Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Các triệu chứng nguy hiểm cho bà bầu

Có những triệu chứng tưởng chừng như vô hại nhưng có thể ẩn chứa nguy cơ nguy hiểm cho bà bầu. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các triệu chứng nguy hiểm cho bà bầu để có thể xử lí kịp thời nếu gặp phải.
Một số triệu chứng nguy hiểm thường gặp khi mang thai

Tăng tiết dịch âm đạo

Bình thường khi bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nấm âm đạo sẽ khiến cho âm đạo bị ẩm ướt, tiết nhiều khí hư, nhưng khi bạn đang mang thai thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng triệu chứng này. Trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng lượng chất nhờn màu trắng, không mùi. Đây là triệu chứng rất bình thường của phụ nữ khi mang thai.

Tuy nhiên, nếu những chất nhờn đó có màu xanh vàng, có mùi khó chịu và đi kèm với những cơn đau nhức vùng bụng hoặc khí hư bột trắng, ngứa, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị nấm, nhiễm trùng ‘vùng kín’ hoặc rò rỉ nước ối.

Nốt ban đỏ ở gan bàn tay

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết có thể khiến nhiều thai phụ xuất hiện những nốt ban đỏ ở gan bàn chân, bàn tay. Đây là hiện tượng bình thường không có gì nguy hiểm, sau sinh chúng sẽ biến mất hoặc có thể biến mất nhanh hơn.

Nơvi hình nhện

Còn những thay đổi trên da thì sao? khi mang thai, nội tiết tố thay đổi sẽ khiến lưu lượng máu tăng lên gây ra tình trạng những mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị (nơvi hình nhện) thường thấy trên khuôn mặt ở vùng trán, gò má, cổ hoặc trong lòng trắng mắt. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau khi sinh con nhưng nếu kéo dài quá lâu, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mụn nhỏ có mủ

Nếu một buổi sáng bạn thức dậy, bạn thấy những nốt mụn nhỏ trong nướu răng, đừng lo lắng hoảng hốt vì những nốt mụn này là vô hại và không ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Vì trong quá trình mang thai, lượng canxi được huy động ra nhiều để tạo xương cho thai nhi, điều này khiến cho răng của các thai phụ dễ bị sâu và từ đó dễ bị viêm lợi, viêm miệng. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con nhưng hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu những nốt mụn này làm bạn đau nhức hoặc gây khó khăn.

Thay đổi của mắt

Thay đổi của mắt là triệu chứng thực tế dễ nhận thấy ở phụ nữ mang thai. Ứ dịch trong thời gian mang thai có thể khiến độ cận thị của bạn tăng lên. Đồng thời, lượng estrogen tăng cao có thể dẫn đến triệu chứng khô mắt, mờ và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Hiện tượng này sẽ biến mất sau sinh.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng bị giảm thị lực trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này, bạn cần đến khám bác sĩ để được câu trả lời chính xác nhất.

Đau nhức rốn

Khi mang thai, tử cung giãn ra to nhanh áp lực đến vùng rốn gây đau nhức rốn cho bà bầu. Nhất là khi thai nhi được 20 tuần tuổi, những cơn đau rốn xảy ra dữ dội nhất sau đó mới dịu bớt dần. Tuy nhiên hiện tượng này không được phổ biến lắm. Nếu bạn rơi vào tình trạng này mà trong thời gian dài bệnh không thuyên giản, bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được khám và tư vấn.

Hội chứng ống cổ tay

Một hiện tượng mà thai phụ rất hay gặp phải đó là hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép thần kinh giữa). Hội chứng này dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay; thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay. Hiện tượng này sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt vẫn phải phẫu thuật để chữa bệnh. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể châm cứu hoặc đeo nẹp nhựa vào ban đêm.

Đau hông

Những cơn đau hông dữ dội khiến bạn mất ngủ về đêm, đây là một triệu chứng do thay đổi nội tiết khi mang thai gây ra. Nội tiết tố thay đổi làm mềm sụn ở hông và dãn dây chằng ở các khớp xương để tạo điều kiện cho việc sinh nở sau này, nhưng điều này lại khiến các sản phụ bị đau nhức. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng lại làm các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Để khắc phục, bạn nên chọn tư thế nằm ngủ phù hợp và chèn những chiếc gối mềm xung quanh, để dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon.
Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc sức khỏe thai sản truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thực phẩm mẹ bầu ‘cấm’ được ăn lúc đói

Khi bụng đang đói, mẹ không nên ăn sữa chua, chuối, cà chua… vì chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Có những loại thực phẩm thông thường rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên khi ăn vào lúc đói chúng lại phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh những đồ ăn sau lúc bụng đang đói nhé!

Sữa và sữa đậu nành

Hai loại thức ăn này có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu mẹ bầu dùng nó vào đồ ăn nhanh chống đói thì lại phản tác dụng. Vì lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của bạn không được xoa dịu.

Cách tốt nhất khi đói bạn nên ăn uống sữa cùng bánh mì, hoặc những đồ ăn có chứa tinh bột. Cơ thể hấp thụ sữa và sữa đậu nành tốt nhất là mẹ ăn điểm tâm buổi sáng cùng bánh mỳ, hoặc sau khi ăn trưa 2 tiếng, cũng có thể uống trước khi đi ngủ.




Sữa đậu nành có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu mẹ bầu dùng nó vào đồ ăn nhanh chống đói thì lại phản tác dụng.

