Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Giáo dục sớm có bao giờ là muộn?

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”, và các phụ huynh bỏ mặc con mình tự do phát triển. Nếu ai đó dạy trẻ dưới 6 tuổi bất kỳ điều gì đều được coi là giáo dục sớm. Khái niệm giáo dục sớm bắt nguồn từ đây. Một vài hoạt động giáo dục sớm đang bị một bộ phận không nhỏ lên án: dạy con học đọc, dạy con học toán, dạy con kỷ luật, dạy con làm việc, dạy con kiếm tiền, dạy con ngoại ngữ, vv... Đó chỉ là 1 vài hoạt động giáo dục sớm, vẫn còn rất nhiều hoạt động khác.

Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì việc giáo dục khi đó mới được bắt đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”

Chúng ta dành một chút thời gian để tìm hiểu về não bộ. Mọi sinh vật trên thế giới này đều có một bản năng, đó là bản năng sinh tồn. Tôi xin nhấn mạnh lại, tất cả các loài vật, trong đó có con người, đều đấu tranh vì sự sinh tồn của loài mình. Từ ăn, săn mồi, trú ẩn, sinh sản, vv... đều vì mục đích này. Con người cũng vậy, chúng ta rất tham sống sợ chết, và nếu phải chết, chúng ta sẽ chết để gia đình, để dân tộc, để loài người tồn tại, đó được gọi là cái chết vinh quang. Một điều tự hào là loài người chúng ta đang thống trị thế giới, và ai cũng biết, vũ khí lợi hại nhất của chúng ta là não bộ. Chúng ta là con người, biết suy nghĩ, biết sáng tạo và sử dụng các công cụ để làm những việc vượt ngoài khả năng tự nhiên của ta. Khoa học đã chứng minh: não là bộ phận phát triển đầu tiên, nhanh nhất, đến 6 tuổi não người đã đạt 90% trọng lượng của người trưởng thành, trong khi các bộ phận khác cần một thời gian dài hơn để đạt đến sự phát triển tương đương. Vì sao vậy? Nhiệm vụ của não là phải nhanh chóng phát triển để học và thích nghi nhằm mục tiêu sinh tồn. Từ khi sinh ra, trẻ là một tờ giấy trắng, chúng phải học và khao khát học để sinh tồn.

Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp
Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp. Ví dụ như ăn: bú mút là bản năng của trẻ, nhưng sau khi ra đời, trẻ cần được cho bú để duy trì bản năng này, rồi chúng ta tập cho trẻ bú mạnh, tập cho trẻ tự tìm ti mẹ để rèn thói quen lao động, chấm đầu đũa cho trẻ nếm các mùi vị khác nhau, đến 5 tháng tuổi bắt đầu tiếp xúc với cháo loãng, thức ăn xay, rồi đặc dần, cứng dần, lớn dần; đến 1 tuổi trẻ bắt đầu ăn được như người lớn. Hoặc ví dụ như tập vận động: bắt đầu từ việc cử động tứ chi, rồi đến lật người, rồi đến bò, rồi đến đứng, rồi đến đi, rồi đến chạy, nhảy, trèo, vv... Mọi thứ đó đều là học, bắt đầu từ những hoạt động cơ bản, dần dần đến những hoạt động phức tạp.

Vậy, tất cả các tác động đến trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi đều ảnh hưởng đến khả năng của trẻ sau này và đều được coi là giáo dục sớm. Nếu vậy thì không cần dạy, trẻ vẫn đang nhận được các tác động từ bên ngoài và vẫn đang được giáo dục sớm? Đúng vậy, các tác động ở đây bao gồm cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Trẻ bị bố mẹ bỏ mặc sẽ được giáo dục sớm một cách tự phát và trẻ sẽ phát triển một cách tự do không định hướng. Đến đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: đó là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Đó mới là phát triển một cách tự nhiên (phát triển để sinh tồn).

Có một người bạn của tôi đặt vấn đề rằng có khái niệm giáo dục sớm thì tại sao không có khái niệm giáo dục muộn? Tôi xin trả lời như sau: giáo dục không bao giờ là muộn. Như người bạn này của tôi, 30 tuổi mới tìm được hướng đi của cuộc đời, mới tìm được người thầy mà mình nguyện theo suốt đời, mới bắt đầu học những tri thức cần thiết và lập nghiệp, thì xin hỏi như vậy có được coi là muộn? Chúng ta biết có nhiều người, 60 tuổi mới nhận ra đam mê kinh doanh của mình, mới đi học kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp toàn cầu, thử hỏi họ có được coi là giáo dục muộn? Rất nhiều người, đến năm 40 tuổi mới nhận ra cuộc đời mình mãi không thể thành công chỉ vì không biết quan tâm tới người khác, không biết giao tiếp, không biết tạo dựng quan hệ, và họ đi học, họ thay đổi bản thân, họ thành công. Rất nhiều người kết thúc cuộc đời trong đói nghèo và bệnh tật vì không được học kỹ năng giữ gìn sức khỏe khi còn khỏe và kỹ năng quản lý tài chính khi còn làm ra tiền. “Học, học nữa, học mãi”, câu nói quá quen thuộc của Lê nin, và tôi xin nói rằng học không bao giờ là muộn.

Vì thế, nếu bạn biết đến các tri thức giáo dục sớm khi con mình đã 6 tuổi, 10 tuổi, thậm chí 20 tuổi thì vẫn không có gì là quá muộn!

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Giáo dục sớm tại bài viết "Glenn Doman và Phương pháp giáo dục sớm"


Theo glenndomanvietnam

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Bí quyết chọn đồ sơ sinh cho bé theo Glenn Doman

Chọn đồ sơ sinh cho bé thật tiết kiệm không dễ dàng chút nào. Hôm nay trang Glenn Doman xin giới thiệu với các bạn kinh nghiệm mua đồ sơ sinh của một mẹ 3 đứa con nhé.

Hôm nay rảnh rỗi, mình có thời gian chia sẻ với các mẹ về vụ mua đồ sơ sinh. Chị em lưu ý đừng nên tham lam mua nhiều để rồi không dùng đến như mình nhé. Tiền đó các mẹ để chi cho con sau này sẽ cần thiết hơn. Dưới đây là những bí kíp mua đồ tiết kiệm mà mình đã rút ra được, mời các mẹ tham khảo nhé!

cach mua do so sinh cho be
 
- Quần áo cho trẻ sơ sinh: Đối với quần áo sơ sinh nên chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé và áo có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03. Mỗi loại tầm 5 chiếc.

Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.

- Mũ thóp (5 cái)

- Gối nằm (2 cái)

- Bộ chặn vỏ đỗ

- Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho con ngậm quá nhiều vì có thể gây chứng nghiện ngậm ti giả nhé.

- Băng rốn (5 hộp): sử dụng cho đến khi bé rụng rốn.

- Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

- Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

Một số đồ sơ sinh theo Glenn Doman nên mua:

- Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

- Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

- Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

- Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.

