạo ra một thói quen tốt cho bé và cả gia đình. Nếu bạn thấy bé đã duy trì tốt các thói quen của mình thì có thể nới lỏng quy tắc, nhưng nhớ là thỉnh thoảng thôi nhé, bằng không bạn sẽ phải mất thời gian tập lại thói quen từ đầu cho con.

Có cái nhìn bao quát

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, ba mẹ có khuynh hướng tập trung theo dõi những việc họ không muốn con mình làm. Vì vậy, cá tính nghịch ngợm của bé có thể khiến ba mẹ cảm thấy những khía cạnh tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Một lần làm vỡ chồng chén đĩa, la khóc om sòm sẽ dễ bị ghi nhớ hơn là lời chào ngoan ngoãn hay thói quen đi ngủ đúng giờ của bé.

Để khắc phục lối nhìn nhận này, ba mẹ nên chú ý hơn đến những hành động tích cực của bé và ghi nhận những hành động đó. Cách thức rất đơn giản, chỉ là một lời khen ngắn gọn như: “Mẹ thích sự thân thiện của con khi chơi với các bạn đấy”.

Quan tâm đến trạng thái của bé


Nếu bạn đang cố phân tích hơn thiệt với một đứa trẻ giận dữ hoặc đang đói và mệt thì nên dừng lại. Bé sẽ không tập trung vào những gì bạn nói. Đừng bỏ qua những “cảnh báo” như bé đang chán, đói hoặc mệt mỏi. Nên để cho bé vui vẻ, khỏe mạnh và có tâm thế thật thoải mái khi nghe bạn nói chuyện.

Không nuông chiều những đòi hỏi vô cớ

Những lời mè nheo của trẻ nhỏ đôi khi khiến bạn thấy bực bội. Quả là khó chịu khi bạn thì đang bận bịu chuẩn bị bữa tối, còn bé thì khóc toáng lên và đòi đi công viên. Nếu bạn nhượng bộ thì ngay lập tức, điều này sẽ càng khuyến khích bé nhõng nhẽo nhiều hơn. Bé đã đủ lớn để biết cách đưa ra đòi hỏi và nắm được điểm yếu của ba mẹ. Đối với sự mè nheo này, tốt hơn hết là bạn không đáp ứng.

Điều chỉnh thời khóa biểu của bé

Bạn cứ hết đưa bé đến lớp học nhạc rồi lại học vẽ, học nhảy… và rồi tự hỏi vì sao con thường mất ngủ hoặc thức quá khuya. Sự thực là, bé cần thời gian để “hạ nhiệt” sau những hoạt động sôi nổi đó, dù đã thấm mệt nhưng bé không dễ dàng đi vào giấc ngủ như bạn nghĩ đâu.

Đừng để bé bị quá tải mà hãy dành cho bé một khoảng thời gian để vui chơi thư giãn sau những giờ học tại trường.

Khuyến khích bé vui chơi

Những điều quý giá nhất đối với lứa tuổi này chính là vui chơi tự do. Đó là cách tốt nhất để thúc đẩy bộ não phát triển. Ngay cả những việc nhà như quét nhà, dọn bàn cũng chỉ là trò chơi với bé. Bé sẽ làm tốt khi nào mình thực sự vui và muốn làm.

Dành thời gian riêng cho con

Một khi bạn đã lên lịch để chơi cùng bé, đừng để những cuộc điện thoại, cái hẹn bất ngờ hay email, tin nhắn Facebook… cắt ngang. Đó là khoảng thời gian chỉ dành cho ba mẹ và bé mà thôi. Bé luôn biết khi nào mình được quan tâm thực sự, khi nào không. Chỉ một nửa giờ thực sự tập trung, nhiệt tình và vui nhộn cùng con còn quý giá hơn bỏ ra cả ngày mà đầu óc bạn lại đang bay bổng ở đâu đó xa lắc.

Phản ứng khéo léo khi con nói dối

Ba mẹ cần xem xét hiện tượng nói dối ở khía cạnh trải nghiệm và cảm xúc. Khi nói dối, bé sẽ có một chút sợ hãi, một chút phấn khích và bé vẫn biết rằng hành động đó sai trái. Nếu bạn tỏ ra quá sức giận dữ và chỉ chăm chăm vào những nguyên tắc đạo đức, bé sẽ cảm thấy mình phạm một lỗi quá nặng nề và trở nên hoảng hốt. Chỉ cần nói với bé rằng, “ba mẹ thấy rằng việc làm đó không tốt, và chắc con cũng vậy phải không nào”. Kiên nhẫn và bao dung là hai đức tính quan trọng mà bạn cần khi muốn cải thiện tật nói dối của bé.

Theo glenndoman

Trẻ con nên được dậy sớm và vận động nhiều vào buổi sáng

Hầu hết cha mẹ hiện nay đang dồn rất nhiều tâm sức vào chuyện ăn, chuyện học của con mà xao nhãng hoặc quên mất việc giúp con rèn luyện thể chất thông qua các hình thức vận động và các môn thể thao.

Theo các chuyên gia giáo dục và bác sĩ tại Nhật Bản, khái niệm “bộ não buổi sáng” rất quan trọng đối với trẻ, ngay từ khi trẻ mới chào đời. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng, nếu ngay từ nhỏ, trẻ được tắm nắng và vận động nhiều vào buổi sáng (trưa) thì não bộ của trẻ sẽ được kích thích thông qua sự tiếp xúc của năm giác quan để qua đó giúp các “serotonin” phát triển. (“Serotonin” là một thần kinh quan trọng của não giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ, chỉ huy tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc phong phú, loại bỏ cảm giác bất an, lo sợ để thay thế bằng cảm giác an toàn, tươi trẻ hơn).

Muốn con “ăn ngon, ngủ kỹ” thì cha mẹ nên cho con dậy sớm và vận động nhiều vào buổi sáng (ảnh minh họa)
Vận động còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành nhân cách, rèn luyện tinh thần, cá tính như khả năng làm việc nhóm, ý chí phấn đấu, kỹ năng xử lý hành động… Vì thế, các bác sĩ Nhật Bản khuyên rằng, muốn con “ăn ngon, ngủ kỹ” thì cha mẹ nên cho con dậy sớm và vận động nhiều vào buổi sáng.

