Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Một số đặc điểm đặc trưng nhận biết trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ (TTK) có bề ngoài như bình thường. Các chỉ số phát triển vận động như: lẫy, ngồi, bò, trườn, đứng, đi, chạy... giống như trẻ bình thường cùng tuổi. Khác với một số bệnh cơ thể và bệnh tinh thần khác, trẻ bị rối loạn tự kỷ (TK) có tuổi thọ trung bình như người bình thường. Đồng thời, theo mô tả của Kanner, dường như TTK nói chung lại có bề ngoài khôi ngô tuấn tú. Nhưng hầu hết các mô tả về mặt chức năng tâm lý cho thấy có vấn đề rõ rệt.

Tuổi khởi phát

Kanner nhấn mạnh triệu chứng TK có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu sau sinh. Những bất thường ở trẻ em trong giai đoạn đầu đời từ 0 - 6 tháng tuổi cho phép phát hiện sớm: như thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ; Không tỏ thái độ thích thú, quan tâm khi có người chăm sóc; Thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, bình lặng đối với lời nói và khuôn mặt của người mẹ hoặc người thân; Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi người khác ở tư thế đối diện với bé; Lặng im cả ngày, ít cử động, khi thì quá ngoan, khi thì quá phá phách; Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm; Rối loạn giấc ngủ; Thiếu phản xạ bú, mút; Không phát âm bi bô; Không có nụ cười xã hội ở khoảng 4 - 6 tháng tuổi…


Ở vào khoảng 6 tháng tuổi đến một năm, trẻ không có những cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân ở gần; Các cử chỉ, điệu bộ không phù hợp với tình huống giao tiếp; Thái độ lãnh đạm với âm thanh và hình ảnh hoặc những kích thích từ môi trường; Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay tròn, nhìn các ngón tay ve vẩy; Không quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật thể lạ như khe hở, hạt bụi, lỗ rách; Không có biểu hiện lo sợ, khóc khi đối diện với người lạ; Không phản ứng khi nghe gọi tên.

Giao tiếp và quan hệ xã hội của Trẻ Tự Kỷ

Sự hạn chế trên bình diện quan hệ

Trẻ bị suy giảm nhiều trong ứng xử qua lại với mọi người, hầu hết TTK biểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn… số đông phụ huynh cho rằng trong năm đầu tiên trẻ rất ngoan, yên tĩnh, thích chơi một mình, không thích giao tiếp mắt, không có dấu hiệu dang tay khi ai muốn bế bồng, không biết chỉ ngón trỏ và nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc, không biết cười ở tháng thứ 3, không biết khóc hay biểu hiện sợ hãi ở tháng thứ 8, không phản ứng khi được gọi tên, tránh né giao tiếp bằng mắt nhưng lại có thể nhìn chăm chú vào một điểm bất thường, khả năng gắn bó với người thân rất kém.

Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói của TTK

Một trong những lý do mà các phụ huynh có con bị TK đưa trẻ tới bệnh viện khám bệnh là trẻ hầu như không có phản ứng khi được gọi tên, trẻ không quan tâm và làm theo những hướng dẫn của người khác. Các phụ huynh cảm thấy rằng trẻ hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của họ cho dù trẻ vẫn có khả năng nghe bình thường.

Sự suy giảm trong giao tiếp không lời

Hầu hết những trẻ TK đều có khó khăn trong ngôn ngữ biểu cảm, đa số trẻ không hiểu và đồng thời cũng không biết thể hiện ra ngoài những hành vi phi ngôn ngữ, điều này thể hiện khá rõ thông qua việc trẻ không muốn giao tiếp bằng mắt và không biết sử dụng ngón trỏ để chỉ các đồ vật. Cụ thể là khi muốn điều gì, trẻ không nhìn vào mặt người khác và không sử dụng các tín hiệu cử chỉ để báo cho người khác biết mà thường đến kéo tay họ đến chỗ bé cần (đối với trẻ, bàn tay quan trọng hơn khuôn mặt).

Chậm phát triển ngôn ngữ

Có thể đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đối với các phụ huynh có con bị TK, trẻ có biểu hiện sự mất ngôn ngữ hay chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ. Ngay cả khi trẻ có ngôn ngữ thì ngôn ngữ đó cũng có dấu hiệu bất thường: giọng nói đều đều, không biết biểu cảm qua giọng nói; Không biết nói thầm, nói tiếng gió; Thích độc thoại hoặc không giữ vững cuộc đối thoại; Khó khăn trong việc dùng đại từ nhân xưng; Nhiều khi nói không liên quan đến tình huống giao tiếp, đến môi trường xung quanh; Lời nói tự phát, không có sự khởi đầu khi giao tiếp; Tiếng nói có khuynh hướng lặp đi lặp lại các từ, đoạn, câu.

