Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

Tiêm vacxin là cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ mắc bệnh sợi nhờ khả năng tăng sức đề kháng trước virus rubella và miễn dịch khi dịch sởi bùng phát. Vậy đâu là những điều mẹ cần biết khi tiêm phòng dịch sởi?

1. Các loại vắc-xin sởi

Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp bao gồm sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella.

Hầu hết các vắc-xin được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi. Hiện nay, vắc-xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới.

2. Tác dụng của tiêm vắc-xin sởi

Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch chống lại virus sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.


Tiêm vắc-xin sởi giúp cơ thể tạo ra cơ chế miễn dịch kháng lại virus gây sởi (ảnh minh họa)

3. Tiêm vắc-xin sởi có thể hoàn toàn tránh được bệnh sởi?

Giống như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Theo Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu, trong các trường hợp tiêm phòng, nếu tiêm mũi 1 thì khoảng 85% trẻ có miễn dịch, thêm mũi 2 thì tăng lên 90%. Như vậy mỗi năm có khoảng 5-10% trẻ được tiêm phòng mà vẫn có khả năng nhiễm sởi.

Khả năng đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

4. Trẻ em cần tiêm hai liều vắc-xin sởi

Trẻ em cần tiêm hai liều vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch.

Nhưng khi thêm mũi thứ hai vào lúc 18 tháng có thể tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 90 – 95%.

5. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi?

Là tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất vắc-xin sởi, chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi.

Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả các trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

6. Có nên tiêm vắc-xin đối với người đã từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc-xin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắc-xin sởi.



Mỗi bé nên được tiêm 2 mũi vắc xin sởi để có thể phòng tránh tốt hơn (ảnh minh họa)

7. Có nên tiêm vắc-xin sau khi tiếp xúc với dịch sởi?

Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc-xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Việc tiêm vắc-xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

8. Lịch tiêm vắc-xin sởi?

Đối với tiêm vắc-xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc-xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc-xin sởi là 1 tháng.

9. Có thể tiêm vắc-xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm vắc-xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc-xin, nên cần tiêm ngay vắc-xin khi đủ 9 tháng tuổi.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc-xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

10. Các trường hợp có thể tiêm vắc-xin sởi

Hầu hết các trẻ đủ sức khỏe và đủ độ tuổi đều có thể tiêm vắc-xin

- Các trường hợp trẻ bị vẹo vách mũi, nhỏ quá hoặc ốm yếu.

- Trẻ còn bú sữa mẹ.

- Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi.

- Các bé có tiêm vắc-xin DPT, viêm gan B hay vắc-xin phòng uốn ván vẫn có thể tiêm vắc-xin sởi, chỉ cần tiêm ở hai chi khác nhau.

- Có thể tiêm vắc-xin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

11. Những trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin sởi?

Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm.

Phụ nữ có thai, các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng phụ nữ nên tránh có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm vắc-xin.

Không tiêm vắc-xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

12. Tiêm vắc-xin sởi có thể bị nhiễm vi rút sởi không?

Có, bởi vì vắc-xin chứa vi rút sởi đã bị làm yếu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vắc-xin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm vi rút cho người khác nên không cần cách ly.

13. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc-xin sởi?

Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc-xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Nhưng để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Đề phòng chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy thường có hiện tượng mất nước và ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ. Thời tiết nóng nực mùa hè thường dẫn đến tình trạng thức ăn bị ôi thiu là nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ. Dưới đây là những đề phòng giúp trẻ tránh căn bệnh tiêu chảy.

Sử dụng sữa mẹ là an toàn

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ đảm bảo vệ sinh an toàn, chứa kháng thể, là thức ăn hoàn hảo không bị dị ứng hoặc bất dung nạp sữa. Với các bé ăn sữa ngoài bạn cần vệ sinh sạch sẽ bình sữa và đầu vú để loại trừ vi khuẩn bám trên bình.

Với những trẻ có hiện tượng tiêu chảy bạn nên tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, cho trẻ bú mẹ trẻ sẽ hạn chế bị tiêu chảy hơn. Do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.


Đề phòng chứng tiêu chảy ở trẻ (ảnh minh họa)

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể trẻ. Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế bạn có thể cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa… Thức ăn nấu cho trẻ cần mềm, nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun nóng trước khi cho trẻ ăn.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống

Để đề phòng tiêu chảy ở trẻ bạn tuyệt đối không nên cho trẻ ăn rau sống, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái nem chạo, nem chua, các loại gỏi. Đồ ăn thức uống phải đậy kỹ, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, không uống các loại nước giải khát bán dạo, mất vệ sinh. Ngoài ra, cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và đi găng đảm bảo tiêu chuẩn trước khi chế biến thực phẩm.