- Khăn sữa (khoảng 30 cái )

- Khăn tắm cho bé (3 cái)

- Khăn ủ sau khi tắm (2 cái)

- Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới.

- Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)

- Màn chụp cho bé

- Tã lót: Cái này tùy thuộc vào cách chăm trẻ sơ sinh của mỗi nhà nhưng như nhà mình thì không dùng đến tã chéo hay tã vuông vì ngày mới sinh con mặc đồ của bệnh viện còn từ khi về nhà, cô y tá tắm cho bé bảo cho con mặc quần áo cho thoải mái. Vậy là mình chẳng dùng đến cái tã nào. Tuy nhiên, để yên tâm, các mẹ có thể mua tầm 10-20 cái, phòng khi dùng đến.

- Bỉm: Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.

- Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.

Như vậy là trang Glenn Doman đã giới thiệu với các bạn về cách mua đồ sơ sinh. Chúc các bạn thành công.


Kinh nghiệm trị bệnh biếng ăn ở trẻ theo phương pháp Glenn Doman

Không phải người làm mẹ nào cũng hiểu chính xác, và rõ những vấn đề về dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi. Có nhiều vấn đề các bà mẹ cho là hợp lý nhưng thực ra, đó lại là những điều không nên áp dụng. Dưới đây là những kinh nghiệm được trang  Glenn Doman tổng hợp được từ các diễn đàn lớn.

Mẹ Thùy Lynh, bé Mèo, 3 tuổi (Q. Bình Thạnh, TPHCM):

Không biết có phải vì mình lỡ đặt tên là Mèo không mà đúng là bé từng ăn như mèo, biếng ăn kinh khủng. Chỉ thích ăn đồ ngọt, đến bữa lại chỉ dùng muỗng nghịch món ăn là chính, khiến mẹ rất nhiều khi muốn nổi cơn xung thiên. Nhưng Mèo rất cá tính, dù mẹ ráng nhồi, bé không chịu ăn, phun ra thì cũng vậy thôi.

Sau khi đến gặp bác sỹ dinh dưỡng, mình nhận ra ép con ăn là sai lầm lớn của mẹ. Và mình quyết tâm thay đổi. Giải pháp của mình là cho bé tự ăn và cho con được đói. Thay vì nhồi nhét trong 3 bữa, mình chia thành 6 bữa nhỏ (sang, xế sáng, trưa, xế chiều, tối và bữa ăn đêm). Ở bữa chính, có khi Mèo chỉ ăn vài muỗng cơm, vài miếng thịt nhỏ, nhưng mình không lo. Mình sẽ bù trái cây và 1 ly sữa vào bữa phụ. Sau 3 tháng áp dụng, Mèo ăn ngon, ngủ tốt hăn lên, và tăng đều đặn 300gram mỗi tháng. Chiều cao của bé cũng bắt đầu tăng dần. Mình rất hài lòng vì bé khoẻ mạnh, năng động và khá thông minh.

Mẹ Khả Uy, con gái Kitty 4 tuổi, ngụ ở Quận 7, TPHCM:

Bé nhà mình có thể gọi là biếng ăn bẩm sinh. Vì ngay từ khi mới tập ăn, bé chỉ ăn nhỏ nhẻ. Người ngoài nhìn vào dễ cảm thấy sốt ruột lắm. Ăn đã chậm và kén như vậy, khó mà ép bé ăn nhanh, ăn nhiều. Bữa cơm bình thường với cá, thịt, canh, bé sẽ không ăn. Bé lại không thích ăn rau. Nếu có ăn, bé chỉ ăn cọng, không ăn lá. Cũng sau vài tháng dỗ, ép bé, mẹ phải nghĩ ra cách tích cực hơn thôi.
Tuy vậy, không phải lúc nào mình cũng có thời gian để làm bữa ăn kỳ công như thế, nhất là khi Kitty đã có em nhỏ. Những lúc đó, nếu bé không chịu ăn, mình không ép, rồi bổ sung thêm các loại sữa dinh dưỡng cho con. Thật ra, bé không chịu uống sữa ngoài từ khi cai sữa mẹ. Nhưng cứ kiên trì cho bé ly sữa sau bữa ăn và vào bữa phụ, từ 3 tuổi bé đã quen và thích uống sữa. Một ngày bé uống được 3 ly sữa. Hiện tại, bé 4 tuổi và cân nặng 23kg, mình đã hoàn toàn không phải ép bé ăn. Theo Glenn Doman, trẻ biếng ăn cần được kích thích lại vị giác để trẻ muốn ăn hơn.

Mẹ Bích Tuyền, bé Gold, 4,5 tuổi:

Có một giai đoạn lúc gần 4 tuổi bé rất lười ăn, mỗi lần cho bé ăn cơm, cứ được vài muỗng là lại buông chén và bé rất lười ăn rau.

Lúc bé không chịu ăn, mẹ sẽ hỏi lại bé: “Con có muốn ăn không”, không thì đói cũng không được đòi ăn nữa cho đến tận bữa chiều, như một cam kết để bé hiểu tầm quan trọng của việc ăn đúng giờ. Dần dần bé đã quen và không bỏ bữa nữa.

Ngoài cách trên, để bé ăn đủ chất, mẹ thường cho bé uống hai cữ sữa, mỗi lần khoảng 200ml, để giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất và phát triển cân đối. Bây giờ, đi ăn tiệm với ba mẹ, Gold một mình một tô đầy đủ rau, thịt như người lớn. Có hôm tô còn hết sạch veo trước cả bố mẹ. Trộm vía nhờ vậy mà bé khỏe mạnh và rất ít khi bệnh vặt, mình cũng yên tâm hơn rất nhiều.

Mẹ Trường An, bé Siro, 2,5 tuổi, Q. Gò Vấp, TP HCM:

Ăn dặm hơn nửa năm, mà Siro chẳng tăng được lạng nào. Mình phải xem lại cách cho con ăn. Hóa ra bát cháo tưởng đầy đủ dinh dưỡng mình nấu lại không đủ chút nào. Cách chế biến trộn lẫn mọi thứ vào nhau cũng là nguyên nhân khiến con biếng ăn. Trẻ biếng ăn sẽ khó theo học phương pháp Glenn Doman hơn các trẻ khác.

Mình tìm nhiều thực phẩm đa dạng hơn, cân bằng 5 nhóm đạm, tinh bột, vitamin, chất khoáng, chất béo… Chế biến đa dạng hơn để “đổi món” cho con. Mỗi bữa ăn, mình chỉ cho Siro ăn một lượng nhỏ. Kết quả là, khi thấy đồ ăn ít, bé cảm thấy… thòm thèm và muốn ăn thêm. Mỗi khi con bé ăn nhiều, mình thường khuyến khích bé (tuyệt đối không thưởng), khiến bé rất phấn khích. Bữa nào con ăn chưa đủ, mình cho con bổ sung uống thêm sữa.