Hành vi bất thường
Hành vi định hình

Theo Kanner, hành vi định hình là biểu hiện điển hình của TTK. Quan sát lâm sàng cho thấy TTK có hững hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại: trẻ thích đi đi lại lại trong phòng, thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng; Vặn, xoắn các ngón tay và bàn tay; Thích chạy vòng vòng và quay vòng vòng; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các nút điện hay điện tử… Những trẻ khác nhau, sở thích về các hành vi định hình khác nhau.

Không thích sự thay đổi

Hầu như TTK muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng ngày. Đối với TTK, sự không quen thuộc đồng nghĩa với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ. Do đó, việc báo trước cho trẻ chuẩn bị tư tưởng để đón nhận những điều mới lạ là một việc hết sức quan trọng.

Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm

Ngày nay, những chuyên gia dạy TTK rất quan tâm đến giác quan của trẻ. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết TTK ít nhiều đều có vấn đề về giác quan, biểu hiện việc trẻ hay đưa các đồ vật lên ngửi, liếm. Các rối loạn khác như ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không chua, quay tròn lâu không chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu vào tường không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh thông thường. Do đó, trị liệu cảm giác (sensory therapy) cho TTK là một công việc rất được quan tâm hiện nay.

Những gắn bó bất thường

TTK ở một giai đoạn nào đó có những gắn bó với đồ vật theo cách không bình thường như: hàng ngày chỉ sưu tầm các tờ báo, vỏ chai, đồ hộp, tờ lịch, sợi dây, cọng cỏ, bao nilon. TTK thích những đồ vật trong sinh hoạt gia đình như: chén, bát, xoong, chảo, dĩa nhưng hoàn toàn không thích đồ chơi bình thường.

Hành vi gây phiền toái nơi công cộng

Thường TTK ít quan tâm đến các chuẩn mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la khóc khi người lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, chụp nhanh những đồng tiền từ tay nhân viên bán hàng hay một món đồ chơi từ tay đứa trẻ bên cạnh, tự lấy đồ ở giỏ sách của người khác mà không mắc cỡ, ngượng ngùng. Do TTK có những hành vi khác thường gây phiền toái cho những người xung quanh nên các bậc phụ huynh rất ngại khi cho con đi đến chỗ đông người. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu về TTK, dù trẻ có làm vậy đi nữa, phụ huynh vẫn nên cho trẻ đến nơi công cộng, điều này giúp trẻ sống hòa nhập với mọi người và lâu dài sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ.

La hét, giận dữ

TTK có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, gây hấn. Đồng thời do TTK gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và không hiểu nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.

Những hành vi liên quan khác

Những cá nhân bị TK cũng có thể phát triển những triệu chứng đa dạng khác nhau, những rối loạn tinh thần xuất hiện bao gồm rối loạn tăng động kém chú ý, (chứng) loạn tâm thần, sự buồn chán, rối loạn ám ảnh cưỡng bức và những rối loạn lo âu khác. Những cá nhân bị TK cũng có thể có biểu hiện những hành vi phá phách. Trẻ có thể tấn công lại bản thân hay những người khác. Trên đây là những đặc điểm cơ bản về hội chứng TK, điều này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, khái quát về TTK, trên cơ sở đó sẽ giúp cho các giáo viên tại các nhà trẻ, những nhà tâm lý trị liệu, các bác sĩ nhi khoa và toàn thể phụ huynh phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời. 
 
Để hiểu hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ các bố mẹ có thể xem thêm trên website của Glenn Doman: http://glenndomanvietnam.com
 
Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Theo daytretuky

Nguyên nhân bé chậm nói

Theo các bác sĩ, trong những nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, một yếu tố đáng báo động là sai lầm của cha mẹ khi nuôi dạy con.
 