Bạn cần tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi bẩn, sau khi đi vệ sinh. Trước khi đi ngủ và mỗi buổi sáng ngủ dậy phải rửa mặt, rửa tay. Đây là biện pháp phòng bệnh đơn giản mà lại có hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Mách nhỏ giúp mẹ sửa thói quen ngậm cơm cho bé

Mỗi bữa cơm của trẻ biếng ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ. Công việc của mẹ bận rộn mà loay hoay không biết làm sao để tập bé có tác phong ăn uống nhanh nhẹn hơn, nhất là cái “tật” ngậm búng cơm khó bỏ.

Việc ngậm cơm chứng tỏ trẻ không đói hay chỉ đơn thuần là một thói quen khó bỏ. Chúng thực sự là thói quen dai dẳng, càng không phải là biểu hiện của trẻ không đói. Vì khi đó trẻ dường như không phân biệt được cảm giác đói hay no. Mẹ chỉ thấy rằng cứ ngậm mãi như vậy, bữa ăn của bé sẽ kéo dài cả tiếng đồng hồ, khiến mẹ bốc hỏa.


Ngậm cơm là thói quen khó bỏ của trẻ biếng ăn (ảnh minh họa)

Tại sao trẻ biếng ăn thích ngậm búng

Với trẻ biếng ăn, việc ăn thực sự là “quá sức”. Bé ăn không ngon miệng và ít có cảm giác đói nên cơ thể dần hình thành phản xạ lười nhai, lười nuốt. Một phần ở cơ địa của bé, nhưng một phần cũng do chính cách chế biến thức ăn không hợp lý của mẹ.

Nếu thức ăn được quá cứng, quá dai hay có vị tanh, nhạt nhẽo, bé chống đối lại việc ăn bằng cách ngậm là điều dễ hiểu. Hoặc mẹ cho trẻ ăn đồ mềm quá lâu, có bé 2-3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay hoặc cháo hạt sẽ làm trẻ trở nên lười nhai, nuốt. Từ đó hình thành thói quen ngậm khi bé gặp thức ăn cứng. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ càng khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn ngậm thức ăn như một thói quen yêu thích. Khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá chuyển hoá thành đường tạo vị ngọt khiến bé thích thú. Chỉ một vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn, bé dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ.

Giúp trẻ biếng ăn thôi ngậm búng

Nhiều bà mẹ trẻ từng than thở, bỏ ra thời gian để xào xào, nấu nấu rất nhiều công sức nhưng đợi chờ 1, 2 tiếng cho con ăn, cháo vữa, cơm sình khiến mẹ nổi đóa. Bữa ăn đã khó lại càng mệt mỏi cho cả mẹ và con.


Trẻ biếng ăn ít ngậm búng sẽ ăn nhanh hơn (ảnh minh họa)

Để xóa bỏ thói quen ngậm cơm, mẹ hãy biến bữa ăn thành một trò chơi hấp dẫn. Cà chua làm thành một trái tim vừa một miếng. Thịt bò là những quân cờ. Đùi gà là một cái kem… Bạn có thể biến tấu các thức ăn này thành một câu chuyện để kể cho bé nghe. Cách tốt nhất là vừa nấu vừa làm trò và đút gọn một miếng vào miệng bé.

Hãy lập giải thưởng tặng bé khi ăn nhanh. Chẳng hạn nếu bé ăn xong bữa trong 30 phút hoặc ít hơn bạn tặng bé một miếng dán sticker. Dán các sticker này lên một góc bảng hay tường nhà để…đổi quà. Ăn nhanh vì phần thưởng sẽ khuyến khích bé hành động tích cực hơn.

Mẹ cũng nên đưa ra thời gian biểu cho mỗi bữa ăn. Khi bữa ăn của bé kéo dài quá 30 phút mẹ có thể dừng lại, không nên cố ép trẻ ăn. Mẹ có thể dể bé đói hơn một chút vào bữa sau để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

Việc chia nhỏ bữa ăn cũng khiến trẻ thấy dễ dàng “tiếp thu” hơn. Trẻ cảm thấy thoải mái mà lượng thức ăn cần trong một ngày vẫn được “nạp” đủ. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, âu yếm, bạn từ từ “trị” được chứng ngậm cơm lâu ở bé yêu nhà mình.

Mách nhỏ để mẹ sửa thói quen ngậm cơm cho bé:

- Đổi món thường xuyên và bổ sung nhiều rau xanh.

- Mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn. Nhưng có thể coi đó là phần thưởng sau khi bé hoàn thành bữa ăn của mình.

