Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Một số quan niệm sai lầm phổ biến về những bà mẹ ở nhà chăm con

Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến mà mọi người hiểu lầm cần thay đổi về những bà mẹ ở nhà chăm con.

Việc một bà mẹ ở nhà làm công việc nội trợ đều có những ưu nhược điểm, tuy vậy nhiều quan niệm sai lầm về họ đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người. Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến mà mọi người hiểu lầm cần thay đổi về những bà mẹ ở nhà chăm con.

1. “Bạn làm gì cả ngày?”

Điều này chắc chắn là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến về một bà mẹ ở nhà. Thông thường mọi người cho rằng ở nhà có nghĩa là được tự do ngồi ghế và xem truyền hình cả ngày. Trong khi thực tế, những bà mẹ này không phải lúc nào cũng ở trong nhà. Họ có thể đi mua sắm thực phẩm hay các đồ linh tinh khác cho gia đình. Họ cũng có thể đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ khám bệnh cho con và bản thân. Hay họ có thể dạo chơi công viên cùng con nhỏ và nhiều hơn nữa. Ngoài những lúc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và cho con ăn và ngủ, những bà mẹ nội trợ luôn biết cách biến một ngày của mình tràn đầy những hoạt động ý nghĩa.

2. “Hẳn giàu có lắm mới ở nhà như vậy”

Điều này cũng chỉ đúng phần nào thôi. Quan niệm sai ở đây chính là từ “giàu có”. “Giàu có” thực sự không liên quan đến thời gian tự do. “Giàu có” này cũng không liên quan đến các cơ hội tuyệt vời để nuôi dạy và chăm sóc con yêu của bạn mỗi ngày. Mà ở đây là sự lựa chọn. Sự lựa chọn chính là “sự giàu có” mà nhiều bà mẹ muốn ở nhà không có được. Miễn là cha mẹ nào cũng hoàn thành tốt công việc nuôi dạy và yêu thương con cái của mình, thì ai thể nói được điều gì tiêu cực chứ?

Một ngày của bà mẹ ở nhà chăm con có rất nhiều hoạt động ý nghĩa.

3. “Vậy là hy sinh sự nghiệp để ở nhà với con?”

Thành thật mà nói, ai cũng muốn làm việc bên ngoài hơn là ở nhà. Vì việc nuôi một đứa trẻ thật sự là một thử thách khó khăn. Sự hy sinh thực sự chỉ đến khi bạn nhận ra rằng nội trợ tại gia mang đến nhiều lợi ích cho con cái hơn là bạn tưởng. Với những cặp vợ chồng có đủ khả năng kinh tế và sẵn sàng để có người ở nhà trông đứa con nhỏ tuổi của mình. Lứa tuổi 0-5 là những năm đầu đời quan trọng, do vậy ai có thể định hình cho con tốt hơn cha mẹ?

4. “Làm gì mà trông bạn hay mệt mỏi vậy?”

Chăm sóc trẻ con có nghĩa là bạn luôn hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Không có thời gian để nghỉ vì công việc xuất hiện bất cứ lúc nào (ngay cả khi nửa đêm để nựng con ngủ hay cho con đi vệ sinh). Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và cân bằng chính là chìa khóa để duy trì một lịch trình khỏe mạnh. Bạn nên tranh thủ chợp mắt khi con ngủ trưa và đi ngủ sớm hơn nếu cần thiết. Nuôi dạy con cái luôn mệt mỏi cả thể chất và tinh thần, vì thế hãy ngưỡng mộ những người đang làm việc chăm chỉ trong việc nuôi dạy con cái và cũng quản lý tất cả mọi thứ khác trong nhà, bạn nhé!

5. “Chắc ở nhà chán lắm nhỉ?”

Dành thời gian cả ngày cho con cái không hề nhàm chán như mọi người nghĩ. Với những đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm, bạn thậm chí còn phải luôn tay luôn tay nữa đấy. Từ những trò chơi khiêu vũ hay trốn bắt ở nhà, lúc thì đòi đi chơi trung tâm thương mại, hoặc ra công viện đùa nghịch sẽ luôn khiến bạn mệt lử. Ngoài ra, việc nhìn con cái ngày một khôn lớn và trưởng thành chính là điều làm các bà mẹ hạnh phúc hơn cả.