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ
Trẻ bình thường vào giai đoạn 1-2 tháng tuổi trẻ đã biết tiếp xúc mắt. Sang 3-4 tháng tuổi bắt đầu phát ra những nguyên âm (ư, a, e). Trẻ 6-7 tháng tuổi có thể phân biệt được tiếng lạ, tiếng quen (chẳng hạn gọi tên ở nhà trẻ biết quay lại hướng gọi để tìm). Với trẻ tự kỷ, kiểm tra thính lực hoàn toàn bình thường nhưng cha mẹ có gọi tên nhiều cỡ nào trẻ cũng không quay lại nhìn dù đã 2-3 tuổi; hoặc ở trẻ chậm phát triển, người nhà cũng phải gọi thật lâu trẻ mới có phản ứng.
Vào 7-8 tháng tuổi, trẻ có thể bập bẹ được một số từ như “măm măm”, “ma ma”, “pa pa”... và nghe - hiểu được trước khi nói. Chẳng hạn người mẹ nói “vỗ tay đi con”, trẻ sẽ nghe và vỗ tay, hoặc khi được hỏi một số câu đơn giản như “ai”, “ở đâu”, “cái gì”, trẻ có thể dùng tay chỉ đúng. Bước sang 1 tuổi, trẻ có khoảng chục vốn từ. Lên 2 tuổi vốn từ ngày càng tăng, trẻ nói được từ đôi, tuy phát âm chưa rõ nhưng người nhà cũng có thể hiểu 30-40%.
Bà Yến khuyến cáo: “Nếu phát hiện trẻ không đạt được mốc phát triển ngôn ngữ bình thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp sớm và điều trị hiệu quả, tốt nhất là ở giai đoạn ba năm đầu đời của trẻ”.
Chậm nói vì ít được trò chuyện
 Nhiều trường hợp trẻ 2-3 tuổi, khỏe mạnh, không có dấu hiệu tự kỷ hay bệnh lý nào khác nhưng chẳng nói được tiếng nào. Hỏi ra mới biết cha mẹ các bé này thường bận rộn đi làm, giao con ở nhà trẻ. Tối về con ngủ, cha mẹ mệt mỏi nên ít thời gian chơi và trò chuyện cùng con.
Thấy con khỏe mạnh, bình thường, nhiều gia đình không quan tâm hay băn khoăn đến vấn đề nghe, nói của trẻ. Một số người còn quan niệm “trẻ đến tuổi, không cần dạy sẽ tự khắc biết nói”, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu trẻ thiếu môi trường tương tác, thiếu nhu cầu giao tiếp sẽ rất khó phát triển ngôn ngữ tốt.
Sai lầm của cha mẹ còn ở chỗ cưng chiều, phục vụ tận nơi cho trẻ. Thay vì tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình thì chiều bằng cách muốn cái gì, đòi cái gì chỉ cần trẻ ngồi một chỗ đưa mắt nhìn hay “ư ư” khóc, chỉ trỏ là người nhà vội đi lấy hoặc làm theo yêu cầu của trẻ. Lâu dần sẽ khiến trẻ thụ động, chậm phát triển. Nhiều bậc cha mẹ còn cho trẻ phòng riêng xem tivi, điều này không đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong khi đó, những việc đơn giản giúp trẻ học nói tốt như tập hát, chơi cùng trẻ, đọc truyện hay kể chuyện cho trẻ nghe thì cha mẹ lại không làm được do thiếu kiên nhẫn.
Để trẻ xem tivi một mình quá nhiều cũng không có lợi vì tivi chỉ là phương tiện truyền thông, tác động một chiều, không phải là phương tiện giao tiếp. Tuy nhiên, hiện đa số trường hợp cha mẹ lạm dụng tivi trong vấn đề giữ trẻ. Người lớn vừa cho trẻ xem tivi vừa đút trẻ ăn hoặc mở lên rồi “đóng khung” ở đó để trẻ xem suốt từ sáng đến tối, hoàn toàn không có sự tương tác. Trong khi trẻ từ giai đoạn 1 tuổi rất cần sự tương tác để phát triển ngôn ngữ.
Cùng con tập nói
Điều quan trọng nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là cần tạo nhu cầu để trẻ giao tiếp, thường xuyên trò chuyện, chơi cùng trẻ và khi chơi có kèm lời nói.
Cha mẹ cũng lưu ý dạy trẻ nói bằng mắt chứ không phải bằng tai. Không nên bắt ép trẻ nói theo mà dạy trẻ bằng những hình ảnh trực quan sinh động, có biểu tượng kèm theo. Trẻ thấy cái gì, làm gì, cha mẹ hãy miêu tả hành động đó bằng một, hai từ để trẻ học nói. Sử dụng tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.
Một điều quan trọng không kém là tạo cho trẻ sự chú ý qua các trò chơi. Khi chú ý trẻ sẽ lắng nghe, bắt chước, lặp lại. Từ đó trẻ chơi với những từ trẻ học được, dần dần hiểu từ và kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, trẻ sẽ hoàn thành lời nói. Trong thời kỳ nuôi dạy trẻ ở giai đoạn bắt đầu học nói, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ xem tivi hay chơi một mình, cố gắng có người chơi và tương tác với trẻ càng nhiều càng tốt.
Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ cần được khám sớm:
* Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6-8 tuần tuổi.
* Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
* Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
* Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
* Không cười tự phát lúc 6 tháng.
* Không bập bẹ lúc 8 tháng.
* Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
* Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
* Không giao tiếp như người lớn khi bé 5-6 tuổi 
 Để hiểu hơn về nguyên nhân bé chậm nói các bố mẹ có thể xem thêm trên website của Glenn Doman: http://glenndomanvietnam.com
 Theo daytretuky