- Cho bé uống kèm 1 muỗng nước canh với 1 muỗng cháo, cơm để nuốt nhanh hơn.

- Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, lâu dần sẽ thành thói quen ngậm do mải chơi.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Khoai tây cuộn rong biển cho trẻ lười ăn

Mùa hè thường khiến trẻ vốn lười ăn lại càng lười ăn hơn. Bạn có thể giúp trẻ thay đổi thức đơn vốn quen thuộc trở lên hấp dẫn với rau củ quả. Khoai tây cuộn rong biển là sự gợi ý thú vị đấy! Hãy rủ con vào bếp chế biến và thưởng thức thành quả bạn nhé!

Nguyên liệu

- 1 củ khoai tây to hoặc 2 củ khoai tây vừa

- 100g đậu Hà Lan

- 1 củ cà rốt nhỏ

- 2 quả trứng gà

- Dầu ăn, muối và chút xíu tiêu

- Phô mai bào vụn


Ảnh minh họa

Nguyên liệu chế biến

Thực hiện

- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu rồi cho vào xửng hấp chín, nghiền nhuyễn.

- Cà rốt thái hạt lựu.

- Đậu Hà Lan tách lấy hạt.

- Trứng luộc chín, bóc vỏ rồi cắt làm đôi.

- Bắc đậu Hà Lan và cà rốt thái hạt lựu cho vào luộc chín

- Cho cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây nghiền và lòng đỏ trứng vào bát.

- Thêm muối, chút tiêu và phô mai tùy thích, trộn đều.

- Rong biển cắt thành dải dài có bề ngang chừng 3cm.

- Nắm khoai tây nghiền thành từng nắm nhỏ hình trụ vừa ăn.

- Cuộn rong biển quanh khoai tây cho đến hết dải rong biển.

- Làm lần lượt đến khi hết khoai tây

Trang trí


Khoai tây cuộn rong biển hấp dẫn cho trẻ lười ăn (ảnh minh họa)

Khoai tây nghiền cuộn rong biển hứa hẹn là món ăn sẽ khiến các bé yêu thích thú: hình dạng và màu sắc bắt mắt trông như những chiếc bánh nhỏ xinh, vị mềm đậm đà vừa phải và thơm ngon, bé có thể tự cầm ăn ngon lành. Đây cũng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bé luời ăn rau đấy các mẹ nhé! 

Chúc bạn thành công với món khoai tây nghiền cuộn rong biển này!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chảy máu cam ở trẻ : Liệu có phải là bệnh

Chảy máu cam là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất dễ làm trẻ và người nhà lo lắng, sợ hãi. Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị. Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý.


Chảy máu cam ở trẻ nguyên nhân chủ yếu do trẻ bị nóng trong người (ảnh minh họa)


Nóng trong người

Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ.

- Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Nguyên nhân sinh lý: thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Chảy máu cam ở trẻ : Có phải là bệnh lý?

Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học.

Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu.

Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng – một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ càng cao.

Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ.

Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn.

Xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá.

Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.

Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Chữa táo bón cho bé bằng khoai lang

Là thực phẩm giàu tinh bột, có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… mang công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, đặc biệt tốt cho trẻ bị táo bón. Với vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để điều trị táo bón và dễ ăn đối với trẻ em.

Khoai lang luộc chữa táo bón ở trẻ

Bạn hãy cho con ăn khoai lang luộc mỗi ngày. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang luộc (khoai lang rửa sạch vỏ), nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón.



Khoai lang dùng cho trẻ bị táo bón rất tốt ! (ảnh minh họa)

Rau khoai lang tốt cho trẻ bị táo bón

Không chỉ củ khoai lang mà rau khoai lang cũng có thể chữa táo bón ở trẻ. Bạn hãy dùng nước rau khoai lang, luộc lá khoai lang ăn và lấy nước cho trẻ uống cũng chữa khỏi táo bón. Các mẹ có thể lấy 60 – 100g lá khoai lang (chọn những lá non) nấu với 250 ml nước, cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày. Có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy ngọn và lá khoai lang non luộc hay nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.

Chè khoai lang

Các mẹ cũng có thể nấu chè khoai lang tươi hoặc khô với vừng hoặc ít hoa quế. Một cách khác là ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Khi điều trị táo bón cho trẻ bằng khoai lang, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như không nên ăn rau khoai lang thường xuyên vì nó chứa nhiều can xi, có thể gây sỏi thận. Đặc biệt trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống nước gừng để chữa.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và hướng điều trị cho trẻ

Những chiếc răng sâu xấu xí thường khiến con bạn đau nhức hoặc gây khó dễ trong việc nuốt thức ăn. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ mà bạn cần lưu ý.