6. “Bạn không cảm thấy mình đang bỏ lỡ sự nghiệp cá nhân?”

Nhiều bà mẹ chỉ khi ở nhà chăm con mới khám phá ra sở thích thực sự của mình. Rất nhiều bà mẹ hoạt động kinh doanh tại gia như chụp ảnh, viết báo, viết blog, làm nghệ thuật hoặc sở hữu cửa hàng quần áo nhỏ của riêng mình… Biết khả năng của mình là gì và sử dụng chúng để kiếm tiền sẽ giúp các bà nội trợ vừa thực hiện được đam mê vừa đảm nhiệm tốt vai trò làm mẹ trong thời gian dài.

7. “Bạn không thấy lãng phí bằng đại học khi không đi làm à?”

Có một câu nói rất nổi tiếng “…Có việc nào quan trọng hơn là việc chia sẻ các giá trị chúng ta học được bằng cách dạy lại cho các thế hệ tiếp theo?” Vị trí quan trọng nào thực sự phù hợp với những người phụ nữ có học vấn? Một điều chắc chắn là giáo dục là không bao giờ lãng phí. Công việc quan trọng hơn tất cả đó chính là nuôi dạy con cái với kiến thức và thành công mình đạt được. Có thể hiểu đơn giản có nghĩa là bạn được cung cấp kiến thức là để nuôi dưỡng và dạy bảo con mình trở thành một con người tuyệt vời sau này. Vì thế, các mẹ ở nhà chăm con được coi là không bao giờ lãng phí kiến thức mình đã học.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Dạy bé sự tập trung

Sự tập trung là điều quan trọng đối với các bé. Ngay từ lứa tuổi mầm non, bé đã cần được rèn luyện cho mình sự tập trung để khám phá, học hỏi thế giới xung quanh. Sau này đi học, sự tập trung sẽ giúp bé học tập tốt.

Dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ rèn cho bé sự tập trung ngay từ nhỏ:

Đọc sách cho bé

Cha mẹ có biết đọc sách chính là cách dạy cho bé biết tập trung. Chưa kể, các chuyên gia khẳng định rằng, đọc cho bé sẽ giúp bé tăng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.

Ảnh minh họa



Trò chơi trong nhà


Cách tốt nhất để dạy cho con tập trung là bày các trò chơi trong nhà cùng với bé. Có rất nhiều trò chơi đòi hỏi sự tập trung mà bạn có thể chơi cùng con như chơi giải ô chữ, tập vẽ, tô màu, xếp hình…

Trò vui với cây nến

Mẹ hãy đặt một cây nến trước mặt bé và yêu cầu bé tập trung vào ngọn lửa trong vài giây đầu tiên. Sau đó, động viên bé theo dõi ngọn nến ít nhất 1-3 phút liên tục. Phương pháp này sẽ giúp bé tập trung tốt hơn nhưng cần đảm bảo an toàn cho bé.

Trò chơi với đồng xu

Cũng giống như hoạt động với cây nến, mẹ hãy đặt đồng xu trước mặt bé và đề nghị bé “trông” đồng xu cho mẹ trong ít nhất vài phút. Hãy chắc chắn mẹ thưởng cho bé sau khi bé đã hoàn thành nhiệm vụ.

Âm nhạc

Các chuyên gia nói rằng âm nhạc chính là một hình thức mà mẹ có thể dạy cho bé về sự tập trung. Nếu bé thích nghe nhạc, mẹ hãy chọn cho bé một danh sách các bài hát phù hợp để bé nghe hàng ngày. Điều này sẽ kích thích sự tập trung tốt hơn trong bé.

Không giao cho bé quá nhiều việc cùng lúc

Nếu bé nhà bạn không thể tập trung, bạn nên tránh cùng lúc giao cho bé nhiều nhiệm vụ. Quá nhiều việc cùng một lúc là vượt sức một em bé vì bé sẽ khó tập trung.