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Cách phát hiện nhanh trẻ tự kỷ qua các câu hỏi

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay chỉ với 23 câu hỏi nhanh xung quanh hoạt động hằng ngày của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi phải đưa đến cơ sở y tế điều trị.

23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-24 tháng tuổi
1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?
4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?
5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...)?
6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?
7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?
8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình...) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?
9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?
10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?
11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?
12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?
13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?
14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?
15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?
16. Trẻ có biết đi không?
17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?
18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?
19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?
20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?
21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?
22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?
23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?

Trên thế giới, bảng kiểm MCHAT-23 đánh giá trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không. Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời có lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
cộng đồng có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ ngay khi trẻ chưa đầy 2 tuổi
Xác định chỉ bằng bốn câu hỏi
Nghiên cứu được thực hiện đối với 6.583 trẻ từ 18-24 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình cho thấy phương pháp có độ nhạy cao (74,4%) - nghĩa là 74,4% trẻ có dấu hiệu nguy cơ từ phương pháp này thật sự mắc bệnh lý tự kỷ qua những thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ của đơn vị y tế sau này, và độ đặc hiệu cao (99,9%) - nghĩa là có đến 99,9% trẻ có những đáp án bình thường từ bộ câu hỏi sẽ không lo mắc bệnh.
Theo kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư, không cần đến 23 câu hỏi, phụ huynh của trẻ ở độ tuổi 18-24 tháng có thể xác định nguy cơ tự kỷ của con mình chỉ bằng bốn câu hỏi: trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật không, trẻ có mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ không, trẻ có phản ứng khi được gọi tên không và trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào hay không.
Kết quả điều tra tại Thái Bình cho thấy số trẻ bị tự kỷ có kết quả bất thường với bốn câu then chốt này rất cao: 93,3% trẻ không dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật; 86,7% trẻ không bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ; 80% trẻ không đáp ứng khi được gọi tên; 73,3% trẻ không nhìn vào đồ vật/ đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào.
Trẻ có cơ hội phát triển bình thường, nếu...
Được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn (đến 80%), sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn được 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ tự kỷ được chẩn đoán bệnh khá muộn, gần một nửa trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
Một lưu ý nữa là qua quan sát, theo dõi, điều tra hồi cứu đối với tất cả trẻ mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư từ năm 2008 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày... Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ xem dưới 3 giờ/ngày.
Trẻ tự kỷ tăng cao
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ phải điều trị tại viện năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ được phát hiện từ năm 2007 đến nay tiếp tục gia tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2009 có gần 1.800 trẻ tự kỷ điều trị tại viện, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 (năm 2007 có khoảng 400 trẻ được xác định mắc tự kỷ tại khoa tâm bệnh, con số này năm 2008 là 963 em).


Theo glenndomanvietnam

Củng cố sự tự tin cho con

Cha mẹ nên thường xuyên gợi cho trẻ em nhớ về những sự kiện tích cực trong cuộc sống của trẻ. Trò chuyện với trẻ về những thành công của trẻ có thể tạo nền tảng cho sự lạc quan khi trẻ trưởng thành và đối mặt với những thử thách khó khăn cũng như sự thất vọng có thể xảy ra trong tương lai.

Những cuộc thảo luận như thế sẽ gợi nhớ cho trẻ về việc con người thật sự của trẻ, xây dựng lòng tự tôn và tính kiên cường.

Chúng ta luôn thích hồi tưởng lại những thời gian vui vẻ và thành công, trẻ em cũng thế. Cha mẹ có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để khơi gợi những giây phút hạnh phúc cho con trẻ.

Cha mẹ nên thường xuyên gợi cho trẻ em nhớ về những sự kiện tích cực trong cuộc sống của trẻ. Trò chuyện với trẻ về những thành công của trẻ có thể tạo...
1. “Con cảm thấy việc làm nào của mình đáng tự hào nhất từ trước tới giờ? Tại sao?”