Dạy trẻ học bơi từ sớm theo phương pháp Glenn Doman

“Trẻ có thể bắt đầu bơi từ 6 tuần tuổi”, các chuyên gia tại viện Glenn Doman khẳng định. Họ khuyên phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với nước và học bơi càng sớm càng tốt, hạn chế tai nạn đuối nước.
Học bơi, biết bơi, không chỉ giúp các bé tự bảo vệ mình trước nguy cơ tai nạn sông nước mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.

Khi xuống nước, các phản xạ tự nhiên của trẻ sẽ được kích hoạt. Bé sơ sinh có “phản xạ lưỡng cư”, tức khả năng cơ thể tự điều chỉnh đóng thành miệng và nắp thanh quản lại để ngăn nước xâm nhập vào phổi khi ở trong môi trường nước. Do đó, khi tập bơi ở giai đoạn sơ sinh, các bé có thể bơi mà vẫn mở miệng.

Lợi dụng các phản xạ bẩm sinh này, các chuyên gia về bơi cho trẻ nhỏ khuyên các mẹ nên cho bé được vui đùa với nước một chút sau khi tắm xong để biến việc tắm rửa của bé thành một dịp vui chơi trong nước. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý là chỉ làm việc này sau khi cuống rốn của bé đã liền nhé!
“9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ (vốn là môi trường nước) trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng để có thể bơi ngay từ khi lọt lòng”, Phil Shaw, Giám đốc điều hành hồ bơi dành cho trẻ nhỏ ở Luân Đôn cho biết. Vì vậy các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội này để dạy con tập bơi.

Tuy nhiên, trước khi dạy trẻ tập bơi, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé làm quen với môi trường nước và tập một số kỹ năng dưới nước (mặc dù bé đã khá quen với môi trường này).

Các mẹ có thể xem video dưới đây để học cách cho bé làm quen với nước trước khi tập bơi nhé! Các mẹ không nên quá xót con khi cho bé bắt đầu làm quen với nước nhé, hãy mạnh dạn lên vì việc dạy bơi cho bé đòi hỏi sự kiên nhẫn và chậm rãi, từng chút một.


Những bé được học bơi sớm – khi chỉ vài tháng tuổi – sẽ có khả năng thăng bằng và kỹ năng cầm nắm, phối hợp tay chân tốt hơn là các bé chưa được dạy bơi.

Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy kết hợp với Đại học Lancaster.

“Dạy trẻ bơi sớm có rất nhiều lợi ích, hơn chỉ là khiến chúng vui thích. Đây là một môn tập mang lại sự hoàn hảo”, Hermundur Sigmundsson, chuyên gia tâm lý của Đại học khoa học và công nghệ Na Uy khẳng định.

Theo Emaxhealth, hiện tại, Sigmundsson và Brian Hopkins, một chuyên gia tâm lý từ Đại học Lancaster đã chứng minh được rằng dạy trẻ bơi sớm không chỉ giúp ích cho sự phát triển khả năng thăng bằng và di chuyển khi trẻ bước vào tuổi chập chững mà cả sau này.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và so sánh 2 nhóm trẻ (mỗi nhóm 19 bé) giống nhau về sự giáo dục của bố mẹ, nhà ở, tình trạng kinh tế. Yếu tố khác biệt duy nhất là chỉ có một nhóm được học bơi từ lúc 2-3 tháng tuổi, với thời gian học khoảng 2 giờ trong 1 tuần cho đến khi trẻ được 7 tháng.một.

Và kết quả cho thấy, nhóm trẻ được tập luyện trong hồ bơi có khả năng thăng bằng và cầm nắm tốt hơn nhóm không được tập bơi. Và cũng với hai nhóm trẻ này, lúc 5 tuổi, khi các nhà nghiên cứu yêu cầu trẻ thực hiện các bài vận động như đi nhón chân, giữ thăng bằng trên một chân, lăn bánh đến đích… thì nhóm từng được tập bơi cũng thực hiện mọi việc xuất sắc hơn. 


Các phương pháp giúp trẻ trên 3 tuổi học chữ cái nhớ nhanh và không quên

Trẻ trên 3 tuổi ngoài phương pháp Glenn Doman dạy trẻ biết đọc sớm bằng Flash Card chúng ta có rất nhiều trò chơi gúp trẻ luyện trí nhớ và học chữ cái thật tốt. Hãy cùng các chuyên gia của Viện Glenn Doman tham khảo 6 trò chơi cho trẻ trên 3 tuổi học chữ cái nhé.

day tre hoc chu cai nhanh

1. “Trốn tìm với chữ cái”

Mẹ dạy bé một chữ cái rồi mẹ giấu chữ cái đó đi và gợi ý cho bé tìm ra chữ cái đó. Khi bé tìm được, mẹ yêu cầu bé đọc to chữ cái đó lên. Đừng quên khen bé nếu bé đọc đúng. Nếu bé đọc chưa đúng, mẹ hãy hướng dẫn bé đọc lại và động viên bé ở lần chơi sau.

Khi mẹ đã dạy bé được nhiều chữ cái, mẹ hãy giấu tất cả các chữ cái đó. Mẹ cứ đọc to một chữ cái và “nhờ” bé đi tìm.

Có thể đổi lại, bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm nhé.

2. Học chữ qua sự biểu lộ tình cảm

Mẹ hãy dạy bé nhớ chữ cái qua cách biểu lộ tình cảm.

Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C, mẹ cho bé biết: “Chữ C là chữ đứng đầu của từ cười, cay, con cá…”. Sau đó, mẹ làm điệu bộ xuýt xoa vì ăn phải miếng ớt cay hoặc mẹ cười to và hỏi bé, những từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì.

Chắc chắn, bé sẽ nhớ chữ cái rất nhanh và lâu, học thêm cả cách ghép từ nữa.

3. Học chữ qua đồ chơi

Chắc chắn, bé nào cũng được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Mẹ có thể tận dụng những đồ chơi đó để dạy bé học chữ.

Ví dụ, bé gái có rất nhiều thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn… Mẹ có thể thông qua các đồ chơi đó để dạy bé những chữ tương ứng như chữ B, chữ N…

Những chữ cái mẹ đã dạy có thể treo lên trên tường. Nếu mẹ đọc chữ nào, bé hãy giơ chữ đồ chơi tương ứng với chữ cái đó cho mẹ xem và ngược lại.

Mẹ có thể mua các hình con vật, hoa quả… và đố bé dán đúng chữ cái vào dưới các hình đó

4. Học chữ qua động tác

Trò chơi này cũng giống như cách học chữ qua sự biểu lộ tình cảm.

Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C trong từ “chạy”, mẹ vừa đọc to chữ C và vừa làm động tác chạy. Sau đó mẹ có thể làm động tác chạy và hỏi bé đó hành động bắt đầu bằng chữ gì.

Nếu mẹ đã dạy bé được nhiều từ, mẹ có thể làm nhiều động tác và yêu cầu bé đoán chữ cái.

Có thể đổi lại, bé làm động tác và mẹ đoán chữ cái.