Bố mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con những kỹ năng vận động đơn giản tại nhà bằng các bài tập thú vị sau đây:

1. Trẻ nhỏ rất thích vận động cùng âm nhạc và bắt chước động tác của các loài vật. Hãy dạy con cách trườn như một con rắn, bò như rùa bằng bốn chân hay nhảy cao như thỏ… Đó chính là những động tác vận động cơ bản nhất.

2. Chơi trò “bánh bích quy”: Đây là trò chơi “thử thách” trẻ giữ thăng bằng bằng mông của mình mà không cần dùng tay hay chân chống xuống đất. Hướng dẫn con ngồi duỗi thẳng tay chân ra phía trước rồi dần dần nâng cao chân lên. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy cùng con thực hiện động tác này và giữ thăng bằng trong khoảng 10 đến 30 giây. Đây là bài tập rất tốt để phát triển cơ bụng cho trẻ.

3. Chơi với bóng: Chuẩn bị loại bóng nhựa chất liệu nhẹ và khuyến khích con dùng bàn tay đập bóng lên cao, đập bóng vào tường, đập bóng xuống đất. Hãy đếm xem con có thể đập bao nhiêu lần trước khi bóng bị rơi. Bài tập này sẽ giúp trẻ học cách phối hợp tay và mắt rất tốt.

4. Làm rô-bốt: Cho trẻ đứng quay lưng về phía cha mẹ rồi đứng lên bàn chân của cha mẹ, sau đó cha mẹ cầm tay trẻ và di chuyển xung quanh nhà. Mọi đứa trẻ đều rất thích thú khi được chơi trò chơi này.

5. Đôi chân thần kỳ: Thay vì làm một số việc bằng đôi tay, hãy làm việc đó bằng đôi chân của trẻ. Một số việc vặt gợi ý cho con: dùng chân để “gắp” quần áo bẩn vào giỏ giặt đồ, “gắp” đồ chơi vào giỏ, hộp cất đồ chơi…

6. Nhảy lò cò: Hãy vẽ các “bản đồ” vị trí khác nhau và cùng con nhảy lò cò hoặc nhảy hai chân vào các vị trí đó. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các vòng tròn nhựa và sắp xếp ở các vị trí khác nhau để con nhảy vào vòng tròn theo một “lộ trình” nhất định.

7. Chơi trốn tìm: Trẻ nhỏ rất thích chơi trốn tìm cùng bố mẹ, hãy chơi đều đặn trò chơi này với con hàng ngày, có thể vào buổi tối trước khi đi ngủ để các bé có giây phút thư giãn vui vẻ và nhẹ nhàng, giúp có một giấc ngủ thật ngon.

8. Đi bộ: Cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con đi bộ, leo cầu thang nhiều nhất có thể. Hãy bắt đầu với một cự ly ngắn, vừa phải với sức của con và tăng dần cự ly đó lên. Bài tập này rất có ích trong việc rèn luyện sức bền cho trẻ.

Một điều quan trọng lưu ý cha mẹ khi vận động cùng con là cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tập luyện. Đó là mặc trang phục phù hợp, hiểu rõ về động tác mình thực hiện, không ép buộc con khi con chưa sẵn sàng thực hiện động tác, chọn nơi tập luyện an toàn cho con, cho con uống đủ nước khi bé vận động ra nhiều mồ hôi.

Theo glenndoman

Đoán tương lai những em bé sinh sau 2010

Theo dự đoán, những em bé sinh sau 2010 sẽ có thu nhập trung bình dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần so với thời điểm hiện tại.

Nhìn những thiên thần bé xíu đang say sưa ngủ trong nôi, mẹ thật khó để tưởng tượng rằng cục cưng của mình sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai. Mẹ cũng thường băn khoăn rằng khi lớn lên con có thành đạt, khỏe mạnh hay nghèo khó, yếu đuối,...Nhưng thật may là theo nhà nghiên cứu xã hội Mark McCrindle thì, “thế hệ Alpha” – những em bé sinh ra sau năm 2010 - được dự đoán sẽ trở thành thế hệ có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới, và có 1 tương lai nhìn chung là tốt đẹp. Trong cuốn sách của mình và Emily Wolfinger, Mark McCrindle dự đoán rằng “những em bé thế hệ Alpha” sẽ có một cuộc sống rất khác so với cha mẹ mình.

Về tiền bạc

Đến năm 2030, thu nhập trung bình dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần so với thời điểm hiện tại. Tất nhiên, chi phí sinh hoạt sẽ tăng lên theo cấp số nhân và tuổi nghỉ hưu cũng tăng, hầu hết mọi người sẽ phải làm việc cho đến khi họ không còn đủ sức khỏe nữa. Nhưng thật may mắn là thế hệ Alpha sẽ thận trọng hơn về tài chính như: hạn chế dùng thẻ tín dụng, “xua đuổi” những món nợ “xấu” và biết tiết kiệm tiền nhiều hơn. Do đó, hiển nhiên là chất lượng cuộc sống sẽ được nâng lên đáng kể.

Học vấn

Thế hệ Alpha được dự đoán sẽ được thừa hưởng nền giáo dục tốt nhất với mức học phí giảm đi đáng kể. Có tới 90% học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 và hầu hết trong số đó được đào tạo lên trình độ đại học. Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng.

Sự nghiệp

Đã không còn thời kì mà mỗi người thường “chung thủy” với một công việc nhất định. Thế hệ Alpha sẽ liên tục thay đổi công việc của mình, với mỗi công việc có khi chỉ kéo dài 2 – 3 năm. Bình quân mỗi người thường trải qua tới 6 công việc trong đời.

Những em bé mới sinh sẽ có tương lai khá ổn (ảnh minh họa)

Thế hệ Alpha cũng sẽ không tập trung vào các công việc thuộc ngành công nghiệp, thay vào đó, họ có xu hướng làm nhiều hơn ở những ngành thiết kế, dịch vụ và những công việc mang tính “trí óc” với thu nhập khá cao.

