Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Dạy bé học chữ qua trò chơi

Học qua trò chơi, chứ không phải đồ chơi. Đừng có ném con một mình với đống đồ chơi thông minh rồi mong nó thành tài. Đừng có nhẩy dựng lên khi nghe người ta nhắc đến hai từ “Học Chữ”. Hãy nhớ rằng bản thân việc đó cũng chỉ là một trò chơi, 1 cách để trẻ khám phá thế giới. Đừng áp đặt cách nghĩ của người lớn vào cho trẻ.

Trò chơi giúp bé nhớ chữ nhanh và lâu hơn so với việc ngồi học trong lớp


Trò chơi thể dục:

- Học chữ rồi đi chơi: khi bố mẹ cho con chơi công viên, hãy yêu cầu trẻ: “À, nếu không biết chữ “công viên” thì chúng ta sẽ đi nhầm cửa. Vậy chúng ta hãy học chữ “công viên” nhé. Bé sẽ vừa học trong niềm vui , vừa được đi chơi. Khi đến công viên hãy dạy bé đọc to từ “công viên và tên của công viên đó.

- Mua đồ: trẻ con rất thích được đi mua đồ chơi, đến các cửa hàng siêu thị. Lợi dụng việc đó, bố mẹ hãy nói với con “cái này hay quá, đẹp quá, ngon quá. Nhưng chúng ta không biết tên chúng, chúng sẽ buồn đấy, nếu biết tên chúng, chúng sẽ không buồn nữa.” Sau đó lấy thẻ trắng trong túi và dùng bút dạ đen viết chữ về đồ vật đó đưa cho trẻ.

- Ném bao cát: Khâu một cái bao nhỏ, cho cát đậu hoặc ngô vào trong. Đưa cho trẻ ra ngoài ném, nhặt. Vừa rèn luyện bàn tay, vừa dạy chữ “bao cát” cho trẻ, nếu thấy bé thích dạy thêm các từ “xa” “gần”…

- Tâng bóng: bơm bóng bay thật căng và buộc nó lên cao vừa tầm với trẻ. Cùng chơi tâng bóng, ném bóng với trẻ. Vừa có thể tập luyện sự linh hoạt, vừa học chữ “bóng bay”, “bay”, “cao”…

- Trèo cao: lấy ghế và hìm nhỏ chồng lên nhau, cho trẻ tập bài tập trèo lên, có thể viết các bước tập trèo thành một bài văn kiểu: hai tay đưa lên, chân phải nâng lên, chân trái đứng dưới, chân phải đã lên, chân trái lên theo… vừa có thể học các chữ “cao”, “thấp”, “trèo” …

- Đi cầu thăng bằng: cho trẻ đi từ đầu này đến đầu kia của chiếc ghế băng, ngoài việc tập trung thăng bằng, trẻ học thêm các chữ “đi”, “vững” “cầu thăng bằng”…

- Đi bơi: vừa đi bơi vừa học chữ “nước”, ” bơi”…

Trò chơi cảm nhận

- Tìm đôi cho thẻ màu: cắt giấy màu thành những hình vuông nhỏ, mỗi màu 2 thẻ, gián chúng lên bìa cứng. Mỗi lần gián nói tên màu cho trẻ. Người lớn với trẻ ngồi đối diện nhau, mỗi người cầm một tập màu, người lớn đưa ra màu nào thì trẻ đưa ra màu tương tự. Nếu trẻ tìm đúng thì lấy bút màu đó viết tên màu lên mặt sau của thẻ. Như vậy việc học chữ và nhận biết màu sắc được kết hợp với nhau.

Sau khi chơi xong bố mẹ dạy con hát bài có nhiều màu sắc như: một màu xanh xanh, chấm thêm màu vàng, mộ màu nâu nâu và dơ các màu theo thứ tự nhắc đến của bài hát hoặc dạy về cầu vồng.

- Tìm hình: cùng trẻ cắt giấy thành các hình dạng từ đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đến các hình dạng phức tạp như hình thoi, hình bán nguyệt (tùy thuộc vào tuổi và khả năng), cùng chơi trò tìm hình như trò tìm đôi thẻ màu ở trên. Có thể lồng ghép các hình thành bài hát, bài thơ, bài vè và cùng trẻ đọc thuộc, dơ các hình liên quan theo thứ tự bài hát, bài thơ vừa đọc.

- Tìm màu sắc, tìm hình: đưa cho bé các chữ màu sắc hoặc hình dạng, hỏi trẻ xem trong nhà có những vật nào có màu hoặc hình dạng như vậy, hãy dán chữ đó lên các vật đó.

- Mò túi: dan lên các loại quả chữ tương ứng, cho trẻ nhận biết vài lần sau đó cho quả đó vào túi. Sau đó để trẻ mò trong túi (không được nhìn) loại quả theo tên mà người lớn yêu cầu. Sau khi tìm được thì đọc chữ dán ở trên đó và ăn quả đó. Bố mẹ hãy chọn các loại quả dễ phân biệt thông qua việc cầm nắm để trẻ dễ dàng tìm thấy. Số lượng quả cũng tăng dần theo độ tuổi. Như vậy vừa học được chữ về các loại quả, vừa nhận biết bằng xúc giác, vị giác loại quả đó, vừa phát triển tư duy hình ảnh. Sau khi chơi xong hát bài hát về các loại quả:

Chuối táo quýt lê.

Lạc, hạt dưa, đường.

Mò được đúng, nếm một chút.

Chơi chơi ăn ăn rất là vui.

Bố mẹ cũng có thể áp dụng trò này với mức độ khó dần lên khi để các đồ vật hình dáng tương tự nhau và chơi trò tìm kiếm theo yêu cầu.

- Phân biệt âm thanh: bịt mắt trẻ lại, sau đó bố mẹ bày các đồ vật có âm thanh khác nhau như tiếng đinh rơi xuống đất, tiếng bẻ gẫy một càng gỗ nhỏ, tiếng chai lọ va vào nhau, tiếng gõ vào sứ, tiếng đập chân xuống đất, tiếng bật tắt đèn… nếu trẻ đoán trúng thì học chữ và từ có liên quan đến âm thanh đó. Nhớ rằng trước đó, bố mẹ phải cho trẻ làm quen, nhận biết các âm thanh đó vài lần để trẻ có thể dễ dàng phân biệt. Cách này vừa phát triển thính giác, vừa học được chữ, các thẻ chữ liên quan như “lách cách”, “tách”, “choang một cái”… Sau khi chơi sẽ cùng đọc bài hát sau:

Gõ vào cốc, chạm vào lọ.

Bẻ cây gậy, vứt cái đinh.

Lanh canh. lách cách thật là vui tai.