Sữa chua

Không thể phủ nhận vai trò của sữa chua đối với sức khỏe nhưng sữa chua sẽ phản tác dụng nếu mẹ không ăn đúng thời điểm. Nếu bạn ăn lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Cách ăn có lợi cho sức khỏe là 2 tiếng sau bữa ăn. Ngoài ra, mẹ có thể ăn trước khi đi ngủ. Với hai cách này có thể phát huy hết tác dụng của sữa chua giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt các lượng thức ăn bạn đã ăn buổi trưa và tối. Bên cạnh đó còn có khả năng làm đẹp cho da của bạn.

Trà xanh

Uống trà lúc mẹ đói không tốt cho dạ dày chút nào cả. Mặc dù trà xanh có công dụng rất lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu như có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống sâu răng.

Nhưng sẽ phản tác dụng, nếu mẹ uống trà với cái bụng trống rỗng sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đứng có cảm giác quay cuồng – vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ.

Đường

Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu cái bụng của bạn đang đói cồn cào mà mẹ lại ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tức là bạn đang làm tổn hại đến cơ thể. Vì khi đó, lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh.

Cà chua

Trong cà chua chứa nhiều chất nhựa và các axit. Khi đói, cơ thể không đủ năng lương để chuyển hóa hai chất này, nên khi thực phẩm này vào cơ thể, các axit và men tiêu hóa sẵn có trong dạ dày sẽ phản ứng tiêu cực với chúng. Hậu quả là xảy ra hiện tượng kết tủa dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Nếu lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.
Mẹ bầu không nên ăn cà chua lúc đói. (ảnh minh họa)


Chuối

Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi bạn dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của chị em.

Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày.

Cam, quýt

Cam, quýt vẫn được biết đến như những loại hoa quả ngon và có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, lành tính (vỏ có thể sử dụng như 1 vị thuốc dân gian trị các bệnh về cảm cúm…). Tuy nhiên, không phải tốt có nghĩa là có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ăn cam, quýt trước bữa cơm hoặc khi bạn đang đói sẽ bất lợi cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng axit lớn, cam, quýt kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, gây đầy hơi, ợ hơi, thậm chí còn gây nôn ra dịch dạ dày.

Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu với cái bụng trống rỗng mà mẹ lại ăn tỏi nhiều sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.

Khoai lang

Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu với cái bụng đói mà bạn ăn sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày, gây cho mẹ cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…

Đặc biệt những người bị bệnh dạ dày, càng nên tránh xa khoai lang lúc đói. Nếu không bệnh của mẹ sẽ càng nghiêm trọng hơn đấy.

Kẹo

Kẹo là loại đồ ăn rất dễ được cơ thể hấp thụ. Khi ăn nhiều kẹo trong lúc đói bụng, lượng đường trong kẹo sẽ được nạp 1 cách nhanh chóng vào trong cơ thể mà không có sự điều tiết thích hợp. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc sức khỏe thai sản truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Những điều cần biết khi mang thai

Mang thai là một việc hết sức quan trọng và cao cả, khi bạn mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, hãy biết cách chăm sóc để sinh linh đó phát triển được 1 cách toàn diện, khỏe mạnh. Do vậy, có những điều cần chú ý khi mang thai mà đôi khi các bà mẹ không biết để rồi xảy ra những điều đáng tiếc.

Ảnh minh họa


Sau đây là những điều cần biết khi mang thai giúp bà bầu phòng tránh và bảo vệ thai nhi được tốt nhất:

- Khám thai định kì ít nhất 3 lần trong suốt thời kì mang thai và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi như tiền sản giật, chửa ngoài tử cung, dọa sảy, thiếu máu…

- Tiêm phòng vacxin uốn ván, vacxin phòng cúm.

- Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích:

Những người hay uống rượu bia và hút thuốc lá có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cao hơn bình thường.

- Chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đề phòng thiếu sắt:

+ Tăng cường thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt, gan, phủ tạng…và uống viên sắt/folic.

+ Tăng cường dinh dưỡng, vitamin :ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi…

- Luyện tập thể dục vận động nhẹ nhàng để cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh.

- Giảm cân hợp lí trong thời gian mang thai để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

- Quan hệ tình dục an toàn, tránh các hoạt động tình dục mạnh mẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục, trước và sau khi quan hệ tình dục.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc sức khỏe thai sản truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Kinh nghiệm dạy bé theo Phương pháp Glenn Doman

Đây là những kinh nghiệm rất quý giá của các mẹ từng dạy theo phương pháp Glenn Doman

Mình chia sẻ chút ít kinh nghiệm khi dạy bé theo Phương pháp Glenn Doman mà mình đang áp dụng cho bé nhà mình, và cũng hy vọng nhận được chia sẻ của các mẹ. Tạm thời, mình chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho bé dưới 1 tuổi mà mình đang áp dụng cho cu tí 7 tháng nhà mình, tuy nhiên các mẹ cũng có thể áp dụng cho bé lớn hơn nếu bé chưa học bao giờ.

1. Bé ở độ tuổi này biết cái gì mà học? nói còn chưa biết, nói gì đến việc học bài?

Tiny 10 tháng tuổi chăm chú học Toán (ảnh minh họa)
Đây là cách nghĩ phổ biến của người lớn chúng ta, và đó cũng là suy nghĩ của mình cách đây 2 tháng. Tuy nhiên sau một buổi tọa đàm với bác Tổng và phó tổng giám đốc công ty mình (các bác ấy là người nước ngoài, có con cũng ở độ tuổi 4 – 12 tuổi, và áp dụng thành công phương pháp của giáo sư Glenn Doman), thì mình thay đổi hẳn suy nghĩ và bắt đầu nghiên cứu việc dạy học cho con.

Theo các nghiên cứu khoa học trẻ em trong 3 năm đầu đời khả năng tư duy và học hỏi rất nhanh, cao gấp trăm, nghìn lần người lớn (mình kô nhớ con số chính xác, nếu muốn thì phải giở lại sách Glenn Doman).