Các mối quan hệ

Chuyện hôn nhân sẽ không còn quá quan trọng với thế hệ Alpha khi đến tuổi trưởng thành. Theo đó, tuổi kết hôn trung bình ở phái nữ sẽ là 26 nhưng 1/3 trong số họ sẽ chẳng mấy quan tâm đến chuyện kết hôn. Đến khoảng năm 2020, các gia đình đơn thân sẽ chiếm tới 1/3 và dự đoán, sự cô đơn, trầm cảm ​​sẽ là một vấn đề đáng lo ngại trong cộng đồng.

Nhà ở

Vấn đề giá cả tăng vọt sẽ càng tồi tệ hơn vào thời điểm đó. Vì thế, không có nhiều người có khả năng mua được nhà riêng và sẽ phải sống cùng bố mẹ thậm chí đến khi 30 tuổi.

Dân số

Theo dự đoán, dân số toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai với số lượng vượt quá 8 tỷ! Điều này ảnh hưởng đáng kể tới việc chăm sóc trẻ em và khiến hệ thống y tế, giáo dục trở nên quá tải. Cũng theo đó, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất, và lao động rẻ nhất thế giới sẽ đến từ Tanzania và Nigeria.

Sức khỏe

Những vắc – xin và liệu pháp gen chuyên biệt sẽ biến ung thư từ “kẻ giết người” trở thành một căn bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, sự gia tăng lối sống “cố định” – phải ngồi quá nhiều để làm việc – sẽ khiến nhiều người phải đối mặt với bệnh tiểu đường, béo phì, viêm khớp, bệnh tim mạch và chứng mất trí nhớ hơn.

Tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình hiện nay là 84,1 tuổi đối với nữ và 79,6 đối với nam giới, nhưng ở thế hệ Alpha, cả nam và nữ có thể đạt tuổi thọ trung bình lên tới 91. Thậm chí, theo dự đoán, 1/3 số người thuộc thế hệ này có thể sống qua tuổi 100.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

7 biểu hiện lúc mới chào đời cho biết trẻ thông minh hay không

Những biểu hiện của trẻ khi mới chào đời và trong khoảng một năm sau đó có thể có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này.


Cười sớm


Khi chào đời, những đứa trẻ thông minh có thể cảnh giác hơn với những trẻ khác. Một số trẻ từ lúc bắt đầu đã tự mình ngẩng cao đầu một lúc, giống như đang quan sát 4 bên xung quanh, có lòng hiếu kỳ mạnh mẽ đối với cuộc sống.

Ảnh minh họa

Một đứa trẻ nhanh nhạy, phản ứng nhanh thường rất thông minh. Khi bạn ôm trẻ vào lòng bạn sẽ cảm nhận được điều này. Nếu trẻ tránh một vật gì đó chứng tỏ trẻ có thể phân định rõ điều gì làm trẻ vui vẻ, điều gì không vui. Đây cũng chính là sự bắt đầu vủa hoạt động tâm lý.


Trẻ cười càng sớm, khả năng thông minh càng lớn. Mặc dù điều này không hoàn toàn là hiện tượng chính xác, nhưng nó là một tượng trưng. Thông trường trẻ thích cười sớm thường trở thành người thông minh, hoạt bát.

Cân nặng


Trẻ có sức khỏe tốt có thể là do những bà mẹ khi mang bầu dung nạp đầy đủ dinh dưỡng sinh ra. Những người mẹ này cũng có thể tạo mọi điều kiện giáo dục tốt nhất cho trẻ ở trong gia đình, điều này được thể hiện ra sau khi trẻ được kiểm tra trí thông minh.

Cân nặng tốt là ‘vận may ban đầu’ của trẻ (ảnh minh họa)


Trẻ quá nựng cũng có thể có ưu thế trên tâm lý, trẻ có thể chất sức khỏe tốt vì đó là lý do càng hoạt bát hơn các trẻ khác. Ví dụ, mỗi lần trẻ có thể ăn nhiều thức ăn nên không cần bố mẹ phải thường xuyên đút cho trẻ, bố mẹ sẽ có nhiều không gian hướng trẻ về hướng tập luyện, giáo dục tốt cho trí tuệ.

Vì vậy, khi trẻ vừa chào đời đem trẻ so sánh với những trẻ nhẹ cân, những trẻ cân nặng, có sức thu hút có thể phát hiện trẻ đang ở trong thế giới vui vẻ, được hỗ trợ đầy đủ trong tình cảm, trẻ sẽ có nhiều phương thức để sử dụng vận may ban đầu này. Mặc dù trẻ thông minh khi chào đời thường lớn hơn, nặng hơn, nhưng cũng không nhất định toàn bộ là như vậy.

Thích bắt chước

Trẻ chào đời được 8 tiếng sẽ bắt chước giống đầu lưỡi của mẹ.

Biểu hiện tình cảm trên mặt của trẻ mới chào đời khi mô phỏng người lớn rất đáng yêu. Khi trẻ ở trạng thái tỉnh táo yên tĩnh, bộ mặt của trẻ vươn ra khoảng 20-25cm để trẻ nhìn thẳng vào mặt của bạn. Đầu tiên, hãy thè lưỡi của bạn ra, cách mấy giây làm lại, chậm chậm lặp lại động tác này, sau đó dừng lại. Nếu trẻ cứ nhìn vào mặt của bạn, chứng tỏ trẻ có thể chuyển dịch đầu lưỡi của mình trong miệng, một lúc sau trẻ sẽ thè lưỡi ra ngoài. Nếu bạn nhìn vào trẻ há miệng to ra và lặp lại vài lần, trẻ sẽ học cách mở to miệng ra. Ngoài ra, trẻ mới chào đời còn mô phỏng các biểu cảm bĩu môi, mỉm cười và buồn nản.

Các ông bố bà mẹ hãy tích cực giao lưu với trẻ, thường xuyên nhìn vào trẻ làm một vài động tác từ đơn giản tới phức tạp, nâng cao khả năng bắt chước của trẻ và tận dụng để khai thác trí tuệ cho trẻ.

Thích xem đồ vật

Biểu cảm, trí tuệ và thị giác là các phần xuất hiện sớm nhất trong sự phát triển tâm lý của trẻ, thị giác lại là một phần cấu thành quan trọng. Từ nhỏ trẻ sinh sống trong môi trường có sự kích thích thị giác thích hợp sẽ là cơ sở vững chắc để phát triển nhận thức và tri giác.