Một cách khác đó là ghi các âm thanh lại như tiếng đánh trống, tiếng vỗ tay, tiếng ve kêu, tiếng chim kêu, tiếng còi ô tô… sau đó cho trẻ nghe và đoán. Như vậy bé sẽ học được rất nhiều từ. Cũng có thể chơi trò nèm đá xuống nước để nghe tiếng động, hay cho các đồ vật khác nhau vào hộp đựng báng quy, lắc đều chúng lên và hỏi trẻ xem các vật có phát ra tiếng kêu giống nhau không. Tiếp đó dạy từ “vang”, “trong trẻo” “không thành tiếng”…

- Nếm, ngửi tương tự như trò chơi với âm thanh.

Trò chơi với tay

- Nhặt hạt cơm: để trẻ nhặt từng hạt cơm từng đĩa vào bát, đồng thời dạy đếm 1 hạt cơm, 2 hạt cơm, sau khi nhặt xong thì khen ngợi trẻ, cùng hát bài ca ngợi về hạt gạo và người nông dân.

- Mở khóa: chuẩn bị một số ổ khóa và chìa khóa đánh số 1 2 3 lên chúng, để riêng chìa và ổ, cho trẻ học mở khóa “chìa khóa số 1 mở khóa số 1″ cứ như vậy cho đến hết.

- Mặc quần áo cho búp bê: cùng trẻ may đồ cho búp bê, các loại trang phục sẽ có chữ tương tứng như áo sơ mi, áo ghile, áo khoác, váy, quần và lấy mặc cho búp bê. Trẻ 2 tuổi rất thích trò chơi này.

- Cắt giấy: cho trẻ xem hình mẫu trong các sách và cùng trẻ cắt hình các con vật, các sự vật dễ làm sau đó viết chữ lên các hình đó.

Trò chơi nhận biết sự vật

- Chỉ vào cơ thể: cho trẻ làm quen với các chữ về các bộ phận trước, yêu cầu trẻ lấy các chữ theo các bộ phận mà người dạy trẻ yêu cầu. Nếu sai sẽ bị phạt.

- Chỉ đồ vật: tương tự với trò chơi tìm chữ cơ thể.

- Đi chợ: viết các thẻ chữ về các củ quả trong bữa ăn như bắp cải, củ cải, khoai tây, cà rốt… cùng trẻ xắp xếp thành các quầy hàng. Đưa cho trẻ một cái khay để đi mua. Đi mua gì thì đem thẻ chữ đó về. Nói rõ từng thứ đã mua.

- Phân loại: viết các thẻ chữ và chồng chúng lên nhau hoặc trộn chúng lại với nhau. Yêu cầu trẻ tìm các chữ cùng chủ đề như động vật, hoa quả. Trò này chỉ chơi được khi trẻ đẽ hiểu hoa quả là những quả nào, động vật là những con nào… Hoặc xếp các hình có chiều dài ngắn khác nhau tìm theo chủ đề dài ngắn, to nhỏ…

- Tìm thức ăn cho các con vật: xếp các thẻ động vật vào một nhóm, thẻ các thức ăn vào một nhóm. Hỏi trẻ con gà thích ăn gì nhất, con trâu thích ăn gì nhất…

- Có thể xếp gì lên xe tải: lấy một chiếc xe tải đồ chơi, gợi ý các đồ vật mà xe tải có thể chở được, viết sẵn chứ tương ứng và hỏi trẻ xe tải chở được gì nhỉ?

- Đặt câu hỏi với thẻ chữ: chuẩn bị một số thẻ chữ và từ, nội dung là những gì mà trẻ thường gặp trong cuộc sống. Ví dụ thẻ “mẹ” “thịt” “nấu ăn” và khuyến khích trẻ đặt câu với những thẻ đó như “mẹ mua thịt về nấu ăn cho cả nhà”.

- Dùng gương phản chiếu đọc từ câu: treo các thẻ chữ lên tường, dùng gương chiếu ánh sáng mặt trời vào các chữ, chiếu vào chữ nào đọc chữ đó, bố mẹ và trẻ cùng kiểm tra lẫn nhau.

- Học nói từ đối ứng: bố mẹ cầm thẻ chữ “dài” và đọc to lên, trẻ sẽ tìm ngay chữ “ngắn” và đọc to lên.

Trò chơi học chữ cần đảm bảo bốn yêu cầu sau:

- Định thời gian: mỗi ngày nên cố định một khoảng thời gian cố định cho việc học chữ. Thời gian đảm bảo phù hợp với độ hứng thú, kết thúc trước khi trẻ cảm thấy chán để trẻ đòi được chơi trong những lần sau. Thời gian cũng cần đảm bảo duy trì liên tục ít nhất vài tháng để đảm bảo kết quả. Nên chọn lúc trẻ hứng thú, khỏe mạnh, tích cực để dạy. Nếu trẻ ốm, mệt mỏi, khó chịu hãy dừng lại và tiếp tục sau vài ngày.

- Định địa điểm: địa điểm học phải cố định một phòng hoặc một góc yên tĩnh nào đó. Xắp xếp các đồ dùng học tập ngăn nắp. Khi học yêu cầu trẻ nghiêm túc, chú ý, không quay ngang quay ngửa, hãy làm cho bé thấy cảm giác thiêng liêng và trân trọng chỗ học đó, mỗi khi ngồi là ngồi nghiêm túc. Không học trong lúc những thành viên khác xem tivi, không làm phân tán sự chú ý của trẻ. Khi học xong yêu cầu trẻ xắp xếp các thẻ chữ vào một vị trí cố định và ko lôi ra ngoài những lúc học.

- Định người dạy: chọn một thầy giáo cố định là những người trong gia đình, người này sẽ tiếp xúc và ở bên cạnh trẻ, hiểu được quá trình học, linh hoạt trong cách dạy. Trong lúc chơi trò chơi cũng chỉ thực hiện 1 đối 1, không để nhiều hơn 1 người hướng dẫn trò chơi để tránh phân tán tư tưởng. Người này cũng là người ra câu hỏi và kiểm tra.

- Định phần thưởng: có nhiều hình thức khen thưởng đánh vào những sở thích của trẻ sẽ khuyến khích tạo dựng thói quen tốt cho trẻ.

Chú ý:

- Trò chơi không quá khó hoặc quá dễ.

- Có những trò chơi chơi xong rồi mới dạy chữ, có những trò cần được nhận biết từ trước đó, bố mẹ nên tạo điều kiện để con hoàn thành tốt yêu cầu của trò chơi. Không nên bắt bé tìm các chữ về động vật khi mà bố mẹ chưa dạy vể động vật là gì?

- Người nắm vai trò chủ đạo trong các trò chơi mà người dạy trẻ thường xuyên nhất, chỉ một người duy nhất được chỉ đạo trò chơi và trẻ chỉ nhận thông tin từ người đó. Những người còn lại có tác dụng tạo không khí vui vẻ, hứng khởi, gay cấn, thi đua với trẻ để trẻ chơi say mê, học trong vô thức.

- Khi trẻ có dấu hiệu mất tập trung thì không phải khéo léo dẫn dắt trẻ quay trở lại trò chơi, không ép buộc trẻ.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con bằng đồ chơi và câu hỏi

I – ĐỒ CHƠI

Bé khám phá thế giới qua 5 giác quan : thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và khi biết nói, bé sẽ hỏi (khám phá thông tin).