Hiểu biết về những điều khiến trẻ cảm thấy tự hào giúp phụ huynh có cái nhìn sâu vào con người mà trẻ muốn trở thành. Câu trả lời của trẻ sẽ làm phụ huynh ngạc nhiên đấy! Với những thông tin này, phụ huynh có thể giúp trẻ khám phá các hoạt động mà trẻ muốn tham gia.

2.“Ký ức nào về gia đình mà con nhớ nhất? Vì sao?”

Trẻ muốn là một thành viên được trân trọng trong gia đình. Gia đình có thể trở thành một nơi an toàn cho trẻ, để trẻ có thể là chính mình cũng như là nơi che chở cho trẻ trước những bão tố của cuộc sống. Phụ huynh cần phải hiểu trẻ muốn gì và cần gì ở gia đình mình. Cuộc trò chuyện có thể riêng tư giữa phụ huynh với trẻ, hoặc mở rộng trong cả gia đình.

3. “Con có nhớ việc gì làm con ngạc nhiên và vui vẻ nhất không? Sao nó lại đặc biệt đến thế?”

Việc hiểu rõ điều gì khiến chúng ta ngạc nhiên và vui thích rất quan trọng. Khi thảo luận về sự ngạc nhiên thú vị nhất, các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ những phút giây tuyệt vời cùng nhau. Điều này cũng giúp các thành viên học hỏi được cách chia sẻ những phút giây riêng tư, hạnh phúc.

Cha mẹ cần ghi nhớ

Luôn ghi nhận những tiến bộ hoặc thành tựu của trẻ trong cuộc sống. Thường thì trẻ em sẽ không thoải mái về chính bản thân hoặc cuộc sống của trẻ khi bắt đầu cuộc thảo luận. Trẻ có thể cần một số gợi ý về những thành tựu hoặc những quãng thời gian tốt đẹp đã qua. Nếu cha mẹ kể ra được những sự thành tựu trong quá khứ, trẻ sẽ có cảm giác đảm bảo về sự dõi theo của người lớn về những điều tốt đẹp nơi trẻ.


Theo glenndomanvietnam

Dạy con cách chia sẻ

Trẻ em sẽ học được cách sẻ chia khi các bé lớn dần lên nhờ môi trường sống xung quanh mình. Hãy giúp con bạn biết cách chia sẻ với người khác và trở thành một người tốt hơn khi bé trưởng thành.

Trẻ em không phải được sinh ra đã có bản năng biết chia sẻ. Khi còn bé, con bạn không thể tự phát triển khả năng nhìn nhận thế giới và mọi sự xung quanh từ góc độ của người khác. Không có một độ tuổi cụ thể nào khiến cho các bé hết ích kỷ một cách thần kỳ và sẵn lòng sẻ chia. Biết chia sẻ là năng lực cần được xây dựng song hành cùng với sự trưởng thành, và mỗi đứa trẻ đều trưởng thành theo cách riêng của mình.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tích cực từ môi trường sống có thể cho bé một hướng đi đúng đắn. Trẻ em sẽ có thể học cách sẻ chia nhanh chóng hơn nếu như bố mẹ các bé là những người biết cư xử một cách hòa thuận. Một vài bé khác thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để học được điều này nếu bẩm sinh các bé đã có tính cách khó thay đổi.

Trẻ em sẽ học được cách sẻ chia khi các bé lớn dần lên nhờ môi trường sống xung quanh mình
Những bí quyết để dạy con cách sẻ chia

• Đừng làm cho con bạn cảm thấy bé đang có khuyết điểm trong tính cách, đừng buộc tội bé là ích kỷ và đe dọa bé rằng cách cư xử của bé sẽ khiến bé không thể có bạn.

• Hãy chấp nhận rằng có những thứ mà bé khó có thể sẵn sàng chia sẻ với người khác. Trong trường hợp đó, trước khi bạn mời các bé khác đến nhà chơi, hãy để con chọn ra những món đồ chơi mà bé chỉ muốn giữ cho mình, và đặt chúng riêng ra một chỗ trước khi các bé khác đến nơi. Làm cách đó bạn có thể ngăn chặn được việc các bé tranh giành đồ chơi.

• Hãy giúp bé nhận thức được rằng nếu như bé có tính chiếm hữu đối với các món đồ của bé thì các bé khác cũng vậy, thế nên bé cũng cần tôn trọng món đồ của những người khác nữa.