Trẻ mới chào đời thích nhìn mọi thứ, đặc biệt là bản đồ, những vật có màu sắc tươi sáng như đồng tử của mắt, hình vẽ dài… có màu trắng, đen, đỏ rõ rệt. Trẻ rất thích nhìn mặt người khác, đặc biệt là nụ cười nhân từ của người mẹ. Các bà mẹ nên thường xuyên chủ động làm cho trẻ nhìn vào mặt của mình, nói chuyện với trẻ, gọi tên của trẻ hoặc mỉm cười với trẻ, đồng thời liên tục thay đổi các góc nhìn. “Mắt đối mắt” có thể truyền tải tình yêu của mẹ dành cho trẻ, làm sâu nặng thêm tình cảm mẹ con.

Khứu giác nhạy cảm

Trẻ mới chào đời thích nằm sát vào trong lòng mẹ, khi trẻ khóc, bạn hãy đặt tay lên bụng trẻ và nhẹ nhàng ấn vào hai bên vai trẻ, như vậy trẻ sẽ không khóc nữa. Trẻ mới chào đời có thể phân biệt mùi vị rất chi tiết và có những biểu cảm không hài lòng với vị mặn, đắng hay chua. Khi trẻ ngửi thấy mùi khí, tim sẽ đập nhanh, phản ứng của hoạt động thay đổi, trẻ sẽ phân biệt được mùi của sữa mẹ và sữa khác. Khi trạng thái của trẻ tốt, trẻ sẽ nhìn thẳng vào bạn và cười, mút tay của mình hoặc nắm chặt tay của người đang nói chuyện với trẻ.

Thích nô đùa với những đồ vật nhỏ

Nếu bạn quan sát kỹ sẽ phát hiện khi sau trẻ cầm được đồ vật sẽ thích gõ vào, nếu thấy tay này gõ không kêu và chuyển sang tay khác gõ. Trẻ rất thích gõ đồ vật, nắm được bất cứ cái gì đều gõ kêu lên.

Trẻ rất hứng thú với việc nắm bắt được đồ vật, trẻ sẽ nắm chặt bình sữa, cũng có thể chỉ tay vào đồ vật, đổi đồ vật từ tay này qua tay khác, còn có thể nâng cao, lắc, đẩy, đè bẹp và ném vật gì đó cạnh trẻ. Khi tay trẻ cầm đồ chơi sẽ cố gắng hết sức lắc lắc đồ chơi hoặc ném mạnh đồ chơi xuống đất để nghe ra tiếng kêu phát ra.

Thiên tài về vận động đến ngạc nhiên

Năng lực vận động: Trẻ mới chào đời có rất nhiều bản lĩnh vận động bẩm sinh, ví dụ dùng tay chống hai chân và vươn trèo lên.

Phản xạ khi đi: Đỡ trẻ đứng thẳng ở trên giường, trẻ sẽ từng bước tiến lên phía trước rón rén như mèo, trẻ bước đi tốt nhìn giống như đi tản bộ.

Phản xạ khi bơi: Trẻ được sinh ra dưới nước có thể khi bơi đi bơi lại nhiều lần không bị sặc nước.

Phản xạ kéo căng: Đặt ngón trỏ vào giữa lòng bàn tay của trẻ mới sinh, bạn có thể lập tức cảm thấy ngón tay bị trẻ nắm chặt (phản xạ nắm tay). Bố mẹ có thể mượn cơ hội này nâng trẻ cao lên trong vài giây, giống như tổ tiên của loài người leo trèo trên cây khi ở trong rừng sâu.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Roi vọt thời nay: không đánh càng đau

Đòn roi có thể chỉ đau một lần, nhưng những câu nói của bố mẹ có thể cứa vào lòng con những vết thương mãi không lành miệng.


Kiểu giáo dục “thương cho roi cho vọt” tưởng đã thuộc về quá khứ, nhưng hoá ra nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, khi mà gần đây những câu chuyện bạo hành con cái trở thành tâm điểm của các trang báo mạng. Giáo dục con theo kiểu “bố sói mẹ hổ” thì được gì?


Phản đòn


Một học sinh lớp 10 ở Dăk Nông trốn nhà, bỏ học chơi game thì bị bố bắt gặp, phạt bò một quãng đường dài từ tiệm net về nhà. Còn trên đoạn đường Âu Cơ, quận Tân Bình TP.HCM một trưa nắng đổ lửa, một bé trai 12 tuổi bị người lớn trong nhà trừng phạt bằng cách bắt mang tấm bảng “Tôi là thằng ăn cắp” do định lấy trộm chiếc xe đạp trong tiệm nọ…


Sau khi đọc những câu chuyện đau lòng kia, anh bạn tôi nhắc lại tuổi thơ của mình, cũng chịu sự dạy dỗ hà khắc như những cậu bé kia. Làm sai một bài toán, thấp điểm, anh bạn tôi không dám về nhà vì sợ cha bắt thức đến sáng để học các bất đẳng thức nằm lòng mới thôi. Có lần tan học đi chơi cùng bạn về nhà trễ, anh bị cha treo ngược lên trần nhà đúng một tiếng đồng hồ, còn bắt nhịn cơm. Một lần khác, anh bị cha phạt quỳ trên đám ruộng cày giữa trưa miền Trung tháng 7 vì tội không thuộc bài ở lớp… “Nhưng chính vì sự khắc nghiệt đó mà tôi thành đạt như hôm nay.”


“Cha đã nghiêm đúng với anh em tôi” – anh bạn tôi, giờ là giám đốc một công ty xây dựng, kết luận. Và anh đã tiếp ứng những nghiêm khắc từ người cha để dạy đứa con trai 15 tuổi. Không quỳ trên ruộng cày, không treo ngược trên trần nhà, không đánh đòn roi, nhưng “roi vọt” của anh dành cho con còn đau hơn. Thằng bé lười ăn cơm, một hôm lén trộm vài thanh sôcôla mẹ cất trong tủ lạnh, vậy là cả ngày hôm đó thằng nhỏ tội nghiệp bị bố phạt ăn cho hết năm hộp sôcôla đến nghẹn! Con không thích ăn mướp đắng, nhưng ngày nào bố cũng dặn cả nhà nấu mướp đắng cho nó ăn đến khi quen miệng mới thôi. Thằng nhỏ xin bố mẹ đi sinh nhật bạn, về nhà trễ có mười phút, liền bị bố mẹ khoá trái cửa khiến phải ngủ ngoài hành lang cả đêm… Tôi bảo đó là kiểu dạy tàn nhẫn, anh bạn đáp liền: “Giờ ngoài xã hội nhiều cám dỗ, mình phải rắn nó mới yên”.