Cho bé chơi thể thao

Nếu bé nhà bạn luôn bồn chồn, dường như không thể tập trung vào việc gì đó thì mẹ nên cho bé tham gia các trò chơi thể thao. Các chuyên gia nói rằng, thể thao sẽ giúp bé có sự tập trung tốt và cuối cùng là dạy cho bé tình yêu với thể thao.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Xử trí bé thích ném đồ vật

Mẹ sẽ mệt mỏi nếu cứ phải đi nhặt đồ chơi, đồ ăn hoặc điện thoại di động của mẹ vừa bị bé ném đi. Để ngăn chặn thói quen ném đồ vật vô tội vạ của bé, mẹ cần lưu ý vài điều như sau.

Hiểu thói quen ném đồ của bé

Dù bé có ném thú nhồi bông của bé hay hất tung chiếc bát ăn cháo từ trên ghế cao thì đó cũng chỉ là cách để bé thử nghiệm nếu ném đồ vật thì chuyện gì sẽ xảy ra.

Bất kỳ kỹ năng mới nào, bao gồm cả kỹ năng ném đồ vật vào không trung cũng là khá thú vị với bé tuổi chập chững biết đi. Các bé đang bị cuốn hút vào những hoạt động nhân – quả. Bé muốn biết điều gì sẽ xảy đến khi bé tung cái bát và cái thìa xuống sàn. Hoặc bé muốn quăng đồ vật để phản đối mẹ khi mẹ bắt bé phải trả lại điện thoại di động, bé có thể ném điện thoại đi như một sự phản đối.

Ảnh minh họa



Những điều cha mẹ nên biết

Nếu mẹ nghĩ hành động ném đồ vật của bé là sai trái và cấm bé ném mọi thứ thì mẹ hãy nghĩ lại. Bởi như đã nói, ném đồ vật với bé chỉ như trò chơi, mẹ càng cấm, bé càng muốn chơi. Đến một lúc nào đó, khi bé lớn hơn bé sẽ biết các cách khác để chơi với đồ vật ngoài ném nó thì khi ấy, hành động này của bé sẽ tự động chấm dứt.

Cho đến khi đó, mẹ hãy thử:

- Chỉ cho bé thấy một số vật như quả bóng, máy bay giấy, cái gối là những đồ vật có thể ném vui chơi. Còn những vật như sách, bút, xe đồ chơi, món ăn, điện thoại của mẹ… thì không ném được. Tiếp đến, mẹ chỉ cho bé những địa điểm bé có thể ném bóng như ở ngoài sân, ngoài nhà không phải ở phòng bếp trong nhà.

- Khi thấy bé chuẩn bị ném vật gì đó không được phép, mẹ hãy nhanh chóng lấy lại đồ vật đó. Mẹ giải thích cho bé vì sao đồ vật này không ném được, ví dụ, ném điện thoại của mẹ sẽ bị hỏng điện thoại; ném đồ chơi vào anh (chị) của bé sẽ làm anh chị bị đau… Mẹ không được nao núng khi bé khóc lóc hoặc đòi cho được vật muốn ném. Thay vào đó, mẹ nên nhanh chóng đánh lạc hướng bé sang hoạt động khác hoặc cho bé thứ bé có thể ném.

- Nếu thói quen ném đồ của bé bắt nguồn từ sự thất vọng của bé, mẹ hãy dạy bé cách khác để đối phó với sự tức giận. Mẹ hãy khuyến khích bé sử dụng lời nói bày tỏ bức xúc: “Con hãy cho mẹ biết sao con tức giận thế?” và khuyến khích bé nói ra. Tiếp đến, cho bé tham gia một hoạt động thể chất để xả stress như cho bé chạy bộ bên ngoài, cho bé đất nặn để bé nặn đồ chơi…

Để ngăn chặn bé ném đồ vật

Mẹ hãy cho bé nhiều cơ hội để bé ném những vật được phép. Mẹ cùng bé chơi tung vòng hoặc chơi tung – bắt bóng…

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Mẹ ăn gì để bé khỏe bé đẹp ?