Với một đồ chơi mới, trước tiên bé nhìn thấy, bé sẽ lại gần cầm lên xem xét, sờ nắn xem cứng mềm, lắc xem có kêu không, cho vào miệng để khám phá mùi, vị ; kết thúc toàn bộ quy trình khám phá bằng 5 giác quan trong vòng tối đa 60s. Sau đó bé vứt đi, nếu đồ chơi bể vỡ, lại lặp lại chu trình khám phá bằng 5 giác quan, nếu không bể vỡ, không có gì mới, bé sẽ chán đồ chơi đó và đi tìm kiếm đồ chơi khác.

Như vậy, với mọi đồ chơi, bé luôn khám phá. Nếu đồ chơi có nhiều thông tin, khám phá nhiều, bé sẽ hứng thú nhiều. Đồ chơi không có thông tin mới, bé sẽ mau chán. Từ 0-6 tuổi, khả năng khám phá và học hỏi của bé là vô tận. Bé chưa bao giờ chơi, bé chỉ học hỏi và khám phá.

Từ 0 – 3 tuổi, đồ chơi phải cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác (ảnh minh họa)
Những ngộ nhận phụ huynh hay gặp phải:

- Đồ chơi là bảo mẫu: Con chơi đi mẹ đi nấu cơm? – Bé sẽ chán ngay, đồ chơi không thay thế được cha mẹ.

- Để bé tự chơi? – Bé chỉ học qua đồ chơi, vì vậy có người hướng dẫn bé sẽ học được tối đa.

- Đồ chơi để bé giải trí, để vui ? – Bé không nghỉ ngơi, luôn học, luôn khám phá.

- Đồ chơi hitech mới tốt? – Đồ chơi hitech làm con giảm khả năng sáng tạo.

- Đồ chơi có gì đâu mà học? – Vậy thì con đâu có cần đồ chơi đó.

Hãy chấp nhận ở tuổi con tư duy logic và tư duy phi logic luôn đồng hành cùng phát triển. Đừng ngăn chặn giết chết khả năng sáng tạo của con.

Ví dụ : Con vẽ mặt trời màu xanh. Mẹ vội bảo sao mặt trời lại màu xanh, màu đỏ (hoặc cam) chứ con? Rồi, con không nói gì cho mẹ nghe nữa.

Hãy hỏi và nghe bé trả lời:

- Mặt trời đẹp quá. Màu xanh hả con? Sao mặt trời này màu xanh con?

- Vì mặt trời chưa chín!

- Ah, mặt trời còn xanh. Hay quá. Vậy khi nào mặt trời chín con?

- Khi mặt trời chuyển sang đỏ.

Bạn thấy không, sẽ thú vị hơn nhiều khi nghe con nói.

Tiêu chí lựa đồ chơi:

- Là món đồ chơi để khám phá.

- Thực hành kiến thức.

- Giúp bé thể hiện cảm xúc.

- Giúp trẻ sáng tạo.

- Là công cụ kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Trò chơi hấp dẫn con:

- Trò nhanh mắt ( 3 ly úp, một ly có đồ chơi nhỏ, tráo nhanh tay, đố con ly nào có đồ chơi).

- Trò tìm vật trong túi bằng tứ chi ( ví dụ : lấy cho mẹ vật hình tròn bằng gỗ,… Con thò tay hoặc chân vào túi kín tìm, cảm nhận, và lấy ra).

- Nghe âm thanh nói tên đồ vật, sự việc.

- Nhặt đồ bằng ngón chân.

- Bịt mắt bắt dê.

- Chuyền que chuyền thẻ.

- Chơi khăng đánh đáo, lăn bi qua lỗ hẹp,…

Lưu ý: Từ 0 – 3 tuổi, đồ chơi phải cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, cung cấp từng bit thông tin đơn lẻ.

Màu sắc đồ chơi: màu sáng, đồng từ co lại. Chọn màu đồ chơi cho con đừng quá sặc sỡ, quá tương phản : làm mắt con yếu đi. Hãy chọn màu rõ ràng, ưu tiên trắng đỏ, các màu khác không nên chọn màu quá sáng, có phản quang.

II – CÂU HỎI

Con người học hỏi qua sự vật, sự việc và thông tin. Từ 3 tuổi, bé nói rõ và nói nhiều, bé sẽ hỏi suốt. Vì bé khám phá thông tin bằng câu hỏi. Vậy nên đừng phiền khi bé hỏi. Hãy học cách nói chuyện với con. Câu khẳng định gây phản lực tâm lý. Câu hỏi không gây phản lực hoặc ít thôi.

Ví dụ: Mẹ đi làm dặn con ở nhà nấu cơm giặt quần áo.

- Ở nhà nhớ nấu cơm giặt quần áo nghe con. (câu khẳng định).

- Bữa nay gái ngoan ở nhà, có hai việc nấu cơm và giặt quần áo, con tính làm việc nào trước? (câu hỏi).

Tại sao phải sử dụng câu hỏi: Vì ai hỏi thì người đó kiểm soát tình hình. Bạn hãy hỏi, đừng để bé hỏi, bạn sẽ phải xoay vòng trả lời theo bé.

Con hỏi – trả lời bằng câu hỏi hoặc trả lời rồi hỏi luôn lại. Không bao giờ để trống trận địa. Kết thúc cuộc đối thoại bằng một câu hỏi (Ví dụ : Con còn hỏi gì nữa không? Con đồng ý chứ?).

Câu hỏi mới kích thích tư duy. Bé luôn phải suy nghĩ và sẽ tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề mình thắc mắc.

Kỹ thuật web talk : đặt mạng lưới câu hỏi xung quanh sự vật sự việc.

Cái gì đây? – Cái ly – Ly của ai? – Ly làm bằng gì? Ly màu gì? Ly hình gì?Ly để làm gì?

Ly của con – Con tên gì? Con là con gái hay con trai? Con thích chơi trò gì? Con biết hát bài gì? Con đang làm gì?

Con đang ở nhà – Con ở nhà với ai? Con ở nhà làm gì? Con chơi trò gì ở nhà? Con thích chơi với ai ở nhà?

Chỉ từ một sự vật, bạn có hàng chục câu hỏi để hỏi con, nói chuyện với con suốt cả ngày, con không bao giờ chán và sẽ không bao giờ hết chuyện để nói với con.

Hỏi 2 giây con trả lời, con không trả lời – mẹ trả lời. Kết bằng câu hỏi khác.

Bé lớn hơn, dùng câu hỏi để chỉnh sửa hành vi.

Nguyên tắc thiết kế câu hỏi:

- Khi muốn nói với con, hãy lập ra hệ thống câu hỏi để con tự nói điều bố mẹ muốn ( 10 câu – 20 câu).

- Câu trả lời phải đúng là câu bạn muốn nghe (luôn luôn trong tất cả các câu trả lời của hệ thống câu hỏi).