Nhiều bố mẹ quan niệm phải mắng con thật phũ phàng trẻ mới có thể khôn lớn (ảnh minh họa)


Tại một trung tâm giáo dục và trị liệu trẻ em ở quận 7, một người cha tuổi 50 đưa đứa con trai 18 tuổi đến nhờ chuyên gia điều trị. Cậu bé không đạt suất học bổng đi nước ngoài nên thất chí, xé áo quần, lúc ngồi bất động một góc, lúc khóc cười cả ngày. Sau vài tiếng định thần tâm trí cậu bé, chuyên gia tâm lý mới từ tốn trò chuyện với em: “Vì sao em thích thi đậu đại học?” Câu trả lời như nằm sẵn trong đầu: “Vì muốn thoát khỏi gia đình, muốn sống thật tự do”.

Qua lời tâm sự mới biết, năm tháng tuổi thơ của em chỉ có những điểm mười và sự tuân thủ giờ giấc gia đình đặt ra. Chỉ cần một môn nào đó xuống dưới điểm chín, thế nào em cũng nhận nhiều giọt nước mắt của mẹ cũng như cái trừng mắt tức giận của cha. Tuổi thơ trôi qua như một hình nhân di động, không thể phản ứng lại, cách tốt nhất mà em nghĩ là cố gắng học thật giỏi, đậu đại học, xin học bổng nước ngoài để có thể thoát khỏi cái ách hà khắc của gia đình. Càng khát khao thì tâm lý càng căng thẳng, ước nguyện được học bổng du học không thành khiến cậu suy sụp.

TS Trần Thị Thu Mai, phó trưởng khoa Tâm lý – giáo dục, đại học Sư phạm TP.HCM, nhận định: kiểu giáo dục biệt dị ở trên chỉ nguỵ biện cho sự thất bại trong dạy dỗ con cái. Dưới uy quyền quá lớn của bố mẹ, trẻ có thể phản ứng nhiều kiểu: bỏ nhà đi, khu trú cuộc sống cá nhân, phản ứng quyết liệt, bị tự kỷ, hành xử bạo lực với xung quanh. Âm thầm chịu đựng cũng là một kiểu phản đối, nhưng khi trưởng thành đứa con đó sẽ áp đặt roi vọt cho thế hệ sau.

Thương cho ngọt cho bùi

Tại một cuộc trò chuyện với trẻ vị thành niên được tổ chức ở nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM gần đây, khi được hỏi trong gia đình ai là người gần gũi với em nhất, cô bé N.K, 15 tuổi buông câu trả lời: “Trong nhà con ghét nhất là mẹ, vì mẹ lúc nào cũng thô lỗ, trống lốc. Con thi học kỳ được điểm 10 môn toán, về khoe với mẹ, mẹ chỉ buông “bấy nhiêu đó thôi mà tự mãn rồi”. Con gặp chuyện không vui ở lớp, về nhà muốn chia sẻ với mẹ, nghe xong mẹ quát “mới bây lớn mà bày đặt buồn với vui”. Hôm có bạn bè con đến chơi, con lỡ tay làm rơi bể cái chén, mẹ chửi “đồ con gái hư”. Khi mẹ bực chuyện gì thì con phải tránh né, nếu có ở đó thế nào mẹ cũng bảo “mày chết đi cho quả đất đỡ chật”. Con không thích về nhà chút nào, vì về thế nào cũng gặp mẹ, mà bố lại hay đi công tác xa, con đâu được trò chuyện với ai”.

Những đứa trẻ là nạn nhân của sự đay nghiến thường phản ứng bằng cách hấp thụ sự thô lỗ, và áp dụng chúng với bạn bè, với em nhỏ trong nhà. Một vài đứa khác cố tình tạo khoảng cách với người lớn, bởi trong mắt chúng bố mẹ là những người đáng sợ nhất. Và trẻ sẽ tìm điểm tựa ở một đối tượng khác, hoặc nếu không còn ai tin tưởng, trẻ sẽ đi theo hướng mà chúng thấy đó là niềm vui nhưng thường lại là cạm bẫy ngoài xã hội như bạn bè xấu, ma tuý… Vì vậy, cha mẹ hãy dùng những lời ngọt ngào nhất cho con mình, chứ không phải những lời khiến tim non rướm máu.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Mẹ kể chuyện bé 2 tuổi nhào lộn, đu xà trong phòng tập gym

Mặc dù mới hơn 2 tuổi nhưng bé Đông Phong đã từng có 10 tháng “kinh nghiệm” cùng bố mẹ tham gia các hoạt động đu xà, nhào lộn… tại phòng tập gym.

Profile
Tên mẹ: Nguyễn Thu Hằng (30 tuổi)
Ten con: Nguyễn Đông Phong (2,5 tuổi)

Gặp cả nhà bé Đông Phong tại lớp tập gym dành cho các bé dưới 4 tuổi, khi cả gia đình say sưa cùng nhau thực hành tất cả các trò chơi do cô giáo hướng dẫn. Mặc dù mới chỉ 2 tuổi rưỡi nhưng Đông Phong đã tỏ ra rất bạo dạn khi chủ động dẫn đầu nhóm các bạn học viên “nhí” cùng đu xà, nhào lộn và giữ thăng bằng trên chiếc cầu ghép từ một thanh gỗ… Trò chuyện với chị Thu Hằng – mẹ bé Đông Phong thì biết thêm được rằng, bé đã rèn được sự chủ động cùng nhiều kỹ năng khác khi tham gia môn học này và đã có tới 10 tháng trải nghiệm tại phòng tập.

Bé Đông Phong bên bố mẹ (ảnh: Chí Toàn)

Bé Đông Phong còn nhỏ nhưng đã rất rắn rỏi và thông minh, bình thường chắc bé hay được mọi người khen ngợi lắm phải không chị?