• Hãy đưa ra một số quy định ngay từ đầu. Ví dụ, nói với con rằng con sẽ chỉ được mời các bạn khác đến nhà chơi nếu như con chấp nhận chia sẻ đồ chơi cho các bạn. Hoặc nói rằng bé cần cho em chơi cùng mỗi khi có một món đồ chơi mới, nếu không thì bé sẽ không được phép chơi món đồ chơi đó nữa.

• Nếu con bạn cảm thấy việc chia sẻ là rất khó khăn, hãy ở bên bé mỗi khi bé chơi cùng các bé khác và động viên con chia đồ chơi cho các bạn.

• Hãy cho con thấy là bạn cũng có khả năng chia sẻ.

• Hãy khen ngợi con bạn mỗi khi bé chia sẻ với người khác, hoặc khi bé có một hành động rộng lượng nào đó.


Theo glenndomanvietnam

Làm gì để giúp trẻ bớt nhút nhát?

“Cu Bo nhà mình nhút nhát lắm, thấy ai lạ là cứ núp đằng sau đít mẹ, bảo chào không chào, nhiều khi phát ngại với khách…” Đây là lời tâm sự của rất nhiều mẹ hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân các bé rụt rè và nhút nhát như vậy? Có phải “cha mẹ sinh con, trời sinh tính?”

Vậy đâu là nguyên nhân các bé rụt rè và nhút nhát như vậy? Có phải “cha mẹ sinh con, trời sinh tính?”
Điều đó đúng một phần, nhưng một phần có sự góp sức của cha mẹ:

Luôn chú ý đến nhược điểm của trẻ


“Thằng Bờm nhà mình nhút nhát lắm!” hay “Con bé vụng về lắm, làm gì cũng hỏng cả!”... những câu nói vô tình, nhắc đi nhắc lại khuyết điểm của con ấy tưởng như không có ý nghĩa gì lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ. Khi cha mẹ luôn chú ý đến những nhược điểm ấy, dần dần trẻ sẽ hình thành tâm lý mình thật nhút nhát; mình thật vụng về và sự tự tin về bản thân sẽ dần biến mất.

Mỉa mai con

Nhiều bậc cha mẹ hay nói với con rằng “Dễ thế mà làm không được” hay “Con kém xa bạn Mai cùng lớp, cái gì bạn ấy cũng giỏi”.


Những câu nói mỉa mai, so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến lòng tự tin của con mất dần và hình thành sự ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.

Giải quyết vấn đề thay trẻ

Con muốn mượn xe của chị? Chị Chíp cho em mượn xe một tí rồi em trả nhé. Sao mãi chưa mặc xong quần áo vậy? Để mẹ mặc cho nào, nhanh lên còn đi chơi... Trẻ sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, liệu bố mẹ có thể luôn bên con và làm thay con mọi việc được không?


Bạn biện hộ rằng con còn nhỏ, mình thương con nhưng đôi khi tình thương đó đang lấy mất lòng tự tin của con đấy. Con dần dần sẽ trở nên ỷ lại, không chịu suy nghĩ và việc thất bại trong cuộc sống sau này là điều không tránh khỏi.

Tiết kiệm lời khen với trẻ

Khi làm được một việc tốt, tìm ra cách giải một bài toán khó hay giúp bố mẹ làm việc nhà, trẻ luôn mong nhận được lời khen từ cha mẹ.


Tuy nhiên, đôi khi nhiều phụ huynh lại quên mất điều này. Chính thái độ thờ ơ của bố mẹ với những việc làm của trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mình thật vô dụng, không làm được việc gì vừa lòng cha mẹ. Từ đó trẻ sẽ dàn mất niềm tin vào bản thân.

Chính thái độ thờ ơ của bố mẹ với những việc làm của trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mình thật vô dụng, không làm được việc
CÁC CÁCH KHẮC PHỤC?

Cha mẹ là tấm gương sáng của con:

Trẻ con thường rất thích bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ, vì vậy bạn hãy là một ví dụ sống động để trẻ học theo. Do đó, khi nhìn thấy cha mẹ hòa nhập với người khác thì điều đấy cũng như thông điệp ngầm báo với bé rằng không có gì phải sợ cả.


Khi đưa con đi chơi hay đến những nơi đông người, bạn hãy vui vẻ bắt chuyện với mọi người để bé học theo. Hoặc bạn cũng có thể lấy bé làm trung tâm của câu chuyện bằng cách nói với mọi người rằng: "Cô Phương thấy Bống có cái váy xinh không? Bống thích chiếc váy này lắm, đi đâu cũng đòi mẹ mặc cho”.