Cơ chế SOS : Standback – Observe – Stiz

S: Vậy hả, sao vậy con?

O: Nghe con dãi bày và đặt ra câu trả lời bố mẹ muốn.

S: thiết kế hệ thống câu hỏi và lèo lái.

Kỹ thuật đặt câu hỏi cần được thực hành nhiều không chỉ bố mẹ với bé mà cả bố mẹ với nhau.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Làm sao để con nghe lời và nghe lời con nói

Trẻ muốn cái gì mà không có được, người lớn thường giải thích bằng lý lẽ rằng vì sao trẻ không có. Nhưng càng giải thích, nó càng la làng. Thay vào đó, hãy hiểu cho cảm xúc của nó. Đôi khi mẹ chỉ cần hiểu nó muốn đến mức nào, sẽ làm nó dễ dịu hơn là giải thích.

Muốn con nghe lời, hãy lắng nghe con nói

Muốn con nghe lời, hãy nghe lời con nói

Khi tôi buồn và bị tổn thương, tôi có muốn nghe lời khuyên, triết học, tâm lý hay quan điểm của người khác không? Những thứ đó chỉ làm tôi cảm thấy tồi tệ hơn.

Thế nhưng, chỉ cần một người lắng nghe, hiểu được cái đau bên trong và cho tôi cơ hội để nói về vấn đề thì dần dần tôi sẽ cảm thấy đỡ buồn bực hơn, đỡ rối rắm hơn và có khả năng đối đầu với cảm xúc và vấn đề của mình hơn.

Quá trình ấy không khác gì với con trẻ. Con có thể tự giúp mình nếu như con có một người lắng nghe và thông cảm. Thế nhưng chúng ta không tự nhiên biết cảm thông. Đa số chúng ta lớn lên cùng với việc cảm xúc của chúng ta bị phủ nhận. Và để học được ngôn ngữ cảm thông này, chúng ta cần phải học và thực hành phương pháp ấy.

Làm thế nào để lắng nghe con nói:

1. Thay vì lắng nghe nửa vời, hãy lắng nghe với 100% chú ý. Vì sao? Vì nói với một người chẳng buồn nghe mình nói thì chẳng có ích gì, và trẻ sẽ không muốn nói với người chỉ nhép môi cho có. Nói với cha/ mẹ mà toàn ý nghe mình thì trẻ dễ nói hơn nhiều. Có khi cha/ mẹ chẳng cần nói gì cả. Thương thì cái im lặng cảm thông là tất cả mọi thứ đứa trẻ cần.

2. Thay vì hỏi và cho lời khuyên, hãy dùng từ “Ồ… Ừm… Mẹ hiểu…” để công nhận cảm giác của con. Trẻ không thể nào nghĩ một cách rõ ràng và mạch lạc được nếu như cứ bị hỏi, đổ lỗi hoặc cho lời khuyên. Bạn có thể giúp rất nhiều bằng cach1 nói một từ đơn giản “Ồ… ừm…” hoặc “Mẹ/ Cha hiểu”. Những từ như thế này, cộng với thái độ quan tâm đích thực sẽ giúp trẻ tự khám phá suy nghĩ và cảm xúc của mình và có thể tìm ra giải pháp của riêng mình.

3. Thay vì phủ nhận cảm xúc của con, hãy giúp trẻ đặt tên cảm xúc. Đứa trẻ nghe được từ miêu tả cảm giác con đang trải qua thì sẽ thấy dễ chịu vô cùng. Chẳng hạn như “Chuyện ấy có vẻ khó khăn quá”, như vậy là bạn đã hiểu được cảm giác của con rồi.

4. Thay vì lý luận và giải thích, cho trẻ một điều ước. Khi trẻ muốn một thứ mà chúng không có, người lớn thường hay phản ứng bằng cách giải thích hợp lý vì sao chúng không thể có nó. Chúng ta càng giải thích, con càng phản đối hăng. Thỉnh thoảng, chỉ cần có người hiểu con muốn thứ ấy nhiều như thế nào là đủ thì làm cho chúng dễ chịu hơn chừng nào. “Mẹ ước rằng mẹ có thể làm trái chuối này chín liền ngay cho con”. [Lỗi này mình gặp hoài, phạm hoài, chưa sửa được.]

CHÚ Ý:

- Trẻ thường bất bình khi từ con nói được ba mẹ lập lại cho con nghe.

- Có trẻ không thích nói gì cả khi buồn bực. Đối với những trẻ này, chi cần ba / mẹ ở bên cạnh là đủ.

- Nhều trẻ trở nên khó chịu khi chúng diễn tả một cảm giác sâu đậm còn ba mẹ thì đáp lại lạnh lùng.

- Và cũng vô ích khi ba mẹ phản ứng thái quá so với cảm xúc thật của trẻ.

- Trẻ không thích những tên mà chúng tự đặt được cha mẹ lặp lại.

Rõ ràng, giúp con đối diện với cảm xúc là một nghệ thuật, không phải khoa học. Nhưng bạn hãy tin, sau vài lần thử và sai, chúng ta sẽ cảm được cái nào tốt hơn và không tốt cho con. Qua nhiều lần, bạn sẽ biết cái nào làm con khó chịu, cái nào làm con dễ chịu, cái gì tăng khoảng cách và cái gì làm con gần gũi lại, cái gì làm con đau và cái gì làm con lành. Sự nhạy cảm của bạn là quan trọng nhất.

Tác giả: Adele Faber và Elaine Mazlish

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Dạy trẻ học toán giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi

Sau đây Glenn Doman hướng dẫn cơ bản cho các mẹ cách dạy con học toán cho bé từ 3 đến 6 tháng tuổi với thẻ dot card Glenn Doman. Cùng tham khảo nhé.

Trẻ 3 – 6 tháng tuổi học toán theo cách ghi nhớ nguyên mảng
Nếu bạn bắt đầu chương trình dạy toán với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ chủ yếu thực hiện bước 1 và bước 2 của con đường toán học.

Bước 1: Số Và Lượng

Bước 2: Các Phương Trình Toán Học

Tất cả các bước

Những bước đó là trọng tâm trong chương trình của bạn. Hai điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ đó là: Giơ tấm thẻ lên cho con mình nhìn thật nhanh; Thường xuyên thêm vào các thẻ mới. Điều thú vị về trẻ sơ sinh là các con có trí tuệ trong sáng. Con học mọi thứ hoàn toàn vô tư và không hề có một chút thiên vị phần nào. Con học vì kiến thức chứ không vì bất kì áp lực nào. Tất nhiên tính cách này chi phối sự phát triển của con và nó là đặc điểm cũng đáng quý. Lúc này con có kiểu tính cách mà tất cả chúng ta đều muốn có nhưng lại rất ít người được như thế. Con thích mọi thứ và với con mọi thứ đều đáng học.

Trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể nắm bắt ngôn ngữ ở mức độ đáng ngạc nhiên. Con cũng đã nhìn các chi tiết một cách ổn định. Tóm lại, là con có thể tiếp thu ngôn ngữ nói dễ dàng miễn là chúng ta nói to và rõ ràng. Con cũng có thể tiếp thu ngôn ngữ viết nếu chúng ta viết to và rõ ràng. Chính vì thế, chúng ta cần làm những tấm thẻ to và đậm nét để con có thể nhìn thấy.

Ở giai đoạn này, trẻ sử dụng âm thanh để nói chuyện với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần vài tháng để có thể giải mã những âm thanh đó thành từ, thành câu và thành các đoạn. Trong suy nghĩ của chúng ta là trẻ chưa biết nói. Con có giác quan rất tốt để tiếp nhận thông tin nhưng vẫn chưa biết cách phát triển hiệu quả những thông tin đó và thể hiện cho người khác hiểu. Chính vì thế mà tất nhiên sẽ có người hỏi bạn rằng bạn dạy con toán bằng cách nào khi mà con chưa biết nói.

Trẻ học toán bằng cách sử dụng phương pháp trực quan và thính giác. Con chưa thể học bằng cách sử dụng lời nói của chính mình – gọi là dữ liệu xuất. Học được định nghĩa là quá trình lĩnh hội thông tin mới. Đó cũng là quá trình nhận dữ liệu nhập chứ không phải tạo dữ liệu xuất. Học nhận biết số lượng là quá trình nắm bắt ngôn ngữ toán học ở dạng trực quan. Nói cách khác đó là quá trình tạo ra ngôn ngữ ở dạng dùng lời nói để diễn đạt.


Nhận biết số lượng và học đọc số là năng lực của giác quan, nó cũng như là nghe. Còn nói là khả năng vận động, giống như viết. Nói và viết đòi hỏi các kĩ năng vận động mà trẻ chưa có được. Thực tế rằng trẻ còn quá nhỏ để nói và không thể nói được. Nhưng việc bạn đầu tư thời gian, công sức dạy con học toán sẽ làm tăng khả năng nói và mở rộng vốn từ cho con. Bạn cần nhớ rằng ngôn ngữ là ngôn ngữ nhưng nó có thể chuyển đến não bộ thông qua thính giác hoặc thị giác.


Đọc to những tấm thẻ là điều không thể đối với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi. Đây là lợi thế của con vì không ai bắt con làm như vậy cả. Con có thể “đọc” những tấm thẻ đó trong đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ở giai đoạn này, trẻ nhỏ thực sự rất ham thích những thông tin mới. Con có thể còn đòi hỏi được nhận thêm nhiều thông tin hơn lượng mà bạn có thể cung cấp cho con. Khi bạn bắt đầu chương trình toán của mình, bạn thường nhận thấy rằng vào cuối buổi, con vẫn còn đòi học thêm nữa. Để kìm nén đòi hỏi này của con, bạn có thể nhắc lại những tấm thẻ hoặc sau đó làm một nhóm thẻ khác. Con có thể nhìn hơn hai cặp thẻ mà bạn đưa ra cho con hàng ngày một cách vui vẻ và vẫn muốn được nhìn nữa.

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Phát triển xúc giác cho bé 0-3 tháng tuổi theo phương pháp Glenn Doman

Theo phương pháp Glenn Doman, dây thần kinh nào được kích thích nhiều lần thi bán cầu não khu vực đó sẽ phát triển tương ứng. Vì vậy, bên cạnh thị giác và thính giác, mẹ cần tập các bài về xúc giác.


Bài tập phát triển xúc giác 0 – 3 tháng (ảnh minh họa)

Chương trình kích thích xúc giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích phản ứng Babinski. Chương trìn này sẽ giúp cho các phản ứng Babinski của bé diễn ra nhanh nhạy hơn và mạnh mẽ hơn, nhờ đó trẻ em sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn và giai đoạn vận động kế tiếp dễ dàng hơn.

Phản Ứng Babinski là gì?

Theo phương pháp Glenn Doman phản ứng Babinski là phản ứng xuất hiện ở các trẻ bình thường ngay từ lúc mới sinh cho đến khoảng chừng 12 tháng tuổi. Đến lúc đó, phản ứng này sẽ được thay thế bằng phản ứng cả bàn chân,loại phản ứng sẽ theo chúng ta suốt phần đời còn lại.

Mục tiêu: kích thích phản ứng Babinski.

Mục đích: phản ứng babinski là nhằm giúp bé sơ sinh gom lực bàn chân để có thể trườn. Khi ngón chân cái nhỏng lên và các ngón còn lại xòe ra ngoài, động tác này giúp bé bám chặt hơn, dễ dàng di chuyển lên phía trước hơn. Khi đã có thể trườn và bò, bé không cần đến loại phản ứng này nữa. Trên thực tế, phản ứng này không có tác dụng gì đối với quá trình tập đi. Khi bắt đầu đi được, bé sẽ mất phản ứng này và cần đến phản ứng của bàn chân.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày.

Cường độ: Ngón tay cái cọ vào gan bàn chân.

Trường độ: 30 giây.

Quy trình: Mỗi bàn chân được kích thích 3 lần.

Môi trường: Môi trường bình thường.

Xúc giác được kích thích như thế nào?


Đặt bé nằm ngửa thật thoải mái, đôi chân trẻ để trần. Nhẹ nhàng nắm lấy chân trái của trẻ, dùng tay phải của bạn giữ lại. Dùng tay trái vuốt nhẹ mặt ngoài ngón tay cái dọc viền ngoài bàn chân trái của trẻ, từ gót chân cho đến đầu ngón chân. Quan sát phản ứng của trẻ. Sau đó nhẹ nhàng nắm lấy chân phải của trẻ , dùng tay phải giữ lấy và lặp lại quy trình. Nếu bạn thuận tay trái, bạn cứ thoải mái dùng tay trái giữ lấy chân trẻ, còn tay phải cọ nhẹ kích thích phản ứng của trẻ.

Mỗi khi chạm vào trẻ để khơi gợi phản ứng Babinski, bạn hãy nói thật to và rõ ràng “sờ chân”. Khi bạn phát âm các từ “ánh sáng”, “khúc gỗ”, “sờ chân”, bạn đồng thời kích thích cơ quan thính giác của bé. Ngoài ra một lý do quan trọng hơn nữa, đây chính là mối giao kết tự nhiên giữa mẹ và bé. Bằng trực giác, người mẹ hiểu được việc giải thích cho bé những gì sắp diễn ra rất quan trọng. Thiết lập được mỗi dây giao tiếp giữa mẹ và bé ngay khi bé vừa chào đời là vô cùng thân thiết.

- Nếu bạn quan sát thấy các biểu hiện của phản ứng Babinski ở cả 2 chân bé khi kiểm tra, hãy viết từ Hoàn Hảo với bé.

- Nếu 1 chân có phản ứng bình thường còn chân kia không thì hãy viết từ Bình Thường với bé.

- Thường thì các trẻ vô tri vô giác sẽ Không có phản ứng Babinski.