Chúng ta cứ quan sát các bé yêu của mình thì sẽ thấy, bé phát triển rất nhanh, thay đổi từng ngày, ngày hôm nay lại khác ngày hôm qua. Hôm qua bé mới biết nhìn theo, hôm nay đã biết cười với người nói chuyện với mình, rồi mới đây ai bé cũng cười, hôm nay bé đã biết cười với người quen, và nhìn chằm chằm với người lạ. Hôm trước mẹ đi làm về, con vẫn mặc kệ, thế mà hôm nay mẹ đi làm về, con vươn tay ra theo, mẹ không bế là khóc um lên…

Như trong trường hợp của mình dạy con bóng đèn, khung ảnh và sau đó hỏi lại, con hiểu và nhìn ra hướng bóng đèn, khung ảnh, như vậy rõ ràng bé hoàn toàn hiểu những gì người lớn dạy. Hay các mẹ dạy bé vỗ tay, bé biết vỗ tay, dạy bé cụng đầu, bé biết cụng đầu.

Như thế rõ ràng bé hoàn toàn hiểu và học được những gì người lớn dạy, chỉ có điều bé chưa nói được thôi. Việc suy nghĩ như câu hỏi 1 là do chúng ta đang áp đặt ý nghĩ của mình cho bé, mà không biết rằng con chúng ta giỏi hơn chúng ta tưởng nhiều.

2. Dạy học sớm cho bé ở độ tuổi này có ép bé quá không? Hãy để bé phát triển tự nhiên, ép bé học có khi lại làm hại bé. Học như thế chắc gì con đã thành thiên tài. Phương pháp Glenn Doman giúp bé tốt hơn chứ không phải trở thành thiên tài.

Cách đây 2 tháng thì đây cũng chính là suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Bé ở độ tuổi này đang rất muốn học hỏi và khám phá thế giới bao la ngoài bụng mẹ, do đó việc dạy học cho bé ở độ tuổi này chính là giúp bé học hỏi và khám phá thêm thế giới kiến thức bao là mà thôi. Và một ý nghĩa quan trọng hơn của việc dạy học giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu học hỏi và khám phá của bé.

Còn việc có ép bé hay có làm hại cho bé không chính là do phương pháp dạy của bố mẹ. Mình dạy học ở giai đoạn này cho con không có nghĩa là mình mong con thành thiên tài, mà chỉ đơn giản là giúp con phát triển đúng khả năng của con, và đúng giai đoạn bé mong muốn phát triển. Ví dụ, mẹ dạy bé vỗ tay, khi bé vỗ tay được, lúc đó mẹ rất vui sướng, và mẹ thấy bé cười theo. Lúc đó là chính bản thân bé cũng rất sung sướng, nhưng bé không nói ra được thôi.

Dạy cho bé ở độ tuổi này không có nghĩa là không để bé phát triển tự nhiên. Nếu phát triển tự nhiên có nghĩa là không dạy học thì chắc chúng ta không ai cho con đi học mẫu giáo. Việc chúng ta dạy bé chính là giúp bé phát triển tự nhiên theo đúng khả năng của mình và phát triển khả năng của mình đúng thời điểm, giai đoạn.

3. Vậy dạy con thế nào? Và dạy làm sao cho đúng phương pháp Glenn Doman.

Ở đây mình mong chia sẻ kinh nghiệm của mình thôi, và phương pháp này được áp dụng theo sách của giáo sư Glenn Doman.

Hiện mình đang áp dụng cho bé nhà mình với phương pháp như sau: học qua các flash card. cái này đang được bán rất nhiều tại các cửa hàng sách cho trẻ.

Flash card chính là những quân bài, giống như bài tú lơ khơ đó, nhưng thay vì các cây tú thì người ta in chữ cái, con vật, hình ảnh, cây cối, đồ vật… lên đó để dạy bé.

1. Bạn chọn chủ đề dạy chọn trước, ví dụ mình dạy con chữ cái trước.

2. Mỗi ngày, bạn lấy 3 quân bài và dạy bé. Mỗi lần dạy con khoảng 10s (giây nhé, kô phải phút đâu) cho 3 quân bài, mỗi quân bài bạn giơ ra trước mặt bé (và nhớ là phải để bé nhìn vào quân bài nhé) 3s, sau đó bỏ quân bài xuống ngay và đưa quân bài tiếp theo ra, cứ thế với 3 quân bài. Như vậy mỗi lần bạn dạy bé khoảng 9 – 10s. Mỗi ngày dậy 3 lần lặp đi lặp lại với 3 quân bài. Như vậy 1 ngày bạn dạy con chỉ 30s.

3. Cứ thế bạn dạy lần lượt hết quân bài này đến quân bài khác, hết chủ đề này đến chủ đề khác. Và khi hết các chủ đề bạn quay lại dạy từ đầu với quân bài đầu tiên.

4. Một số nguyên tắc khi dạy theo phương pháp Glenn Doman:

- Luôn luôn kết thúc trước khi bé chán. Đó là lí do tại sao mỗi quân bài trong 1 lần dạy chỉ có 3s. Bạn phải làm nhanh như vậy, và lặp đi lặp lại như vậy. Nếu bạn để lâu trước mặt bé, khi bé chán bé sẽ quay đi chỗ khác, và lần sau bé sẽ kô hứng thú với cái trò chơi bạn đặt quân bài trước mặt bé nữa. Như vậy, việc dạy học ở đây kô có nghĩa là dạy học, mà là bạn đang chơi với bé, bạn giúp bé phát hiện ra có nhưng cái hình thù kỳ kỳ, lạ lạ, mỗi ngày lại có hình thù mới, hay quá, thích quá. Và đến một ngày, bạn sẽ thấy con mình cái gì cũng biết.