Bạn có biết chế độ ăn uống của bạn sẽ ảnh hưởng tới thể lực, trí não và sự phát triển của bé sau này. Đặc biệt trong thời gian mẹ mang bầu, lượng thức ăn của mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thai nhi.

Tăng cường thể lực cho thai nhi

Trong thời gian mang thai, việc tăng cân quả không phải là mong muốn của phụ nữ, tuy nhiên mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống của mình. Bởi cơ thể người mẹ thiếu chất dinh dưỡng, khi sinh con ra sẽ bị thiếu cân, sức đề kháng kém. Hơn thế nữa, thời gian sau trẻ dễ mắc một số bệnh như: tim mạch, đái tháo…thậm chí những căn bệnh này có thể di truyền đến thế hệ sau. Vì thế, người mẹ cần phải giữ gìn sức khoẻ và chăm sóc thai nhi để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất và trí tuệ trong tương lai.

Chế độ ăn của mẹ thiếu protein là nguyên nhân làm cho trẻ bị thiếu chất sắt. Ðó là hiện tượng cần được phát hiện và chữa trị sớm ngay từ thời gian đầu khi mang thai bằng cách uống thêm thuốc. Khi mang thai, bà mẹ không nên thay đổi thói quen ăn uống mà ngược lại đó là thời gian phải bắt đầu một chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn trước.

Mẹ bổ sung nhiều vitamin D trong khi mang bầu sẽ giúp bé cao lớn hơn (ảnh minh họa)


Giúp bé cao hơn

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vóc dáng của bé khi ra đời bằng cách bổ sung thật nhiều vitamin D cho cơ thể. Vitamin D có thể thúc đẩy sự phát triển xương, khiến chiều cao tăng lên. Có thể nhận thấy rõ nhất ở những em bé sơ sinh, nếu trẻ được ăn nhiều chất dinh dưỡng từ các loại tôm, lòng đỏ trứng, gan động vật thì bé sẽ lớn rất nhanh.

Để bé thông minh

Nêú bạn muốn con yêu sinh ra được thông minh và kháu khỉnh bạn hãy sử dụng dầu thực vật để cung cấp đủ axit béo cần thiết, giúp cho việc hình thành tế bào não và sự hoạt động hệ thần kinh của trẻ. Các bà mẹ nên ăn rau xanh và pho mát để cung cấp đủ Vitamin B9, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.


Hãy ăn những loại thực phẩm như rong biển giàu protein, acid béo, canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng để thúc đẩy tổng hợp các tuyến tuyến giáp của thai nhi, nó giúp thai nhi phát triển trí não. Những loại thực phẩm này ngoài tác dụng trên còn có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng và nâng cao chức năng của hệ miễn dịch.

Để da bé trắng mịn

Thói quen ăn uống của người mẹ trong thời gian mang bầu có ảnh hưởng phần nào đến “nhan sắc” của đứa con sau này. Bạn hãy bổ sung vitamin C, vì vitamin C có tác dụng giảm sắc tố đen trong tế bào da, giúp làn da của bé sáng hơn. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C chính là cà chua, nho, cam, dâu, táo tàu, bông cải xanh… Trong số tất cả những loại hoa quả thì táo là loại quả có chứa nhiều vitamin C nhất, ăn nhiều táo sẽ giúp cải thiện màu da của thai nhi.

Vitamin A giúp bảo vệ các tế bào biểu mô để làn da của bé sáng bóng và mịn màng. Bạn có thể bổ sung vitamin A cho cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm như gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, cà rốt, và rau xanh, trái cây, và dầu thực vật.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Ăn chay ở trẻ nhỏ béo phì

Một số trẻ ăn chay có thể chất và trí tuệ thông minh, cũng như sự tăng trưởng cân đối về cơ thể hơn những đứa trẻ ăn thịt, cá và chất béo nhiều. Tuy nhiên, hình thức ăn chay có hữu ích với tất cả trẻ em?

Ăn chay tránh béo phì

Ăn chay là hình thức mà bạn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm từ thực vật và các thực phẩm tự nhiên. Nhưng khi trẻ ăn chay liệu có đủ chất để cung cấp cho cơ thể?

