Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Flashcard cho bé chủ đề côn trùng

Dạy trẻ nhận biết về thế giới côn trùng rất thú vị các bạn ạ. Những kiến thức về côn trùng dưới đây chưa hẳn bố mẹ nào cũng biết. Hôm nay trang Glenn Doman chia sẻ với các bạn một vài thông tin bổ ích về những con vật nhỏ bé nhưng thật kỳ diệu này. Mỗi con vật có 10 thông tin, chúng ta có thể in mặt sau của thẻ flashcard để dạy cho bé.

Kiến (ant)
1. Kiến là loài côn trùng có tính xã hội cao có khả năng sống thành tập đoàn lớn tới hàng triệu con.
2. Có khoảng 8.000 loại khác nhau của kiến trên thế giới.
3. Chúng được tìm thấy hầu như ở khắp mọi nơi, nhưng họ là phổ biến nhất ở những khu vực nóng.
4. Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa).
5. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ.
6. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ
7. Vòng đời của kiến có bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
8. Hầu hết các loài kiến sống được từ 6 đến 10 tuần.
9. Kiến thường có 4 màu đỏ, vàng, nâu, đen.
10. Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng
Ong (bee)
1. Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối, mọt.
2. Có khoảng 20.000 loại khác nhau của ong trên thế giới.
3. Ong thường sống trong các tổ ở trên cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ do người nuôi làm cho nó ở.
4. Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là ong chúa).
5. Những con ong mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là ong thợ.
6. Thông thường, hầu hết các con ong bay khoảng 20 km mỗi giờ, nhưng chúng có thể bay nhanh hơn nhiều.
7. Thức ăn của ong chủ yếu từ hoa bao gồm mật hoa và phấn hoa.
8. Ong chúa là con ong cái duy nhất có quyền đẻ trứng trong đàn o*ng, dài và to hơn các o*ng đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân
9. Ong chúa sống 3 – 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con o*ng chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân.
10. Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ, thường sống 2 – 6 tháng.
Bướm (butterfly)
1. Bướm là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy.
2. Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau.
3. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa.
4. Bòng đời của bướm bao gồm bốn phần: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
5. Bướm trong giai đoạn trưởng thành có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy loài.
6. Bướm đẻ trứng trên cây thực phẩm và chết sau đó ít lâu trước khi trứng nở.
7. Trứng nở ra sâu bướm ăn cây lá nơi nó ở và lớn lên, sau đó nó hóa thành nhộng trong kén.
8. Nhộng phát triển thành bướm rồi cọ lưng vào kén đến thủng để thành bướm rồi bay ra ngoài.
9. Mỗi con bướm đều có 4 cánh nhưng lại hoạt động như 1 cặp. Bướm đập cánh tương đối chậm (khoảng 20 lần/s)
10. Bướm Comma có thể bay từ giữa sa mạc Sahara đến Anh, với khoảng cách 2000 dặm trong vòng 14 ngày.
Bọ rùa (ladybug)
1. Bọ rùa là loài côn trùng nhỏ cùng gia đình với bọ cánh cứng.
2. Bọ rùa có kích thướt từ 1 đến 10 mm.
3. Bọ rùa thường có màu vàng, cam, hoặc đỏ tươi với những đốm nhỏ màu đen trên bìa cánh.
4. Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả.
5. Vòng đời của bọ rùa từ 15-23 ngày.
6. Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen.
7. Bọ rùa cái đẻ 10-20 trứng một lần ở mặt sau lá cây.
8. Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng
9. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều.
10. Bọ rùa là loài có ích dùng làm phòng trị côn trùng có hại như rệp lúa rất có hiệu quả.
Châu chấu (grasshopper)
1. Là côn trùng ăn lá thuộc bộ cánh thẳng.
2. Có hơn 10.000 loài đang sống trên thế giới.
3. Châu chấu đẻ trứng vào cuối mùa hè và mùa thu
4. Châu chấu thường bay chỉ có khoảng cách ngắn.
Nhưng khi bị buộc phải di chuyển tìm kiếm thức ăn, chúng có thể bay cho một loạt các “bước nhảy ngắn” mà tổng số hàng trăm dặm.
5. Châu chấu có 3 đôi chân, 2 đôi chân trước ngắn để đứng và giữ thăng bằng, 1 đôi chân sau dài, to khỏe để nhảy.
6. Bụng châu chấu có nhiều đốt và các lỗ thở.
7. Màng thính giác của châu chấu nằm ở đoạn bụng thứ nhất
8. Ở một số nước ở châu Phi, châu chấu là một nguồn thực phẩm quan trọng, cũng như các loài côn trùng khác, bổ sung thêm protein và chất béo chế độ ăn uống hàng ngày.
9. Ở một số nước ở Trung Đông, châu chấu được đun sôi trong nước nóng với muối,phơi khô sau đó ăn như đồ ăn nhẹ.
10. Châu chấu là một trong những côn trùng gây nguy hại nhất cho con người
Bọ ngựa (mantis)
1. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài từ 40 – 80 mm.
2. Trên thế giới có khoảng 2400 loài bọ ngựa khác nhau.
3. Bọ ngựa có đầu hình tam giác, có thể quay nhiều hướng nên tầm quan sát rất rộng.
4. Bọ ngựa dùng đôi chân trước rất khỏe đã tấn công con mồi với tốc độ rất nhanh.
5. Đôi chân trước của chúng có tư thế giống như đang chắp tay nguyện cầu nên trong tiếng Anh còn gọi là Praying Mantis.
6. Bọ ngựa cái thường đẻ hàng trăm trứng vào ổ và ngay từ khi còn trong trứng, bọ ngựa nhỏ đã có hình dáng giống như bố mẹ chúng.
7. Sâu non và sâu trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như bướm, ấu trùng, bọ cánh, ngay cả ong hay gián.
8. Bọ ngựa ăn rất nhiều côn trùng nhỏ và thậm chí ăn cả đồng loại của chúng.
9. Bọ ngựa hầu hết là các loài có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng.
10. Tại Trung Quốc, người ta đã quan sát bọ ngựa săn mồi và từ đó nghĩ ra môn Đường Lang Quyền nổi tiếng
Gián (cockroach)
1. Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long.
2. Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới.
3. Gián nhịn thở được tới 40 phút.
4. Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h.
5. Gián có thể sống đến cả tháng sau khi đã mất đầu.
6. Gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy – thứ chứa nhiều nitơ.
7. Gián là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột.
8. Gián chủ yếu sống về đêm.
9. Gián cái có thể đẻ trứng đến 8 lần, mỗi lần khoảng 40 trứng.
10. Gián có thể sống đến 1 năm.
Muỗi (mosquito)
1. Muỗi là côn trùng thuộc bộ hai cánh.
2. Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài.
3. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống.
4. Muỗi cái hút thêm máu người và động vật.
5. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
6. Trên thế giới có khoảng 3500 loài muỗi được mô tả.
7. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng.
8. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng.
9. Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người.
10. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
Ong vàng phương Bắc Bumble ( Golden Northern Bumblebee)
1. Golden Northern Bumblebee làm tổ dưới long đất.
2. Golden Northern Bumblebee trưởng thành ăn phấn hoa và mật ong.
3. Loài ong này tiết mật để nuôi bản thân chúng và ấu trùng ong, hoặc ong non.
4. Loài ong này thường chọn các khu rừng thưa, vệ đường, hoặc các khoảng không gian trống để làm tổ.
5. Golden Northern Bumblebee tìm thấy ở Mỹ và miền Nam Canada.
6. Giống như những loại ong khác Golden Northern Bumblebee phát tát phấn hoa khi chúng hút mật.
7. Ong Golden Northern Bumblebee chúa đẻ trứng, là thành viên duy nhất trong đàn sống qua mùa đông.
8. Tên chi khoa học của loài ong này là Bombus, có nguồn gốc từ bomby, một từ Hy Lạp có nghĩa là “ vo ve”, “ vù vù”.
9. Tên loài khoa học của loài ong này là Fervidus, có nghĩa là “ tha thiết” hoặc “ hăng hái” trong tiếng Latin.
10. Lớp: Insecta
Bộ: hymenoptera
Họ: Apidae
Chi: Bombus
Loài: Bombus fervidus
Bướm chúa
1. Hàng triệu con bướm chúa di trú mỗi năm, thỉnh thoảng cùng trên một tuyến đường.
2. Sâu bướm chúa được nuôi bằng lá cây bông tai.
3. Dịch của lá cây bông tai khiến cho bướm chúa trở thành món ăn cho các loài thú ăn thịt.
4. Bướm chúa thường tìm thấy ở nơi cây bông tai mọc như thảo nguyên, ven đường, và cánh đồng cát.
5. Loài bướm này thường tìm thấy ở khắp Bắc Mĩ, và thỉnh thoảng chúng di cư đến Hawaii và nước Úc.