- Không bao giờ hỏi lại bé (trường hợp này đối với các bé lớn, khi bé biết nói rồi). Không bao giờ hỏi: đây là cái gì, đây là màu gì, cái gì đây con. Những câu hỏi này có thể sẽ làm bé sợ nếu bé không nhớ chính xác, từ đó sẽ làm bé chán với việc học. cũng giống như người lớn khi đi học thì không muốn thi vậy. Nếu bạn muốn hỏi xem bé có hiểu những gì mình dạy không, hãy hỏi kiểu trắc nghiệm, ví dụ: chỉ vào màu trắng và hỏi: đây là màu trắng hay màu đỏ? Đây là chữ A hay chữ B? Đây là con mèo hay con cún?…

- Luôn khen ngợi, cổ vũ và khuyến khích bé khi bé trả lời đúng. Nếu bé trả lời sai thì động viện khích lệ bé.

- Khi dạy chữ số, bạn không nên dạy số 1, 2, 3… Hãy dùng hình Domino dạy bé, để giúp bé hiểu 1 có nghĩa là có 1 thứ, 2 có nghĩa là có 2 thứ… tức là giúp bé hiểu rằng con số là để chỉ số lượng.

Còn nhiều nữa, và cả cách dạy chữ cho bé lớn nữa, nhưng để nghiên cứu cụ thể tiếp rồi chia sẽ tiếp với các mẹ.

Như vậy với cách dạy này, bạn không hề ép bé, mà chỉ là chơi cùng bé thôi, giúp bé có 1 trò chơi mới.

Mỗi ngày bạn chỉ cần 30s, nên ai cũng có thể dạy cho con được. Nếu bạn không dạy được thì có thể nhờ người ở nhà giúp, nhưng phải tuân thủ đúng nguyên tắc: nhanh.

Bạn đừng nghĩ 3s thì bé làm sao học được, con chúng ta rất giỏi, và bé học rất nhanh. Nên 3s là bé học được hết rồi. Glenn Doman Việt Nam sẽ còn chia sẻ nhiều bài kinh nghiệm như vậy nữa để giúp các mẹ tự tin hơn trong việc dạy con.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Mẹo giảm rụng tóc sau sinh

Nhiều phụ nữ có mái tóc dày khi mang thai nhưng sau sinh, tóc họ mỏng đi vì bị rụng.

Ảnh minh họa



Rụng tóc xảy ra sau sinh được gọi là “telogen effluvium” (hoặc TE – rụng tóc sau sinh, sau khi bị nhiễm trùng, sau phẫu thuật hoặc bị căng thẳng nghiêm trọng). Theo hiệp hội rụng tóc Mỹ, TE bắt đầu từ tuần thứ 3 tới tháng thứ sáu kể từ khi em bé được sinh ra. Một số người mẹ thấy mình bị mất cả nắm tóc tại một thời điểm trong giai đoạn này.

Nguyên nhân rụng tóc sau sinh

- Các nội tiết tố: Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ có sự thay đổi đáng kể trong hàm lượng hormone, một yếu tố góp phần gây rụng tóc sau sinh.

- Căng thẳng: Những căng thẳng không nhỏ về sinh con rồi chăm sóc con nhỏ cũng là nguyên nhân gây rụng tóc ở người mẹ.

- Mệt mỏi: Đây là nguyên nhân thứ ba nhưng cũng khá phổ biến với chứng rụng tóc sau sinh ở người mẹ.

Khi tóc mọc trở lại

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, chứng rụng tóc sẽ được cải thiện đáng kể ngay sau khi tóc mới mọc và trở lại bình thường sau 6-12 tháng. Tuy nhiên, có một số gợi ý bạn có thể giữ cho tóc mình khỏe mạnh, bao gồm:

- Nhẹ tay khi gội hay chải tóc. Không nên buộc tóc quá chặt hoặc chải tóc mạnh tay vì như thế, tóc sẽ rụng nhiều.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm rau xanh và hoa quả.

- Tập trung vào các hoạt động giúp bạn thư giãn và giảm stress.

- Thêm đồ ăn giàu protein vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

- Uống đủ nước để cơ thể không mất nước.

- Ăn đồ ăn giàu omega3 để có làn da khỏe mạnh và mái tóc óng mượt.

- Tránh để tóc tiếp xúc với nguồn nhiệt cao như là (ép) tóc hay dùng máy sấy. Khi gội đầu, nên để tóc được khô tự nhiên là tốt nhất.

- Vitamin A, B, C có liên quan tới mái tóc khỏe mạnh. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần bổ sung vitamin nếu rụng tóc quá nhiều.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Bí quyết để có ly sinh tố bổ dưỡng cho bé.

Làm thế nào để có được một ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng cho bé trong mùa hè này. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ đấy.

Khi bé bắt đầu thời kỳ ăn dặm, mẹ nên bổ sung trái cây, rau xanh cho bé. Sinh tố là cách tốt nhất để giúp trẻ ăn trái cây tươi, rau quả đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Một ly sinh tố bổ dưỡng không chỉ khiến trẻ thích thú hơn trong những ngày hè nóng bức mà còn cung cấp enzyme, vitamin, các vi khoáng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.



1. Bí quyết lựa chọn nguyên liệu

“Mùa nào thức nấy” là nguyên tắc lựa chọn hoa quả làm sinh tố cho trẻ. Bởi đúng vụ hoa quả sẽ tươi ngon, giá rẻ và an toàn hơn so với hoa quả trái vụ. Mẹ cũng nên chế biến hoa quả tươi tại nhà bằng nguyên liệu tươi thay cho các loại nước hoa quả đóng gói vốn nhiều đường không tốt cho sức khỏe của trẻ.