Đối với trẻ em béo phì thì ăn chay là một phương cách rất tốt. Ngoài ra cho trẻ ăn chay là một việc làm tích cực, phòng tránh được một số bệnh tật nguy hiểm như béo phì, thiếu vitamin, tim mạch… giúp cho trẻ có sức khỏe tốt, và cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Thay bằng việc cho trẻ uống các loại sữa ngoại hàng ngày, bạn cũng nên cho con uống sữa đậu nành trong thời kỳ ăn chay. Vì loại sữa này rất tốt, có giá trị dinh dưỡng cao đối với cơ thể, ngoài lượng lớn protein, trong sữa đậu nành còn chứa đến 8 loại axit amin quan trọng. Axit béo không no có trong đậu tương còn có tác dụng đề phòng tích mỡ trong cơ thể giúp trẻ chống béo phì.

Cho bé ăn chay từ việc ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho trẻ béo phì (ảnh minh họa)



Cho trẻ ăn chay từ việc ăn nhiều thực vật


Đồ ăn nhanh như các loại thịt nướng được chế biến ở nhiệt độ cao, đồ chiên xào thường hấp dẫn bởi hương thơm và màu sắc. Nhưng loại đồ ăn này lại là tiền đề cho các chứng bệnh về tim mạch và ung thư. Các loại thực vật như cà rốt, rong biển, đậu nành, lúa mạch, giấm táo, nước cam, chanh, quýt, bưởi và mật ong là những thứ thức ăn cần thiết cho sự tăng trưởng trí thông minh.


Trẻ em cần nguồn protein để tăng trưởng, protein không nhất thiết chỉ có ở trong thịt động vật. Các loại rau, đậu, ngũ cốc cũng rất dồi dào lượng protein. Nếu bạn luôn quan tâm đến thể chất con mình thì nên cho con uống ngũ cốc và ăn rau quả hàng ngày. Ở trong rau xanh và các loại đậu có rất nhiều chất sắt, ngoài ra trong rau còn có nhiều hàm lượng vitamin giúp cơ thể hấp thụ được chất sắt dễ dàng. Chính vì thế, nên tăng cường cho trẻ ăn rau xanh.


Trà cũng có nhiều dinh dưỡng, trong đó hàm lượng cafein làm cho tinh thần hưng phấn và tỉnh táo. Hòa nước trái cây với trà xanh để nguội và cho trẻ uống sẽ rất tốt, vì trà làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn, chống lại các bệnh tật, điều hòa sự co bóp của mạch máu và tính kiềm cao.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn cho bé

Luôn chăm chút bữa ăn cho bé, tuy nhiên mẹ có thể bỏ qua một số điều làm hao hụt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

1. Thời điểm chuẩn để cho dầu ăn vào cháo

1 – 2 thìa dầu ăn được bổ sung sung vào bát cháo của bé, giúp bé ăn ngon miệng và no lâu hơn. Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, dầu ăn cho vào cháo ăn dặm còn là dung môi giúp hòa tan các vitamin như vitamin A, D, E, K.


Tuy nhiên, không phải dầu ăn cho vào bột lúc nào cũng tốt. Một muỗng dầu ăn cho vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp nấu sẽ có tác dụng tốt hơn đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ dễ hấp thu hơn.

Mọi chi tiết trong thực đơn của trẻ đều cần được quan tâm (ảnh minh họa)

2. Mẹ có nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng buổi tối chính là thời điểm vàng để cho bé ăn sữa chua vì lúc đó cơ thể bé sẽ hấp thu được tối đa lượng canxi có trong sữa chua.

Sữa chua có chứa acid lactic, nên khả năng thúc đẩy hấp thu canxi tốt hơn hẳn sữa thường. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.

3. Váng sữa có thể thay thế sữa

Thành phần chính của váng sữa là chất béo, nó có thể cung cấp đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần, cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao, có thể dùng làm thức ăn tốt để điều trị suy dinh dưỡng, hoặc phục hồi cho trẻ mới ốm dậy.