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con học toán cùng giấy mút xốp

Học toán với giấy mút xốp một học cụ vừa rẻ vừa dễ làm. Với bảng này mẹ có thể dạy bé cộng, trừ, nhân (phép chia mình chưa nghĩ ra cách dạy với bảng này). Bài viết hướng dẫn cách làm phép cộng trước nhé. Còn các phép tính khác mình sẽ nghiên cứu dần dần và chia sẻ sau.


Dụng cụ gồm:


- 1 bảng tính được chia làm 4 cột cho: hàng nghìn, hàng trăm,hàng chục và hàng đơn vị.


- Các số 1, 10, 1000, 10000 . Mỗi số cắt 18 thẻ.


- Các số hiển thị kết quả từ 0-9. Mỗi số cắt 4 thẻ



 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Trẻ chịu tác động từ những thứ không ngờ

Cal Friedrich Gauss ( 1777-1855) nhà toán học tài năng người Đức nổi tiếng của TK XIX. Mới 8 tuổi ông đã phát hiện ra công thức tính tổng của cấp số cộng.


Tôi nhắc đến tên ông ở đây vì tình cờ đọc được câu chuyện thực sự thú vị về nhà toán học lỗi lạc này trong một cuốn sách. Gauss là con trai của một cặp vợ chồng thuộc tầng lớp thấp trong xã hội thời bấy giờ. Cha của Gauss chỉ là một thờ nề, mỗi lần đi làm ông đều dẫn theo Gauss đi theo. Tại nơi làm iệc của cha, Gauss thường ngồi cạnh đếm những viên gạch và đưa cho cha.

Trẻ em học hỏi từ những điều rất nhỏ mà cha mẹ không để ý tới (ảnh minh họa)

Cuốn sách đó kết luận tài năng toán học của Gauss được vun đắp từ thuở nhỏ nhờ những thói quen như thế. Tôi không cảm thấy bất ngờ về kết luận đó. Bởi tôi thường nghe một câu chuyện tương tự về Honda Soichiro, người sáng lập tập đoàn xe hơi, xe máy nổi tiếng Honda. Khi được hỏi, ” tại sao ông lại thích xe moto như vậy?”, Honda Soichiro trả lời như sau: “Ngày xưa, khi chưa có động cơ điện, người Nhật phải xát gạo bằng động cơ chạy dầu. Hồi bé, nhà tôi ngay gần một xưởng xát gạo. Không hiểu sao tôi thực thích tiếng kêu phành phạch của máy xát gạo ấy đến độ bắt ông nội cõng đi xem bằng được. Nếu không được đi tôi sẽ khóc ầm ĩ cả xóm, nên ông nội nên phải cõng tôi đi ngày ngày. Có lẽ tôi trở nên thích moto một phần cũng nhờ vậy”. Tôi cảm thấy thực sự bị thuyết phục từ câu chuyện trên. Trẻ nhỏ giống như một chiếc máy bay bắt sóng vô cùng tinh nhạy. Chúng tiếp nhận những gì nhỏ nhất, tinh tế nhất, từ những thứ cha mẹ không thể ngờ đến hay tưởng chừng vô ích, tích tụ ngày qua ngày, rồi khuếch đại lên thanh tài năng và năng lực kỳ diệu. Hành động dẫn cháu đi xem máy xát gạo tưởng chùng như không có gì đặc biệt của ông nội, vô hình chung là cái nôi nuôi dưỡng nên ông hoàng xe moto thế giới.

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Khi Cha thờ ơ với việc Giáo dục con

Trẻ con khi đã trở thành người lớn đều nhớ rất sâu sắc những ký ức tuổi thơ được chơi cùng cha cho dù nó chỉ là những khoảnh khắc rất ít ỏi. Vì vậy cha hãy thường xuyên trò chuyện với con, tham gia vào quá trình nuôi dạy con cùng với mẹ.

Ký ức về Cha lại là những gì đứa trẻ nhớ nhất khi lớn lên (ảnh minh họa)


Chính tôi cũng không ngờ những ký ức khi con trai tôi còn bé được đi du lịch cùng tôi, được tôi mua những món quà mỗi lần đi chơi. Mặc dù với tôi nó chỉ là những chuyện bình thường nhưng lại là những kỉ niệm rất vui và hạnh phúc, đã để lại ấn tượng sâu đậm cho con tôi tới tận mấy chục năm sau.

Ở nhiều gia đình Nhật, người cha phải đi làm rất bận rộn, thời gian dành cho con mình rất ít, việc nuôi dạy con cái đều do người mẹ đảm nhiệm, vì thế người cha được hình dung là hay quát mắng và là người hay đối đầu trong những cuộc tranh luận với con cái. Thi thoảng mới giáp mặt nhau nhưng hầu như lần nào cũng bị cha la mắng sẽ khiến đứa trẻ coi cha mình như kẻ địch, và từ đó nảy sinh thái độ phản kháng. Nếu một đứa trẻ có trạng thái cảm xúc không ổn định thì sẽ có khuynh hướng hầu như không có ấn tượng gì với cha mình.

Có lẽ có nhiều người nghĩ rằng thay vì một người mẹ nghiêm khắc, thì một ông bố nghiêm khắc sẽ có thể nuôi dạy con cái trở nên ngoan ngoãn, thông minh. Nhưng đáng tiếc nếu đọc lại tiểu sử của những thần đồng thì ta mới nhận thấy rằng có rất nhiều người tính cách đã bị tổn thương và khiếm khuyết từ thuở còn thơ ấu. Ngược lại cũng có không ít những người cha chỉ suốt ngày say xỉn, lười biếng, không để ý đến việc giáo dục con cái, suốt ngày đánh đập vợ con, khiến họ không dám ngẩng mặt ngoài đường. Có không ít trường hợp những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi người cha như thế thì tính cách sẽ méo mó, khi lớn lên sẽ dễ sa vào con đường phạm tội.

Tôi quan niệm rằng người mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục ở trẻ ở giai đoạn ấu thơ, nhưng không có nghĩa là tôi ủng hộ suy nghĩ phó thác việc nuôi dạy con cho vợ mình của những người cha. Người cha phải là một trợ lý tốt cho người mẹ ở giai đoạn ấu thơ này, đó chính là vai trò có người cha trong gia đình. Một mình người mẹ sẽ không thể tạo ra được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc được.

Có một lần tình cờ trên một chuyến xe, tôi đã được chứng kiến cuộc trò chuyện của một gia đình 3 người cha mẹ và cô con gái nhỏ đang chuẩn bị leo núi. Cô gái nhỏ tầm 3 tuổi cứ líu ríu trò chuyện với cha mình suốt quãng đường. Tôi không có ý định nghe lén câu chuyện của hai cha con họ nhưng nó cứ lọt vào tai tôi. Khi cô con gái đố người cha: “10 làn của gam là bao nhiêu?”, người cha đã giả vờ đùa lại đứa con bằng cách phát âm trong tiếng
Nhật: “10 lần của gam là đảo Guam, ước gì mình được đến đảo đó chơi con nhỉ?”