6. Sâu bướm chúa có những sọc đen, trắng, vàng, và có thêm những râu đen ngắn ở phía trước và ở cuối lưng.
7. Sâu bướm phát triển thành nhộng có cánh và được bao bọc trong một cái kén màu xanh với những chấm vàng.
8. Ở trong kén, sâu bướm chúa treo mình trên một cành cây cho đến khi chúng tự thoát ra cái kén và trở thành bướm trưởng thành.
9. Ở Canada, loài bướm này con được gọi la “ King Billy” bởi vì nó có màu giống với màu cam ở tay áo khoác của Vua William.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Lepidoptera
Họ: Danaidae
Chi: Danaus
Loài: Danaus plexippus
Ve sầu định kì (Periodical Cicada)
1. Khi ve sầu định kì vỗ cánh, chúng phát ra tiếng kêu giống như tiếng dàn nhạc Castanet.
2. Ve sầu định kì trưởng thành không ăn, nhưng trong giai đoạn con nhộng chúng hút nhựa từ rễ cây.
3. Trong giai đoạn nhộng, ve sầu định kì sống dưới mặt đất từ 13 đến 17 năm trước khi chúng chúng thoát ra thành côn trùng có cánh.
4. Khi ve sầu định kì thoát lên mặt đất, nó lột bỏ lớp da cũ khi nó là con nhộng.
5. Lớp da mà ve lột bỏ thường thấy ở trên thân cây hoặc ở các bề mặt gồ ghề khác.
6. Ve sầu định kì sống ở nửa phía Đông của nước Mỹ.
7. Ve sầu định kì có chiều dài khoảng 3cm.
8. Ve sầu định kì chỉ sống trong một vài ngày sau khi chúng thoát khỏi mặt đất để đẻ trứng.
9. Tên chi khoa học của loài ve sầu này trong tiếng Latin có nghĩa là “ chú dế ma thuật” và tên loài khoa học có nghĩa là “ mười bảy”
10. Lớp: Insecta
Bộ: Homoptera
Họ: cicadidae
Chi: Magicicada
Loài: Magicicada septendecim
Mối đất (Subterranean Termite)
1. Mối đất giúp rừng phát triển bằng cách biến đổi những cây khô mục thành chất màu.
2. Nhộng mối đất ăn gỗ và các loại sợi thực vật.
3. Mối đất sống ở thân gỗ ẩm ướt mục ruỗng ở trong rừng hay các khu công trình.
4. Loài côn trùng này sống ở gần khu vực gần rừng, nơi chúng làm đường hầm và ăn gỗ.
5. Mối đất sống ở phía tây Bắc Mỹ, từ California đến Nevada và Bristish Columbia.
6. Khu vực sống của mối đất có mối chúa, mối thợ, và mối canh bảo vệ. và trứng và nhộng mối.
7. Mối chúa đẻ toàn bộ trứng cho tổ của mình.
8. Mối thợ đào hầm và thu lượm gỗ để nuôi nhộng
9. Mối đất có cánh khi chúng chuyển chỗ ở.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Isoptera Chi: Reticulitermes
Loài: Reticulitermes Hesperus. Họ: Rhinotermitidae
Kiến đen nhỏ (Little Black Ant)
1. Kiến đen nhỏ sống dưới mặt đất trong nhà hoặc ở bìa rừng.
2. Kiến đen nhỏ ăn những loại thức ăn going con người.
3. Kiến đen nhỏ rất nhanh nhẹn khi đi quanh đường viền khi chúng tìm kiếm thức ăn và tha về tổ.
4. Kiến đen nhỏ làm tổ trên những thân cây mục ruỗng.
5. Kiến đen nhỏ tìm thấy ở khắp khu vực Bắc Mĩ, ngoại trừ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
6. Kiến thợ mang thức ăn về nuôi kiến chúa và ấu trùng.
7. Hầu hết mọi kiến đen dài không quá 2mm.
8. Loài kiến này có thể trở thành một vật có hại khi chúng sống trong nhà, đặc biệt là trong thời tiết ấm.
9. Tên loài khoa học của kiến đen là “ minimum”, theo tiếng Latin có nghĩa là bé nhất.
10. Lớp: insect
Bộ: Hymenoptera
Họ: Formicidae
Chi: Monomorium
Loài: Monomorium minimum
Bọ rùa hai chấm ( Two- spotted Ladybird Beetle)
1. Bọ rùa hai chấm ăn rất nhiều loại côn trùng, bao gồm cả những sinh vật có hại đối với con người.
2. Một trong những loại thức ăn ưa thích của loài này là một loại côn trùng có hại cho hoa màu.
3. Con người nuôi loài bọ rùa này và thả chúng vào vườn hoa màu để chúng tiêu diệt những loài côn trùng có hại khác.
4. Bọ rùa hai chấm thường thấy ở các thảo nguyên, đồng cỏ, và trong các khu vườn.
5. Bọ rùa hai chấm tìm thấy ở khắp Bắc Mĩ , ngoại trừ vùng cực bắc.
6. Loài bọ rùa này đẻ một chùm trứng màu vàng tươi trên một tán lá gần nguồn thức ăn.
7. Bọ rùa hai chấm có chiều dài khoảng 5mm.
8. Ở nước Mỹ , loài bọ rùa này được gọi là “ ladybug”.
9. Bọ rùa hai chấm sử dụng cánh mềm bên dưới những cánh cứng bên trên để bay.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Coleoptera
Họ: Coccinellidae
Chi: Adalia
Loài: Adalia bipunctata.
Que khổng lồ di chuyển (Giant Walkingstick)
1. Giant Walkingstick trông giống như một cành cây nhỏ, chính hình dáng đó giúp chúng ngụy trang khỏi kẻ thù.
2. Giant Walkingstick ăn lá cây, cỏ hoặc những thực vật thân gỗ.
3. Loại côn trùng này hầu như bất động cả ngày, chúng chỉ di chuyển đi kiếm mồi vào ban đêm.
4. Loài côn trùng này thường tìm thấy ở rừng, các đống gỗ và khu vực mọc đầy cỏ.
5. Giant Walkingstick thường tìm thấy ở vùng Trung tây của Canada và nước Mỹ.
6. Giant Walkingstick đẻ những con non có vỏ cứng trông giống những quả trứng trên mặt đất.
7. Giant Walkingstick có thể đạt kích thước chiều dài lên tới 150mm.
8. Giant Walkingstick đung đưa trong gió bằng hai chân trước, lúc này trông chúng rất giống một nhánh cây đang đu đưa.
9. Nơi ăn ở, trú ngụ yêu thích của Giant Walkingstick là ở các vườn nho và các cây sồi.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Phasmatodea
Họ: Phasmidae
Chi: Megaphasma
Loài: Megaphasma dentricus.
Chuồn chuồn xanh Darner (Green Darner Dragonfly)
1. Chuồn chuồn xanh Darner bay rất nhanh và rất khó nhìn thấy, chúng ta chỉ nhìn thấy khi chúng đậu nghỉ ngơi.
2. Chuồn chuồn xanh Darner ăn muỗi và những loại côn trùng biết bay khác.
3. Chuồn chuồn xanh Darner có thể bay tiến, bay lùi và có thể liệng trên không trung.
4. Loài côn trùng này lao lên không trung trên khu vực ao hồ, suối để bắt mồi.
5. Chuồn chuồn xanh Darner tìm thấy khắp khu vực Bắc Mỹ.
6. Ở giai đoạn nhộng chúng sống dưới lòng đất, thức ăn trong giai đoạn này là nòng nọc, các loại cá nhỏ và côn trùng nước.
7. Chuồn chuồn xanh Darner trưởng thành đạt chiều dài 7,6cm.
8. Loài côn trùng này không thể gập cánh vào trong thân được,chúng luôn xòe cánh ngay cả khi nghỉ ngơi.
9. Những cái chân dài không có tác dụng cho việc đi lại, chúng thích hợp với việc giữ con mồi.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Odonata Họ: Aeshnidae Chi: Anax Loài: Anax junius
Châu chấu Differential
1. Đôi chân to khỏe của Châu chấu Differential giúp chúng nhảy rất xa.
2. Châu chấu Differential ăn cỏ, hoa màu nông nghiệp và trái cây.
3. Châu chấu Differential tạo ra những tiếng kêu lách tách bằng cách cọ chân và cánh vào với nhau.
4. Châu chấu Differential thường tìm thấy ở các cánh đồng hoa màu, nơi nhiều cỏ mọc, các khu rừng thưa và bờ rào.
5. Châu chấu Differential thường có ở khắp nước Mỹ và phần phía Nam của Canada.
6. Châu chấu Differential đẻ trứng trên đất mềm, chúng tiết ra một chất dính sau đó chất dính đó sẽ cứng dần thành một lớp bảo vệ trứng.
7. Châu chấu Differential sẽ chết khi thời tiết lạnh, trứng châu chấu nở vào cuối xuân.
8. Châu chấu Differential là thức ăn của nhiều loài chim, rắn và chuột.
9. Châu chấu Differential có hại cho mùa màng.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Orthoptera
Họ: Acrididae
Chi: Melanoplus
Loài: Melanoplus differentialis
Ruồi ( Housefly)
1. Chẩn ruồi sắc mảnh và dính giúp chúng có thể đi lại hoặc bước trên các vật trơn bằng phẳng.
2. Ruồi sống chủ yếu nhờ vào chất lỏng ngọt hoặc có những chất đang phân hủy.
3. Ruồi có thể truyền một số bệnh nguy hiểm sang con người.
4. Ruồi thường tìm thấy quanh nơi thức ăn không được che đậy, trong gara, và phân ngựa.
5. Ruồi có mặt khắp nơi trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực và một số hòn nhỏ đảo biệt lập.
6. Ấu trùng muỗi sống nhờ vào những chất hữu cơ ẩm như thức ăn đang phân hủy hoặc xác động vật chết.
7. Trứng ruồi nở thành ấu trùng sau 24 giờ, và ấu trùng trở thành nhộng sau 5 ngày.
8. Nhộng ruồi sau 5 ngày phát triển thành ruồi trưởng thành có đầy đủ cánh.
9. Ruồi có đôi mắt kép và lớn cho phép chúng có thể nhìn nhiều hướng khác nhau cùng một lúc.
10. Lớp: Insecta
Bộ: Diptera Chi: Musca Họ: Muscidae Loài: Musca domesticas
Như vậy là Glenn Doman đã giới thiệu xong bộ flashcard cho bé chủ đề côn trùng. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Theo glenn-doman.biz