Tuy nhiên váng sữa lại không có nhiều dinh dưỡng như sưa thường. Đặc biệt các giá trị dinh dưỡng trong váng sữa bị mất cân đối: quá giàu chất béo, quá ít chất đạm, rất nghèo chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Mẹ chỉ nên cho con tập ăn váng sữa khi trẻ đạt 6 tháng tuổi, tốt nhất là 1 tuổi mới ăn. Liều lượng cũng cần được hạn chế theo gợi ý sau:

- Từ 6-12 tháng: 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp)
- Từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày.
- Trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.

4. Thói quen cho phô mai vào cháo của bé thế nào là tốt?

Là một trong nhữn món ăn thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, phô mai được nhiều mẹ cho vào cháo của bé. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều nó có thể làm mất cân đối dinh dưỡng cho bát cháo của mẹ.

Khi đó, để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm. Hơn nữa, vì phô mai cũng giàu chất béo nên mẹ nên bớt chút dầu/mỡ trong bát cháo của con.

Mẹ cũng không thể kết hợp phô mai bừa bãi. Ví dụ như kết hợp phô mai với các thực phẩm khác như cua, lươn, rau mồng tơi hay rau dền vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Nhóm thực phẩm có thể kết hợp với phô mai kích thích sự ngon miệng cho bé là khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà,…

5. Cho bé tráng miệng bằng hoa quả

Sau khi ăn mặn, tráng miệng bằng đồ ngọt là thói quen khá phổ biến. Tuy nhiên, hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước bữa ăn. Vì hoa quả giàu dưỡng chất sẽ làm khó dạ dày của bạn. Hơn nữa, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn của bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Cách chế biến quả bơ cho bé

Trái bơ cung cấp dinh dưỡng tốt cho trẻ lại rất dễ chế biến làm thức ăn cho bé, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thì chỉ cần nghiền nhỏ phần thịt của Trái bơ, còn trẻ em lớn hơn thì có thể cắt thành từng miếng cho bé cắn.

Tốt cho sức khoẻ trẻ

Trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp trong Trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em.

Cùng chế biến trái bơ giúp ích cho sức khoẻ trẻ (ảnh minh họa)


Các loại axít béo không bão hòa dạng đơn thể trong quả bơ giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài những loại axít béo có ích, trái bơ còn chứa hàm lượng kali cao. Bên cạnh đó, nó chứa các loại quan trọng khác như sắt, đồng, magiê và phốt pho. Trái bơ còn có nhiều loại vitamine như vitamine A, nhóm vitamine B, axít folic, vitamine C, vitamine E và can-xi.

Trái bơ còn là nguồn giàu chất xơ, ít chất đường và tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Việc dùng bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch.

Chuẩn bị:

- 1 quả bơ chín mềm.
- ½ quả chuối.
- 1 quả kiwi.
- 1 hộp sữa chua trắng.
- 1 -2 thìa đường syrup hoặc đường kính trắng.
- 3 viên đá.

Chế biến

Các mẹ bổ quả bơ theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay xoay ngược hai nửa quả bơ cho đến khi thấy nó tách ra. Dùng thìa để xúc bỏ hạt hoặc dùng con dao sắc, ấn nhẹ vào hạt cho đến khi hạt quả bơ dính vào dao thì nhẹ nhàng nhấc hạt ra ngoài. Dùng thìa xúc thịt quả bơ.

Cho bơ vào xay cho đến khi bơ mịn. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức hay ít nước lọc để bơ loãng. Với bé từ 10 tháng trở lên có thể ăn được bơ đặc thì chỉ cần dùng thìa miết nhẹ thịt quả bơ rồi quấy cho bơ mịn, thay vì xay nhuyễn.

Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để làm loãng hỗn hợp này là bé có món ngon để tập ăn.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Thấu hiểu bé yêu qua ngôn ngữ cơ thể

Bé cuộn tròn trong vòng tay ấm áp của bạn, có khi bé dụi cơ thể mình vào gần bạn hơn rồi bé chợt long lanh đôi mắt, khi thì khóc thút thít. Đó là những ngôn ngữ cơ thể đáng yêu của bé sơ sinh mà bạn nên thấu hiểu.