5. Học chữ qua đồ ăn

Khi bé ăn cơm, các loại hoa quả, bánh kẹo, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng với các vị như: ngọt, đắng, cay, chua, nóng, lạnh…

Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy bé các chữ cái thông qua các món ăn mà bé thích như xúc xích, sữa chua, hoa quả. Bé vừa ăn vừa chơi đố chữ cái với mẹ. Có khi, vừa học chữ cái vừa chơi như thế, bé sẽ ăn ngon và ăn được nhiều hơn bình thường.

6. Học chữ qua các biển quảng cáo

Hầu như bé nào cũng có sở thích là xem quảng cáo. Mẹ có thể dạy bé các chữ cái thông qua các nhãn hàng, thương hiệu được quảng cáo.

Ví dụ, quảng cáo các hãng Samsung, Sony, dầu gội đầu Sunsilk mẹ dạy bé chữ S.

Mẹ cũng có thể dạy bé các chữ cái của các thương hiệu trên đồ dùng gia đình. Ví dụ, tủ lạnh Panasonic, tivi Sony, máy giặt LG…

Khi bé ra đi chơi, gặp các biển quảng cáo trên các cửa hàng, xe buýt,… mẹ cũng nên chỉ cho bé xem, dạy bé chữ cái hoặc đố bé đọc được các chữ cái trên đó.

8 trò chơi giúp trẻ học tốt chữ cái

1. Học qua trò chơi câu cá

Các bé đều rất hứng thú với trò chơi câu cá đúng không nào? Mẹ Sóc có một cách cực kỳ hay giúp Sóc thích học chữ cái như thích chơi câu cá.

Bước chuẩn bị, các mẹ in hình cá trên những nền giấy màu khác nhau hoặc cắt ảnh của các chú cá. Lần lượt viết lên mình mỗi chú cá một chữ cái (hoặc chữ hoa, hoặc chữ thường hoặc cả hai đều được). Đục một lỗ trên lưng cá và gắn vào đó một chiếc kẹp giấy bằng kim loại. Tạo cần câu với đầu dây câu là một thanh nam châm. Bây giờ thì bắt đầu trò chơi câu chữ cái và đọc to lên chữ cái bé vừa câu được. Các mẹ sẽ phải bất ngờ vì sự hứng thú chơi mà học và ghi nhớ chữ cái của bé.

2. Phải hay trái

Mẹ sắm cho Sóc có một bộ thẻ chữ cái rất đẹp, nhưng chỉ sau vài lần chơi là có vẻ Sóc đã thấy chán. Một phần do con chưa hiểu được công dụng của các tấm thẻ này, nên mẹ Sóc quyết tâm không để lãng phí một dụng cụ học tập hữu ích. Mẹ Sóc áp dụng ngay trò chơi “Phải hay trái” để ôn chữ cái cho Sóc. Chỉ với hai thẻ chữ cái, một bên tay phải, một bên tay trái, mẹ Sóc sẽ đọc một trong hai chữ cái đó lên và Sóc sẽ nói cho mẹ chữ cái đó đang ở bên phải hay bên trái.

3. Nghe và tìm chữ cái đúng

Một cách khá đơn giản mà vẫn tạo được hứng thú cho Sóc đó là đặt bảng chữ cái trước mặt, mẹ Sóc đọc to một chữ cái, nhắc lại chữ cái đó vài lần và nhiệm vụ của Sóc là nghe và tìm đúng chữ mà mẹ vừa đọc. Cũng với trò chơi này, mỗi khi hai mẹ con đi siêu thị, đi chơi… và bắt gặp một dòng chữ nào mẹ sẽ yêu cầu Sóc tìm các chữ cái đã được học.

4. Kết hợp với một trò chơi vận động

Mẹ Sóc đã nghĩ ra ‘biến thể’ của trò chơi nhảy lò cò: mỗi lần chơi mẹ Sóc sẽ vẽ xuống nền sân vài ô vuông liền kề. Mỗi ô được đặt tên một chữ cái. Sóc sẽ đứng ở ô trung tâm và nhảy lò cò vào ô chữ cái mà mẹ vừa đọc. Trò chơi này sẽ hấp dẫn hơn nếu các mẹ tìm cho bé yêu một bạn cùng chơi để hai bé thi đua có thưởng.

5. Lấy ví dụ trực tiếp

Không chỉ đơn thuần là dạy Sóc đọc được từng chữ cái riêng lẻ, mẹ Sóc còn gắn các chữ cái đó với những từ ghép đơn giản có kèm theo hình ảnh mô tả. Ví dụ khi học đến chữ B, Sóc có một loạt các tranh (có từ đi kèm) như: bà, bố, bò,…

Mẹ Sóc mách chiêu dạy con học chữ – 2

6. Học chữ qua trò chơi tô màu

Đến chơi nhà Sóc, thăm góc học và chơi của Sóc các mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy các bức tranh dán tường do chính tay Sóc tô màu. Trong đó có cả những chữ cái mà mẹ Sóc đã in khổ lớn trên nền giấy trắng để Sóc tự tìm một màu để đặt tên cho chữ cái đó.

7. Học chữ qua trò chơi cắt dán

Đây là một phương pháp vừa giúp bé củng cố các chữ cái mới học vừa tăng cường các hoạt động mang tính nghệ thuật cho trẻ. Đầu tiên, mẹ sẽ viết vào giữa một tờ giấy khổ rộng chữ cái bé học, sau đó cùng bé tìm kiếm trong các cuốn tạp chí, sách, báo cũ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó. Ví dụ, với chữ C, bé sẽ chọn hình con “cá”, quả “cà”, lá “cờ”, con “cò”… cắt và dán các hình này xung quan chữ “cờ”.

8. Trò chơi đập búa

Sóc và bạn Na hàng xóm rất thích cùng chơi trò này. Vì lần nào chơi mẹ Sóc cũng treo giải thưởng hấp dẫn cho người thắng cuộc. Mẹ Sóc đặt 4 đến 6 chữ cái trước mặt hai bé. Mỗi bé sẽ có một chiếc búa đồ chơi trong tay. Khi mẹ Sóc vừa đọc chữ cái cần tìm lên thì bé sẽ dùng búa đập vào chữ cái đúng. Mặc dù Sóc thường xuyên được mẹ cho tiếp xúc với chữ cái hơn nhưng đôi lúc cuống lên Sóc vẫn chọn nhầm, và phần thắng thuộc về Na. Vì thế mà cả hai bé đều rất vui và hứng khởi.

Dạy bé đi từ làm quen đến thuộc lòng bảng chữ cái nếu không có phương pháp thì sẽ khó vô cùng. Nhưng chỉ cần hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ: không thích gò bó, học phải là chơi và chơi cũng là học thì trẻ mới hứng thú và nhớ lâu. Các trò chơi mà mẹ Sóc đã áp dụng thực sự mang lại những hiệu quả trông thấy, các mẹ cũng mau mau thử vận dụng đa dạng các phương pháp này trong việc giúp bé mầm non học tập nhé.


Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Luyện chữ đẹp cho trẻ lớp 1: phương pháp chuẩn lại nhàn

Thời gian bắt đầu

Tôi biết, rất nhiều chị em nóng lòng cho con đi luyện chữ từ khi mới 4,5 tuổi. Một số còn đưa cả bé 3 tuổi đến lớp. Theo tôi, như vậy là sai lầm. Ở tuổi này chưa thích hợp để bé cầm bút gò từng con chữ. Tay bé còn rất yếu, viết dễ mỏi như thế chữ sẽ không đẹp. Từ đó sẽ dẫn đến việc bé ngày càng lười viết.Ta có thể dạy con tập đọc, dạy con tập đếm, dạy con tiếng anh hay dạy con làm toán từ khi 3,4 tuổi. Vậy nhưng để dạy con luyện chữ, cần thiết chỉ nên dạy bé 3 tháng hè trước khi vào lớp 1.

luyen chu dep cho tre lop 1

Chuẩn bị đồ dùng tập viết

Nhiều phụ huynh cho rằng bút nào cũng được, vở nào cũng xong. Tuy nhiên, việc lựa chọn dụng cụ học tập cho con tập viết lại đóng vai trò rất quan trọng.

Bút chì: Khi mới tập, mẹ chỉ nên cho con tập viết bằng bút chì. Hiện nay có hai loại bút chì thông dụng là 2B và HB đều mềm, không quá cứng, bé dễ rèn nét thanh nét đậm. Tuy nhiên bút 2B màu chì sẽ đậm hơn HB. Dùng bút chì loại nào hợp lý là tùy vào từng bé, có bé tay yếu viết nhẹ thì dùng 2B sẽ đạt màu hợp lý, có bé khỏe viết ấn, dùng HB sẽ cho màu chứ tốt hơn. Như bé nhà tôi thì thường dùng bút 2B của Đức.

Tập vở: Trẻ tập viết chữ nên mua tập vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc. Với dạng tập này mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra và giúp bé điều chỉnh độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Ngoài ra tập viết mẹ nên lưu ý dầu tư mua loại vở có giấy trắng, dày dặn, khi bé tẩy sẽ không bị rách và sau này có chuyển sang bút mực viết cũng không bị nhòe.

Tẩy: Cục tẩy nho nhỏ nhưng lại rất quan trọng đối với bé. Mẹ đừng vì bé thích những cục tẩy hình thù ngộ nghĩnh hay vì ham rẻ mà mua cho con những loại tẩy rẻ tiền. Những cục tẩy như vậy thường tẩy không sạch và rất hay làm rách giấy, khiến vở lem nhem. Hãy chịu khó đầu tư cho con những cục tẩy màu trắng và có giá cao một chút. Thường trẻ không hay dùng hết tẩy nên ta không cần mua loại quá to. Như con nhà tôi hay thường dùng loại tẩy có màu trắng, nhỏ bằng hai đốt ngón tay của Tiệp.

Bút mực: Trẻ học hết kỳ 1 sẽ bắt đầu chuyển sang dùng bút mực. Mẹ chú ý chọn mua cho bé loại bút mực nét nhỏ và nhớ kiểm tra kỹ hệ thống bơm mực cũng như nét viết trước khi mua. Những loại bút mực không tốt có thể sẽ khiến tay bé yêu lúc nào cũng lem nhàm màu xanh, tím. Nếu có điều kiện, mẹ nên mua bút mài ngòi cho bé. Bút mài ngòi một chút thì sẽ dễ viết được nét thanh nét đậm hơn. Tránh cho bé dùng các loại bút lông kim, bút dạ có mực sẵn trên thị trường.

Mực viết: Tùy vào yêu cầu của từng giáo viên mà mẹ chú ý mua đúng loại mực cần thiết cho con. Hiện nay có hai màu mực được yêu thích là mực xanh thẫm hơi ghi và mực tím. Đối với mực tím, mẹo nhỏ cho mẹ là nên pha loãng ra với một chút nước lọc để có màu tím nhẹ dịu.

cac net chu chuan cho tre lop 1 luyen chu

Cách cầm bút

Luyện cho con cách cầm bút đúng đắn là rất quan trọng do khi đã quen với cách cầm bút, trẻ thường rất khó đổi. Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Phần di động bút khi bé viết sẽ do ba ngón này đảm nhận. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.

Cách luyện chữ

Thứ 1: Để con luyện được chữ đẹp thì theo tôi nhất thiết người mẹ cũng cần ngồi xuống và tập thử vài nét cùng con. Có như vậy ta mới biết mà bảo ban bé nét thẳng này 2 phân hay nét móc kia nửa phân. Khi con tôi tập viết, tôi cũng đã mất vài trang giấy trước đó để tự mình đặt bút luyện chữ và nghĩ được ra cách viết chuẩn nhất cho con.

Thứ 2: Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ.
Thứ 3: Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó, tránh để trường hợp vừa rèn chữ a, vừa rèn chữ b vì hai chữ này có những nét hoàn toàn khác nhau. Gợi ý của tôi là mẹ nên tập cho con theo các nét như sau:

Nét đứng (cao 2ly, 4 ly): khi nào đẹp thì tập viết chữ i, xong đến chữ n, m,u, ư, p. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: mũ, nỉ, mun….)

Nét cong (cong trái, cong phải, cong kín): khi nào đẹp thì tập viết chữ c, a, ă, â, d, đ, o, ô, e, ê. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: đa, đo, dê, ca…)

Nét xiên, nét móc: khi nào đẹp thì tập viết chữ h, g, gh, k và các chữ còn lại.

Kinh nghiệm luyện chữ viết đẹp

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng.

Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1.

Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc – học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.

Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ.

Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh.

Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.

Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng.

Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết).

Cụ thể:

* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.

Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? – học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng.

* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.

a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.

b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết.

Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.

5.2.3. Giáo viên viết mẫu:

Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.

Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.

5.2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:

a. Luyện viết trên không

Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 – 3 lần.

b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp

- Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.

- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.

- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.

c. Luyện viết bài vào vở

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?

- Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.

- Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.

5.2.5. Chấm, chữa bài:

- Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.

- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.

- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.

- Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.

5.2.6. Củng cố bài

Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp.

- Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm.

- Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành chữ cái đã học.

- Phối hợp viết chữ với các môn học khác.

Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án… tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở.

Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Dạy trẻ 2 tuổi học đếm, làm toán như thế nào?