Tạo hứng thú học tập cho trẻ bằng cách nào?

Khi một đứa trẻ cảm thấy chán, không muốn học ở nhà, không quá khó để thay đổi môi trường cho trẻ.
Chúng ta sẽ lồng việc học vào môi trường đầy hứng thú, bởi vì khi trẻ có hứng thú học thì chúng là những nhà ngôn ngữ thiên tài. Chúng yêu ngôn ngữ. Chúng yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ 2 hay thứ 3. Tại Singapore có rất nhiều ngôn ngữ. Trong một môi trường phong phú như vậy việc dạy trẻ học đọc bằng tất cả các ngôn ngữ tuyệt vời ấy sẽ là điều vui thích mà bạn có thể mang lại cho trẻ. Miễn là bạn bắt đầu dạy cho trẻ bằng các từ đơn gây hứng thú.
Bạn hãy tìm ra những từ con bạn muốn. Hãy cùng trang Glenn Doman tham khảo những điều giúp bé hứng thú dưới đây nhé:

Điều quan trọng là bạn phải tìm ra được con bạn hứng thú những điều gì, nếu con bạn thích ba lê, hãy dạy con những từ ngữ về ba lê. Nếu con bạn thích mô tô, hãy dạy con bạn những từ về mô tô.
Bạn sẽ bắt đầu bắng thứ gây hứng thú cho trẻ.
Một sai lầm thường gặp trong tất cả các nền giáo dục là chúng ta luôn lấy một chương trình có sẵn để bắt mọi trẻ học.
Với trẻ nhỏ, bạn phải biết trẻ con yêu thích cái gì? Khi bạn làm được điều đó, bạn có thể dạy trẻ học đọc, làm toán. Bạn có thể dạy con mọi thứ.