2. Hãy giữ lại hương vị tự nhiên của thực phẩm.

Bốn bước đơn giản để có ly sinh tố: rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho nguyên liệu vào máy xay và xay nhỏ.

Mẹ chú ý không cho nhiều đường hay mật ong vì có thể gây rối loạn tiêu hóa (bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu). Mẹ cũng không hâm nóng nước hoa quả bởi việc đun nóng sẽ làm mất đi hàm lượng lớn vitamin. Hãy để trẻ cảm nhận và làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.

3. Đá lạnh

Những viên đá làm từ nước dừa sẽ giúp ly sinh tố của bé ngon hơn


Sử dụng đá từ nước dừa chính là bí quyết để tăng thêm vị ngon cũng như bổ dưỡng cho ly sinh tố. Luôn luôn cho đá vào sau cùng để có một ly sinh tố hoàn hảo. Bởi nếu mẹ xay đá cùng hoa quả thì đá bị xay nhỏ, tan nhanh và biến cốc sinh tố thành một ly nước. Mẹ cũng nhớ định lượng đá vừa phải để có được ly sinh tố mát lạnh nhưng vẫn sánh mịn nhé.

4. Bí quyết riêng của mẹ

Mẹ hòa tan một gói cốm bổ dưỡng Faskid vào ly sinh tố của bé. Đây chính là cách để mẹ bổ sung kẽm và selen cần thiết cho trẻ. Kẽm và selen là hai vi chất quan trọng giúp bé cảm nhận mùi vị thức ăn tốt hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Vậy là với ly sinh tố được bổ sung thêm cốm Faskid, mẹ đã có bí quyết để giải quyết tình trạng biếng ăn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện rồi.

Đặc biệt, với hương vị đậu xanh của cốm Faskid hòa quyện vị thơm của nước đá từ dừa và vị ngọt tự nhiên của hoa quả sẽ làm nên một ly sinh tố hoàn hảo, thơm ngon mà đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cảnh giác trẻ ngộ độc… thuốc

Liên tiếp trong 1 tháng qua, nhiều ca cấp cứu tại các bệnh viện (BV) nhi TP.HCM liên quan đến ngộ độc thuốc chữa bệnh.

Ngày 20/5, thông tin từ BV. Nhi Đồng 1 cho biết Khoa cấp cứu hồi sức BV này vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp. Đó là em N. T. D. 15 tuổi, nam, ngụ ở Trảng Bàng, Tây Ninh, được bệnh viện tuyến trước chuyển đến với chẩn đoán ngộ độc thuốc Cinarizin. Khai thác bệnh sử ghi nhận, do không lo học, bị ba mẹ la rầy nên em uống cùng một lúc 12 viên thuốc Cinarizin hàm lượng 25mg. Người nhà phát hiện thấy em ngủ li bì, nói sảng, đi loạng choạng nên đưa em ngay vào BV địa phương sơ cứu rửa dạ dày, cho uống than hoạt và chuyển đến BV. Nhi Đồng 1.

Tại đây, em biểu hiện hôn mê, thở yếu, tím tái, môi và da khô, đỏ, nhịp tim nhanh, được đặt nội khí quản giúp thở, rửa dạ dày lần hai và tiếp tục cho uống than hoạt, truyền dịch dinh dưỡng và được theo dõi sát mạch, huyết áp, tri giác, tình trạng khô, đỏ da.

Kết quả sau 3 ngày điều trị, tình trạng em cải thiện dần, tỉnh táo, được cai máy thở. Em được khám và tư vấn với chuyên gia tâm lý.

Ảnh minh họa

Theo BS. Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức tích cực, BV. Nhi Đồng 1, Cinarizinlà thuốc kháng histamin có tác dụng chống say tàu xe nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng quá liều. Cụ thể, khi sử dụng quá hàm lượng quy định, nó tác động lên thần kinh trung ương gây ngủ gà, lơ mơ, nhức đầu, hôn mê, triệu chứng ngoại tháp như: ưỡn cổ, trợn mắt, ưỡn người, tăng trương lực cơ, nói sảng, khô môi miệng, khô da, đỏ da, tụt huyết áp, ngưng thở, dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Qua trường hợp này, các BS khuyến cáo quý phụ huynh và thầy cô nên quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn trong học tập, các xung đột trong mối quan hệ với bạn bè, tránh tạo thêm áp lực cho các em sẽ dễ dẫn đến những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Còn tại nhà, các bậc cha mẹ, người lớn cần giáo dục con cái về sử dụng thuốc và những tác hại khi uống nhầm thuốc. Đồng thời bảo quản, cất giữ các loại thuốc chữa bệnh có thể gây ngộ độc, nguy hiểm khi trẻ uống nhầm (thường trẻ nhỏ tưởng là kẹo) hoặc cố tình uống quá liều. Bên cạnh đó, các nhà thuốc cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc không bán thuốc cho trẻ em, nhất là các thuốc dạng an thần, gây nghiện, thuốc có thể gây ngộ độc cấp tính dù là thuốc OTC hay thuốc kê toa… để tránh trẻ lạm dụng, gây nguy hiểm tính mạng.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Đau ở trẻ nhỏ – chuyện không nhỏ

Nhiều người nghĩ rằng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không biết đau hoặc cảm nhận đau như người lớn. Do đó, các bậc cha mẹ thường ít tìm hiểu về phương thức điều trị các dạng đau và lựa chọn thuốc giảm đau thích hợp cho bé.