Người mẹ ngồi bên cạnh giả ờ như không nghe thấy gì và chỉ chăm chú đọc báo. Nhìn khung cảnh đó, tôi có thể ngầm hiểu ý của người mẹ không xen vào giữa câu chuyện là để muốn hai cha con có cơ hội trò chuyện riêng với nhau. Hình ảnh gia đình ấy đã cho tôi cảm nhận bằng trực quan của mình rằng sau này cô bé sẽ được nuôi dạy thành một người tuyệt vời.


Với những người lớn chúng ta có những câu chuyện chỉ là chuyện phiếm, nhưng với trẻ con thì đó lại là những khung cảnh để chúng thả hồn tưởng tượng vào trong đó. Chỉ khi được nuôi dạy ở trong một môi trường mà mẹ như một người lãnh đạo, cha là người bao bọc che chở cho cả nhà, thì đứa trẻ mới được nuôi dạy tốt. Chính vì thế sẽ vô cùng cần thiết để người cha dành thời gian trò chuyện quan tâm đến con cái trước khi bị cuốn vào công việc bận rộn và những mệt mỏi.

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Phương pháp phạt Time out là gì?

Time-out là cách phạt không bạo lực với mục đích giúp bé trầm tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học cho tương lai. Vì vậy, Trước khi time-out, khuyến khích bé suy nghĩ và rút kinh nghiệm, trong khi time-out, không nên nói gì hoặc khuyên gì với bé.

Time Out là hình thức phạt úp mặt vào tường hoặc đứng vào một góc nào đó mỗi khi trể có hành vi xấu (ảnh minh họa)


Dụng cụ cần thiết: Đồng hồ quay ngược & Ghế ngồi thoải mái

Thời gian time out: nên cho bé ngồi yên tĩnh với số phút bằng số tuổi. Vặn đồng hồ, và để ghế ở nơi yên tĩnh, không nhìn thấy TV, mọi vật xa tầm tay với của bé. Nếu time-out xong, bé lập lại hành vi cũ, time-out lại –> max là 20 lần/ ngày

Trong khi bị phạt, nếu trẻ rời khỏi chỗ phạt, điều cha mẹ cần làm là không nói gì hết, chỉ im lặng, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu. Nếu trẻ tè dầm, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe… tất cả chỉ để khiến phụ huynh phản ứng và nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ tốt nhất là nên làm ngơ những hành vi này.

Nếu bé không chịu ngồi time-out thì tăng số phút quá số tuổi (max là 15′) và vẫn không chịu ngồi thì lấy đi những cái bé muốn ví dụ như TV, internet, đồ ngọt tráng miệng sau bữa cơm… Những cái bé muốn khác với những cái bé cần. Ví dụ: bé cần xem ti vi 15′ mỗi ngày để phát triển, nhưng bé thường thích xem tivi đến 1 tiếng. Và đó là cái bé muốn. Mẹ phải hiểu được cái nào là cần, cái nào là muốn. Khi phạt thì lấy đi cái con muốn, không lấy đi cái con cần.

Độ tuổi áp dụng time – out: từ 1 tuổi trở đi.


Nhật ký time out của mẹ Sóc:


Sóc hư, vừa mới bị mẹ phạt time-out vì tội đưa tay lên miệng ngậm cho giống mấy bạn trong lớp. Mẹ nói mãi không nghe, mẹ đếm 1-2-3, xong xách Sóc vào phòng ngủ, vặn đồng hồ kitchen timer. Boong, 2 phút, hết. Sóc ra, mắt rân rấn nước, ngồi vào lòng ba. Mẹ bắt xin lỗi, rồi mẹ thơm. Nói con là mẹ nói phải nghe. Tay dơ đưa vào miệng. Thói quen xấu của bạn, mẹ nói xấu mà bắt chước.

Time-out là phương pháp “ngắt, dừng, can thiệp” hành động xấu của trẻ, lái sự chú ý của trẻ qua một hướng khác mà không đánh, la, hét, kể lể. Phương pháp này của tác giả Thomas W. Phelan, được viết chủ yếu trong quyển sách “1-2-3 Magic & Effective Discipline for Chlidren 2-12″.

Nhiều người nghe Time-out thì cũng time-out con nhưng không đúng cách, gây hiệu quả ngược. Con vẫn lờn, mẹ vẫn la hét. Lưu ý là phương pháp này không nói nhiều, chỉ đếm 1-2-3. Sau nhiều lần, trẻ chỉ cần nghe đếm 1 là lập tức ngưng ngay hành động mà bố mẹ không muốn trẻ làm.

2 lỗi cha mẹ hay mắc phải là NÓI QUÁ NHIỀU và CẢM XÚC QUÁ NHIỀU. Nói nhiều và khi không có kết quả, dẫn đến Hội chứng Nói- thuyết phục- Tranh luận- La hét – Và Đánh con. Còn cảm xúc quá nhiều cũng không tốt.

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy con ngon với 10 kỹ thuật time out

1 . Cho rất nhiều “TIME – IN”

- Time-out: là rút ngắn thời gian được tham gia chơi, tham gia hoạt động mà những những hoạt động hay trò chơi này trẻ rất yêu thích.

- Time-in: là sự được tham gia vào những hoạt động/ trò chơi, tăng cường những điều tốt/ những điều tích cự.

Khi time-in cha mẹ sẽ đưa ra những điều tốt/ những điều tích cực mà trẻ thích và tham gia.

Sau đó, nếu đứa trẻ có hành vi xấu, time-out sẽ được thực thi – rút ngăn thời gian time-in lại. Kết quả là , đứa trẻ sẽ cảm thấy đúng khi hành động đúng, và cảm thấy sai lầm khi hành động sai .

Trước khi time-out, các cha mẹ nên time-in nhiều, đưa ra nhiều những điều tốt, điều tích cực cho trẻ học trước khi time-out.


2. Chuẩn bị Cho Trẻ


Khi time-out dần dần giúp trẻ nhận ra nguyên nhân và kết quả.

Time-out có thể sử dụng từ khi 18 tháng tuổi.

Khi bắt đầu sử dụng time-out sẽ sử dụng phương pháp chuyển hướng và làm mất tập trung.
Ví dụ: Trẻ bò về phía đèn, hãy bế con vào phòng khác cũng có đèn và ngồi giữa cái đèn và bé, để bé vẫn khám phá nhưng có sự quan sát của người lớn. Bất kì một hành vi nguy hiểm nào sẽ lại được chuyển hướng như thế. Khi lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ sẽ nhận ra một số hành vi khi làm sẽ bị làm gián đoạn và chuyển hướng ngay lập tức, vì vậy bé sẽ chuyển hướng.

Ngoài ra, có thể sử dụng một góc của time-out, cha mẹ có thể thiết kế một nơi : có thể là một cái ghế time-out cho trẻ, và cha mẹ vẫn ngồi đấy khi time-out với bé.