Đặt câu hỏi gây hứng thú cho bé

Bạn có thể dạy con mọi điều một cách chính xác và thực tế, miễn là bạn hỏi ý kiến trẻ. Trẻ là chuyên gia trong lĩnh vực mà nó yêu thích. Vì thế bạn luôn hỏi lại con mình những câu hỏi như:
- Đây là cuốn sách mà con thích đúng không?;
- Con có thích cuốn sách mà con vừa đọc không?;
Bạn cần phải LUÔN hỏi con mình: Chúng ta ĐANG làm đúng không? Nếu bạn làm theo những nhu cầu của trẻ, và bạn tin tưởng trẻ để tìm ra những điều con bạn thích thì bạn có thể sử dụng những thứ đó như một bàn đạp để bạn dạy con bất cứ thứ gì khác.
Và từ đó chúng ta cũng có thể tạo ra môi trường gia đình đầy hứng thú để kích thích trẻ. Bạn cũng cần đừa vào môi trường đó một chương trình vận động cho bé. Bởi trẻ thực sự cần các hoạt động thể chất, trẻ cần được đi lại, được chạy nhảy nhiều. Điều này sẽ mang lại cho trẻ một cảm giác thực sự khỏe mạnh.

Làm gì khi trẻ không hứng thú học tập

Điều thứ 3 mà cha mẹ cần chú ý đó là các tương tác xã hội của trẻ. Các tương tác xã hội rất quan trọng, nó luôn được bắt đầu và kết thúc tại mỗi gia đình.
Chúng ta thường cho rằng, một đứa trẻ thì cần một đứa trẻ khác. Thực ra điều này là không đúng, và đây chính là điều mà chúng ta lầm tưởng trong suốt 50 năm qua. Lời nói dối này chúng ta đã tự bảo mình để việc cho bọn trẻ chơi với nhau là không sao.
Thực ra, một đứa trẻ 3 tuổi thì chỉ có thể dạy cho một đứa 3 tuổi cách trở thành đứa trẻ 3 tuổi. Và nó đã biết làm đứa trẻ 3 tuổi rồi. Nó nhận được sự phát triển về mặt xã hộ từ mẹ, từ bố, từ ông bà, từ anh chị,…
Trong mỗi gia đình, trẻ học được cái gì là đúng, cái gì là sai. Tuy nhiên chúng ta đang sống trong một xã hội mà người lớn một mặt là không chú ý đủ đến trẻ, mặt khác lại để trẻ chạy lung tung như những con thú hoang và làm bất cứ điều gì chúng muốn. Đây là một sự kết hợp tệ hại.
Chúng tôi muốn nói với bạn rằng hãy tạo ra một môi trường kích thích trẻ, dành thời gian cho con nhưng nhớ rằng đây là nhà của bạn. Mái nhà đó là bạn dựng lên cho con của bạn, và con bạn phải tuân thủ các qui tắc bạn đặt ra.
Con bạn phải là những cậu bé, cô bé lịch sự ngay từ khi được sinh ra. Và bạn hoàn toàn có thể nói với con mình “không được như thế”, “con sẽ không làm như vậy trong cái nhà này”. Con hãy ngồi đây, suy nghĩ về những điều con vừa làm trong vài phút. Và khi nào con nghĩ xong, chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện. Đây là một hành động đơn giản thường gặp để cho thấy cha mẹ có quyền tạo ra một môi trường văn mình, lịch sự.
Đó là tất cả các bước để tạo ra một môi trường kích thích trẻ. Bạn cần có sự tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, bạn phải tôn trọng trẻ, anh chị em trong gia đình phải tôn trọng lẫn nhau. Bạn phải tạo ra những qui tắc và phải kiên định với những qui tắc đó. Khi bạn kiên định với trẻ, trẻ sẽ hiểu điều đó và sẽ tuân theo.

Theo glenn-doman.biz

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-6 tháng

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Em bé hay bi ba bi bô rất nhiều. Bé cũng cần được nhu cầu giao tiếp. Mẹ nên cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé.
Cách nói chuyện với bé theo phương pháp Glenn Doman:
1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
phat trien ngon ngu cho tre 4-6 thang
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.
Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
4 tháng tuổi! Đó là thời điểm lý tưởng để dạy bé phân biệt màu sắc, âm thanh, hình khối. Bé cũng sẽ rất thích nhìn các Flashcard nhiều màu sắc sinh động như trái cây, động vật và các loài hoa…Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman giúp bé kích thích trí thông minh  cho bé 4-6 tháng tuổi.
Vừa chơi vừa học với bé, cảm giác rất thú vị! Các bố mẹ đừng vì ái ngại mà chỉ ôm con ngồi xem Tivi, nghe “Xuân Mai” nhé, hãy nói chuyện với con thật nhiều, hãy chơi với con thật nhiều, và hãy mang những kiến thức về thế giới xung quanh truyền đạt lại cho bé, chắc chắn bé sẽ phát triển toàn diện khả năng ngôn ngữ, xúc cảm, trí tuệ và thể chất.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách nói chuyện với thai nhi dưới đây:
Từ tuần thứ 8, thính giác và tai của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là lúc bạn có thể giao tiếp với bé.
Âm thanh là cách kết nối đầu tiên của thai nhi với thế giới bên ngoài. Từ những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể tạo môi trường giao tiếp sôi động, kích thích thính giác của con phát triển.
Thai nhi nghe được từ lúc nào?
Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.
Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.
Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.
Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.
Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…
Những cách thức giao tiếp
Một số bố mẹ có con đầu lòng thường thắc mắc: “Bắt đầu nói chuyện với thai nhi như thế nào?” hay: “nói chuyện gì”.
Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…
Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe.
Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.
Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.
Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
Bố, ông bà, anh chị có thể trò chuyện, giúp bé kết nối với những người thân. Qua đó, tình thân sẽ càng thắt chặt hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Trẻ sơ sinh & Bí mật mẹ nên biết