Nhắm mắt ngủ ngoan

Không thể cưỡng nổi niềm hạnh phúc khi bạn được trông ngắm con ngủ. Hai mắt con nhắm tịt, nhịp thở đều, không có vận động mang tính tự phát, quan sát bên ngoài là bạn biết trẻ đang ngủ. Vì thế mà trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không nên đánh thức trẻ.

Khi ngủ bé sẽ biểu hiện ngôn ngữ cơ thể bằng hai mắt nhắm chặt, thở gấp, không đều,chân tay ngẫu nhiên động hoặc mắt nhắm hờ hờ, cười hoặc nét mặt biểu lộ chút tình cảm. Bạn thường cho rằng chúng vẫn chưa ngủ say, nhưng giai đoạn này càng không dễ đánh thức trẻ.

Giấc ngủ của bé sơ sinh đóng vai trò quan trọng. Bạn nên giữ trật tự và ngăn những luồng âm thanh, tiếng động làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Để giấc ngủ của con được sâu hơn hãy dành tặng bé những cái vỗ về thật êm ái đồng thời nhớ giữ ấm cho con và đặt cạnh con một chiếc gối êm bạn nhé!

Bé nói gì qua ngôn ngữ cơ thể (ảnh minh họa)


Bé mệt mỏi

Khi bạn thấy mắt con nửa nhắm, ánh mắt trùng xuống, trạng thái mơ hồ là lúc con muốn nói con buồn ngủ bạn nhé. Thông thường bé sẽ có phản ứng, dễ thay đổi trạng thái, và bạn có thể đánh thức trẻ lúc này.

Trạng thái cảnh giác tĩnh

Đôi mắt bé long lanh có thần, không có hoạt động mang tính tự phát, sức chú ý tăng cao, đây cũng là thời gian bạn có trể cho bé ăn và nói chuyện với bé.

Thời gian cảnh giác mang tính hoạt động

Bé mở mắt, có hoạt động tự phát, phần mặt và cơ thể hoạt động nhiều, dễ khóc to, tinh thần bất ổn, vì thế trước tiên làm yên lòng bé sau đó mới cho ăn.

Trẻ khóc thút thít

Khi trẻ lớn tiếng khóc to, tinh thần bất an. Lúc này không thích hợp để tiến hành bất cứ hoạt động gì, các bậc cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ.


Con muốn bú sữa

Khi trẻ đói, mặt chúng hướng về phía bạn, môi làm động tác chu lên, hai tay nắm chặt không buông. Khi thời gian bú sữa đến nhưng trẻ vẫn ngủ, cho thấy chúng không đói, không nên vội vàng làm phiền.

Con ăn no rồi

Lúc này tứ chi của bé mềm nhũn ra, thư thái hơn, bạn hay để bé nghỉ ngơi, đừng ép chúng ăn thêm. Con muốn được đùa và nói chuyện với mẹ. Lúc này bé cười nhẹ, đầu quay về phía bạn, mắt mở to, cơ thể cũng hoạt động theo. Bạn có thể đối diện với bé cùng nói cười và chỉ các đồ vật.

Con muốn nghỉ ngơi

Lúc này trẻ hơi buồn ngủ, không chú ý đến mẹ nữa, ngáp liên tục…Lúc này hãy đặt bé ở một nơi thích hợp để bé nghỉ ngơi, đừng làm phiền chúng.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Chiêu massage tăng miễn dịch cho bé sơ sinh

Mỗi bà mẹ đều nên học một khóa massage cho trẻ sơ sinh, đó là thói quen đã hình thành từ rất lâu ở các nước phương Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, vẫn còn có rất ít chị em thực sự chú trọng đến vấn đề này.

Các chuyên gia nhi khoa đều khuyên mẹ nên bắt đấu massage cho bé ngay khi mẹ và bé được xuất viện về nhà. Chạm vào em bé trong giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng vì nó tạo ra những kích thích lên các dây thần kinh, giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ cho trẻ. Tiếp xúc da – da giữa mẹ và bé, massage còn có thể làm dịu cảm xúc, tăng cường tình cảm mẹ con, thúc đẩy phát triển hành vi, EQ và nhận thức của bé.