Cha mẹ có thể dạy trẻ cách vẽ chiếc ấm đơn giản qua bài thơ “Đầu tiên vẽ trái cam/ Có thể không tròn lắm/ Thế là xong cái thân/ Rồi vẽ thêm cái vung/ Nối cái vòi cho khéo/ Vung có núm dễ cầm/ Quai ấm vờn thật dẻo”…
1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.
Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý. Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.
2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề.
Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình.
3. Sử dụng tiền bạc .
Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé, sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$, đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời.
Dạy trẻ đếm xuôi và ngược
day tre hoc dem

Dạy trẻ học đếm qua bài thơ

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, học vẽ đúng cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng như quan sát đối tượng một cách trình tự, kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng. Bé có thể phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy, tính tích cực và năng lực sáng tạo…
Bên cạnh phương pháp dạy hội họa phổ thông, người lớn có thể dạy trẻ cách vẽ tranh đơn giản bằng thơ, câu đố vừa tạo được hứng thú, vừa giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng.
Ví dụ bài thơ dạy vẽ chiếc ấm như sau:
Vẽ cái ấm không khó:
Đầu tiên vẽ trái cam
Có thể không tròn lắm
Thế là xong cái thân
Rồi vẽ thêm cái vung
Nối cái vòi cho khéo
Vung có núm dễ cầm
Quai ấm vờn thật dẻo
Thân ấm vẽ hoa lá
Hoặc thêm cá thêm chim
Khéo tay thì đánh bóng
Tô màu gì tùy em…
Anh chỉ nhắc đừng quên
Cái lỗ con trên nắp
Để khi bố pha trà
Rót nước ra khỏi tắc.
Đây là bài thơ “Dắt mùa thu vào phố” của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn. Sau khi trẻ hoàn tất tác phẩm, hoặc đọc thuộc bài thơ, cha mẹ có thể thưởng cho bé một hộp bút chì màu hay món đồ chơi bé thích.
Một bài thơ khác về “con số 0″ giúp các em phát huy trí tưởng tượng như số 0 thêm đuôi thành 9, số 0 chồng lên nhau thành số 8; hoặc chống gậy thăm bạn thành số 10… Qua đó bé vừa học thơ, vừa vẽ tranh và làm quen với con số.
Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…
Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,
Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.
Đây là bài thơ “Số 0 tinh nghịch” của tác giả Dương Huy.

Trẻ bị ho những điều cần biết

Ho là một phản xạ xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng. Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì, vì vậy, các bậc cha mẹ phải biết phân biệt nguyên nhân khiến bé bị ho.

Trẻ bi ho uống thuốc gì?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cảnh báo: “Hiện rất nhiều bà mẹ lạm dụng các thuốc kháng histamin, các dạng siro để trị ho cho trẻ mà không lường hết được hậu quả của nó. Chính vì thế, khi khám cho trẻ bị ho chúng tôi cũng phải hỏi kỹ xem các bà mẹ đã cho trẻ uống thuốc gì tại nhà chưa, để xử lý cho đúng”.

Bác sĩ cho biết, việc lạm dụng thuốc trị ho có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe của bé. Dùng thuốc ức chế ho, trẻ không ho được, đờm ứ đọng, tắc nghẽn trong đường thở, có nguy cơ gây xẹp phổi hoặc biến chứng viêm phổi. Các thuốc trị ho có chứa hoạt chất kháng histamin thường có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên trẻ thường ngủ nhiều, ít quấy khóc, cha mẹ lại lầm tưởng con đỡ bệnh hơn. Nguy hiểm hơn, với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dùng thuốc trị ho chứa hoạt chất histamin còn có thể gây kích động, co giật.

Theo PGS.TS Dũng, hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1-2 tuần. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ mới là điều cần thiết như: tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất dinh dưỡng; cho uống đủ nước; giữ ấm cho trẻ nhưng không được để trẻ quá nóng; cho uống paracetamol nếu trẻ có sốt hoặc làm giảm đau họng; nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9% sau đó làm sạch mũi bằng tăm bông hoặc giấy thấm quấn sâu kèn.

Đối với các trẻ lớn hơn thì dậy trẻ xì mũi và lau sạch mũi. Có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc dân gian chế biến từ thảo dược khi trẻ ho nhẹ như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ…

Việc dùng các thuốc trị ho phải theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ, các bà mẹ không được tự ý kê đơn cho trẻ. Các bà mẹ chỉ cần đưa trẻ bị ho đến khám nếu thấy một trong các dấu hiệu của bệnh viêm phổi như khó thở hoặc thở nhanh; bú kém, không uống được hoặc thấy trẻ ốm nặng hơn.

benh ho o tre em

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm thường kéo dài rất lâu là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Nó gây nghẹt mũi, khó thở, gây cản trở cho bé khi bú bình hoặc bú mẹ.

Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng. Vậy với bé bị ho ra đờm phải xử trí như thế nào? Thay vì dùng thuốc, các mẹ có thể trị ho với các loại lá cây có trong vườn nhà.

Lá hẹ: Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Quả quất: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, làm sao để chữa trị? | Trẻ sơ sinh bị ho có đờm,Lá hẹ trị ho,Trị ho cho trẻ
Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé. Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. Hoặc các mẹ có thể rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Hạt chanh: Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm.

Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

Rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

Trẻ bị ho nhiều về đêm

Mấy hôm nay trời lạnh, đêm nào đi ngủ, cu Mít cũng đã bị ho. Nhưng không hiểu sao, con chỉ bị ho buổi đêm mà thôi. Mẹ Mít đi làm gọi điện về hỏi bà nội, bà bảo: “Cả ngày, chả nghe thấy Mít ho tiếng nào”.

Mẹ Mít đưa con đi khám, tham khảo ý kiến của bác sỹ, mới thấy có nhiều lý do khiến bé có thể bị ho đêm.

Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Để xác định rõ ràng bé bị ho do nguyên nhân gì, chỉ có thể nhờ bác sỹ thăm khám thì mới xác định rõ được.

Nhưng bé có thể cũng bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.

Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, theo bác sỹ Ngô Ngọc Liễn – Viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, đây là triệu chứng của ho ngang. Bé bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang, do “trào ngược” dạ dày, thực quản.

Ho “ngang” thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn.

Chăm sóc bé bị ho đêm

Đa số khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số các bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho bé giảm ho hiệu quả và lành tính.

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Các bố mẹ cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn.

Nếu con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường… Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

Cách xử trí trẻ bị ho sổ mũi và đau họng thông thường

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, khoa Nhi, Phòng khám Victoria TP.HCM, có một sự thật nhiều phụ huynh không biết, ho là phản xạ ngăn chặn sự xâm nhập virus vào phổi, giúp bé thở dễ hơn vì nó giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường thở. Vì thế, ba mẹ đừng cố ngăn chặn các cơn ho của trẻ. Tuy nhiên, ho nhiều có thể khiến bé mệt và mất ngủ. Người lớn có thể giúp bé bằng cách:
- Cho trẻ uống mật ong. Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm. Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.

- Ăn súp nóng. Trong những ngày bệnh, súp nóng không chỉ giúp bé dễ ăn mà còn cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, món súp gà có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp bé cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
- Uống nhiều nước. Là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ uống nhiều nước (trẻ muốn uống nước lạnh hay nước ấm đều được) và các loại nước trái cây.

Trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng ăn thực phẩm nào

Những thực phẩm nên kiêng

1.Thực phẩm ngọt, nhiều dầu gây béo

Theo Glenn Doman, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn.
Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, sôcôla… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.

2. Thực phẩm để lạnh

Đối với trẻ em bị ho không nên cho bé ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Trẻ bị ho nên và không nên ăn gì

Khi bị ho, ngoài việc uống thuốc, cha mẹ cũng có thể cho bé ăn những loại thực phẩm có công dụng trị ho.