Sau 9 tháng 10 ngày hồi hộp đợi chờ, bé yêu nhà bạn cuối cùng cũng đã chào đời. Lần đầu bế con trên tay, bạn nghẹn ngào rồi vỡ òa hạnh phúc... Nhìn kỹ con, bạn phát hiện đôi má phúng phính có nổi nốt đỏ li ti, trong phần lòng trắng mắt có vệt máu hay tiếng thở nghe khò khè...? Bạn tự hỏi: liệu con có vấn đề sức khỏe gì không? Hãy cứ bình tĩnh, các bác sĩ nhi khoa hàng đầu sẽ cho bạn biết một số bí mật CỰC LỚN về bé.
1. Nhiều loại xương hơn người lớn
Bạn vẫn nghĩ rằng người lớn cao to hơn nên sẽ có nhiều xương hơn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Một em bé được sinh ra với hơn 300 xương. Nhưng trong quá trình trưởng thành sau này, nhiều xương đã liên kết với nhau thành một khối dần tạo nên hệ thống xương với 206 chiếc như người trưởng thành.
2. Da bị "bà mụ cắn"
Da của bé, đặc biệt là gương mặt, sẽ chưa phải là một bức tranh hoàn hảo về màu sắc. Đôi khi bạn bắt gặp những đốm đỏ trên mí mắt, trên cổ hay cằm bé, còn gọi là vết “bà mụ cắn”. Cứ yên tâm là các đốm này sẽ nhạt dần đi và biến mất hẳn khoảng sau 18 tháng tuổi.


3. Khóc không nước mắt
Bé có thể khóc rất nhiều, nhưng thực tế không hề rơi nước mắt. Mặc dù tuyến lệ đang làm việc, nhưng chúng sản xuất chỉ đủ nước mắt để bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của bé. Những giọt nước mắt đầu tiên của bé có thể xuất hiện khi bé 1-3 tháng.
4. Những vệt máu đỏ trong mắt
Không phải mắt bị chảy máu mà sau khi chào đời, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu đỏ nổi trên phần lòng trắng trong mắt bé. Đây là hiện tượng xuất huyết trong tạm thời và sẽ biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng.
5. Nhận ra giọng mẹ sau khi sinh
Khi một em bé được sinh ra, thính giác của chúng chưa chuẩn 100%. Tai giữa vẫn còn một số chất lỏng có xu hướng làm giảm thính giác. Thế nhưng bé vẫn có thể nhận ra âm thanh từ giọng nói của mẹ. Bé có xu hướng gần gũi mẹ hơn những người khác nếu mẹ là người chăm sóc thường xuyên.
6. Thở khò khè
Hơi thở khò khè của trẻ sơ sinh có thể khiến bạn hoảng sợ. Nhưng hãy yên tâm, điều ấy là hoàn toàn bình thường. Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, bạn chỉ cần nhỏ một chút nước muối sinh lý hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi là ổn.
7. Vừa thở vừa nuốt
Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy. Nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.

Theo glenndomanvietnam.com

Tài năng của trẻ phát triển tốt nhất trước 6 tuổi

Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vàng phát triển của trẻ là từ 0 đến 6 tuổi nên cần thực hiện những kích thích nhằm giúp bé bộc lộ tài năng sớm. Giáo dục mầm non vì thế phải chú trọng phát triển trí thông minh cho trẻ.

Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tư ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có những tiêu chí như: 100% trẻ phải được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; được khám sức khoẻ định kỳ; có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi....
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, trong số điều kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn thiếu tiêu chí về kết quả đào tạo trẻ dưới 5 tuổi. Theo những kết quả đã được công bố của Viện nghiên cứu phát triển trẻ thông minh sớm thì tiềm năng của một đứa trẻ được xác định trong những năm đầu, từ giây phút đầu tiên của cuộc sống đến những năm tháng chăm sóc ở gia đình và cơ sở nuôi dạy trẻ.



Trong một hội thảo về trẻ thông minh sớm, tiến sĩ Phạm Mai Chi cho biết, các nghiên cứu và tìm hiểu về não bộ trẻ cho kết quả: một nửa sự phát triển quan trọng của não bộ ở đứa trẻ được hoàn thành vào thời điểm nó bắt đầu học mẫu giáo. Đặc biệt, trẻ em có các mạch thần kinh nếu không được kích thích trước khi học mẫu giáo thì sẽ không bao giờ có được sự thông minh đáng có. Bà cho rằng, 0-6 tuổi là thời kỳ vàng, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ.
Thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt xã hội và tiếng nói của trẻ là trước 2 tuổi, nhận biết chữ là trước 3 tuổi và học đếm là trước 4 tuổi. Tiến sĩ Mai Chi cho hay bộ não trẻ ngay từ sơ sinh đã có những tiềm năng đáng kinh ngạc: lúc mới sinh trọng lượng não bằng 25% não người trưởng thành, 9 tháng tuổi gấp đôi so với não sơ sinh, 3 tuổi gấp 4 lần lúc mới sinh và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc.
Bà dẫn lời A.Makarenko từng dự đoán nền móng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất, đó là giáo dục khai phá và phát triển tiềm năng của con người.



Giáo sư Shichida (Nhật Bản) từ những năm 1950 đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phương pháp giáo dục mầm non. Những phát hiện và kết luận của ông đã làm xôn xao dư luận với phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được nhiều trường mầm non áp dụng. Theo đó, khoa học đã chứng minh rằng, não người phát triển với tốc độ cao nhất là trong giai đoạn sơ sinh, và quá trình phát triển gần như được hoàn thành khi ta 12 tuổi. Chính vì vậy, thực hiện những kích thích nhằm giúp bé có thể bộc lộ tài năng nên bắt đầu càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Mặt khác, ở não phải có một đường dẫn (vừa là đường đi của năng lượng cơ thể, vừa là nơi xử lý thông tin), khi bé được 6 tuổi thì đường dẫn này sẽ được hình thành một cách toàn vẹn. Chính vì thế mà khả năng để phát triển những tài năng của trẻ sẽ giảm đi một cách nhanh chóng cùng với độ tuổi của bé.
Giáo sư Shichida cũng đã công bố nghiên cứu về sự quan trọng của “Chế độ dinh dưỡng” từ năm 1980. Với kinh nghiệm của bản thân, ông khẳng định thực phẩm dinh dưỡng và sự phát triển của não bộ là những thứ không thể tách rời. Khái niệm “Chế độ dinh dưỡng” đã được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục. Ông cũng cân nhắc những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải.
"Các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục mầm non, mẫu giáo cần đặt mục tiêu quan trọng là giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng", một chuyên gia nghiên cứu về phát triển thông minh sớm cho trẻ nói.