Tuy nhiên, còn có một tác dụng khác nữa rất độc đáo của việc massage cho trẻ sơ sinh mà mẹ chưa biết: Đó là giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Massage cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch và kháng bệnh. Không những thế, nó còn kích thích tiêu hóa, hấp thụ, giảm đầy hơi ruột trẻ sơ sinh.

Nếu muốn con không ốm, mẹ nên chịu khó xoa bóp cho bé mỗi ngày. Xin mách mẹ phương pháp massage 6 bước giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị

Hãy chắn chắn trước khi massage cho bé, hai tay của mẹ phải luôn sạch sẽ. Ngoài ra, nhiệt độh căn phòng cũng đảm bảo đủ ấm áp, yên tĩnh. Mẹ có thể bật nhạc không lời nhẹ nhàng.

Những vật dụng cần chuẩn bị thêm bao gồm: Khăn bông mềm, tã, quần áo, dầu massage dành cho trẻ sơ sinh.

Thời gian tốt nhất cho việc massage là 40 -50 phút sau khi ăn, lúc này trẻ đang có tinh thần và hoạt động khá tốt. Khi mới bắt đầu chỉ nên từ 5 – 10 phút, dần dần có thể tăng thời gian. Khi bé 3 tháng tuổi có thể massage đến nửa giờ.

1. Massage mặt

Nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ của bạn tạo hình vòng tròn nhỏ trên mặt bé, bắt đầu từ trung tâm của trán và từ từ vuốt ve sang hai bên của khuôn mặt bé. Từ trán, bạn chuyển tới má, mũi, cằm của bé. Mát-xa tai bằng cách dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của bạn day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên.


2. Massage ngực

Xoa nhẹ từ bả vai trái sang bả vai phải rồi đổi ngược lại.


3. Massage bụng

Massage bụng em bé theo chiều kim đồng hồ, cẩn thận tránh chạm vào vùng rốn của con nếu trẻ chưa rụng rốn. Cách xoa bụng này có thể giúp tăng cường khả năng bài tiết của các bé, tránh táo bón. Các chuyên gia y tế nhận xét cách này rất hiệu quả trong việc cắt nhanh cơn đau bụng và cải thiện hệ tiêu hóa cho con.

4. Massage cánh tay

Bắt đầu với tay phải của bé, dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ lên tay bé. Sau đó nhẹ nhàng vuốt dọc từ cánh tay đến cổ tay bé. Sau đó xoa bóp lòng bàn tay nhỏ và mỗi ngón tay. Đổi tay và thực hiện lại từ đầu.


5. Massage chân

Xoa nhẹ dọc hai chân bé. Nhẹ nhàng bóp đùi của bé ở đầu gối, bắp chân, và sau đó xoa bóp mắt cá chân, bàn chân và ngón chân.




6. Massage lưng

 

Cho em bé nằm trên giường, tay bắt đầu di chuyển từ đầu của em bé xuống massage dọc theo từ hông xuông cột sống, chú ý không chạm vào cột sống. Bàn tay và các ngón tay mẹ sau đó nhẹ nhàng xoa dần sang hai bên.



Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com











Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.

Trẻ hóc dị vật: tai nạn nguy hiểm nhưng vẫn thường xuyên xảy ra

Ngày 12/6 vừa qua, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Vân Đình, Hà Nội) đã tiếp nhận bé trai Nguyễn Việt Hà, 6 tuổi, trong tình trạng mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim do ăn vải bị hóc. Mặc dù được các bác sĩ dùng mọi biện pháp để cứu chữa ngay nhưng vì được đưa đến bệnh viện quá muộn nên mọi nỗ lực của bác sĩ đều thất bại.

Quả vải gây ra cái chết của bé Hà được các bác sĩ lấy ra trong quá trình cấp cứu.
Thực tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm có hại cho sức khỏe của bé.

Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở.

Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật

Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.

- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết

1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.


- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

- Trường hợp trẻ còn tỉnh

Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.


- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Lưu ý:

- Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

- Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.

Để tìm hiểu thêm về các món ăn cho trẻ truy cập website: GlennDomanVietNam
Theo glenndomanvietnam.com

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)