- Mình thì không thấy mọi người nhận xét gì nhưng có lẽ chắc con cũng nhỉnh hơn các bạn đôi chút thôi chứ không quá cao xa gì đâu bạn. Hiện giờ cháu đã bắt đầu đi học mẫu giáo, trường chỉ nhận những cháu từ 3 tuổi trở lên, trong lớp cháu đang học cũng chỉ có mình cháu là mới 2 tuổi rưỡi thôi. Bé nhất lớp nhưng cháu hay được cô giáo nhận xét là khả năng tiếp thu tốt trong các môn học ngoại ngữ, học võ, so với các bạn thì không bị đuối. Ngoài ra, cháu cũng luôn dẫn đầu các hoạt động tập thể của lớp, như bày trò chơi cho các bạn cùng chơi nữa.

Bé nhà chị học gym được bao lâu rồi? Vì sao chị lại biết tới môn thể thao này?

- Bé nhà mình đã theo học tại trung tâm gym được 10 tháng rồi, từ cuối năm 2013. Mình biết đến môn thể thao này qua một người bạn giới thiệu, cô ấy cũng cho con học và có nhận xét rất tốt.

Qua 10 tháng tập luyện, cháu Đông Phong có tiến bộ gì so với trước đó không? Như về khả năng ngôn ngữ và tư duy chẳng hạn?

- Mình thấy cháu có những thay đổi khá rõ rệt, như là tự tin và năng động hơn. Đặc biệt là hòa đồng, đi đâu cũng chủ động bắt chuyện với mọi người, rất vui vẻ. Về mặt ngôn ngữ thì cháu đã có thể vận dụng được một số câu tiếng Việt và tiếng Anh đơn giản. Các giáo viên trong lớp thường sử dụng những bài hát có giai điệu dễ nhớ, dễ thuộc nên cháu cũng rất thích.

Tại sao chị lại quyết định cho con làm quen môn học này. Trước khi đăng ký, chị có tìm hiểu trước về nội dung con sẽ học không? Chị có sợ con không theo kịp vì tuổi còn nhỏ quá?

- Mình có tìm hiểu và được biết là giai đoạn trước 3 tuổi rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của con. Khi con học thêm bất kỳ môn học nào, tham gia bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ tác động lên não bé. Ngoài ra vì sự vận động sẽ giúp con phát triển cân bằng não trái và não phải nên mình cũng muốn cho con được hoạt động nhiều, thay vì cho con đi học thêm tiếng Anh, Toán. Gia đình mình thì muốn con phát triển toàn diện, và thiên về vận động để con phát triển thể chất. Bên cạnh đó, khi học gym còn giúp bé phát triển cả tư duy, kích thích sáng tạo thông qua các trò chơi, hoạt động trong phòng tập nữa bạn ạ.


Mới 2,5 tuổi nhưng Đông Phong đã rất tự tin, bạo dạn. (ảnh: Chí Toàn)
Quan sát thì thấy các bé còn nhỏ nhưng đã thực hành theo những hoạt động mạnh mẽ không kém người lớn như đu xà, nhào lộn, giữ thăng bằng trên cầu... Chị có xót con không?

- Không biết quan điểm của các nhà khác thế nào chứ nhà mình thì không “xót” nếu thấy con vui vẻ, thích thú. Đúng là nuôi con mới biết lòng cha mẹ, cứ thấy con vui là bố mẹ cũng vui rồi. Khả năng của trẻ con là vô hạn. Các thầy cô cũng đã chia lớp theo từng độ tuổi, không làm những hoạt động quá sức hay quá độ tuổi cả, rất đơn giản nên bất kỳ bé nào cũng có thể theo học được. Như mình quan sát thì thấy đôi khi các con không để ý nhiều lắm đến hướng dẫn của cô giáo trên lớp đâu nhưng lúc bộc phát ra thì con lại làm theo được tất cả những gì cô dạy.

Nhắc đến gym, nhiều bà mẹ vẫn ái ngại vì học phí khá cao. Cho con học gym có tốn kém và chuẩn bị gì phức tạp không chị?

- Hầu như mình cũng không cần chuẩn bị gì nhiều cả, cứ đến đúng giờ thì đưa con đến lớp gặp thầy cô thôi. Về trang phục thì mình mặc cho con quần áo thoải mái, dễ vận động và thấm hút mồ hôi tốt. Học phí thì cá nhân mình thấy cũng khá hợp lý, không quá đắt đỏ và bố mẹ có thể chấp nhận được. Ví dụ như cuối tuần mà hai vợ chồng đưa con đi công viên chơi mấy trò chơi ngoài đó không thôi cũng hết mấy trăm nghìn rồi. Trong khi con đi học thì cả bố mẹ đều có thể cùng chơi với con.

Đông Phong mới chỉ hơn 2 tuổi, lịch học và tham gia các hoạt động ngoại khóa của bé có vẻ hơi dày thì phải. Một ngày của cháu diễn ra như thế nào vậy chị?

- Một ngày hoạt động của cháu cũng khá đơn giản chứ không nặng nề như bạn nghĩ đâu. Buổi sáng cháu dậy sớm, vệ sinh cá nhân rồi đến trường học. Chiều khoảng 4h30 thì mẹ đón về, tắm rửa và ăn bữa nhẹ rồi đi tập gym. Buổi tối về, bố mẹ cùng con tập vẽ, chơi xếp hình hay những trò chơi mà con thích. Hôm nào cháu không đi học, cuối tuần thì có thể bố mẹ đưa con đi chơi, đi gặp gỡ bạn bè của con. Vài tháng một lần thì gia đình cùng nhau đi du lịch đâu đó xa xa một chút để con biết thêm về thế giới xung quanh.



Đông Phong thực hiện các động tác khó như lộn nhào và đu xà. (ảnh: Chí Toàn)

Mẹ và bé phối hợp ăn ý trong từng động tác trong phòng tập gym (ảnh: Chí Toàn)
Chú tâm vào gym và phát triển khả năng ngoại ngữ, chị có khi nào muốn cho con học thêm những môn thể thao khác như bơi lội, nhảy… chẳng hạn? Những môn thể thao đó hiện giờ cũng khá “hot” mà?