(Nguồn: vnexpress.net)

Đọc sách cho con giúp bé xây dựng kỹ năng nói cơ bản

Đọc sách cho con giúp bé xây dựng kỹ năng nói cơ bản. Ngoài ra việc đọc sách cho con còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bố mẹ lẫn con cái.
1. Một mối quan hệ bền vững với bạn
Khi con bạn lớn dần lên, chúng sẽ được chơi đùa, chạy nhảy và không ngừng khám phá môi trường xung quanh. Cùng nhau đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn và con lưu lại những khoảng thời gian ngọt ngào, âu yếm khi chúng còn là những đứa trẻ. Thay vì coi đọc sách là một nhiệm vụ hay công việc thì hãy coi đó là một hoạt động nuôi dưỡng mối quan hệ của cha mẹ và con cái gần nhau hơn.
2. Học tập xuất sắc
Một trong những lợi ích chính của việc đọc sách đối với trẻ trong độ tuổi tập đi và mẫu giáo nói chung là có thái độ học tập tốt hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ được tiếp xúc với đọc trước khi đi học thường học tốt các môn học hơn những trẻ khác. Tóm lại, nếu một học sinh gặp khó khăn với các từ ngữ, câu chữ thì liệu chúng có thể nắm bắt được những khái niệm toán học, khoa học và xã hội khi chúng bắt đầu bước vào chương trình tiểu học hay không?
3. Kỹ năng nói cơ bản
Trong suốt thời kỳ tập đi và mẫu giáo, con bạn đang học ngôn ngữ căn bản và kỹ năng phát âm. Khi nghe bạn đọc sách, con bạn sẽ được củng cố thêm những âm thanh cơ bản để hình thành ngôn ngữ. “Đọc giả vờ” – Khi trẻ lật giở những trang sách và “nói linh tinh” với một sự thích thú thì đây là hoạt động rất quan trọng trước khi biết chữ và con bạn có thể sẽ bắt đầu đọc bằng ngôn ngữ riêng của mình.
4. Những điều căn bản về cách đọc sách
Trẻ con không sinh ra với một kiến thức bẩm sinh là đọc từ trái sang phải hoặc hiểu rằng những từ ngữ trong một trang sách tách biệt với hình ảnh. Những kỹ năng trước khi đọc cần thiết như trên có được là một trong những lợi ích của việc đọc sách từ nhỏ.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt hơn
Khi bạn dành thời gian để đọc sách cho trẻ trong độ tuổi tập đi, chúng có nhiều khả năng thể hiện bản thân và giao tiếp với người khác một cách mạnh dạn. Do được tiếp xúc với sự tương tác của các nhân vật trong các cuốn sách mà bạn đọc cho con cũng như sự giao tiếp với bạn trong lúc nghe kể chuyện, con bạn sẽ tích lũy được những kỹ năng giao tiếp có giá trị.


6. Nắm bắt ngôn ngữ
Đọc sách sớm cho trẻ nhỏ có liên quan đến sự nhanh nhạy nắm bắt các nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ khi chúng bước vào cánh cửa trường học.
7. Kỹ năng tư duy logic tốt hơn
Một minh chứng khác về tầm quan trọng của việc đọc sách cho con đó là khả năng tiếp nhận các khái niệm trừu tượng, áp dụng logic trong các hoàn cảnh khác nhau, nhận biết được nguyên nhân, kết quả và khả năng phán đoán tốt. Khi những đứa trẻ kết nối những tình huống trong sách với những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng, chúng sẽ trở nên thích thú hơn với những câu chuyện mà bạn chia sẻ với chúng.
8. Chào đón những trải nghiệm mới
Khi con bạn phải đối mặt với những mốc phát triển chính hay những căng thẳng có thể xảy ra, cùng nhau chia sẻ một câu chuyện với nội dung tương tự là một cách tuyệt vời để giúp giảm nhẹ bớt quá trình chuyển đổi. Ví dụ, nếu con bạn cảm thấy lo lắng về việc bắt đầu đi học, hãy đọc một câu chuyện có đề tài giống như vậy để cho chúng thấy rằng sự lo lắng là điều rất bình thường.
9. Rèn luyện tính tập trung và kỷ luật
Trẻ trong độ tuổi tập đi có thể ban đầu cảm thấy lúng túng, mất tập trung trong khi bạn đọc sách, tuy nhiên cuối cùng chúng cũng sẽ học được cách ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của bạn. Do đó chúng có thể có được tính tự giác cao hơn, độ tập trung lâu hơn và khả năng ghi nhớ tốt hơn, những điều này sẽ rất có ích với trẻ khi chúng đi học.
10. Nhận thức được rằng: đọc sách rất thú vị!
Đọc sách cho trẻ từ khi còn nhỏ giúp chúng coi sách như một niềm đam mê chứ không phải là một công việc nhàm chán. Trẻ được tiếp xúc với sách sớm thường hay chọn sách để giải trí hơn là game, tivi hay bất kỳ một hình thức giải trí nào khác khi chúng lớn hơn.
Đọc sách cho con là một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm được để chuẩn bị cho các con một nền tảng học tập xuất sắc trong tương lai.

Theo glenndomanvietnam.com

Muốn con thành công, hãy để bé chơi vận động

Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.
Dưới đây là phân tích của tiến sĩ David Whitebread, giảng viên cao cấp về tâm lý giáo dục ở ĐH Cambridge (Anh) về cơ sở khoa học của việc nên để trẻ tự do chơi đùa và tại sao phụ huynh cần cho trẻ cơ hội lựa chọn các trò bé thích:
Ngày nay, nhiều bố mẹ cố gắng mua thật nhiều đồ chơi, đồng thời cho con lạm dụng các trò chơi trên ipad và máy tính. Thực tế, nhiều người đã quan niệm sai lầm về những gì là tốt nhất cho trẻ. Làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi, giữa chơi thô và chơi với đồ công nghệ là một bài toán không dễ giải, nhất là khi khoa học đã chứng minh mối quan hệ vững chắc giữa việc đùa nghịch của trẻ và sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh cảm xúc của chúng.

Chơi tự do
Chơi đùa không tốn tiền, cũng không cần phải tổ chức. Giáo dục sớm ở trường mầm non và tiểu học ngày càng trở nên quy củ và mô phạm, trong khi 30 năm trước, ở đó hầu như chỉ là chơi đùa. Các ông bố bà mẹ sống trong giai đoạn đó thường cảm thấy chịu áp lực khi liên tục phải giữ chân con mình nhưng cả tuần trẻ được chơi và chọn trò chơi chúng thích. Bạn không thể nhốt con trong nhà kính và buộc chúng phải chú ý đến cái gì đó. Cố gắng để làm như vậy có thể phản tác dụng. 
Thế hệ bố mẹ ngày nay quá lo lắng về việc để con cái mình ra ngoài mà không được bảo vệ đến mức hạn chế trẻ thái quá, ngăn chúng tự học hỏi. Trẻ học qua rủi ro nhưng chúng đang bị tước mất các cơ hội được "chơi nguy hiểm" như trèo cây, đào hang, chơi ở sông. Khi đó, trẻ cũng mất luôn cơ hội để học cách đánh giá những thứ mạo hiểm và nếu cần thiết, cách đương đầu để giải quyết hậu quả.
Người lớn hiện nay luôn sợ rủi ro, và vì vậy trẻ em càng bị giám sát chặt. Các em phải chơi trong nhà, trong vườn và trong những không gian vui chơi được thiết kế đặc biệt an toàn. 