Vì sao trẻ bị sâu răng ?

Sâu răng là một bệnh do hậu quả của tổng hợp các yếu tố nguy cơ như: Độ cứng của men và ngà răng không cao, ít nước bọt hoặc ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt. Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, hydratcarbon. Bề mặt răng dễ bị lưu mắc thức ăn, vệ sinh răng miệng không tốt làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn gây sâu răng…

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm.

Những nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ

Có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Đường là nguyên nhân lớn nhất gây ra sâu răng. Thức ăn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.


Giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh sâu răng có nụ cười toả nắng (ảnh minh họa)

Điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ

Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.

Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là nguyên nhân khiến trẻ mắc một số bệnh thường gặp: Tiêu chảy, sốt, bệnh ngoài da, thuỷ đậu, phát ban hay say nắng.

Sốt virut

Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do nhiễm virut, vi khuẩn,ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc sốt virut.

Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virutRubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy.


Chăm sóc chu đáo cho bé để phòng bệnh ngày hè (ảnh minh họa)

Ngoài ra trẻ thường có nổi hạch ở cổ,gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Thuỷ đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thủy đậu trước tiên sẽ có triệu chứng ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày.

Trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho… Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho, viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường xảy ra do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường có biểu hiện trướng bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều nước (hơn 3 lần/ngày) do vi khuẩn, nhất là loại sinh độc tố; do virus; có khi do ký sinh trùng hay không tìm được nguyên nhân. Trẻ em khi mắc bệnh tiêu chảy, do cơ quan tiêu hóa còn non yếu nên rất nguy hiểm.

Say nắng

Mùa nóng, trẻ e có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nếu không chú ý và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ của con yêu, bạn nên chu đáo hơn trong cách chăm sóc con và có phương pháp đề phòng kịp thời trước khi hè về.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cải thiện tình trạng biếng ăn của bé

Mỗi ngày, bữa ăn của nhiều bé dường như là cuộc vật lộn của… cả gia đình. Làm sao để việc ăn không còn là nỗi “kinh hoàng” của bé và bố mẹ?

Bé biếng ăn, nguyên nhân và hậu quả

Theo ThS. BS Lưu Thị Mỹ Thục: “Trên 50% bé từ 1-6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 20-40%.

Nguyên nhân gây tình trạng bé biếng ăn:

Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chế độ ăn không hợp lý. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng này (ép ăn bằng mọi cách sẽ gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa ăn, sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn…).



Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn là chế độ ăn không hợp lý! (ảnh minh họa)


Nếu đã cho con ăn đúng cách, bé cũng không có vấn đề gì về tâm lý thì nguyên nhân có thể do một căn bệnh tiềm ẩn khác. Cần đưa bé đi khám để biết và khắc phục kịp thời. Ngoài ra, bé có thể biếng ăn do thức ăn không được tiêu hóa hết.

Biếng ăn sẽ dẫn đến thiếu chất, đề kháng giảm, khiến bé dễ bị bệnh, mệt mỏi, ăn không ngon miệng và vì thế lại càng biếng ăn hơn. Nó làm thành một vòng luẩn quẩn khép kín, càng khiến bé sợ “phải” ăn.

Hậu quả của tình trạng bé biếng ăn:

Biếng ăn, bé sẽ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng. Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy. Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài đến 5 năm sau.



Biếng ăn gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của bé (ảnh minh họa)

Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày

Cảm giác ngon miệng giúp bé ăn nhiều và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Trước tiên, cần tìm xem có nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý không? Và tìm cách khắc phục. . Tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng,...

Dinh dưỡng hợp lý – Đây chính là giải pháp hàng đầu

Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi.

“Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần.

Vận động thể lực

Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé

Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh),… Do đó dễ gây kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, giảm sức đề kháng,…

Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng thèm ăn, tăng sức đề kháng nên bổ sung các vi khuẩn có lợi (Probiotics) trong thực phẩm (như sữa chua) hoặc thực phẩm chức năng hàng ngày.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh sởi tại nhà

"Xin bác sĩ tư vấn giúp em cách nhận biết bé mắc sởi ạ? Và cách điều trị tại nhà ạ,cảm ơn bác sĩ ạ!"

Bác sĩ tư vấn: Dấu hiệu nhận biết bé mắc sởi và điều trị sởi cho bé tại nhà

Cách nhận biết bé mắc sởi

Chào bạn, Khi trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng của bệnh, vì vậy, bạn cần lưu tâm khi thấy con mình có biểu hiện như sau:

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

- Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ đến 40 độ. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các triệu chứng khác như co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

- Thời kỳ phát ban: Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

- Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Cách chăm sóc tại nhà khi trẻ bị sởi:

- Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)