Thiết lập dần các nguyên tắc cơ bản. Hành vi tốt time-in nhiều, và hành vi chưa tốt sẽ rút ngắn thời gian time-in lại.

Dạy con ngoan với 10 kỹ thuật time out (ảnh minh họa)
TIME-OUT khi bạn ra ngoài

Có thể sử dụng TIME-OUT ở bất cứ đâu, không nhất thiết là phải ở nhà. Không trẻ sẽ biết được khi ra ngoài trẻ có thể làm mọi thứ mà kh6ng sao cả. Có thể là một góc trong siêu thị, hay bất cứ nơi nào có thể và cha mẹ phải ở gần bé khi time-out.

3 . Giữ time-out đơn giản

Dắt bé đến nơi time-out ngay lập tức khi có hành vi sai trái. Khi đã thiết lập các nguyên tắc cơ bản và bé dần hiểu, thì không cần quá nhiều giải thích, xin lỗi…

Tránh la hét trẻ “ Mẹ đã nói rồi…” “ Mẹ đã dạy rồi” “không thế này..” sẽ làm trẻ hoản loạn, vì quá nhiều thong tin đưa ra cùng 1 lúc với hành động (những việc này có thể làm nhẹ nhàng sau khi time-out kết thúc). Hành động sẽ được thực thi trước để trẻ hiểu là hành động sai, hành vi sai là phải được triệt để thi hành luật time-out.

4 . GIỮ THỜI GIAN -OUT yên tĩnh

Đây không phải là thời gian cho con mình được la hét , hoặc để bạn có thể được giảng dạy hay về đạo đức . Nếu có một bài học bạn muốn con bạn nghe , hãy để sau khi kết thúc time-out.

5 . Thời gian Time-out:

Giữ thời gian ngăn tùy theo độ tuổi, 1 tuổi 1 phút và cộng dần lên theo độ tuổi. Nếu có đồng hồ sẽ tốt giúp trẻ giữ được thời gian time-out của mình, khi đồng hồ reo hết giờ hãy để trẻ tự quyết định hành vi tiếp theo của mình, không cần sự nhắc là con hết giờ time-out rồi.

6. NƠI TIME-OUT:

Thiết kế một góc an toàn cho trẻ để có thể ngồi và không làm gì cả. Ghế time-out, góc time-out, …

7 . NẾU con từ chối đi hoặc KHÔNG ở lại TRONG THỜI GIAN TIME-OUT ?

Ngồi với Bé.

Đặt bé ngồi vào ghế nếu bé cứ bỏ ra chổ khác.

Nói với bé: “Mình đang thời gian time-out, mình phải ngồi đây”.

Nếu bé la hét/ khóc: Nói với bé, bé cần thời gian yên tĩnh và gọi là: Thời gian yên tĩnh của Robi bắt đầu! Và chỉ khi nào bé khóc xong mới thực thi time-out.

Đối với bé lớn (>3 tuổi) có thể giải thích time-out cho bé bằng cách cho xem đá bong khi trọng tài cho cầu thủ ra sân khi có hành vi xấu để suy nghĩ về hành vi đó.

Nếu đã sử dụng time-out thì phải thực thi triệtđể không trẻ sẽ lẫn lộn hành vi này ở ngoài nơi công cộng thì không time-out và ở nhà thì time-out.

8 . Ý NGHĨA TIME-OUT

Time-out cho trẻ em một cơ hội để suy nghĩ về hành động của mình và làm cho trẻ bình tĩnh trở lại, và cũng giúp cha mẹ bình tĩnh trở lại khi có thể đang rất giận hành vi của con. Time-out là hình thức tự kỹ luật cho bản thân, giúp trẻ hình thành hệ thống tự dừng lại và suy nghĩ khi có việc gì đó., giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Time-out có thể là một khóa tu cho mẹ . Khi con em chúng ta không thực sự hỏng nhưng chỉ đơn giản là thể hiện những hành vi trẻ con bình thường , trẻ em ồn ào, chỉ cần nói “Tôi cần time-out . ” . Chắc chắn rằng con đang ở trong một môi trường an toàn và không ai bị thương , đi vào một phòng , bỏ qua những tiếng ồn , và phục hồi hòa bình của mình .

9 . GIẢI TỎA

Khi hết thời gian time-out, tức là hết vì trẻ đã thực thi hết thời gian time-out rồi. Tránh nói đi nói lại với trẻ về hành vi đã xong mà trẻ đã time-out. Hãy cho trẻ trở lại trạng thái bình thường và enjoy tiếp với những trò chơi của trẻ.

10 . PHỤ HUYNH như trọng tài

Khi một nhóm trẻ chơi với nhau, hay anh chị em trong nhà chơi với nhau, ồn ào, tranh giành là chuyện bình thường. Khi mọi việc phụ huynh cảm thấy trở nên phức tạp hãy can thiệp kịp thời. Gọi ngưng các cuộc hành động trước khi nó được ra khỏi tay hoặc trước khi bạn cảm thấy khó chịu bởi nó . Loại bỏ một vài trong số các đồ chơi, tách trẻ em, hoặc các hoạt động thay đổi . Nó có thể là một thời gian để ngồi trẻ em xuống và đọc một câu chuyện , hay thời gian giải lao, thời gian yên lặng.

Khi một số trẻ em trong một căn phòng và hành vi đang xấu đi , nó thường rất khó để biết ai là người cầm đầu . Đôi khi bạn chỉ cần phải tách tất cả mọi người . Dẫn họ tới chiếc ghế riêng biệt , cách nhau ra xung quanh căn phòng, trong năm phút trước khi họ có thể tiếp tục hoạt động chơi bình tĩnh hơn. Đôi khi nó là cần thiết để đưa thêm không gian giữa chúng , một đứa trẻ trong một chiếc ghế thời gian trong nhà bếp và một đứa con khác trong phòng khách .

Và đây là thời gian “Time –out” cho tất cả mọi người.

Time –out không hẳn là trừng phạt. Các cuộc gọi time-out để nghỉ ngơi trong các hành động không mong muốn. Nó dừng lại hành vi sai trái và cung cấp cho các trẻ lớn hơn , và các bậc cha mẹ , thời gian để phản ánh. Thay vì xem nó như là một án tù , những đứa trẻ lớn tuổi nên được dạy để xem nó như một cách để nhận được bản thân mình dưới sự kiểm soát : một vài phút để suy nghĩ về những gì đã đi sai và làm thế nào để làm cho nó đúng.

Không chỉ time-out giúp đỡ trẻ em cư xử, nó cũng giúp các bậc cha mẹ . Thời gian dừng lại hành vi sai trái và cung cấp cho cha me thời gian để xử lý không nóng giận . Nó ngăn cản phụ huynh bốc đồng đánh đòn . Cha Mẹ cũng cần time-out.

Time-out ứng dụng tốt hơn nếu nó được sử dụng để định hình hành vi chứ không phải trừng phạt .

 Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam

 
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)