Chơi đùa vui vẻ
Không cần phải khéo léo, không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần chơi với con và tận hưởng mọi thứ. Niềm vui dễ lan tỏa và tạo ra ngay ở môi trường thân thiện, ấm áp khi vui chơi. Hãy đảm bảo thời gian bạn dành cho con là thời gian chất lượng cho cả hai. Các nhà khoa học thấy rằng cũng như tìm được cách để trẻ có nhiều trải nghiệm vui chơi, thái độ và mục tiêu của bạn khi chơi đùa cũng rất quan trọng.
Vì vậy, hãy đưa ra một chủ đề bạn thích, và nghĩ cách để kéo con tham gia. Cả bố mẹ và con đều có thể nhận được những giờ vui vẻ từ việc tham gia vào các trò chơi vận động, nhào lộn. Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay - mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng mang đến một phương tiện quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Vận động thô cùng bạn bè và gia đình còn tạo sự gắn kết tình cảm và tăng nhận thức biểu cảm. Thông qua loại tương tác này, trẻ học cách nhạy cảm với người khác và bắt đầu xây dựng giới hạn cho mình.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những bé trai thường xuyên được chơi các trò vận động mạnh với bố, sẽ có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn. 
Tự chơi
Chúng ta thường cảm thấy là bố mẹ thì cần giám sát con cái khi chúng chơi nhưng giá trị của việc tự chơi được chứng minh là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng quan trọng như việc để trẻ học cách chơi với các nhóm tuổi khác nhau.
Các nhà khoa học đã xem xét và thấy cách trẻ chơi trong các xã hội săn bắn hái lượm vẫn duy trì trong thế giới hiện đại và chúng chơi mọi lúc, bắt chước người lớn, và không cần tới sự hỗ trợ của người lớn. Họ đã thấy có rất nhiều điều tích cực từ những điều này và nó giúp trẻ có thể sẵn sàng bước vào thế giới người lớn. Nếu bạn không cho phép con cái có đủ tự chủ để phát triển những kỹ năng độc lập và khả năng phục hồi, bạn cũng không trang bị cho chúng những công cụ trẻ cần cho tương lai.
Giao tiếp trong nhóm nhiều độ tuổi là một phần quan trọng với sự phát triển của trẻ. Một số người cảm thấy một phần của cộng đồng ngày nay, với gia đình hạt nhân nhỏ và những người thân sống xa nhau, con trẻ có ít cơ hội tiếp cận với những trẻ ở độ tuổi khác. Và nếu con bạn đi nhà trẻ, chúng có thể bị hạn chế trong một nhóm trẻ ở độ tuổi nhất định.
Trong một nhóm chơi với nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau, trẻ bé hơn tự nhiên học các kỹ năng từ trẻ lớn hơn như một hình thức bắt chước, cũng như có cơ hội để đối mặt với những thách thức của sự tương tác với một khán giả lớn hơn. Những trẻ lớn hơn cũng được lợi bằng cách học hỏi kỹ năng tầm quan trọng quanh việc gánh trách nhiệm với bé nhỏ hơn mình.
Đừng hoãn bữa trưa gặp gỡ bạn bè với những người có con tuổi teen - cho trẻ cơ hội để tiếp cận với nhau và tìm ra cách riêng của chúng để giao tiếp.
Cho trẻ chơi: Các quy tắc chung
- Điều quan trọng - như với tất cả mọi thứ - là sự cân bằng và điều độ. Chẳng hạn quá nhiều thời gian chơi với đồ công nghệ cao rõ ràng là ngăn con chơi với các hoạt động khác vốn có lợi cho chúng.
- Cố gắng cho con có nhiều trải nghiệm trong phạm vi rộng nhất. Đừng đặt quá nhiều giới hạn. Cố gắng tạo những trò vui từ nguồn thiên nhiên.
- Cho phép con được nhiều quyền tự chủ nhất có thể. Cho phép chúng được khám phá và chấp nhận rủi ro. Để con được bẩn. Chúng cần chơi để học các quy tắc của thế giới và những giới hạn, không cần bạn giám sát.

(Theo Telegraph.co.uk)

Chia sẻ của bố mẹ áp dụng phương pháp Glenn Doman thành công

Phương pháp Glenn Doman từ năm 2013 trở lại đây dường như có một bước tiếp cận rất mạnh mẽ tới các cha mẹ Việt Nam. Phải chăng đây chính là nỗ lực của những chuyên gia và sự mong mỏi đón nhận của những cha mẹ muốn con cái mình thành tài! Hãy cùng tham khảo các chia sẻ của các chuyên gia về giáo dục sớm cùng với cảm nhận của các phụ huynh đã áp dụng phương pháp này cho bé yêu của mình nhé!
PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người Việt Nam. Ông là những người đi đầu trong việc đưa phương pháp Glenn Doman dần phổ cập hơn tới các gia đình Việt. Ông cho biết:
“Thời gian từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn rất đặc biệt. Tiềm năng của đứa trẻ rất dồi dào, vì các kết nối của hàng tỷ tế bào thần kinh của trẻ xuất hiện. Vậy ở giai đoạn này nếu tác động vào thì ta làm cho đứa trẻ phát triển được về thính giác, thị giác, xúc giác, về vận động, về ngôn ngữ, giao tiếp, cảm xúc…“
Hơn nữa, ông cho rằng:
“Ngày nay người ta đang hiểu nhầm, tưởng là giáo dục sớm tức là nhồi nhét cho đứa trẻ, thì hoàn toàn không phải như vậy. Mà giáo dục sớm là kích thích các tố chất, tiềm năng mà bản thân đứa trẻ đã có“



Ông Lawrence Lee đến từ Singapore, là một diễn giả hàng đầu người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo và hướng dẫn các bậc phụ huynh giáo dục trẻ phát huy tối đa tiềm năng não bộ. Ông khẳng định rằng :
“Vai trò tối quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục sớm cho trẻ. Cha mẹ là người thầy tốt nhất của đứa trẻ. Và trẻ em cũng là học trò vâng lời nhất của cha mẹ. Bởi vì chúng yêu quý họ nhất. “

Chị Lê Thị Vân Anh, Mỹ Đình, Hà Nội cho biết:

“Tôi mong là sau hội thảo này, phương pháp này được đưa vào Việt Nam và truyền bá cho các trường hoặc cho các cha mẹ để họ tiếp thu được, học hỏi từ phương pháp này, áp dụng cho con cái mình làm sao để các cháu phát triển một cách tốt nhất, hiệu quả nhất”.
Chị Đặng Thị Trâm ở Hồ Chí Minh chia sẻ:

“Mới đầu nghe về phương pháp Giáo Dục Sớm Glenn Doman này thực sự là tôi không tin tưởng cho lắm, và sợ dạy bé sớm sẽ làm mất đi sự trong sáng và phát triển tự nhiên của bé. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ hơn tôi mới bắt đầu áp dụng thử, kết quả thật bất ngờ, bé nhà tôi giờ có thể nhận ra nhiều mặt chữ, nhận biết được thẻ chấm Dot card và ngày càng thông minh”


Khóa học Giáo dục sớm Glenn Doman
Các mẹ nhận chứng chỉ khóa học Giáo dục sớm Glenn Doman

Vua Solomon đã từng nói với một người mẹ nếu người chờ tới 2 ngày sau khi sinh con mới bắt đầu giáo dục trẻ thì thực sự nó là muộn rồi. Với phương pháp Glenn Doman, phương châm giáo dục là: chúng ta không cần phải chờ đợi cho đến khi họ đi học. Chúng ta có thể (hơn nữa, nên nghĩ rằng – chúng ta nên) bắt đầu giáo dục cho bé yêu của mình ngay từ khi sinh ra, hoặc, nếu con của bạn không phải là còn là một trẻ sơ sinh – hãy áp dụng ngay sau khi bạn đọc xong bài viết này.

Với Glenn Doman, chỉ cần ngày 3 – 4 lần cùng bé học, mỗi lần 1 – 3 phút, bạn hoàn toàn yên tâm và chờ đợi kết quả ít nhất là 3 tháng. Phương pháp đã được nhiều phụ huynh đánh giá là rất hiệu quả, đem lại những thành quả không ngờ trong việc giáo dục con của họ. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, hoặc qua chuyên mục sản phẩm giáo dục để tham khảo các bộ học liệu cho bé nhé!



Để áp dụng tốt phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman cho trẻ, các bố mẹ có thể sử dụng các bộ sản phẩm Glenn Doman được thiết kế theo chuẩn sau:

- Bộ Sơ sinh: áp dụng cho trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi nhằm kích thích thị giác cho trẻ


- Bộ Dạy trẻ học toán: áp dụng cho trẻ từ trên 3 tháng tuổi gồm bộ Dot-card bộ Thẻ số

- Bộ Dạy trẻ biết đọc sớm: gồm thẻ từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu

- Bộ Dạy trẻ học Tiếng Anh: giúp bố mẹ dạy trẻ học song ngữ theo phương pháp Glenn Doman

- Bộ Dạy trẻ Thế giới xung quanh: áp dụng cho trẻ từ trên 8 tháng tuổi

Những quy luật vàng của Glenn Doman

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc quan trọng dưới đây:

1.    Bắt đầu càng sớm càng tốt
2.    Duy trì sự thích thú trong tất cả các thời gian học
3.    Tôn trọng và tin tưởng trẻ
4.    Chỉ dạy khi bạn và trẻ cảm thấy thích thú
5.    Tạo ra một môi trường học tập tốt
6.    Dừng trước khi trẻ muốn dừng
7.    Giới thiệu học liệu mới thường xuyên
8.    Gọn gàng và nhất quán
9.    Không được kiểm tra thẻ
10.  Chuẩn bị học liệu cẩn thận và để trước
11.   Nhớ luật thất bại – an toàn: nếu bạn không có một thời gian tuyệt vời và con bạn không có một thời gian tuyệt vời thì “hãy dừng lại”. Nếu tiếp tục thì bạn sẽ làm sai.

Để việc áp dụng Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman có hiệu quả, cha mẹ cần phải phải ghi nhớ các nguyên tắc sau:

Và những lời khuyên chúng tôi dành cho bạn (Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman)

-    Việc nên làm:
+ Luôn cổ vũ trẻ.
+ Luôn tự  nhiên, tự phát, không gò bó.
+ Luôn vui vẻ.
+ Hãy thoải mái.
+ Hãy là chính mình.

-    Việc không nên làm:
+ Không chờ đợi trẻ học.
+ Không ép trẻ học.
+ Không đe dọa trẻ.
+ Không cao giọng với trẻ.
+ Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.

-    Thái độ đúng khi dạy trẻ học sớm:
+ Luôn tin cậy con mình.
+ Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
+ Chuẩn bị trước mỗi lần dạy.
+ Quan sát trẻ, tự tin khi dạy trẻ.

Đừng quan tâm đến kết quả nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dạy của bé cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ và bạn biết không, trong giai đoạn này chúng ta đang tập trung kích thích sự phát triển não phải cho bé, việc bạn kiểm tra bé là hành động bắt trẻ phải tư duy. Cha mẹ hãy nên nhớ rằng phương pháp Glenn Doman là vừa chơi vừa học bé sẽ nhận được rất nhiều trong quá trình học như  kích thích trí thông mình trong bộ não của trẻ bé với môi trường xung quanh, về toán học, về chữ, kích thích thị giác.
Để áp dụng tốt phương pháp Giáo dục sớm Glenn Doman cho trẻ, các bố mẹ có thể sử dụng các bộ sản phẩm Glenn Doman được thiết kế theo chuẩn sau:

- Bộ Sơ sinh: áp dụng cho trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi nhằm kích thích thị giác cho trẻ

- Bộ Dạy trẻ học toán: áp dụng cho trẻ từ trên 3 tháng tuổi gồm bộ Dot-card và bộ Thẻ số

- Bộ Dạy trẻ biết đọc sớm: gồm thẻ từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu

- Bộ Dạy trẻ học Tiếng Anh: giúp bố mẹ dạy trẻ học song ngữ theo phương pháp Glenn Doman

- Bộ Dạy trẻ Thế giới xung quanh: áp dụng cho trẻ từ trên 8 tháng tuổi

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Cách dạy bé học sớm theo phương pháp Glenn Doman

I. Dụng cụ
Dụng cụ : 1 bộ dot card gồm 101 thẻ.
Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 30x30cm dày 1cm. Cắt decal 5050 chấm đường kính 1.5cm.
Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài.
II. Phương pháp dạy
1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin hãy đọc phần đúng độ tuổi của trẻ rồi quay lại đọc phần này.
Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần.

Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây.

Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự.

Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự.

Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự lien tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây:

Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22.

Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24.

Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26.

Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28.

Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32.

Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34.

Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ.

Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau:

20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ.

Làm tương tự trong 1 tuần.

Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2x3=6, 5x6=30, 9x4=36.

Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2.

Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3x5=15, 90/3=30.

Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ 100 thẻ. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài.

2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần.
3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần.
4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn thì phương pháp này không còn thích hợp cho trẻ nữa. Bạn nên tìm phương pháp khác dạy sẽ tốt hơn.

Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần.
III. Các nguyên tắc khi dạy
1. Bắt đầu càng sớm càng tốt.
2. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi bắt đầu.
3. Chỉ dạy khi trẻ vui vẻ.
4. Không kiểm tra trẻ xem có nhớ hay không.

Theo hnews.vn

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)