Đừng tiết kiện lời khen với trẻ:

Việc chúng ta biết nhìn nhận và công nhận giá trị của trẻ sẽ khích lệ con bền chí và càng có thái độ tự tin, quyết tâm hơn khi thực hiện mọi việc. Sự khen ngợi từ cha mẹ còn giúp trẻ nhận ra những thành tựu trẻ đã đạt được mà đôi khi chỉ vì một lý do nào đó mà trẻ chưa kịp nhận ra.

Để trẻ tự giải quyết các vấn đề:

Cha mẹ nên biết không bao giờ được giải quyết mọi vấn đề thay trẻ mà hãy giúp trẻ tìm cách tự giải quyết vấn đề của mình.  Hãy thảo luận với trẻ về tất cả các cách để giải quyết những vấn đề con đang gặp phải, khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định. Tốt nhất, cha mẹ nên giúp con thực hiện từng bước một để đạt kết quả bằng chính khả năng của trẻ.

Đừng ép buộc con:

Đúng là khá buồn nếu thấy con mình không có bạn bè và bị cô lập. Tuy vậy, cha mẹ cũng đừng ép buộc con phải kết bạn ngay, hoặc lôi con ra chơi cùng những đứa trẻ khác khi chúng chưa sẵn sàng. Việc cố gắng để đẩy con vào một nơi đông đúc khi con chưa sẵn sàng sẽ làm con hoảng hốt và sợ hãi hơn. Hãy mời một vài trẻ hàng xóm đến nhà chơi, môi trường thân quen sẽ giúp con tự tin hơn, giúp bé chuẩn bị sẵn một số đồ chơi để chơi cùng bạn, mách cho bé một số chủ đề nói chuyện như: cầm ảnh chỉ cho các bạn đâu là bố, mẹ, ông, bà; hay bé giới thiệu bạn gấu bông thân thiết là quà sinh nhật lên ba.

Cho con có cơ hội bày tỏ ý kiến:

Tăng các cơ hội cho con lựa chọn và bày tỏ ý kiến, thay vì quát bé “có đi ngủ ngay không thì bảo?” “Không mặc áo đấy, mẹ nói có nghe không?” bằng các câu hỏi “con đi ngủ luôn hay muốn mẹ đọc chuyện chú ếch Tuna rồi đi ngủ?” “Hôm nay trời rét lắm, con muốn mặc cái áo đấy với chiếc áo khoác này hay là mặc bộ kia?” Gia tăng các cơ hội cho con bày tỏ ý kiến sẽ giúp con tự tin hơn, độc lập hơn.

Gia tăng các cơ hội cho con bày tỏ ý kiến sẽ giúp con tự tin hơn, độc lập hơn
Đừng bao giờ so sánh:

So sánh con với các bạn hoặc anh chị em trong nhà chưa bao giờ được coi là ý tưởng tốt trong việc rèn sự tự tin và tự lập cho bé.

Thay vì việc cứ luôn miệng so sánh: "Sao con không học giỏi như anh?", hay "Bạn A chăm chỉ học đàn thế mà sao con không thích học"... thì hãy tìm ra những điểm mạnh của con và giúp bé phát huy những ưu điểm đó. Tại sao bạn cứ thích bắt con học đàn cho giống bạn A trong khi con bạn lại thích vẽ?

Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin trong bé và làm bé thoải mái hơn trước mặt người khác.


Theo glenndomanvietnam

Giáo dục sớm có bao giờ là muộn?

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”, và các phụ huynh bỏ mặc con mình tự do phát triển. Nếu ai đó dạy trẻ dưới 6 tuổi bất kỳ điều gì đều được coi là giáo dục sớm. Khái niệm giáo dục sớm bắt nguồn từ đây. Một vài hoạt động giáo dục sớm đang bị một bộ phận không nhỏ lên án: dạy con học đọc, dạy con học toán, dạy con kỷ luật, dạy con làm việc, dạy con kiếm tiền, dạy con ngoại ngữ, vv... Đó chỉ là 1 vài hoạt động giáo dục sớm, vẫn còn rất nhiều hoạt động khác.