3. Thực phẩm chiên, rán

Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.

4. Cá, tôm, cua

Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.

5. Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho.

6. Thực phẩm bồi bổ

Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Thực phẩm giúp giảm ho

1. Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu

Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

2. Nước đu đủ

Hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

3. Nước lá mơ lông

Lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

4. Nước mía, húng chanh hấp

Mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. Uống ngày 4 – 5 lần, uống liền 3 ngày.

5. Nước hoa cúc vạn thọ

Hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

6. Cháo tía tô

Tre bi ho nen kieng va an giLá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

7. Cháo tỏi

Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

Nguyên nhân và cách xử lý rụng tóc ở bé

Vì sao trẻ bị rụng tóc

Hỏi: Cháu gái tôi mới sinh được 3 tháng, bé phát triển bình thường nhưng tóc rụng hơi nhiều. Mỗi lần đội mũ cho cháu, khi lấy ra thì tóc rụng dính vào mũ nhiều. Bé bị rụng tóc nhiều như thế liệu có ổn không?

Trả lời: Đa số trẻ thường có dấu hiệu bị rụng tóc trong 6 tháng đầu đời. Để lý giải về vấn đề này bạn cần hiểu rằng, tóc của trẻ được chia thành 2 giai đoạn: thứ nhất là giai đoạn phát triển và giai đoạn ngưng phát triển, sau đó tóc sẽ tự rụng đi.

Ở những trẻ sơ sinh, hầu hết những nang tóc đều bắt đầu ngưng phát triển vào cùng một thời điểm, giai đoạn này là 6 tháng đầu sau khi sinh. Cho nên, đây cũng là thời kỳ bé bị rụng tóc, thậm chí là rụng rất nhiều, và “hói”. Nguyên nhân chính này là do sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể bé.

Phần lớn dấu hiệu rụng tóc ở bé sơ sinh là bình thường và cha mẹ không cần lo lắng. Trong vòng 6 tháng đầu đời, các bé có thể rụng tóc thường xuyên.

Nếu bé xuất hiện những mảng hói trên đầu, nguyên nhân có thể do việc bé nằm cùng một vị trí trong thời gian dài hoặc do phần đầu của bé chịu sự cọ sát với bề mặt xe đẩy. Những mảng hói cũng có thể xuất hiện nhiều hơn khi đầu của bé va chạm với cũi.

Cách xử lý

Nếu nguyên nhân gây rụng tóc ở bé là do hormone thì bạn không cần làm gì cả. Bạn nên chờ đợi và kiểm tra tình trạng rụng tóc của bé có tiến triển tốt hơn trong thời gian tới.

Nếu những mảng hói trên đầu xuất phát từ việc bé nằm cùng một vị trí, bạn thử điều chỉnh lại tư thế ngủ cho bé (gồm cả giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm). Nếu bạn thường cho bé nằm ngửa (với một bên đầu chạm vào thành cũi), bạn nên điều chỉnh đầu bé theo một hướng khác. Lưu ý là bé có thể tự quay đầu về hướng quen thuộc khi ngủ trong cũi hoặc duy trì tư thế ngủ mà bé thoải mái. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh vị trí ngủ hợp lý cho bé.

Nếu nguyên nhân rụng tóc ở bé là do gãy tóc, bạn nên tránh những tác động từ môi trường bên ngoài (bao gồm cả việc chải tóc cho bé thật nhẹ nhàng). Phần lớn tóc ở bé đều yếu và mảnh hơn của người lớn.

tre bi rung toc nhieu hinh vanh khan

Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Rụng tóc hình vành khăn thường gặp ở trẻ em, dấu hiệu của hiện tượng này là tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Trẻ bị dụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng , còi xương, nếu bé nhà bạn sức khỏe, cân nặng vẫn bình thường thì bé có thể bị bệnh rụng tóc.

Theo lời khuyên của bác sỹ dinh dưỡng nhi khoa, khi bé có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn sau gáy cha mẹ cần bổ xung vitamin D3 : 2 giọt/1 ngày, và thêm 5ml canxi corbier/1 ngày cho đến khi tóc bé có dấu hiệu mọc trở lại thì mẹ dừng cho bé uống canxi, còn vitamin D3 thì vẫn có thể tiếp tục cho bé uống đến năm 2 tuổi.

Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng sớm trước 9h từ 15-20 phút, vì thời điểm này tế bào tổng hợp vitamin D3 rất tốt.

Khi trẻ có hiện tượng rụng tóc sau gáy nhiều hoặc rụng tóc hình vành khăn, nguyên nhân đầu tiên có thể do bé bị còi xương, nếu như bạn đã đưa con đi khám và kết luận bé có cân nặng, sức khỏe bình thường có thể nguyên nhân là do bé mắc bệnh rụng tóc.

Nguyên nhân bệnh rụng tóc nhiều ở trẻ nhỏ này cũng có thể do cha mẹ cho bé nằm nhiều ở cùng 1 tư thế và ma sát lớn làm cho tóc vùng này bị tì đè lên gối nên không mọc như bình thường được. Tuy nhiên bạn hỏi thăm những bà mẹ khác có con thì lại không bị hiện tượng này, lý do là vì tóc của những đứa trẻ đó có thể cứng hơn, khỏe hơn tóc con bạn mảnh mai và dễ dụng hơn .

Ngoài ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ còn do nguyên nhân bé mới ốm dậy và do sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây dụng tóc. Một số trẻ còn có những mảng ra không có tóc do bị nấm, chúng ta cần phải chữa trị ngay

Tuy nhiên khi trẻ lớn nhưng vẫn có hiện tượng rụng tóc nhiều bạn đã kiểm tra những nguyên nhân trên nhưng sau 2 tháng khắc phục vẫn không được bạn cần cho con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân là chữa trị bệnh tụng tóc

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Nhiều bậc cha mẹ dùng phương pháp tắm nắng để tổng hợp vitamin D cho bé. Nhưng nhiều bạn hiểu lầm rằng tắm nắng cho trẻ là cho trẻ ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên thực tế là bạn vẫn có thể cho trẻ ngồi trong nhà bên khung của mở rộng nếu ngoài trời có nhiều gió và lưu ý không cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính. Vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính phản xạ vào chúng ta với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm

Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7h-8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6h30-7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.

Hỏi:Con tôi bị rụng tóc vòng quanh đầu theo hình vành khăn “chiếu liếm”, nghe nói như vậy là còi xương. Tôi đã đưa cháu đi khám dinh dưỡng nhưng bác sĩ nói cháu không bị còi xương. Vậy cháu bị bệnh gì và cách chữa?