- Chắc chắn sau này mình sẽ cho con học những môn thể thao khác, mỗi thứ một chút để biết. Còn hiện giờ thì tuổi còn nhỏ quá nên mình mới chỉ cho con tham gia gym để cháu khỏe khoắn và tự tin hơn thôi. Vợ chồng mình cũng hướng phát triển đều cả về thể chất lẫn trí não cho con. Nhưng giai đoạn này thì chú trọng vào thể chất nhiều hơn. Ông bà mình thường hay để ý hành động của trẻ con vì những hành động đó phần nào cũng thể hiện được sự phát triển trí não đến đâu bạn ạ.

Chị rất chăm chỉ đưa con tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài. Giữa giáo dục xã hội và giáo dục trong gia đình, chị quan trọng vế nào hơn?

- Mình nghĩ giáo dục trong gia đình bao giờ cũng là quan trọng nhất, đó là nền tảng. Bên ngoài dù có dạy dỗ chuyên nghiệp, tốt đến đâu mà gia đình xao nhãng con thì vẫn không được. Ngày cả việc học gym như thế này, khi bé ở nhà mình cũng thực hành nhiều với con bằng những kiến thức và kỹ năng hỗ trợ mà các chuyên gia đã hướng dẫn ở trung tâm.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện. Chúc bé Đông Phong ăn ngoan chóng lớn!

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

12 dấu hiệu trẻ thông minh hơn người

Muốn biết con mình có phải là thiên tài trong tương lai không, mẹ hãy kiểm tra các dấu hiệu phát triển của bé.

Cha mẹ luôn là người phát hiện những năng khiếu sớm của trẻ. Nếu bé là một thiên tài, bé sẽ bộc lộ những dấu hiệu này từ rất sớm. Cha mẹ cũng nên lưu ý, trẻ thường trải qua các giai đoạn phát triển như nhau, tuy nhiên về thời điểm cũng như khả năng của mỗi bé sẽ có sự khác biệt để đánh dấu tài năng thiên bẩm.

1. Bé phát triển sớm hơn bạn bè

Nếu bé có các mốc phát triển sớm hơn hẳn bạn đồng trang lứa, như tập hóng chuyện, lẫy, bò, đi, hay nói sớm sẽ là những dấu hiệu rất khả quan để cho thấy bé thông minh hơn bạn bè cùng tuổi.


Để dạy trẻ thông minh, cha mẹ nên chú ý khả năng tìm tòi, phán đoán sớm của bé (ảnh minh họa).

2. Bé có khả năng ngôn ngữ tốt

Thiên tài thường được bộc lộ trước tiên ở khả năng nói sớm. Với trẻ sơ sinh, các bé sẽ có xu hướng quan tâm đến sách và ngồi im nghe mẹ đọc sách dù chưa đầy 6 tháng tuổi. Khi 14 tháng, trẻ em thông minh sẽ có khả năng nói được 2 từ và khi 18 tháng sẽ có thể diễn đạt được ý của mình cho người lớn nghe.

3. Bé có trí nhớ tốt

Trẻ thông minh thường gây ngạc nhiên cho cha mẹ vì khả năng ghi nhớ rất tốt. Ví dụ, bé có thể nhớ vị trí chính xác của đồ chơi trong nhà, hoặc nhớ được màu sắc của món đồ vật mà cách đó 1-2 tháng bé không hề nhìn thấy.

4. Khả năng giải quyết vấn đề tốt

Trẻ thông minh sẽ có khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề vượt tuổi tác. Cha mẹ sẽ không ngạc nhiên khi em bé đã biết xếp sách thành bậc để trèo lên một chiếc bàn cao khi chỉ chưa đầy 1 tuổi.

5. Khả năng tập trung cao

Trẻ có năng khiếu thường có khả năng tập trung cao trong một thời gian dài. Khi được hướng dẫn một cách lắp ráp đồ chơi mới mẻ, trẻ thông minh sẽ quan sát, tập trung tuyệt đối và quyết học theo cách làm này.

6. Sự nhanh nhạy

Kni còn nhỏ, những dấu hiệu trẻ thông minh được đánh giá qua khả năng nhận thức môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh có năng khiếu sẽ có khả năng nhìn thẳng vào mắt người đối diện và nhanh chóng nhận ra người lạ chỉ nhờ vào giọng nói. Những em bé này khi mới sinh ra cũng ngủ ít do nhạy cảm với ánh sáng và những âm thanh xung quanh.

7. Nhiều năng lượng

Những bé nhiều năng lượng thường có kết quả học tập rất tốt. Việc bé không bao giờ mệt mỏi khi khám phá trò chơi mới chính là dấu hiệu cho thấy sự phong phú về năng lượng cũng như trí thông minh của bé.

8. Thích khám phá thế giới

Khi trẻ tỏ vẻ háo hức với việc khám phá thế giới xung quanh chứng tỏ bé không phù hợp với cuộc sống nhàm chán sau cánh cửa. Những bé thông minh thường không thích thú khi cha mẹ không đồng ý cho chạm vào cái gì hoặc khi bị tước đồ vật ưa thích ra khỏi tay. Sự tức giận này là do các bé muốn khám phá không gian và đồ vật theo ý của mình.

9. Nhanh chán

Những em bé thông minh thường ít có xu hướng gắn bó với một món đồ chơi. Việc bé nhanh chóng lãng quên một đồ chơi chỉ sau một thời gian ngắn cho thấy bé là người hoạt bát, ưa khám phá và thích tìm sự mới mẻ.

10. Thường xuyên đặt câu hỏi

Các bé thông minh có thể đặt vô số câu hỏi cho bạn trong ngày, và một cha mẹ tốt muốn phát triển trí thông minh của con thì luôn tìm cách đưa ra lời giải thích thay vì lờ nó đi.

11. Thích chơi trò xếp hình và các con số

Thay vì những trò chơi phát ra âm thanh, màu sắc, trẻ thông minh thường rất thích xếp hình và các con số bởi nó thể hiện sự tìm tòi và giúp bé sáng tạo nhiều hơn.

12. Thích chơi với bạn hơn tuổi

Cha mẹ có thể nhận thấy xu hướng này của trẻ từ khi còn rất bé. Với những em bé thông minh, chơi với người hơn tuổi sẽ giúp bé có cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ, vận động tốt hơn.