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”

Chúng ta dành một chút thời gian để tìm hiểu về não bộ. Mọi sinh vật trên thế giới này đều có một bản năng, đó là bản năng sinh tồn. Tôi xin nhấn mạnh lại, tất cả các loài vật, trong đó có con người, đều đấu tranh vì sự sinh tồn của loài mình. Từ ăn, săn mồi, trú ẩn, sinh sản, vv... đều vì mục đích này. Con người cũng vậy, chúng ta rất tham sống sợ chết, và nếu phải chết, chúng ta sẽ chết để gia đình, để dân tộc, để loài người tồn tại, đó được gọi là cái chết vinh quang. Một điều tự hào là loài người chúng ta đang thống trị thế giới, và ai cũng biết, vũ khí lợi hại nhất của chúng ta là não bộ. Chúng ta là con người, biết suy nghĩ, biết sáng tạo và sử dụng các công cụ để làm những việc vượt ngoài khả năng tự nhiên của ta. Khoa học đã chứng minh: não là bộ phận phát triển đầu tiên, nhanh nhất, đến 6 tuổi não người đã đạt 90% trọng lượng của người trưởng thành, trong khi các bộ phận khác cần một thời gian dài hơn để đạt đến sự phát triển tương đương. Vì sao vậy? Nhiệm vụ của não là phải nhanh chóng phát triển để học và thích nghi nhằm mục tiêu sinh tồn. Từ khi sinh ra, trẻ là một tờ giấy trắng, chúng phải học và khao khát học để sinh tồn.

Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp
Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp. Ví dụ như ăn: bú mút là bản năng của trẻ, nhưng sau khi ra đời, trẻ cần được cho bú để duy trì bản năng này, rồi chúng ta tập cho trẻ bú mạnh, tập cho trẻ tự tìm ti mẹ để rèn thói quen lao động, chấm đầu đũa cho trẻ nếm các mùi vị khác nhau, đến 5 tháng tuổi bắt đầu tiếp xúc với cháo loãng, thức ăn xay, rồi đặc dần, cứng dần, lớn dần; đến 1 tuổi trẻ bắt đầu ăn được như người lớn. Hoặc ví dụ như tập vận động: bắt đầu từ việc cử động tứ chi, rồi đến lật người, rồi đến bò, rồi đến đứng, rồi đến đi, rồi đến chạy, nhảy, trèo, vv... Mọi thứ đó đều là học, bắt đầu từ những hoạt động cơ bản, dần dần đến những hoạt động phức tạp.

Vậy, tất cả các tác động đến trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi đều ảnh hưởng đến khả năng của trẻ sau này và đều được coi là giáo dục sớm. Nếu vậy thì không cần dạy, trẻ vẫn đang nhận được các tác động từ bên ngoài và vẫn đang được giáo dục sớm? Đúng vậy, các tác động ở đây bao gồm cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Trẻ bị bố mẹ bỏ mặc sẽ được giáo dục sớm một cách tự phát và trẻ sẽ phát triển một cách tự do không định hướng. Đến đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: đó là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Đó mới là phát triển một cách tự nhiên (phát triển để sinh tồn).

Có một người bạn của tôi đặt vấn đề rằng có khái niệm giáo dục sớm thì tại sao không có khái niệm giáo dục muộn? Tôi xin trả lời như sau: giáo dục không bao giờ là muộn. Như người bạn này của tôi, 30 tuổi mới tìm được hướng đi của cuộc đời, mới tìm được người thầy mà mình nguyện theo suốt đời, mới bắt đầu học những tri thức cần thiết và lập nghiệp, thì xin hỏi như vậy có được coi là muộn? Chúng ta biết có nhiều người, 60 tuổi mới nhận ra đam mê kinh doanh của mình, mới đi học kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp toàn cầu, thử hỏi họ có được coi là giáo dục muộn? Rất nhiều người, đến năm 40 tuổi mới nhận ra cuộc đời mình mãi không thể thành công chỉ vì không biết quan tâm tới người khác, không biết giao tiếp, không biết tạo dựng quan hệ, và họ đi học, họ thay đổi bản thân, họ thành công. Rất nhiều người kết thúc cuộc đời trong đói nghèo và bệnh tật vì không được học kỹ năng giữ gìn sức khỏe khi còn khỏe và kỹ năng quản lý tài chính khi còn làm ra tiền. “Học, học nữa, học mãi”, câu nói quá quen thuộc của Lê nin, và tôi xin nói rằng học không bao giờ là muộn.

Vì thế, nếu bạn biết đến các tri thức giáo dục sớm khi con mình đã 6 tuổi, 10 tuổi, thậm chí 20 tuổi thì vẫn không có gì là quá muộn!

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Giáo dục sớm tại bài viết "Glenn Doman và Phương pháp giáo dục sớm"


Theo glenndomanvietnam

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)