Những quan điểm sai lầm và cách lượng giá

Hầu hết các bà mẹ không thể đánh giá được mức độ đau của trẻ, vì trẻ khó biểu đạt sự đau đớn để điều trị kịp thời. Mặc khác họ lo sợ về sự ức chế hô hấp và các tác dụng không mong muốn khác của thuốc giảm đau. “Tất cả những điều này đều là quan điểm sai lầm, dẫn đến việc điều trị đau không thỏa đáng ở trẻ em”, GS.TS. Nguyễn Văn Chương – Chủ tịch Hội chống đau Hà Nội chia sẻ.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Chương, từ tuần thứ 23 trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm nhận được đau. Giai đoạn trước khi sinh, hệ thần kinh của trẻ đủ phát triển để cảm thụ đau. Nhưng sự nhận biết cảm giác đau và đau như thế nào được bắt đầu từ khi trẻ sinh ra trở đi. Các nghiên cứu cho thấy nhiều dạng đau thường gặp ở trẻ em: đau đầu, đau bụng, đau do viêm khớp, đau do viêm niêm mạc miệng, đau họng do viêm hô hấp, đau do bỏng… Trẻ bị đau, cha mẹ rất xót xa khi chứng kiến trẻ la khóc vì đau đớn nhưng lại khó đánh giá vị trí đau và mức độ đau của con mình.

Ảnh minh họa

GS. Chương lưu ý các bậc cha mẹ trong việc lượng giá đau ở trẻ em: “Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 7 tuổi, cha mẹ có thể theo dõi các phản ứng của cơ thể trẻ, quan sát hành vi của trẻ, kết hợp việc lắng nghe thông tin do trẻ tự báo để tìm hiểu nguồn cơn của sự đau và đau ở chỗ nào. Trẻ từ 8 tuổi trở lên, có cảm giác và miêu tả chính xác mức độ, vị trí đau như người lớn”. Theo đó, GS. Chương đưa ra một số quan điểm dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm rằng có những tổn thương hoặc bệnh tật không hề nhìn thấy lại rất đau đớn. Đừng nghĩ rằng trẻ sẽ không bị đau khi ta không nhìn thấy nguyên nhân gây đau.

Đối với trẻ lớn từ 8 tuổi trở lên, sự tự báo chính xác như người lớn nên có thể dễ dàng nhận biết để có cách điều trị hiệu quả. Còn với trẻ nhỏ, việc quan sát hành vi rất quan trọng vì trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi. Chính cha mẹ phải quan sát để cung cấp thông tin ban đầu lại với bác sĩ, nếu phải đưa trẻ đến bệnh viện điều trị. Sau đó, bác sĩ mới theo dõi bằng cách thức chuyên môn như đo nhịp tim, hơi thở, làm các xét nghiệm… Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi chưa có thể diễn đạt sự đau bằng lời, có thể căn cứ vào biểu hiện: bứt tai, khóc thét và khóc dai, nghiến răng, run môi, giẫy đạp, không cử động hoặc khư khư ôm giữ một phần cơ thể…

Điều trị đau ở trẻ em

Trong số các dạng đau thường gặp ở trẻ em, đau đầu và đau bụng phổ biến hơn khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 85% trẻ em từ 5 – 7 tuổi và 100% trẻ em từ 14 – 16 tuổi có bị đau đầu do nhiều nguyên nhân bệnh và tâm lý. Còn đau bụng lại rất tập trung ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 12 tuần, thường xảy ra do chứng đầy hơi trong dạ dày của trẻ do dạ dày đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Ngoài ra, viêm khớp cũng thuộc loại bệnh gây đau đớn cho trẻ khi đứng hàng thứ 5 trong các bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ với tỉ lệ 130/100 000 trẻ. Các triệu chứng thường gặp nhất là: đau – cứng khớp – mệt mỏi. Cường độ đau ở hầu hết trẻ em là nhẹ và vừa. ThS.BS. Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm ĐHYD TP.HCM, cho biết: “Nguyên nhân đau thường gặp tại khớp và quanh khớp của trẻ em là do chấn thương, yếu tố cơ học và các hội chứng phần mềm. Còn với các bệnh nhi nhỏ bị viêm khớp là do liên quan tới nhiễm trùng như: viêm khớp do di chứng của viêm gan B, C, do sốt thấp cấp, viêm nội tâm mạc, do nhiễm độc… hoặc là mắc u ác tính, bệnh bạch cầu. Với trẻ lớn thì có dạng viêm khớp thanh thiếu niên vô căn JIA thường là do viêm cột sống khởi phát thiếu niên, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do bệnh lý đường ruột, viêm khớp liên quan tới chỗ bám gân…”.

Về việc điều trị các dạng đau bằng thuốc giảm đau, các bác sĩ đều chung quan điểm là nên sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, không gây nghiện cho trẻ. Trước đây loại thuốc được lựa chọn là Paracetamol do tính năng giảm đau, hạ sốt vì có những dạng đau có thể sẽ gây nên những cơn sốt do hệ miễn dịch của cơ thể đang tự bảo vệ lại với tác nhân bên ngoài. Ngoài Paracetamol thì Nurofen trẻ em có chứa hoạt chất Ibuprofen thường được sử dụng trong giảm đau cho trẻ do liều độc thấp hơn nên mức độ an toàn khá cao. Trong quá trình sử dụng, có nhiều trẻ bị dị ứng với Paracetamol thì cha mẹ nên lưu ý, có thể chọn Nurofen dành cho trẻ em (Ibuprofen) để giảm đau cho trẻ. “Khi thấy trẻ đau, không nên bỏ qua coi như chuyện nhỏ, hãy tìm cách giải quyết sự đau ấy, ngay cả khi trẻ không tự báo”, GS. Chương nhấn mạnh.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Ăn hạt bí đỏ – mẹ khỏe, con thông minh

Hạt bí đỏ nhiều dưỡng chất rất có lợi cho chị em bầu bí đấy!