Những cách giúp trẻ thông minh hơn:
- Hạn chế cho bé dưới 2 tuổi xem TV.
- Cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt
- Cho trẻ chơi nhạc cụ sẽ giúp phát triển trí thông minh
- Hãy cho bé sống trong môi trường của sách
- Không để trẻ thừa cân
- Khuyến khích trẻ hoạt động thể thao như aerobic, bơi lội...
- Cho trẻ đi mẫu giáo sớm
- Khuyến khích trẻ học ngoại ngữ
- Hạn chế trẻ chơi game


Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

3 - 5 tuổi: Trẻ cần gì để phát triển tốt nhất?

Chủ biên: Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Chuyên khoa 1 – Nhi Khoa, Trung tâm Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh.


Các chuyên gia về trẻ em đã nghiên cứu rằng: Khi bé lên 3 là thời điểm bước đệm – hay còn gọi là cuộc cách mạnh đầu tiên trong hình thành nhân cách bé. Vì thế, có những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé.


1. Theo dõi sự tăng trưởng về thể chất của bé

Nguồn internet



2. Tại sao nói bé lên ba là “một cuộc cách mạng”?


- Trí tưởng tượng bé phong phú hơn: Bé có thể kể “nhà bé có con cá to, có xe hơi chạy nhanh…” dù thực tế không hề có. Bé không nói dối mà chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của bé.


- Bé độc lập hơn và thích tự quyết định: Bé muốn quyết định việc ăn, chơi, ngủ của mình, chống đối lại sự áp đặt của cha mẹ. Bé đang thử xem mình có thể và không thể làm gì. Bé muốn mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn, nhất là khi mẹ có thêm một em bé nhỏ hơn và “ông vua con mất ngôi” trở nên giận hờn và “ngổ ngáo”!


- Bé thích bắt chước lời nói, điệu bộ, dáng đi và tham gia vào các hoạt động của người lớn. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô và gia đình cần làm gương tốt cho bé.

Nguồn internet


3. Nguy cơ rối loạn dinh dưỡng ở độ tuổi 3-5


Có thống kê cho thấy bé ở độ tuổi này cứ 4 ngày khỏe là có 1 ngày bệnh. Lý do là hệ thống miễn dịch vẫn chưa phát triển tốt, tuy đã quen dần môi trường bên ngoài nhưng các bệnh lý nhiễm trùng như viêm đường miệng và hô hấp, kiết lị… vẫn có thể gây hại cho bé. Do đó, nguy cơ suy dinh dưỡng vẫn còn rình rập khi bé biếng ăn hoặc sau bệnh không thể ăn bù.


Đối những bé béo phì ở độ tuổi này có nguy cơ tăng cân nhanh khi bé đã biết tự lựa chọn món ăn khoái khẩu (đồ chiên, nước ngọt), yêu cầu món ăn cho mẹ nấu hoặc tự lấy thức ăn trong tủ lạnh. Bản thân bé thụ động, thích xem TV thay vì tham gia những hoạt động ngoài trời.

Nguồn internet


4. 3 – 5 tuổi cần gì để có sự phát triển thể chất tốt nhất?

Đặc điểm chung cần lưu ý:

- Việc ăn uống của bé đã gần giống với người lớn: Tham gia cả 3 bữa ăn chính của gia đình. Bé cần đủ 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn chính: bột đường, đạm, béo, rau và trái cây.

- Bé vẫn cần 3-4 cử sữa mỗi ngày (200ml); các chế phẩm từ sữa để đạt được chiều cao tốt nhất và bổ sung khoáng chất, chất đạm.

- Cho phép bé lựa chọn món ăn theo hướng dẫn, làm bạn với bé, hiểu và không ép uổng bé.

VD: Hỏi bé “Con muốn ăn cái này hay cái kia?” thay vì “Con hãy ăn cái này đi!”.


- Cho bé ngủ sớm từ 21h. Giấc ngủ sâu từ 23h – 24h giúp não bộ tiết nhiều hóc-môn tăng trưởng giúp xương dài ra, tăng chiều cao.


- Phối hợp với nhà trường để chuẩn bị thực đơn cho bé, giúp bé có những hoạt động thể thao và tổ chức những buổi sinh hoạt ngoài trời vào dịp cuối tuần.


Khi bé chậm tăng cân:


- Mẹ có thể chọn các món có nhiều năng lượng (món ngọt, béo) cho dùng thường xuyên, thêm 1 – 2 muỗng dầu ăn vào chén canh của bé.

- Chọn sữa bột béo có đường để cung cấp năng lượng cho bé

- Dùng thêm sữa chua, phô mai… sau bữa chính.

Khi bé tăng cân nhanh:

- Hạn chế thức ăn dự trữ trong tủ lạnh, giảm thức ăn ngọt

- Thêm rau củ, giảm dầu mỡ trong bữa chính.

- Duy trì cử sữa để phát triển chiều cao. Nên chọn loại sữa không đường, sữa ít béo với sự tư vấn của bác sĩ.

Nguồn internet

5. Tại sao cùng 1 chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ở nhà trẻ mà có bé tăng cân, có bé không tăng cân?

Sự khác nhau có thể đến từ lượng thực phẩm được đưa vào cơ thể bé:

- Những bé suy dinh dưỡng không ăn hết suất của mình, còn “nhường phần” cho những bé béo phì.

- Những bé “ăn giỏi” thường mang theo sữa đến trường.

- Bé được mẹ cho uống thêm sữa khi tan trường.

- Bữa tối bé có được ăn bữa chính đầy đủ chất, uống 1-2 ly sữa trước khi đi ngủ?

- Chế độ ăn ngày cuối tuần của bé có như ngày thường?

- Bé hiếu động, nghịch ngợm hay thụ động?

6. Thực đơn mẫu:

- 7g00: 1 tô phở bò với nước béo, rau giá và 1 ly sữa đậu nành.

- 9g30: 1 cục phô mai với bánh qui, chuối.

- 12g00: 1 chén cơm với cá thu sốt cà, canh rau muống nấu tôm tươi, dưa hấu.

- 15g30: 1 chén tàu hủ nước đường.

- 18g00: 1 chén cơm với thịt heo kho trứng, canh súp khoai tây, cà rốt.

- 21g00 – 21g30: sữa 200ml x 2 lần.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

Cung cấp bộ học liệu Flash card, Dot card theo phương pháp Glenn Doman - 0906.285.655



Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)