Trả lời: Khi trẻ bị rụng tóc nhiều, nhất là rụng tóc hình vành khăn, nghi vấn đầu tiên là có thể do trẻ bị còi xương. Nếu bạn đã đưa con đi khám và đã được kết luận là cháu hoàn toàn khỏe mạnh, thì nên đi tìm nguyên nhân khác gây rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đó có thể là do cháu nằm nhiều, ma sát lớn khiến cho tóc vùng tì đè lên gối không mọc được. Một số trẻ khác cũng nằm nhiều nhưng không có hiện tượng trên là vì tóc của những trẻ đó cứng hơn, khỏe hơn, còn tóc của con bạn có thể mảnh mai hơn, dễ rụng hơn và cháu hay nằm lâu ở một tư thế hơn, nhất là nằm ngửa.

Ngoài ra, rụng tóc có thể là do cháu mới bị ốm, do sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc. Một số ít các cháu có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị nấm tóc, cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây. Nếu trẻ đã lớn nhưng vẫn rụng tóc có thể là do cháu có thói quen giật hoặc xoắn tóc mình. Bạn nên kiểm tra kĩ những điều trên. Nếu sau 2 tháng mà không thấy tiến triển nên đưa cháu đi khám để tìm nguyên nhân và chữa trị chứng rụng tóc.

Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Dưới đây là một số món ăn mà trẻ dễ chấp nhận, vừa đạt hiệu quả điều trị bệnh, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, lại rẻ tiền và dễ kiếm.
- Trứng gà tươi vài quả rửa sạch, đập lấy vỏ rồi sao vàng tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 5 g hòa với nước cháo.
- Chân con cua 100 g rửa sạch, sao vàng tán bột, mỗi ngày dùng 5 g hòa với nước cháo.
- Trứng gà 1 quả, luộc kỹ bằng lửa nhỏ trong 45 phút rồi bóc lấy lòng đỏ, dùng thìa nghiền nhỏ rổi hòa với cháo ăn trong ngày.
- Sò biển 100 g, rửa sạch, nấu nhuyễn cho một chút muối rồi ăn vài lần.
- Hến 10 con, làm sạch, đánh đều với một quả trừng gà rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày,
- Xương sụn lợn 500 g, rửa sạch hầm nhừ với 50 g đậu tương rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.
- Cá trắm đen 1 con, làm sạch, chú ý bỏ mật, rồi cắt khúc, xào qua với gừng, hành và một chút dầu thực vật, rồi đổ nước hầm nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.
- Hà thủ ô 100 g, ngưu tất 100 g, ngâm trong rượu trắng 7 ngày rồi lấy ra phơi khô, sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 5 quả đại táo, khía dọc bỏ hột rồi cho bột thuốc vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn trong ngày.
- Ô tặc cốt 15 g, quy bản 15 g, tây thảo 5 g. Tất cả sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, rồi hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.
- Quy bản 15 g, cốt toái bổ 15 g, đẳng sâm 10 g, Tất cả sắc kỹ trong 1 giờ, rồi lọc lấy nước, hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.
- Rùa một con, làm thịt, hầm nhừ với gừng, hành, muối rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.
 Cung cấp bộ học liệu Flash card theo phương pháp Glenn Doman - 0988.23.8068

Labels

glenn doman (31) phương pháp glenn doman (25) phuong phap glenn doman (24) glenndoman (23) giao duc som (14) thai giáo (14) giáo dục sớm (12) Tin tức (11) mang thai (11) phuong phap giao duc som (11) phương pháp giáo dục sớm (9) dạy trẻ biết đọc sớm (6) day tre biet doc som (5) flash card (5) thai nhi (5) dạy trẻ học toán (4) mang bầu (4) phát triển giác quan (4) chơi mà học (3) dạy bé vận động (3) flashcard (3) sức khỏe mẹ bầu (3) tre tu ky (3) trẻ tự kỷ (3) cach phat hien tre tu ky (2) cách phát hiện trẻ tự kỷ (2) day be van dong (2) day tre hoc toan (2) day tre hoc toan bang dotcard (2) day tre ve the gioi xung quanh (2) dạy trẻ về thế giới xung quanh (2) massage bầu (2) Tình yêu cho con (1) be cham noi (1) benh bieng an o tre (1) bé chậm nói (1) bé thông minh (1) bé thông minh từ trong trứng (1) bệnh biếng ăn ở trẻ (1) bộ flashcard cho trẻ (1) cach chua tri tre bi ho (1) cach day be hoc (1) cach day chu cho be (1) cach day tre biet doc som (1) cach day tre tu ky (1) cach day tre tu ky ve ngon ngu va giao tiep (1) cach xu ly rung toc o be (1) chon do so sinh cho be (1) chọn đồ sơ sinh cho bé (1) cung co tu tin cho con (1) cách chữa trị trẻ bị ho (1) cách dạy trẻ biết đọc sớm (1) cách dạy trẻ tự kỷ (1) cách xử lý rụng tóc ở bé (1) củng cố tự tin cho con (1) day con cach chia se (1) day con học doc (1) day con học toan (1) day con theo phuong phap glenn doman (1) day con tu tin (1) day flashcard cho be (1) day tre bang flash card (1) day tre biet doc som bang flash card (1) day tre hoc boi som (1) day tre hoc dem (1) day tre hoc toan theo phuong phap glenn doman (1) day tre the gioi xung quanh (1) day tre thong minh som (1) do so sinh cho be (1) dot card (1) dotcard (1) dạy bé biết đọc sớm (1) dạy con cách chia sẻ (1) dạy con tự tin (1) dạy flashcard cho bé (1) dạy trẻ học toán bằng dotcard (1) dạy trẻ học đếm (1) dạy trẻ thông minh sớm (1) dạy trẻ thế giới xung quanh (1) flashcard cho tre (1) flashcard cho trẻ (1) flashcard chu de con trung (1) flashcard chu de dong vat (1) flashcard chủ đề côn trùng (1) flashcard chủ đề động vật (1) giao duc som cho tre (1) giáo dục sớm cho trẻ (1) lam gi de tre bot nhut nhat (1) luyen chu cho be (1) luyen chu dep cho be (1) luyện chữ cho bé (1) luyện chữ đẹp cho bé (1) làm gì để trẻ bớt nhút nhát (1) mang thai 3 tháng đầu (1) mang thai tắm như thế nào (1) mon an cho tre coi xuong (1) nguyen nhan be cham noi (1) nguyen nhan rung toc o be (1) nguyen nhan tre bi ho (1) nguyên nhân bé chậm nói (1) nguyên nhân rụng tóc ở bé (1) nguyên nhân trẻ bị ho (1) nhạc cho bé (1) nói chuyện với con từ trong bụng (1) nói chuyện với thai nhi (1) phuong phap giao duc som glenn doman (1) phuong phap glenndoman (1) phát triển thính giác (1) phương pháp giáo dục sớm glenn doman (1) phương pháp glenndoman (1) tre bi ho an gi (1) tre bi ho kieng gi (1) tre bieng an (1) tre coi xuong (1) tre nhut nhat (1) trẻ biếng ăn (1) trẻ bị ho kiêng gì (1) trẻ bị ho ăn gì (1) trẻ còi xương (1) trẻ nhút nhát (1) đồ sơ sinh cho bé (1)