Không chỉ an toàn, hạt bí ngô còn chứa rất nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu và được chị em nhâm nhi như đồ ăn vặt hàng ngày. Không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu, hạt bí ngô còn giúp phát triển trí não thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Hãy cũng chúng tôi đi tìm hiểu công dụng tuyệt vời của siêu thực phẩm này với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi các bạn nhé.

Dưỡng chất từ hạt bí ngô

Bí ngô nói chung và hạt bí ngô nói riêng có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, Carbohydrate, vitamin A, B1, B2, Niacin, vitamin C, canxi, photpho và sắt. Riêng trong hạt bí ngô có chứa lượng lớn calo (1/4 tách hạt bí ngô có chứa tới 186 calo – một nửa lượng calo cần trong ngày với phụ nữ mang thai). Ngoài ra, hạt bí ngô còn giàu kẽm, omega-3 và folate.

Bí ngô nói chung và hạt bí ngô nói riêng có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng. (ảnh minh họa)



Dưới đây là những dưỡng chất cụ thể trong hạt bí ngô:

Sắt

Thiếu sắt là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Sắt có công dụng hỗ trợ việc sản xuất các tế bào máu đỏ, mang oxy đi khắp cơ thể. Khi mang thai, cơ thể sản xuất lượng tế bào máu đỏ cao hơn nhiều để nuôi dưỡng em bé. Đó là lý do vì sao sắt rất quan trọng với bà bầu và vì sao mẹ bầu hay bị thiếu sắt. Hạt bí ngô có chứa hàm lượng sắt cao thứ 2 sau hạt vừng (mè) với 8,8mg sắt trong 100gam hạt bí ngô. Chỉ cần một nửa tách hạt bí ngô cũng đủ nửa nhu cầu sắt cần thiết với mẹ bầu trong ngày.

Vitamin B, Folate

Vai trò chính của vitamin nhóm B là sản xuất năng lượng và đương nhiên năng lượng lại rất cần thiết khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu cần một lượng vitamin B cao hơn phụ nữ không bầu bí. Folate là vitamin B là những dưỡng chất quan trọng nhất trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. 1 onnce (tương đương 29gam) hạt bí ngô cung cấp khoảng 16 mg folate. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ 400mg folate mỗi ngày nên việc bổ sung ngay từ trước khi bầu bí cũng rất cần thiết.

Kẽm

Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Khoáng chất này cũng hỗ trợ quá trình sản xuất DNA và cho sự tăng trưởng của tế bào thai nhi. Thiếu hụt kẽm trong thời gian mang thai đã được chứng minh có thể gây sảy thai, cân nặng khi sinh nở thấp, nhiễm độc thai nghén và các biến chứng khác khi mang thai, sinh nở. 1 onnce (tương đương 29gam) hạt bí ngô có chứa 1,1mg kẽm. Phụ nữ mang thai cần dung nạp đủ 13mg kẽm mỗi ngày.

Chất béo lành mạnh

Hạt bí ngô là nguồn thực phẩm tuyệt vời với lượng chất béo không bão hòa lành mạnh và cung cấp axit béo omega-3 để thúc đẩy trí não thai nhi phát triển. Ngoài ra, axit béo cũng giúp cải thiện thị lực và hỗ trợ trong việc phát triển hệ thống thần kinh trung ương.

Protein và chất xơ

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời. Protein giúp xây dựng cơ bắp và tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu. Chất xơ giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu hoạt đống tốt, tránh bị táo bón, trĩ.

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời. (ảnh minh họa)



Dầu từ hạt bí ngô

Dầu bí ngô có chứa các hợp chất thực vật tự nhiên được gọi là sterol và kích thích tố nữ giúp tăng lượng cholesterol HDL. HDL là loại cholesterol rất tốt cho tim và mạch máu.

Công dụng của hạt bí ngô với bà bầu

Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí là bị thiếu máu, suy nhược cơ thể. Chị em có thể lấy khoảng 60g hạt bí đỏ rang vàng cùng với 30g nhân lạc rang sau đó ăn cùng lúc, mỗi ngày ăn 1 lần. Kiên trì ăn trong nhiều ngày (khoảng 15 ngày) bạn sẽ thấy kết quả cơ thể có sự thay đổi rõ rệt.

Chữa thiếu sữa sau sinh

Sau khi sinh con, nếu mẹ bị thiếu sữa hay không đủ sữa cho con bú hãy lấy 20g hạt bí đỏ, bóc lấy nhân, nghiền nát, cho đường trắng và nước sôi vào pha uống lúc sáng sớm và chiều tối (nhất là khi bụng đói). Uống liên tục trong 3 ngày. Đây cũng là bài thuốc có thể áp dụng đối với bệnh phù nề chân tay.

Giúp ngủ ngon

Hợp chất L- tryptophan trong hạt bí ngô chính là tác nhân giúp bạn có giấc ngủ tốt và giảm trầm cảm. Tryptophan được chuyển đổi thành serotonin và niacin. Serotonin cũng rất hữu ích trong việc giúp chúng ta có một đêm ngon giấc. Lợi ích này cực tuyệt vời với phụ nữ mang thai.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt bí ngô chứa nhiều beta-carotene, một chất chống ô xy hóa và kháng viêm cực mạnh. Beta-carotene cũng giúp ngăn ngừa sự kết bám cholesterol lên thành động mạch, qua đó giảm nguy cơ đột quỵ. Loại quả này cũng có hàm lượng chất xơ cao, giúp cơ thể loại bỏ chất độc khỏi đường tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón, trĩ – căn bệnh phổ biến ở mẹ bầu.

Mẹ bầu nên ăn hạt bí ngô mỗi ngày thay thế các đồ ăn vặt khác. (ảnh minh họa)



Giúp mẹ bầu làm đẹp

Với hàm lượng vitamin E cao (100g chứa 35,1mg vitamin E), hạt bí ngô được coi là một “trợ thủ đắc lực” cho nhan sắc và sức khỏe của bạn. Vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa, vì vậy, ăn hạt bí ngô cũng giúp bạn tránh được lão hóa, thúc đẩy sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Chống loãng xương

Với tính chất giàu kẽm, hạt bí ngô dễ dàng được coi là một thực phẩm tự nhiên có tác dụng chống lại bệnh loãng xương. Cơ thể thiếu kẽm chính là nguyên nhân khiến cho xương không được chắc khỏe, tỉ lệ loãng xương cao. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một chế độ ăn uống thiếu kẽm sẽ làm cho nồng độ các khoáng chất, vi lượng trong máu bị thấp đi, từ đó dẫn tới loãng xương ở hông và cột sống. Loãng xương cũng là căn bệnh phổ biến với phụ nữ sau sinh.

Tốt cho não thai nhi

Lượng folate cao, chất béo lành mạnh, omega-3 trong hạt bí ngô rất có lợi cho sự phát triển trí não thai nhi và ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Những dưỡng chất này cũng rất có lợi cho thị lực của bé nữa.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

4 việc không nên làm cho bé trong mùa hè

Trong mùa hè, do thời tiết nóng nực nên trẻ dễ mắc một số chứng bệnh như rôm, sảy, tiêu chảy... Cũng trong thời gian này, phụ huynh cần lưu ý một số việc không nên làm cho bé để giúp bé khỏe mạnh.

Không nên cạo đầu trọc cho bé

Khi mùa hè đến, thời tiết rất oi bức và khó chịu, nhiều bậc phụ huynh muốn cắt tóc ngắn cho bé để bé cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn.Tuy nhiên, lại có một số bậc phụ huynh lại cạo đầu trọc cho bé để vừa thoải mái, vừa chống lại các bệnh rôm sảy. Các chuyên gia cho rằng: mùa hè không nên để tóc bé quá dài bởi vì da đầu là bộ phận hấp thu và bài tiết nhiệt cho cơ thể; tuy nhiên cũng không nên cắt tóc cho bé quá ngắn hay cạo đầu trọc vì các lý do sau đây:

Tóc giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh náng mặt trời. Cạo trọc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu. Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với muối có trong mồ hôi nên da đầu của trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tóc sẽ bảo vệ bộ phận đầu cho bé, một khi bộ phận này bị các loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây hại thì bộ phận này sẽ đứng ra bảo vệ chống lại hoặc giảm thiểu sự tổn hại lên da đầu; hơn nữa tóc đóng vai trò như chiếc ô che nắng, có thể che ánh nắng gay gắt của mùa hè, giúp da đầu tránh bị kích thích từ mặt trời, bảo vệ cho da đầu khỏe mạnh. Tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Không nên dứt sữa bé

Mùa hè, đặc biệt là vào khoảng tháng 7, 8, thời tiết nóng nực nhất làm cho bé chán ăn, hơn nữa nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ thức ăn dễ bị ôi thiu do các vi khuẩn tương đối nhiều, xuất hiện một số triệu chứng bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng thích hợp cho sự hoạt động của các loại ruồi muỗi, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm trong đường ruột, gây ra chứng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mùa hè không nên cho trẻ dứt sữa vì trong sữa có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các kháng thể mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không thể so sánh được.

Không nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé

Mùa hè làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, các loại khuẩn gây hại có điều kiện phát triển trong môi trường nhiệt độ cao, nếu các bậc phụ huynh thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, không may tạo cơ hội cho các khuẩn gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm tai ngoài. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh chỉ nên vệ sinh tai bé nửa năm một lần là thích hợp nhất.

Lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ có hại hơn là có ích

Ngoài ra, vào mùa hè có rất nhiều các loại côn trùng nhỏ đặc biệt là muỗi, kiến hay gián… chúng rất dễ bay vào tai bé, những loại côn trùng này sẽ cho bé cảm giác hết sức khó chịu vì âm thanh chúng gây ra và gây ra đau nhức tai. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên dùng bất cứ vật gì vào tai bé để lấy chúng ra mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng gắp chúng ra ngoài; hoặc cũng có thể thực hiện các cách sau đây:

Dùng cồn nhỏ vài giọt vào bên trong tai bé cho côn trùng trôi ra ngoài; hơn nữa cồn có tác dụng sát khuẩn, tránh làm tai bé bị nhiễm khuẩn hoặc cách thứ hai là dùng nước sôi để nguội nhỏ vào tai để côn trùng bị ngộp mà chui ra ngoài.

Không dùng kem chống nắng của người lớn để thoa lên da bé

Mùa hè khi đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, có thể cho bé đội mũ che nắng hoặc dùng dù che nắng; ngoài ra cũng có thể dùng các loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em nhưng tuyệt đối không nên dùng kem chống nắng dành cho người lớn vì da bé còn non nớt dẽ bị ảnh hưởng của các thành phần có trong kem chống nắng dành cho người lớn.

Nếu thoa kem chống nắng cho trẻ cần phải thoa trước khoảng nửa tiếng đồng hồ là tốt nhất. Khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm chống nắng nên dùng trên da khô ráo, sạch sẽ, tránh cho kem bị nước hay mồ hôi cuốn trôi và kem sẽ mất đi tác dụng của nó.

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)